Vẻ đẹp lãng mạn của Lăng Tự Đức

netdephue

Thành viên
Tham gia
27/3/2013
Bài viết
2
Lăng Tự Đức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Ông vua thi sĩ Tự Đức (1848-1883) đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở thích và nguyện vọng của con người có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong hàng vua chúa nhà Nguyễn. Lăng tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế).
Trong số 13 vua Nguyễn, vua Tự Đức là người uyên thâm nhất về nền học vấn Đông phương, nhất là nho học. Vua giỏi cả về sử học, triết học, văn hóa nghệ thuật và đặc biệt là thơ văn. Vua đã để lại 600 bài văn và 4000 bài thơ chữ Hán và khoảng 100 bài thơ chữ Nôm. Tư chất ấy cũng được biểu lộ rõ trên nghệ thuật kiến trúc của lăng vua.
8328485.jpg

20080724_ltd6.jpg

Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn, hòa nhập với thiên nhiên. Không có đường nét thẳng tắp, góc cạnh, mà thay vào đó là sự hài hòa, uốn lượn như chìm hẳn vào thiên nhiên, dù cho công trình là hoàn toàn do tay con người kiến tạo.
TUDUC.jpg

2010_14223_Picture4.jpg

Nhìn chung, tổng thể kiến trúc này đầy trang trọng và mỹ thuật cao được cấu tạo hài hòa giữa đồi núi nhấp nhô, cây cỏ tốt tươi, rừng thông xanh biếc, khe hồ nước chảy du dương thành một khung cảnh êm đềm thơ mộng và hết sức tươi đẹp, phảng phất nét u trầm thanh nhã như tâm hồn mẫn cảm, yêu thích thiên nhiên và nghệ thuật của vị vua hiền đức hiếu thảo, được người đời mệnh danh là “ông vua thi sĩ”.
DAD%20Hue%20Citadel%20-%20Forbidden%20Purple%20City%20-%20Park%20behind%20the%20Royal%20Library_b.jpg

gallery_9_3_16013.jpg

img_1104-1.jpg

Trong vòng La thành rộng khoảng 12ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành cụm trên những thế đất phức tạp cao thấp hơn nhau chừng 10m. Nhưng, các hệ thống bậc cấp lát đá thanh, các lối đi quanh co lát gạch Bát Tràng đã nối tất cả các công trình kiến trúc lại thành một thể thống nhất, tương quan, gần gũi.
20810337_images1646204_ngomon8.jpg

16_DOOL_100617_K1_2.jpg

Qua khỏi Khiêm Cung Môn, cửa tam quan hai tầng dựng trên một thế đất cao, người ta bước vào một hệ thống cung điện gồm vài chục tòa nhà lớn nhỏ và các công trình kiến trúc phụ thuộc. Tòa ngang dãy dọc nơi đây đã được dành cho vua và đoàn cung nữ tùy tùng thỉnh thoảng lên ở lại vui chơi. Minh Khiêm Ðường – nhà hát cổ xưa và mang giá trị nghệ thuật kiến trúc trang trí. Ðiện Hòa Khiêm – nơi thờ đế và hậu, hiện còn chứa nhiều đồ ngự dụng và các tác phẩm mỹ thuật đương thời.
26024603.jpg

16_DOOL_100617_K1_3.jpg

Bi Đình với tấm bia bằng đá Thanh nặng 20 tấn có khắc bài “Khiêm Cung Ký”
1262657352-lang-mo-2.jpg

Tự Đức không có con nối dõi nên đã viết bài văn bia này
thay cho bia “Thánh đức thần công” trong các lăng khác.
Nếu nhà cửa ở Khiêm Cung đều làm bằng gỗ thì tất cả các công trình kiến trúc ở khu vực lăng mộ bên kia đều được xây bằng gạch, đá. Ðáng để ý nhất là tấm bia lớn nhất Việt Nam cao chừng 5m, được bảo vệ bằng một tòa nhà đồ sộ kiên cố với cột to, vách dày và xây cửa cuốn. Các nhà kiến trúc đã cho xây Bi đình bằng vật liệu và kiểu thức như vậy là dùng để chống chọi với thời gian.
Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu Thành xây bằng gạch và chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh, nơi vua yên nghỉ. Bửu thành được bao phủ bởi một rừng thông xanh ngắt, reo vi vu suốt bốn mùa.
IMG_4931.jpg

Ngoài ra, hệ thống tháo thoát trong toàn lăng tẩm đã được thiết kế, xây dựng một trình độ cao, và lưu thông rất tốt. Nhìn chung, mỗi công trình kiến trúc trong lăng Tự Ðức đều mang một đường nét khác nhau về nghệ thuật tạo hình: không trùng lặp và rất sinh động. Cách phân bố các khu vực và bố cục các công trình kiến trúc trong từng khu vực ở lăng Tự Ðức đã phá bỏ hệ thông lệ giữ gìn sự đối xứng từng cổ điển ở một số lăng khác.
37701683.jpg

LangTuDucHue.jpg

Vua Tự Đức đã nằm xuống giữa một không gian của thơ và nhạc, của sự yên bình trong tổng thể kiến trúc trác tuyệt về nghệ thuật xây dựng lăng tẩm thời Nguyễn. Người đời sau mỗi khi đứng trước khung cảnh thơ mộng này, ai cũng nghĩ đến một câu thơ đề tặng “ngôi nhà vĩnh cửu” của vua Tự Đức với sự tâm đắc, ngưỡng mộ: “Tứ bề núi phủ mây phong, Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên”.

Xem thêm tại :>>> Web Du Lịch Huế
 
Khu du lịch Vịnh Hạ Long nằm ở miền Bắc, thời tiết 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Hầu như vào bất cứ thời gian nào quanh năm cũng thuận tiện để du lịch tour ha noi ha long.Tuy nhiên, thời gian du lịch tốt nhất cho vịnh Hạ Long là từ tháng 4 đến tháng 10 và khoảng từ tháng 12 đến tháng 2. Tiết mùa đông có thể hơi lạnh và mây mù, thỉnh thoảng có mưa lất phất.Để chuẩn bị kĩ lưỡng cho chuyến du lịch thêm hoàn hảo, bạn cần chuẩn bị một vài thứ cá nhân cần thiết. Đầu tiên là kem chống nắng (có chỉ số SPF từ 30 trở lên) vì du lịch biển, sẽ đi dưới ánh nắng gắt của mình lâu dài cho nên bạn nên chọn SPF 30 trở lên để thời gian bị bay kem lâu hơn, dễ dàng chống các tia cực tím lâu hơn.

kinh-nghiem-du-lich-ha-long-1.jpg

Thứ hai là những đồ như sữa tắm, dầu gội đầu, thuốc nhỏ mắt.. Những đồ này ở khách sạn thường có nhưng để tránh trường hợp bạn không phù hợp với dầu gội đấy hoặc khách sạn thiếu, không cung cấp đầy đủ. Đi du lich ha long 3 ngay 2 dem, bạn nên mang theo kính râm, khăn tắm, kính bơi, áo tắm, quần short, váy áo ngắn tay bằng chất liệu thoáng mát, mũ rộng vành, dép xốp đi biển để đôi chân được thoải mái, không bị khó chịu khi đi những nơi biển mát mẻ. Thứ ba, nếu bạn đi cùng gia đình, có trẻ nhỏ hay có người già, bạn nên mang theo phao bơi, ghế phao dành cho trẻ cùng thức ăn nhẹ, nước uống. Nếu bạn đi theo tour thì không phải lo về xe cộ, nếu tự tổ chức đi gia đình, Hạ Long cách Hà Nội 170km, mất khoảng 3 – 4 giờ đi ô tô. Bạn có thể đón xe buýt của Hoàng Long Express tại trạm Kim Mã trên đường Nguyễn Thái Học. Cứ 15 phút có một chuyến. Tại các bến xe Long Biên, Mỹ Đình, Gia Lâm đều có xe chất lượng cao đi Hạ Long. Ngoài ra, còn có chuyến tàu hỏa Hà Nội – Hạ Long xuất phát tại ga Yên Viễn vào lúc 4g55 hàng ngày. Giá vé từ Hà Nội đến Hạ Long khoảng 60.000 đồng (đi xe khách). Giá xe ôm từ bến xe về khu du lịch Bãi Cháy trung bình là 15.000 đồng mỗi người. Nếu sang Hòn Gai, bạn có thể mất tới 40.000 đồng mỗi người. Bạn nên đi taxi nếu đoàn từ 3 người trở lên. Riêng xe buýt từ bến xe đến Bãi Cháy hoặc Hòn Gai, giá cao nhất là 5.000 đồng mỗi người.Còn về khách sạn: Nhìn chung ở Hạ Long có nhiều khách sạn 3 – 4 sao nằm trong khu du lịch Bãi Cháy, du khách có thể tha hồ lựa chọn. Gía khách sạn 3 sao khoảng 474.000 đ một ngày. Hoặc với giá trọ bình dân nhà ở cũng sạch sẽ mà giá chỉ 150.000 đ một ngày. Một vài khách sạn được lựa chọn nhiều nhất như Hạ Long Plaza, Hạ Long Dream, Moon Light…Muốn du lịch trên biển với nhưng bạn đang băn khoăn xem đi đứng, thuê như nào, vậy chúng tôi cung cấp cho bạn thêm một vài thông tin về dịch vụ thuê tàu biển này như sau. Giá thuê tàu phụ thuộc vào thời gian và loại tàu. Nếu đi theo nhóm từ 10 - 15 người, nên thuê riêng một chiếc tàu gỗ nhỏ cho thoải mái. Còn nếu đi lẻ, nên nhờ nhân viên khách sạn đặt tàu giúp. Giá vé tham quan là 40.000 đồng mỗi người. Nếu bạn đi 6 tiếng trên vịnh, giá trả cho thuyền sẽ là 100.000 đồng mỗi người. Để đỡ tốn chi phí cho chuyến tour hạ long, bạn nên lựa chọn chuyến tham quan 3 - 4 tiếng cũng đủ để du ngoạn những vẻ đẹp trên biển rồi.Cong ty du lich Cattour gửi tới quý khách những chuyến du lịch biển hè đầy hấp dẫn và lý thú. Liên hệ hotline : 096.3796.347
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Quay lại
Top Bottom