- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Với những mẹo nhỏ và những hương liệu tự nhiên trong cuộc sống bình dị hàng ngày mà người phụ nữ xưa đã biết làm đẹp cho mình chứ không cần động tới dao , kéo như phụ nữ hiện đại ngày nay .
Thời xưa, vẻ đẹp đậm chất Việt của người phụ nữ thường gắn liền với những quy chuẩn mang tính truyền thống. Một cô gái khi được họ hàng, làng xóm đánh giá là xinh đẹp, là "mối tốt" của các chàng trai phải là người hội tụ đủ công, dung, ngôn, hạnh. Và trong cái đẹp mực thước ấy, mỗi cô gái đều phải gìn giữ từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ, hành động cho thật đoan trang, ra dáng.
Vẻ đẹp nền nã, chuẩn mực của phụ nữ Việt xưa.
Thời nay, người phụ nữ đẹp vẫn được đánh giá dựa trên sự hòa hợp giữa hình thể, trí tuệ và tâm hồn. Hay nói cách khác, đó là sự hài hòa giữa hình thức bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội hiện đại đã giải phóng phần nào cho người phụ nữ và cũng du nhập nhiều quan điểm về vẻ đẹp của các nước khác. Nếu trước kia một cô gái mặc váy ngắn, trang điểm và nhuộm tóc bị coi là đua đòi, dễ hư hỏng thì ngày nay, đó lại là những yếu tố quan trọng giúp người phụ nữ trở nên tự tin, quyến rũ hơn.
Phụ nữ Việt thời nay tự tin hơn trong việc thể hiện mình.
Trang điểm
Ngày ấy: Với phụ nữ thời xưa, những thứ như son phấn, nước hoa là cái gì đó rất đỗi xa hoa. Chỉ những cô gái con nhà quyền quý, giàu có mới đủ điều kiện mua sắm những món đồ làm đẹp, trang điểm xa xỉ như thế. Còn đại đa số những người phụ nữ bình dân thường làm đẹp bằng những loại nguyên liệu tự nhiên từ cây cỏ, hoa trái. Chả thế mà các mẹ, các cô cho đến bây giờ vẫn còn rất ưa chuộng thứ nước gội đầu homemade làm từ nước bồ kết, vỏ chanh, vỏ bưởi... Tất nhiên, tiêu chuẩn về mái tóc đẹp của người phụ nữ thời ấy là mái tóc dài, đen óng ả, chỉ lúc gội mới buông xuống, còn bình thường được búi cao gọn gàng.
Nước bồ kết, vỏ bưởi là bí quyết cho mái tóc dài, đen nhánh của phụ nữ ngày ấy.
Những cô gái nào con nhà bình dân mà "mắt xanh mỏ đỏ" ra đường sẽ dễ dàng bị hàng xóm dị nghị, bị gán vào diện "thiếu đứng đắn". Có chăng, người phụ nữ chỉ trang điểm cho tử tế vào những dịp quan trọng như trong lễ cưới hỏi hay dịp năm mới. Và đồ trang điểm ngày ấy cũng thường đơn giản chỉ là chút kem làm trắng và thỏi son màu đỏ tươi.
Vẻ đẹp dung dị của con gái thời ấy.
Bây giờ: Chỉ cần dạo qua vài tuyến phố thủ đô và ngắm nhìn những người phụ nữ đi qua, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những mái tóc được uốn, duỗi, làm xoăn, nhuộm đỏ, nhuộm vàng... Thậm chí, để tìm được một cô gái có mái tóc đen tự nhiên còn khó hơn là tìm một mái đầu nhuộm. Đơn giản là phụ nữ thời hiện đại được tự do làm đẹp theo sở thích và cũng ý thức được lợi ích mà nó đem lại. Họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền không nhỏ để có một kiểu tóc thật đẹp, thật ưng ý.
Michelle Phan là được mệnh danh là "phù thủy trang điểm" nhờ các bí quyết làm đẹp riêng và sự tự tin.
Nhiều cô gái cầu kỳ còn đến hẳn những trung tâm spa để chăm sóc sắc đẹp từ đầu tới chân. Với họ, chăm sóc sắc đẹp không chỉ là ở mái tóc, gương mặt nữa mà còn phải đi làm nail, chăm sóc kỹ từng đầu móng chân, móng tay. Những người phụ nữ nào càng hoạt động nhiều bên ngoài xã hội càng có xu hướng chăm chút cho vẻ ngoài hơn. Bởi theo quan điểm thời nay, một người phụ nữ biết làm đẹp không chỉ là thể hiện sự tôn trọng với bản thân, mà còn là sự tôn trọng với những người xung quanh nữa.
Trong bộ váy trẻ trung, ôm sát người tôn lên từng đường cong của nữ giới, đôi giày cao gót tôn lên cặp chân dài miên man, mái tóc cắt tỉa đúng mốt cùng gương mặt trang điểm một cách cẩn thận, phụ nữ thời nay mang vẻ đẹp của sự hiện đại, năng động và tinh tế.
Phong cách ăn mặc
Ngày ấy: Đối với thế hệ xưa, tiêu chuẩn vẻ đẹp của người phụ nữ không giống với thời nay, thậm chí còn có một số điểm trái ngược hoàn toàn. Một cô gái đẹp ngày ấy là phải có vóc dáng nhỏ nhắn, cao vừa phải, thân hình đầy đặn. Cô gái nào chẳng may được kế thừa cái "gen cao" thì thường bị coi là dáng thô, chân sếu. Ở thời kỳ này, người ta đặc biệt ưa chuộng vẻ đẹp truyền thống là mái tóc dài đen nhánh, nước da trắng hồng và nét mặt phúc hậu. Những phụ nữ có gương mặt góc cạnh, gò má cao, mắt sâu, miệng rộng bị xếp vào hàng có dữ tướng, sát chồng, kém vẻ mặn mà.
Một thiếu nữ Hà thành có vẻ đẹp dịu dàng, phúc hậu theo kiểu truyền thống.
Nhìn chung, phong cách ăn mặc thời ấy của phụ nữ phải đặt theo tiêu chí dịu dàng, kín đáo. Những thứ như thời trang, phá cách bị gọi là Tây hóa, kệch cỡm, lố lăng. Người phụ nữ dù thích thú và tò mò với phong cách mới lạ của phương Tây cũng chẳng mấy người dám thừa nhận và bắt chước.
Cũng chính vì điều này nên có thể rất dễ nhận ra rằng cách ăn mặc của đại đa số phụ nữ thời trước thường rất giống nhau, gần như không có sự nổi trội đột phá giữa các trào lưu chung.
Tà áo dài truyền thống được xem là trang phục "diện" thời bấy giờ và được mặc trong hầu hết các dịp quan trọng.
Bây giờ: Thời đại ngày nay, phụ nữ như được giải phóng khỏi những chuẩn mực khắt khe của xã hội cũ. Những cô gái có thân hình cao ráo, mảnh khảnh từng bị coi là "dưới chuẩn", thô kệch thì nay được gọi là chân dài, là "siêu mẫu". Họ tự do lựa chọn cho mình trang phục phù hợp với tính cách, nghề nghiệp, sở thích. Nếu những phụ nữ thời xưa chỉ có độc 2, 3 bộ quần áo dùng thay nhau thì phụ nữ ngày nay có cả một tủ đồ, nào váy vóc, nào quần áo, phụ kiện, đồ trang sức đi kèm. Nhu cầu của họ không chỉ là mặc đẹp nữa mà còn phải mặc sao cho thật phong cách, thật "độc". Đó cũng là lý do mà ngành công nghiệp thời trang, làm đẹp ngày nay phát triển đến vậy.
Phong cách là điều mà nữ giới ngày nay vô cùng xem trọng. (ảnh minh họa)
Các bà, các mẹ thuộc thế hệ trước có lẽ đến giờ vẫn khó chấp nhận được hình ảnh một cô gái theo phong cách "tomboy" với mái đầu cắt ngắn như con trai, ăn mặc trẻ trung, cá tính. Thậm chí, nhiều cô gái còn không ngần ngại chọn cho mình những bộ trang phục có phần nam tính, miễn là cảm thấy phù hợp với cá tính của mình. Rõ ràng, người phụ nữ hiện đại đã dám thể hiện bản thân mình một cách mạnh mẽ khi bước ra ngoài xã hội thay vì phải tuân thủ theo những chuẩn mực khắt khe ngày xưa.
Phẫu thuật thẩm mỹ
Ngày ấy: Có một điều chắc chắn rằng phụ nữ ở thời đại nào cũng thích làm đẹp. Tuy nhiên, do cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nên nữ giới ngày xưa không có nhiều sự lựa chọn để cải thiện vẻ ngoài. Việc chăm sóc vẻ đẹp từ các bí quyết dân gian, dưỡng da thiên nhiên là phương thức chính được chị em sử dụng. "Phẫu thuật thẩm mỹ" của thời ấy chỉ đơn giản là những "mẹo nhỏ" giúp cho gương mặt trở nên cân đối hài hòa hơn. Những bí quyết được lưu truyền ngày ấy đến tận bây giờ cũng chưa thể chứng minh là thực sự có tác dụng hay không. Đó là những phương pháp có phần "thô sơ" như vuốt nắn để có chiếc mũi cao thanh tú hay nằm nghiêng để má hóp trở nên bầu bĩnh...
Phẫu thuật thẩm mỹ để cải tạo sắc đẹp được xem là khá bình thường thời nay. (Ảnh minh họa)
Bây giờ: Có lẽ chưa bao giờ cụm từ "phẫu thuật thẩm mỹ" được nhắc đến ở Việt Nam nhiều như vài năm trở lại đây. Từ các ngôi sao ca nhạc, truyền hình đến những nữ nhân viên công sở bình thường đều không còn xa lạ với việc can thiệp dao kéo trên gương mặt. Sự phát triển của y học đã giúp cho những người phụ nữ không hài lòng với khuyết điểm của gương mặt có thể dễ dàng sửa đôi nét. Nâng mũi, cắt mí, bơm môi... giờ đây được coi là những tiểu phẫu khá đơn giản và cũng không quá tốn kém. Tất nhiên, đa số mọi người đều ý thức khá rõ rủi ro của phẫu thuật thẩm mỹ nhưng để đẹp hơn, tự tin hơn, nhiều phụ nữ vẫn quyết định tìm đến phương thức làm đẹp mạo hiểm này.
Mỗi một thời đại có một quan niệm, chuẩn mực cái đẹp khác nhau. Nếu phụ nữ ngày xưa khiến cánh mày râu say đắm vì nét giản dị nhưng dịu dàng, đằm thắm thì đàn ông ngày nay lại khó kìm lòng trước những cô gái hiện đại, tự tin, biết cách làm đẹp và khiến mình nổi bật. Tuy nhiên, vẻ đẹp của người phụ nữ dù ở thời nào cũng chỉ có thể được xem là hoàn thiện khi có sự hòa hợp cả hình thức bên ngoài lẫn tâm hồn bên trong.
Thời xưa, vẻ đẹp đậm chất Việt của người phụ nữ thường gắn liền với những quy chuẩn mang tính truyền thống. Một cô gái khi được họ hàng, làng xóm đánh giá là xinh đẹp, là "mối tốt" của các chàng trai phải là người hội tụ đủ công, dung, ngôn, hạnh. Và trong cái đẹp mực thước ấy, mỗi cô gái đều phải gìn giữ từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ, hành động cho thật đoan trang, ra dáng.
Vẻ đẹp nền nã, chuẩn mực của phụ nữ Việt xưa.
Thời nay, người phụ nữ đẹp vẫn được đánh giá dựa trên sự hòa hợp giữa hình thể, trí tuệ và tâm hồn. Hay nói cách khác, đó là sự hài hòa giữa hình thức bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội hiện đại đã giải phóng phần nào cho người phụ nữ và cũng du nhập nhiều quan điểm về vẻ đẹp của các nước khác. Nếu trước kia một cô gái mặc váy ngắn, trang điểm và nhuộm tóc bị coi là đua đòi, dễ hư hỏng thì ngày nay, đó lại là những yếu tố quan trọng giúp người phụ nữ trở nên tự tin, quyến rũ hơn.
Phụ nữ Việt thời nay tự tin hơn trong việc thể hiện mình.
Trang điểm
Ngày ấy: Với phụ nữ thời xưa, những thứ như son phấn, nước hoa là cái gì đó rất đỗi xa hoa. Chỉ những cô gái con nhà quyền quý, giàu có mới đủ điều kiện mua sắm những món đồ làm đẹp, trang điểm xa xỉ như thế. Còn đại đa số những người phụ nữ bình dân thường làm đẹp bằng những loại nguyên liệu tự nhiên từ cây cỏ, hoa trái. Chả thế mà các mẹ, các cô cho đến bây giờ vẫn còn rất ưa chuộng thứ nước gội đầu homemade làm từ nước bồ kết, vỏ chanh, vỏ bưởi... Tất nhiên, tiêu chuẩn về mái tóc đẹp của người phụ nữ thời ấy là mái tóc dài, đen óng ả, chỉ lúc gội mới buông xuống, còn bình thường được búi cao gọn gàng.
Nước bồ kết, vỏ bưởi là bí quyết cho mái tóc dài, đen nhánh của phụ nữ ngày ấy.
Những cô gái nào con nhà bình dân mà "mắt xanh mỏ đỏ" ra đường sẽ dễ dàng bị hàng xóm dị nghị, bị gán vào diện "thiếu đứng đắn". Có chăng, người phụ nữ chỉ trang điểm cho tử tế vào những dịp quan trọng như trong lễ cưới hỏi hay dịp năm mới. Và đồ trang điểm ngày ấy cũng thường đơn giản chỉ là chút kem làm trắng và thỏi son màu đỏ tươi.
Vẻ đẹp dung dị của con gái thời ấy.
Bây giờ: Chỉ cần dạo qua vài tuyến phố thủ đô và ngắm nhìn những người phụ nữ đi qua, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những mái tóc được uốn, duỗi, làm xoăn, nhuộm đỏ, nhuộm vàng... Thậm chí, để tìm được một cô gái có mái tóc đen tự nhiên còn khó hơn là tìm một mái đầu nhuộm. Đơn giản là phụ nữ thời hiện đại được tự do làm đẹp theo sở thích và cũng ý thức được lợi ích mà nó đem lại. Họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền không nhỏ để có một kiểu tóc thật đẹp, thật ưng ý.
Michelle Phan là được mệnh danh là "phù thủy trang điểm" nhờ các bí quyết làm đẹp riêng và sự tự tin.
Nhiều cô gái cầu kỳ còn đến hẳn những trung tâm spa để chăm sóc sắc đẹp từ đầu tới chân. Với họ, chăm sóc sắc đẹp không chỉ là ở mái tóc, gương mặt nữa mà còn phải đi làm nail, chăm sóc kỹ từng đầu móng chân, móng tay. Những người phụ nữ nào càng hoạt động nhiều bên ngoài xã hội càng có xu hướng chăm chút cho vẻ ngoài hơn. Bởi theo quan điểm thời nay, một người phụ nữ biết làm đẹp không chỉ là thể hiện sự tôn trọng với bản thân, mà còn là sự tôn trọng với những người xung quanh nữa.
Trong bộ váy trẻ trung, ôm sát người tôn lên từng đường cong của nữ giới, đôi giày cao gót tôn lên cặp chân dài miên man, mái tóc cắt tỉa đúng mốt cùng gương mặt trang điểm một cách cẩn thận, phụ nữ thời nay mang vẻ đẹp của sự hiện đại, năng động và tinh tế.
Phong cách ăn mặc
Ngày ấy: Đối với thế hệ xưa, tiêu chuẩn vẻ đẹp của người phụ nữ không giống với thời nay, thậm chí còn có một số điểm trái ngược hoàn toàn. Một cô gái đẹp ngày ấy là phải có vóc dáng nhỏ nhắn, cao vừa phải, thân hình đầy đặn. Cô gái nào chẳng may được kế thừa cái "gen cao" thì thường bị coi là dáng thô, chân sếu. Ở thời kỳ này, người ta đặc biệt ưa chuộng vẻ đẹp truyền thống là mái tóc dài đen nhánh, nước da trắng hồng và nét mặt phúc hậu. Những phụ nữ có gương mặt góc cạnh, gò má cao, mắt sâu, miệng rộng bị xếp vào hàng có dữ tướng, sát chồng, kém vẻ mặn mà.
Một thiếu nữ Hà thành có vẻ đẹp dịu dàng, phúc hậu theo kiểu truyền thống.
Nhìn chung, phong cách ăn mặc thời ấy của phụ nữ phải đặt theo tiêu chí dịu dàng, kín đáo. Những thứ như thời trang, phá cách bị gọi là Tây hóa, kệch cỡm, lố lăng. Người phụ nữ dù thích thú và tò mò với phong cách mới lạ của phương Tây cũng chẳng mấy người dám thừa nhận và bắt chước.
Cũng chính vì điều này nên có thể rất dễ nhận ra rằng cách ăn mặc của đại đa số phụ nữ thời trước thường rất giống nhau, gần như không có sự nổi trội đột phá giữa các trào lưu chung.
Tà áo dài truyền thống được xem là trang phục "diện" thời bấy giờ và được mặc trong hầu hết các dịp quan trọng.
Bây giờ: Thời đại ngày nay, phụ nữ như được giải phóng khỏi những chuẩn mực khắt khe của xã hội cũ. Những cô gái có thân hình cao ráo, mảnh khảnh từng bị coi là "dưới chuẩn", thô kệch thì nay được gọi là chân dài, là "siêu mẫu". Họ tự do lựa chọn cho mình trang phục phù hợp với tính cách, nghề nghiệp, sở thích. Nếu những phụ nữ thời xưa chỉ có độc 2, 3 bộ quần áo dùng thay nhau thì phụ nữ ngày nay có cả một tủ đồ, nào váy vóc, nào quần áo, phụ kiện, đồ trang sức đi kèm. Nhu cầu của họ không chỉ là mặc đẹp nữa mà còn phải mặc sao cho thật phong cách, thật "độc". Đó cũng là lý do mà ngành công nghiệp thời trang, làm đẹp ngày nay phát triển đến vậy.
Phong cách là điều mà nữ giới ngày nay vô cùng xem trọng. (ảnh minh họa)
Các bà, các mẹ thuộc thế hệ trước có lẽ đến giờ vẫn khó chấp nhận được hình ảnh một cô gái theo phong cách "tomboy" với mái đầu cắt ngắn như con trai, ăn mặc trẻ trung, cá tính. Thậm chí, nhiều cô gái còn không ngần ngại chọn cho mình những bộ trang phục có phần nam tính, miễn là cảm thấy phù hợp với cá tính của mình. Rõ ràng, người phụ nữ hiện đại đã dám thể hiện bản thân mình một cách mạnh mẽ khi bước ra ngoài xã hội thay vì phải tuân thủ theo những chuẩn mực khắt khe ngày xưa.
Phẫu thuật thẩm mỹ
Ngày ấy: Có một điều chắc chắn rằng phụ nữ ở thời đại nào cũng thích làm đẹp. Tuy nhiên, do cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nên nữ giới ngày xưa không có nhiều sự lựa chọn để cải thiện vẻ ngoài. Việc chăm sóc vẻ đẹp từ các bí quyết dân gian, dưỡng da thiên nhiên là phương thức chính được chị em sử dụng. "Phẫu thuật thẩm mỹ" của thời ấy chỉ đơn giản là những "mẹo nhỏ" giúp cho gương mặt trở nên cân đối hài hòa hơn. Những bí quyết được lưu truyền ngày ấy đến tận bây giờ cũng chưa thể chứng minh là thực sự có tác dụng hay không. Đó là những phương pháp có phần "thô sơ" như vuốt nắn để có chiếc mũi cao thanh tú hay nằm nghiêng để má hóp trở nên bầu bĩnh...
Phẫu thuật thẩm mỹ để cải tạo sắc đẹp được xem là khá bình thường thời nay. (Ảnh minh họa)
Bây giờ: Có lẽ chưa bao giờ cụm từ "phẫu thuật thẩm mỹ" được nhắc đến ở Việt Nam nhiều như vài năm trở lại đây. Từ các ngôi sao ca nhạc, truyền hình đến những nữ nhân viên công sở bình thường đều không còn xa lạ với việc can thiệp dao kéo trên gương mặt. Sự phát triển của y học đã giúp cho những người phụ nữ không hài lòng với khuyết điểm của gương mặt có thể dễ dàng sửa đôi nét. Nâng mũi, cắt mí, bơm môi... giờ đây được coi là những tiểu phẫu khá đơn giản và cũng không quá tốn kém. Tất nhiên, đa số mọi người đều ý thức khá rõ rủi ro của phẫu thuật thẩm mỹ nhưng để đẹp hơn, tự tin hơn, nhiều phụ nữ vẫn quyết định tìm đến phương thức làm đẹp mạo hiểm này.
Mỗi một thời đại có một quan niệm, chuẩn mực cái đẹp khác nhau. Nếu phụ nữ ngày xưa khiến cánh mày râu say đắm vì nét giản dị nhưng dịu dàng, đằm thắm thì đàn ông ngày nay lại khó kìm lòng trước những cô gái hiện đại, tự tin, biết cách làm đẹp và khiến mình nổi bật. Tuy nhiên, vẻ đẹp của người phụ nữ dù ở thời nào cũng chỉ có thể được xem là hoàn thiện khi có sự hòa hợp cả hình thức bên ngoài lẫn tâm hồn bên trong.
Theo Afamily