Vì sao giới trẻ thích hàng giả hiệu?

  • Tác giả Tác giả dALo
  • Ngày đăng Ngày đăng

dALo

Kẻ lang thang đi ngang cuộc đời ...
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/4/2011
Bài viết
4.051
Giới trẻ đang sục sôi với thời trang fake (hàng nhái, giả hiệu). Quần áo, giày dép, túi xách, đồng hồ, trang sức fake được ưa chuộng ở mọi nơi. Những thương hiệu càng nổi tiếng càng được quan tâm.

Tại sao cứ phải… fake?

Hàng fake được chia nhiều cấp độ. Đầu tiên là siêu fake, hay còn gọi là fake 1 hay F1, 1:1, sau đó là những loại hàng fake 2, 3… chúng có chất lượng… dỏm hơn và rẻ hơn. Hiện tại, chỉ có fake 1 được giới trẻ “săn” nhiều nhất tại các shop thời trang hoặc đặt mua qua mạng.

Nếu không sành, khi đặt hàng fake 1 cạnh một sản phẩm thật, bạn cũng khó phân biệt. Đứng đầu danh sách những nhãn hiệu bị nhái nhiều nhất là Louis Vuitton (LV), D&G, Hermes, Chanel, Christian Louboutin… Một chiếc túi LV fake 1 có giá từ 3 – 7 triệu đồng, hoặc một đôi giày đế đỏ Christian Louboutin có giá từ 2 – 5 triệu đồng.

T.T., một người mẫu nổi tiếng cho biết, cô thích sử dụng hàng hiệu chính hãng, nhưng cô cũng mua hàng fake: một vài chiếc áo của D&G, một đôi giày Louboutin, vài chiếc mắt kính LV, Chanel. Cô chia sẻ: “Khi mình đã từng dùng hàng hiệu rồi thì “đệm” thêm vài món hàng fake cũng khó ai nhận ra, điều đó làm phong phú bộ sưu tập của mình hơn, vì đôi khi những sản phẩm đó chỉ sử dụng một vài lần. Hơn nữa, cũng đỡ xót tiền”.

Với nhiều bạn trẻ khác, việc sử dụng hàng fake lại giống như một… cơn nghiện. Họ không đủ tiền để sở hữu những món hàng hiệu nhưng vì yêu thích những nhãn hiệu thời trang nổi tiếng và kiểu dáng của chúng nên việc chọn lựa hàng fake chính là giải pháp. Một bạn trẻ không ngại cho biết: “Khi dùng hàng fake, em biết có người nhìn vào là nhận ra, vì thu nhập của em làm sao có thể sở hữu hàng hiệu chính hãng, ngay cả khi nó có mức giảm giá nhiều nhất. Nhưng em không quan tâm nhiều đến nhãn hiệu mà vì thích kiểu dáng của chúng. Em chọn hàng fake đơn giản vì thấy nó đẹp”.

Và cứ thế, khi người tiêu dùng mặc nhiên thừa nhận giả là thật, người bán hàng giả càng ngày càng công khai hơn. Tại các shop thời trang trên đường Võ Văn Tần, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trãi, Trần Quốc Toản… và ngay cả trên các trang web bán hàng, người bán và người mua không ngần ngại tự hào “hàng fake 1 đấy!”

Những rủi ro của tín đồ hàng fake

Hà̀ng nhái, giả hiệu ngày càng thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Nhưng lẽ nào những người dùng hàng fake không có rủi ro?

Chủ cửa hàng chuyên cung cấp sỉ và lẻ hàng fake trên đường Trần Quốc Toản, quận 3 cho biết: “Hàng fake không được bảo hành. Tuy nhiên, với những người yêu thích thời trang, họ không quan tâm nhiều đến tuổi thọ của sản phẩm, chỉ cần giống như thật và giá cả hợp lý”. Cùng ý kiến, nhiều khách hàng mua sắm tại đây tỏ vẻ không quan tâm nhiều đến việc bảo hành sản phẩm thời trang, mặc dù không ít trong số họ gặp nhiều sự cố như túi xách bị bong tróc lớp da ngoài cùng, giày bị oxy hoá ở phụ kiện trang trí, đồng hồ bị trầy xước mặt kính…

Phổ biến nhất là dây kéo túi xách của hàng fake thường không “ngọt” như hàng thật, dễ bị phai màu. Nếu là hàng fake được sản xuất từ Trung Quốc thì chất lượng còn… rệu rạo hơn.

Một rủi ro nữa mà người dùng hàng nhái hay gặp phải là “đụng” với người dùng hàng thật! Khi đó sĩ diện của họ tất nhiên bị ảnh hưởng, dù họ cũng đã tiên liệu được điều này. Một bạn nhân viên văn phòng sau vài lần sử dụng chiếc túi fake hiệu Chanel để đi dự tiệc thì cô không dùng nữa: “Tôi đi xe bình thường, làm việc với mức lương chưa đến 10 triệu đồng/tháng. Tôi sử dụng chiếc túi Chanel thì mười người đều biết tôi xài hàng nhái, thà dùng hàng không có thương hiệu còn hơn”.

Có sự lựa chọn nào khác?


Chị N.D. – CEO một công ty văn hoá giải trí – không ít lần chia sẻ trên facebook: “Nếu bạn yêu thích hàng hiệu, hãy chọn những nhãn hiệu vừa với túi tiền của mình, không nhất thiết phải tìm đến những nhãn hiệu “đỉnh” rồi sau đó giải quyết cơn ghiền bằng hàng fake. Hiện có rất nhiều nhãn hiệu thời trang nước ngoài có giá cả phù hợp với túi tiền người thu nhập trung bình khá. Yêu hàng hiệu mà sử dụng hàng fake là cách bạn đang tự ném đá vào mình”.

Tại các trung tâm thương mại lớn hiện nay, có không ít những nhãn hiệu thời trang, phụ kiện có giá cả dễ chấp nhận như Guess, Louis Fontaine, Guess by Marciano, Bonia by Sembonia, Naf Naf, Mango… Vào thời điểm giảm giá, người săn hàng hiệu cũng dễ dàng tìm được những món hàng có giá cả dễ chịu. Ngoài việc chọn lựa những nhãn hiệu nước ngoài, bạn cũng có những lựa chọn khác.

Chị Nguyễn Duy Kim Tước – giám đốc nhãn hiệu thời trang Maxivic (Việt Nam), cho biết: “Việc chọn lựa một nhãn hiệu thời trang hay phụ kiện Việt Nam thay cho hàng fake là điều nên làm. Nhiều nhãn hiệu thời trang Việt sử dụng nguyên liệu chất lượng, thiết kế có giới hạn số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu hàng độc”. Bên cạnh đó, còn một xu hướng khác cũng đáng lưu tâm là săn tìm hàng “xuất khẩu”. Hàng xuất khẩu là những sản phẩm bị lỗi (dù rất khó nhận ra) hoặc những sản phẩm quá ( quá nhỏ hoặc quá lớn), hoặc có thể là những lô hàng được “lưu” với lý do riêng của nhà sản xuất, được bán với giá “mềm”. Săn tìm được đúng loại hàng này, không khó để có một bộ cánh ưng ý, độc đáo.

Với những người tiêu dùng khó tính và biết đặt cái tôi đúng chỗ, thì một sản phẩm “no name” (không có thương hiệu) nếu mang lại thẩm mỹ và sự phù hợp vẫn giá trị hơn.
 
Giới trẻ thích hàng nhái vì không có tiền mua hàng thật, phải mua tạm hàng made in china hoặc made in việt nam nhg ngoài chợ, mà một số ng` thôi :KSV@09:
 
×
Quay lại
Top Bottom