- Tham gia
- 11/6/2013
- Bài viết
- 12.016
Phụ nữ làm việc gì trong xã hội cũng có xu hướng lấy chồng và ổn định cuộc sống. Nhưng phụ nữ làm báo, có hẳn phong cách… ế.
Dựa vào tất cả những tiêu chuẩn thường tình khi chọn vợ của người đàn ông đó là: Ngoan, xinh, dịu dàng, chăm sóc chồng con chu đáo thì tỷ lệ chị em dấn thân vào nghiệp báo có nghĩa là đã chọn cho mình một cái nghiệp gọi là nghiệp ế. Lâu dần nghiệp đó đã thành phong cách.
Chẳng cô nào đi làm báo mà ngoan. Ngoan thì ở nhà nấu cơm, rửa bát, quét nhà. Ngoan thì gọi dạ bảo vâng. Đằng này cô nào cũng nhăm nhăm khẳng định cá tính, “chiến” hết mình (chủ yếu là bút chiến).
Dù nàng có làm ở mảng văn hóa, thể thao, du lịch, đời sống, văn hóa hay xã hội,… thì nàng đều không biết hát bài “Giả vờ ngu”. Các nàng không biết sống trong cái lung linh của sự ảo tưởng mà cứ phải hướng tới bản chất của sự thật. Đôi khi sự thật phũ phàng các nàng cũng cứ “sấn vào” rồi đào bới nó. Khổ cái là đã đào bới thì lại lòi ra rất nhiều loại sự thật, cứ như các nàng đang làm nghiệp vụ điều tra. Chàng nào chả ngán tính cách này.
Bi kịch bắt đầu ở chính cái sự tỉnh táo. Đàn ông sợ nhất gặp những phụ nữ quá tỉnh táo. Nữ nhà báo dường như có chút tỉnh táo trong nghề nghiệp và đôi khi quên mất, họ lại đem áp dụng với đàn ông. Đàn ông vốn dĩ muốn người phụ nữ ngồi trước mặt phải có chút ngây thơ, ngơ ngác. Mục tiêu của họ không hẳn chỉ là lừa lọc những chuyện này nọ, mà cốt yếu là muốn khoe kiến thức và bản lĩnh.
Làm báo đồng nghĩa với làm việc “trâu bò”. Ngày nào cũng đuổi bắt cái anh tên “sự kiện, nhân chứng”, săn tin, viết bài,… làm bạn với café, thâu đêm trăn trở với những con chữ. "Trâu bò" thế làm gì có thời gian mà chăm chút cho sắc đẹp hay liếc mắt đưa tình nữa. Đôi mắt của nàng quen nhìn thẳng, nếu không nhìn thẳng sẽ nhìn xuyên qua… một cặp kính cận, thỉnh thoảng nàng phóng “đôi mắt diều hâu” để phát hiện sự bất bình thường trong những sự bình thường. Đôi chân nàng dù có đi dép cao gót cũng phi ầm ầm.
Nàng nói chuyện thì cấm có dịu dàng. Thỉnh thoảng dịu dàng lại là chiêu lạt mềm buộc chặt. Chưa tính đến lúc nàng nổi hứng châm biếm, mất mặt lắm. Phụ nữ làm nghề khác, dù sao lúc tức, lúc muốn châm biếm còn “chém” xa xôi, mát mẻ. Phụ nữ làm báo mà đã chém thì cứ gọi là không biết… nhường nhịn gì đàn ông.
“Có quán tính phê phán xã hội từ trong máu”, chắc chắn câu này chỉ có đám đàn ông từng cụt hứng trước mặt nữ nhà báo mới nghĩ ra được. Những người đàn ông này trước khi ngồi nói chuyện với nữ nhà báo chắc cũng đã thủ các loại "hung khí" từ dao, kiếm đến gậy gộc để nói chuyện cho hoành tráng. Họ cũng đã chuẩn bị tinh thần thép để chống trả quyết liệt với những lập luận của nữ nhà báo. Có khi trước giờ đi gặp nàng, họ đã mua cả đống báo để đọc tin tức của ngày hôm đó, rồi có chuyện kể, chuyện nói, rồi bình luận cái lọ cái chai. Họ có thể đưa ra những quan điểm đúng, hay sai. Thế nhưng nữ nhà báo lại không thể hiện quá nhiều biểu cảm, như xúc động hay tròn xoe mắt ngạc nhiên về cái sự trang bị thông tin đầy mình của đối tác, mà chỉ nghĩ đó là chuyện đương nhiên của mọi người. Nên tay đàn ông đó sẽ càng thất vọng.
Nữ nhà báo không có tính phê phán sẵn trong máu. Máu của họ cũng là A, B hay O, B gì đó như đàn ông. Họ chỉ khác những phụ nữ không làm báo là dám nói ra quan điểm trước người đàn ông mà không nghĩ đó là thói xấu. Họ không làm được như những phụ nữ khác là ngồi xuýt xoa về sự phô bày kiến thức hay về lối nói theo kiểu dạy đời của ai đó trước mặt họ...
Tác giả: Sưu tầm (nguồn: eva.vn) – MC: Quỳnh Windy - Kỹ thuật: Huyền Xu - Biên tập: Huyền Xu
Người ta có thể băn khoăn khi thấy một người phụ nữ bình thường mà đến tuổi ba mươi vẫn chưa lấy chồng. Nhưng khi người ta biết cô ta làm báo, người ta sẽ gật đầu: “Ế là đúng rồi!”. Và người ta sẽ không bình luận gì thêm đâu.Dựa vào tất cả những tiêu chuẩn thường tình khi chọn vợ của người đàn ông đó là: Ngoan, xinh, dịu dàng, chăm sóc chồng con chu đáo thì tỷ lệ chị em dấn thân vào nghiệp báo có nghĩa là đã chọn cho mình một cái nghiệp gọi là nghiệp ế. Lâu dần nghiệp đó đã thành phong cách.
Những cây viết miệt mài mang câu chuyện cuộc sống đến cho đời.
Ế là vì:Chẳng cô nào đi làm báo mà ngoan. Ngoan thì ở nhà nấu cơm, rửa bát, quét nhà. Ngoan thì gọi dạ bảo vâng. Đằng này cô nào cũng nhăm nhăm khẳng định cá tính, “chiến” hết mình (chủ yếu là bút chiến).
Dù nàng có làm ở mảng văn hóa, thể thao, du lịch, đời sống, văn hóa hay xã hội,… thì nàng đều không biết hát bài “Giả vờ ngu”. Các nàng không biết sống trong cái lung linh của sự ảo tưởng mà cứ phải hướng tới bản chất của sự thật. Đôi khi sự thật phũ phàng các nàng cũng cứ “sấn vào” rồi đào bới nó. Khổ cái là đã đào bới thì lại lòi ra rất nhiều loại sự thật, cứ như các nàng đang làm nghiệp vụ điều tra. Chàng nào chả ngán tính cách này.
Bi kịch bắt đầu ở chính cái sự tỉnh táo. Đàn ông sợ nhất gặp những phụ nữ quá tỉnh táo. Nữ nhà báo dường như có chút tỉnh táo trong nghề nghiệp và đôi khi quên mất, họ lại đem áp dụng với đàn ông. Đàn ông vốn dĩ muốn người phụ nữ ngồi trước mặt phải có chút ngây thơ, ngơ ngác. Mục tiêu của họ không hẳn chỉ là lừa lọc những chuyện này nọ, mà cốt yếu là muốn khoe kiến thức và bản lĩnh.
Hay mang những địa danh vào trong bài báo...
Nhưng với nữ nhà báo, gã ngồi trước mặt chỉ cần nói một câu là ngay lập tức nàng biết thừa câu đằng sau như thế nào, thậm chí biết tuốt cái kịch bản của gã nữa. Chính điều này làm cho đàn ông cụt hứng. Họ không khoa chân múa tay được nên sự ức chế sẽ càng cao, và tất yếu lần sau sẽ không còn muốn gặp. Khi cái sĩ diện không được thăng hoa, tất yếu dẫn đến việc sợ gặp phụ nữ là... nhà báo.Làm báo đồng nghĩa với làm việc “trâu bò”. Ngày nào cũng đuổi bắt cái anh tên “sự kiện, nhân chứng”, săn tin, viết bài,… làm bạn với café, thâu đêm trăn trở với những con chữ. "Trâu bò" thế làm gì có thời gian mà chăm chút cho sắc đẹp hay liếc mắt đưa tình nữa. Đôi mắt của nàng quen nhìn thẳng, nếu không nhìn thẳng sẽ nhìn xuyên qua… một cặp kính cận, thỉnh thoảng nàng phóng “đôi mắt diều hâu” để phát hiện sự bất bình thường trong những sự bình thường. Đôi chân nàng dù có đi dép cao gót cũng phi ầm ầm.
Nàng nói chuyện thì cấm có dịu dàng. Thỉnh thoảng dịu dàng lại là chiêu lạt mềm buộc chặt. Chưa tính đến lúc nàng nổi hứng châm biếm, mất mặt lắm. Phụ nữ làm nghề khác, dù sao lúc tức, lúc muốn châm biếm còn “chém” xa xôi, mát mẻ. Phụ nữ làm báo mà đã chém thì cứ gọi là không biết… nhường nhịn gì đàn ông.
Chúc mừng ngày Nhà báo cách mạng Việt Nam.
Phụ nữ làm báo lại còn kinh hãi ở điểm: Đi lắm, quan hệ rộng. Đó là vốn liếng của đàn ông. Còn chút vốn liếng để đấng mày râu vênh váo với phụ nữ mà các nàng làm báo cũng “dây phần” thì không thể “thông cảm” với các nàng được nữa.“Có quán tính phê phán xã hội từ trong máu”, chắc chắn câu này chỉ có đám đàn ông từng cụt hứng trước mặt nữ nhà báo mới nghĩ ra được. Những người đàn ông này trước khi ngồi nói chuyện với nữ nhà báo chắc cũng đã thủ các loại "hung khí" từ dao, kiếm đến gậy gộc để nói chuyện cho hoành tráng. Họ cũng đã chuẩn bị tinh thần thép để chống trả quyết liệt với những lập luận của nữ nhà báo. Có khi trước giờ đi gặp nàng, họ đã mua cả đống báo để đọc tin tức của ngày hôm đó, rồi có chuyện kể, chuyện nói, rồi bình luận cái lọ cái chai. Họ có thể đưa ra những quan điểm đúng, hay sai. Thế nhưng nữ nhà báo lại không thể hiện quá nhiều biểu cảm, như xúc động hay tròn xoe mắt ngạc nhiên về cái sự trang bị thông tin đầy mình của đối tác, mà chỉ nghĩ đó là chuyện đương nhiên của mọi người. Nên tay đàn ông đó sẽ càng thất vọng.
Nữ nhà báo không có tính phê phán sẵn trong máu. Máu của họ cũng là A, B hay O, B gì đó như đàn ông. Họ chỉ khác những phụ nữ không làm báo là dám nói ra quan điểm trước người đàn ông mà không nghĩ đó là thói xấu. Họ không làm được như những phụ nữ khác là ngồi xuýt xoa về sự phô bày kiến thức hay về lối nói theo kiểu dạy đời của ai đó trước mặt họ...
Hiệu chỉnh bởi quản lý: