- Tham gia
- 22/4/2017
- Bài viết
- 2.225
Tại sao ký ức ngày xưa dù làm thế nào đi nữa cũng mất dạng, không thể nhớ được nữa?
Nếu quy đổi ra các thông số công nghệ, thì có lẽ ký ức của chúng ta là một dạng thông tin quá sức khổng lồ. Mỗi người sẽ có cho riêng mình một mảng dữ liệu, và nền tảng ấy được cập nhật qua từng giây. Mọi thứ chúng ta trải qua sẽ góp phần định hình hiện tại, và vẽ ra con đường hướng đến tương lai.
Nhưng nếu vậy thì tại sao chúng ta lại quên? Và đặc biệt, tại sao mọi ký ức trong những năm đầu đời đều bị xóa sạch hoàn toàn, dù muốn nhớ lại cũng chẳng được?
Hiện tượng kỳ cục này đã được khoa học để ý đến, và đặt cho nó cái tên: childhood amnesia - tạm dịch là chứng "mất trí nhớ thời thơ ấu".
Để định nghĩa, thì nó ám chỉ đến việc chúng ta - những người trưởng thành - không thể tìm lại được ký ức từ trước 3 tuổi rưỡi.
Thậm chí có những trường hợp còn chẳng thể nhớ được thứ gì cho đến năm 6 tuổi.
Ký ức bị thay đổi
Não bộ của trẻ sơ sinh có khoảng 86 tỉ neuron khi mới ra đời. Con số này tương đương khoảng 1/4 số lượng các ngôi sao trong Dải ngân hà.
Não bộ trẻ sơ sinh có tới gần 100 tỉ neuron
Bằng hệ thống neuron vĩ đại này, não bộ bắt đầu tiếp nhận cả bể thông tin, tạo ra cả ngàn khớp thần kinh (synap) mỗi giây. Đó là tốc độ học hỏi và phát triển cực kỳ khủng khiếp của não bộ. Nếu người lớn có được phân nửa tốc độ xử lý ấy thôi, chúng ta có thể học được bất kỳ điều gì.
Nhưng nhanh quá cũng không phải là tốt. Như thí nghiệm của Paul Frankland - một chuyên gia thần kinh học chẳng hạn. Ông đã thực hiện thí nghiệm hết sức đơn giản trên 2 nhóm chuột: một nhóm chuột sơ sinh, và một nhóm chuột trưởng thành.
Mỗi nhóm được đưa đến các chuồng tách biệt, và phải đảm bảo rằng đó là các chuồng chúng chưa ở bao giờ. Ngay ở cửa chuồng chúng sẽ bị giật điện, cường độ nhẹ thôi nhưng đủ để gây giật mình.
Kết quả, chuột trưởng thành mỗi khi vào chuồng sẽ có phản ứng sợ hãi. Trong khi đó ở chuột sơ sinh, nỗi sợ của chúng biến mất chỉ sau 1 ngày. Tuy nhiên khi cấy thêm một ít huỳnh quang vào não chuột, họ phát hiện ra một sự thật hết sức thú vị: ký ức ấy không bị thay thế, không mất đi, mà là được biến đổi để trở thành một ký ức khác biệt.
Nếu kết quả này cũng đúng trên người, thì điều này có nghĩa rằng ký ức của chúng ta không hề biến mất. Nó chỉ chuyển thành một dạng mà não bộ không thể tiếp cận nữa mà thôi.
Tất nhiên, sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu khác để xác nhận điều này.
Não bộ không tải đủ
Trong một nghiên cứu khác, các chuyên gia đặt ra một giả thuyết hết sức thuyết phục, đó là não bộ của trẻ chưa có đủ công cụ để tạo ra ký ức dài hạn. Nhưng hơi nghịch lý là ở chỗ chìa khóa của giả thuyết này lại nằm ở não bộ của một người trưởng thành, chứ chẳng phải em bé nào hết.
Đó là bệnh nhân 27 tuổi, với "mật danh" HM. Bệnh nhân này đã buộc phải cắt bỏ một phần thùy não để chữa khỏi chứng động kinh từ năm 7 tuổi. Và cũng bởi vậy mà anh ta không bao giờ có thể nhớ được các sự kiện mới kể từ khi phẫu thuật.
Nếu hỏi HM về những gì xảy ra ngày hôm qua, anh chàng không thể nhớ được. Tuy nhiên, nếu như bảo vẽ lại một tấm hình phản chiếu qua gương, thì anh ta sẽ làm tốt dần lên qua từng lần luyện tập, dù chẳng nhớ là mình đã bao giờ tập hay chưa.
Từ trường hợp của HM, các chuyên gia liên tưởng đến não bộ của trẻ sơ sinh. Trẻ có thể tiếp nhận một khối lượng thông tin khổng lồ, nhưng chúng sẽ chẳng thể nhớ quá trình tiếp nhận ấy diễn ra như thế nào.
Ký ức hồi nhỏ chứa quá ít cảm xúc
Cảm xúc là một trong những yếu tố quan trọng giúp ký ức ở lại hay không. Theo nghiên cứu năm 1999 của West và Bauer - bộ đôi chuyên gia từ ĐH Minnesota, những ký ức hồi nhỏ chứa quá ít cảm xúc. Trẻ em khi đó chưa thể hiểu hết ý nghĩa của những thông tin quanh mình, và vì thế những ký ức ấy không thể ở lại lâu được.
Lý do nào cũng cần thêm nhiều nghiên cứu khác để xác nhận. Nhưng bạn nghĩ lý do nào hợp lý nhất?
Nếu quy đổi ra các thông số công nghệ, thì có lẽ ký ức của chúng ta là một dạng thông tin quá sức khổng lồ. Mỗi người sẽ có cho riêng mình một mảng dữ liệu, và nền tảng ấy được cập nhật qua từng giây. Mọi thứ chúng ta trải qua sẽ góp phần định hình hiện tại, và vẽ ra con đường hướng đến tương lai.
Nhưng nếu vậy thì tại sao chúng ta lại quên? Và đặc biệt, tại sao mọi ký ức trong những năm đầu đời đều bị xóa sạch hoàn toàn, dù muốn nhớ lại cũng chẳng được?
Hiện tượng kỳ cục này đã được khoa học để ý đến, và đặt cho nó cái tên: childhood amnesia - tạm dịch là chứng "mất trí nhớ thời thơ ấu".
Để định nghĩa, thì nó ám chỉ đến việc chúng ta - những người trưởng thành - không thể tìm lại được ký ức từ trước 3 tuổi rưỡi.
Thậm chí có những trường hợp còn chẳng thể nhớ được thứ gì cho đến năm 6 tuổi.
Ký ức bị thay đổi
Não bộ của trẻ sơ sinh có khoảng 86 tỉ neuron khi mới ra đời. Con số này tương đương khoảng 1/4 số lượng các ngôi sao trong Dải ngân hà.
Não bộ trẻ sơ sinh có tới gần 100 tỉ neuron
Bằng hệ thống neuron vĩ đại này, não bộ bắt đầu tiếp nhận cả bể thông tin, tạo ra cả ngàn khớp thần kinh (synap) mỗi giây. Đó là tốc độ học hỏi và phát triển cực kỳ khủng khiếp của não bộ. Nếu người lớn có được phân nửa tốc độ xử lý ấy thôi, chúng ta có thể học được bất kỳ điều gì.
Nhưng nhanh quá cũng không phải là tốt. Như thí nghiệm của Paul Frankland - một chuyên gia thần kinh học chẳng hạn. Ông đã thực hiện thí nghiệm hết sức đơn giản trên 2 nhóm chuột: một nhóm chuột sơ sinh, và một nhóm chuột trưởng thành.
Mỗi nhóm được đưa đến các chuồng tách biệt, và phải đảm bảo rằng đó là các chuồng chúng chưa ở bao giờ. Ngay ở cửa chuồng chúng sẽ bị giật điện, cường độ nhẹ thôi nhưng đủ để gây giật mình.
Kết quả, chuột trưởng thành mỗi khi vào chuồng sẽ có phản ứng sợ hãi. Trong khi đó ở chuột sơ sinh, nỗi sợ của chúng biến mất chỉ sau 1 ngày. Tuy nhiên khi cấy thêm một ít huỳnh quang vào não chuột, họ phát hiện ra một sự thật hết sức thú vị: ký ức ấy không bị thay thế, không mất đi, mà là được biến đổi để trở thành một ký ức khác biệt.
Nếu kết quả này cũng đúng trên người, thì điều này có nghĩa rằng ký ức của chúng ta không hề biến mất. Nó chỉ chuyển thành một dạng mà não bộ không thể tiếp cận nữa mà thôi.
Tất nhiên, sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu khác để xác nhận điều này.
Não bộ không tải đủ
Trong một nghiên cứu khác, các chuyên gia đặt ra một giả thuyết hết sức thuyết phục, đó là não bộ của trẻ chưa có đủ công cụ để tạo ra ký ức dài hạn. Nhưng hơi nghịch lý là ở chỗ chìa khóa của giả thuyết này lại nằm ở não bộ của một người trưởng thành, chứ chẳng phải em bé nào hết.
Đó là bệnh nhân 27 tuổi, với "mật danh" HM. Bệnh nhân này đã buộc phải cắt bỏ một phần thùy não để chữa khỏi chứng động kinh từ năm 7 tuổi. Và cũng bởi vậy mà anh ta không bao giờ có thể nhớ được các sự kiện mới kể từ khi phẫu thuật.
Nếu hỏi HM về những gì xảy ra ngày hôm qua, anh chàng không thể nhớ được. Tuy nhiên, nếu như bảo vẽ lại một tấm hình phản chiếu qua gương, thì anh ta sẽ làm tốt dần lên qua từng lần luyện tập, dù chẳng nhớ là mình đã bao giờ tập hay chưa.
Từ trường hợp của HM, các chuyên gia liên tưởng đến não bộ của trẻ sơ sinh. Trẻ có thể tiếp nhận một khối lượng thông tin khổng lồ, nhưng chúng sẽ chẳng thể nhớ quá trình tiếp nhận ấy diễn ra như thế nào.
Ký ức hồi nhỏ chứa quá ít cảm xúc
Cảm xúc là một trong những yếu tố quan trọng giúp ký ức ở lại hay không. Theo nghiên cứu năm 1999 của West và Bauer - bộ đôi chuyên gia từ ĐH Minnesota, những ký ức hồi nhỏ chứa quá ít cảm xúc. Trẻ em khi đó chưa thể hiểu hết ý nghĩa của những thông tin quanh mình, và vì thế những ký ức ấy không thể ở lại lâu được.
Lý do nào cũng cần thêm nhiều nghiên cứu khác để xác nhận. Nhưng bạn nghĩ lý do nào hợp lý nhất?
Tham khảo: Science Alert