- Tham gia
- 25/11/2012
- Bài viết
- 351
(kenhsinhvien.vn) Bắc Cực luôn gợi lên hình ảnh trống vắng. Quang cảnh neo người và cằn cỗi do cái lạnh khắc nghiệt gây nên khiến du khách không thể với tới. Đường đến gian truân ấy là điểm thu hút nhiếp ảnh gia người Úc Gregor Sailer nhất.
Một trong những bức ảnh của Gregor Sailer tử Trạm Điện Krafla, một nhà máy điện địa nhiệt ở Iceland.
“Tôi thích bầu không khí thô sơ và ánh sáng thú vị của nơi này khi mọi thứ đều phô bày ra hết,” ông trả lời trong một video phỏng vấn, giải thích rằng Bắc Cực “luôn hấp dẫn” ông. “Một mặt, hoang dã luôn muốn giết tôi, nhưng mặt khác, sự sống cũng luôn tồn tại và tiếp diễn. Có những chuyện xảy ra ở nơi hoang vu hẻo lánh này có ảnh hưởng đến chúng ta, và quan trọng là mọi người cần hiểu được những sự phát triển này.”
Sách mới của Sailer, “Con đường tơ lụa vùng cực”, khám phá Bắc Cực qua lăng kính của kiến trúc. Trong 4 năm qua, vị nhiếp ảnh gia đã ghé thăm Canada, Na Uy, Greenland và Iceland, chụp ảnh những công trình ở nơi cực bắc thế giới.
Hệ thống Cảnh báo phía Bắc (NWS), một hệ thống rada tiền báo phòng không do Hoa Kỳ và Canada hợp tác xây dựng.
“Rõ ràng từ đầu không có nhiều kiến trúc ở Bắc Cực, vậy nên tôi trở về với rất ít tư liệu,” Sailer kể về những chuyến đi đầu của mình. Sau đó ông tập trung vào những cơ sở nghiên cứu khoa học, căn cứ quân sự, trung tâm phát triển kinh tế và khai thác nguyên liệu thô ở vùng hẻo lánh.
Không khác gì vẻ ngoài của khu vực, những cơ sở này cũng thường mộc mạc và lạnh lẽo. Gồm các hình khối sắc cạnh và bộ phận kiến trúc lộ ra, hình dạng chức năng của chúng nổi bật giữa cái tiêu điều của xung quanh.
“Tôi muốn công trình của mình thể hiện bản chất lộ thiên đến cùng cực của những cơ sở này,” Sailer cho biết. “Tôi cố gắng tạo ấn tượng về không gian toàn cảnh nơi tôi làm việc, và sau đó quyết định chụp chi tiết quan trọng để người ngoài có thể cảm nhận không gian này.”
Caisson Retained Island, một dàn giáo của giàn khoan thăm dò ở biển Beaufort.
Công trình trong vùng đất hoang
Trong lúc chụp ảnh cho dự án, Sailer phải chịu đựng bão tuyết và nhiệt độ thấp hơn -60 độ F. Ông dùng máy ảnh cơ không pin (vì pin có thể nhanh chóng cạn kiệt trong nhiệt độ âm), giúp ông bớt lo nghĩ hơn trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Làm việc với cuộn phim vật lý vẫn khiến vị nhiếp ảnh gia dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, vì phim có thể dễ dàng hư hỏng hoặc mất ảnh. Tuy nhiên, Sailer thích sử dụng máy ảnh cơ: “Một phần vì cuộc chơi mạo hiểm. Nó giúp tôi tỉnh táo hơn, bình tĩnh hơn và nâng cao nhận thức.”
Một trạm radio ở Tacan, West Greenland.
Nhìn bề ngoài, những kiến trúc trong ảnh của Sailer tiết lộ rất ít về dụng ý chức năng của chúng; những ăn-ten, đĩa vệ tinh và dây điện treo lơ lửng giữa tháp rada được tìm thấy trong các khu căn cứ quân sự và cơ sở nghiên cứu đều giống nhau. Nhưng vị nhiếp ảnh gia cho biết những bức ảnh của ông quan tâm nhiều hơn việc khám phá cách vận hành của những kiến trúc ấy trong vùng đất.
Cơ sở nghiên cứu EastGRIP tại Greenland, nơi các nhà khoa học khoan băng để tìm hiểu các điều kiện khí hậu trước đây và diễn tiến của sông băng.
“Tôi muốn chụp cảnh đồng không mông quạnh nhưng không trống vắng. Tôi thấy quan trọng là người xem cảm nhận được bối cảnh xung quanh và không gian của quang cảnh kỳ vĩ này,” ông giải thích, rồi nói thêm: “Tôi cố làm điều đó qua những bức ảnh toàn cảnh (đầu), và sau đó bằng cách đi vào chi tiết, để người xem có thể hình dung rõ hơn về chức năng của những cơ sở này.”
Nhận thức về không gian lan toả rộng khắp “Con đường tơ lụa vùng cực”. Những bức ảnh của Sailer không nhấn mạnh vào kích thước mà nhấn mạnh vào màu sắc và hình dáng của những kiến trúc, khiến cảnh vật trống vắng mang lại cho người xem một cảm giác bao quát về môi trường xung quanh.
Doanh trại ở Kangerlussuaq, Greenland, địa điểm của một số căn cứ quân sự trước đây.
Một số toà nhà, như tháp rada phòng không ở Tuktoyaktuk, Canada, được xây dựng từ những vật liệu trắng hoặc xám gần như hoà lẫn không tì vết vào khung trời nhợt nhạt. Những bức ảnh khác thì khắc hoạ những toà nhà nhỏ sáng màu đứng trơ trọi đối lập hoàn toàn với quang cảnh trắng xoá xung quanh, như các toà nhà tại cơ sở nghiên cứu EastGRIP ở Greenland.
Cơ sở nghiên cứu EastGRIP ở Greenland.
Cuộc đua giành tầm ảnh hưởng
Có lẽ Bắc Cực chứa những dải đất lớn không quá mến khách, nhưng giờ đây nó là chủ thể ngày càng được quan tâm trong địa chính trị. Các quốc gia như Nga, Hoa Kỳ và gần đây hơn là Trung Quốc đều đang chạy đua phát triển những tuyến hải vận mới trong khu vực.
Những nghiên cứu tại EastGRIP nhằm tìm hiểu những điều kiện khí hậu trước đây và diễn tiến của sông băng.
Vừa vặn thay, Sailer đã mượn ý tưởng cái tên Con đường tơ lụa của Trung Quốc cho dự án của mình, một đề xuất được chính phủ hậu thuẫn nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và vận chuyển ở vùng cực bắc. Tên của quyển sách, giống như nội dung của nó, nói về sự cạnh tranh và hợp tác đã định nghĩa nên mối quan hệ quốc tế trong khu vực.
Một số bức ảnh của Sailer tập trung vào Đài quan sát Bắc Cực Trung Quốc-Iceland (CIAO), một nỗ lực chung giữa hai quốc gia để thu thập dữ liệu về tương tác của mặt trời-trái đất trong bầu khí quyển vùng cực, chẳng hạn như cực quang. Ở những bức ảnh khác, Sailer mô tả một căn cứ Alaska do Bộ chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ quản lý (NORAD), một tổ chức ra đời từ nỗi lo Chiến tranh lạnh qua những tiến bộ công nghệ của Xô viết, có nhiệm vụ giám sát không phận của Mỹ và Canada.
Đài quan sát Bắc Cực Trung Quốc-Iceland là kết quả của sự hợp tác khoa học giữa hai viện nghiên cứu của hai quốc gia.
Nhưng tuyên bố lãnh thổ ở Bắc Cực không chỉ là về quyền tự vệ, chúng còn là đảm bảo quyền kiểm soát những nguồn lực ẩn sâu bên dưới lớp băng đang tan, như dầu mỏ và khí tự nhiên, Günter Köck, điều phối viên của Chương trình Nghiên cứu Quốc tế của Học viện Khoa học Áo, viết trong cuốn sách của Sailer.
Lấy ví dụ như khu định cư Bắc Cực của Tuktoyaktuk (một chương trong sách của Sailer) trên bờ biển Beaufort giàu dầu mỏ. Trong vài thập kỷ gần đây, các công ty dầu khí đã đầu tư nhiều vào việc thăm dò và phát triển các mỏ dầu dọc bờ biển Beaufort. Sau đó vào năm 2016, theo thông cáo báo chí của chính phủ, Canada tuyên bố nước này đang đóng góp 200 triệu đô Canada cho một đường cao tốc mới, sẽ “giảm chi phí sinh hoạt ở Tuktoyaktuk… tăng cơ hội phát triển kinh doanh, giảm chi phí cơ hội tiếp cận dầu khí trên cạn và ngoài khơi, và củng cố chủ quyền của Canada ở phương bắc”.
Thiết bị nghiên cứu tại cơ sở EastGRIP tại Greenland.
Biến đổi khí hậu “là động cơ”
Sailer cho biết, có một sợi chỉ đơn nhất dệt nên tăng trưởng kinh tế, quân sự và khoa học được ghi nhận trong sách của ông: mối nguy biến đổi khí hậu tiềm tàng.
Nhiều toà nhà ông chụp ở Tuktoyaktuk đang bị đe doạ vì sự xói mòn không ngừng của lớp băng vĩnh cửu. Nếu nền móng bị hư hại, những kiến trúc lâu đời này sẽ bắt đầu nghiêng và lún xuống do băng tan.
Bức ảnh của một cơ sở quân sự ở Na Uy dùng làm ảnh bìa cho cuốn sách của Sailer, “Con đường tơ lụa vùng cực”.
“Biến đổi khí hậu là động cơ đằng sau mọi sự phát triển, và tôi muốn ghi lại điều đó,” Sailer cho biết. “Nếu băng không biến mất, thì những tuyến đường giao thương sẽ không xuất hiện.”
Một vài cơ sở trong sách của Sailer dành để tìm hiểu về biến đổi khí hậu, như các địa điểm khoan lõi băng ở Kangerlussuaq, Greenland, nơi các nhà khoa học quốc tế phân tích bâng tích tụ qua hàng trăm ngàn năm để hiểu rõ hơn về sự thay đổi các kiểu hình khí quyển và thời tiết.
Cơ sở Ramfjordmoen, gần Tromsø, Na Uy, được dùng để nghiên cứu tương tác giữa Trái Đất và mặt trời.
Sailer hy vọng bằng cách xuất bản “Con đường tơ lụa vùng cực”, ông có thể cho công chúng thấy sự phát triển ở Bắc Cực ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu thế nào.
“Làm nhiếp ảnh gia là phải đi đến những nơi ít được biết hơn như này, nơi có những thứ ảnh hưởng đến xã hội của chúng ta đang diễn ra, và mang những sự kiện ấy ra ánh sáng,” ông nói. “Tôi mang đến những bức ảnh này với hy vọng làm dấy lên một cuộc thảo luận, và với hy vọng mọi người sẽ bắt đầu nghĩ về những chủ đề này hoặc suy ngẫm về thế giới quanh mình theo một cách mới.”
Một trong những bức ảnh của Gregor Sailer tử Trạm Điện Krafla, một nhà máy điện địa nhiệt ở Iceland.
“Tôi thích bầu không khí thô sơ và ánh sáng thú vị của nơi này khi mọi thứ đều phô bày ra hết,” ông trả lời trong một video phỏng vấn, giải thích rằng Bắc Cực “luôn hấp dẫn” ông. “Một mặt, hoang dã luôn muốn giết tôi, nhưng mặt khác, sự sống cũng luôn tồn tại và tiếp diễn. Có những chuyện xảy ra ở nơi hoang vu hẻo lánh này có ảnh hưởng đến chúng ta, và quan trọng là mọi người cần hiểu được những sự phát triển này.”
Sách mới của Sailer, “Con đường tơ lụa vùng cực”, khám phá Bắc Cực qua lăng kính của kiến trúc. Trong 4 năm qua, vị nhiếp ảnh gia đã ghé thăm Canada, Na Uy, Greenland và Iceland, chụp ảnh những công trình ở nơi cực bắc thế giới.
Hệ thống Cảnh báo phía Bắc (NWS), một hệ thống rada tiền báo phòng không do Hoa Kỳ và Canada hợp tác xây dựng.
“Rõ ràng từ đầu không có nhiều kiến trúc ở Bắc Cực, vậy nên tôi trở về với rất ít tư liệu,” Sailer kể về những chuyến đi đầu của mình. Sau đó ông tập trung vào những cơ sở nghiên cứu khoa học, căn cứ quân sự, trung tâm phát triển kinh tế và khai thác nguyên liệu thô ở vùng hẻo lánh.
Không khác gì vẻ ngoài của khu vực, những cơ sở này cũng thường mộc mạc và lạnh lẽo. Gồm các hình khối sắc cạnh và bộ phận kiến trúc lộ ra, hình dạng chức năng của chúng nổi bật giữa cái tiêu điều của xung quanh.
“Tôi muốn công trình của mình thể hiện bản chất lộ thiên đến cùng cực của những cơ sở này,” Sailer cho biết. “Tôi cố gắng tạo ấn tượng về không gian toàn cảnh nơi tôi làm việc, và sau đó quyết định chụp chi tiết quan trọng để người ngoài có thể cảm nhận không gian này.”
Caisson Retained Island, một dàn giáo của giàn khoan thăm dò ở biển Beaufort.
Công trình trong vùng đất hoang
Trong lúc chụp ảnh cho dự án, Sailer phải chịu đựng bão tuyết và nhiệt độ thấp hơn -60 độ F. Ông dùng máy ảnh cơ không pin (vì pin có thể nhanh chóng cạn kiệt trong nhiệt độ âm), giúp ông bớt lo nghĩ hơn trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Làm việc với cuộn phim vật lý vẫn khiến vị nhiếp ảnh gia dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, vì phim có thể dễ dàng hư hỏng hoặc mất ảnh. Tuy nhiên, Sailer thích sử dụng máy ảnh cơ: “Một phần vì cuộc chơi mạo hiểm. Nó giúp tôi tỉnh táo hơn, bình tĩnh hơn và nâng cao nhận thức.”
Một trạm radio ở Tacan, West Greenland.
Nhìn bề ngoài, những kiến trúc trong ảnh của Sailer tiết lộ rất ít về dụng ý chức năng của chúng; những ăn-ten, đĩa vệ tinh và dây điện treo lơ lửng giữa tháp rada được tìm thấy trong các khu căn cứ quân sự và cơ sở nghiên cứu đều giống nhau. Nhưng vị nhiếp ảnh gia cho biết những bức ảnh của ông quan tâm nhiều hơn việc khám phá cách vận hành của những kiến trúc ấy trong vùng đất.
Cơ sở nghiên cứu EastGRIP tại Greenland, nơi các nhà khoa học khoan băng để tìm hiểu các điều kiện khí hậu trước đây và diễn tiến của sông băng.
“Tôi muốn chụp cảnh đồng không mông quạnh nhưng không trống vắng. Tôi thấy quan trọng là người xem cảm nhận được bối cảnh xung quanh và không gian của quang cảnh kỳ vĩ này,” ông giải thích, rồi nói thêm: “Tôi cố làm điều đó qua những bức ảnh toàn cảnh (đầu), và sau đó bằng cách đi vào chi tiết, để người xem có thể hình dung rõ hơn về chức năng của những cơ sở này.”
Nhận thức về không gian lan toả rộng khắp “Con đường tơ lụa vùng cực”. Những bức ảnh của Sailer không nhấn mạnh vào kích thước mà nhấn mạnh vào màu sắc và hình dáng của những kiến trúc, khiến cảnh vật trống vắng mang lại cho người xem một cảm giác bao quát về môi trường xung quanh.
Doanh trại ở Kangerlussuaq, Greenland, địa điểm của một số căn cứ quân sự trước đây.
Một số toà nhà, như tháp rada phòng không ở Tuktoyaktuk, Canada, được xây dựng từ những vật liệu trắng hoặc xám gần như hoà lẫn không tì vết vào khung trời nhợt nhạt. Những bức ảnh khác thì khắc hoạ những toà nhà nhỏ sáng màu đứng trơ trọi đối lập hoàn toàn với quang cảnh trắng xoá xung quanh, như các toà nhà tại cơ sở nghiên cứu EastGRIP ở Greenland.
Cơ sở nghiên cứu EastGRIP ở Greenland.
Cuộc đua giành tầm ảnh hưởng
Có lẽ Bắc Cực chứa những dải đất lớn không quá mến khách, nhưng giờ đây nó là chủ thể ngày càng được quan tâm trong địa chính trị. Các quốc gia như Nga, Hoa Kỳ và gần đây hơn là Trung Quốc đều đang chạy đua phát triển những tuyến hải vận mới trong khu vực.
Những nghiên cứu tại EastGRIP nhằm tìm hiểu những điều kiện khí hậu trước đây và diễn tiến của sông băng.
Vừa vặn thay, Sailer đã mượn ý tưởng cái tên Con đường tơ lụa của Trung Quốc cho dự án của mình, một đề xuất được chính phủ hậu thuẫn nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và vận chuyển ở vùng cực bắc. Tên của quyển sách, giống như nội dung của nó, nói về sự cạnh tranh và hợp tác đã định nghĩa nên mối quan hệ quốc tế trong khu vực.
Một số bức ảnh của Sailer tập trung vào Đài quan sát Bắc Cực Trung Quốc-Iceland (CIAO), một nỗ lực chung giữa hai quốc gia để thu thập dữ liệu về tương tác của mặt trời-trái đất trong bầu khí quyển vùng cực, chẳng hạn như cực quang. Ở những bức ảnh khác, Sailer mô tả một căn cứ Alaska do Bộ chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ quản lý (NORAD), một tổ chức ra đời từ nỗi lo Chiến tranh lạnh qua những tiến bộ công nghệ của Xô viết, có nhiệm vụ giám sát không phận của Mỹ và Canada.
Đài quan sát Bắc Cực Trung Quốc-Iceland là kết quả của sự hợp tác khoa học giữa hai viện nghiên cứu của hai quốc gia.
Nhưng tuyên bố lãnh thổ ở Bắc Cực không chỉ là về quyền tự vệ, chúng còn là đảm bảo quyền kiểm soát những nguồn lực ẩn sâu bên dưới lớp băng đang tan, như dầu mỏ và khí tự nhiên, Günter Köck, điều phối viên của Chương trình Nghiên cứu Quốc tế của Học viện Khoa học Áo, viết trong cuốn sách của Sailer.
Lấy ví dụ như khu định cư Bắc Cực của Tuktoyaktuk (một chương trong sách của Sailer) trên bờ biển Beaufort giàu dầu mỏ. Trong vài thập kỷ gần đây, các công ty dầu khí đã đầu tư nhiều vào việc thăm dò và phát triển các mỏ dầu dọc bờ biển Beaufort. Sau đó vào năm 2016, theo thông cáo báo chí của chính phủ, Canada tuyên bố nước này đang đóng góp 200 triệu đô Canada cho một đường cao tốc mới, sẽ “giảm chi phí sinh hoạt ở Tuktoyaktuk… tăng cơ hội phát triển kinh doanh, giảm chi phí cơ hội tiếp cận dầu khí trên cạn và ngoài khơi, và củng cố chủ quyền của Canada ở phương bắc”.
Thiết bị nghiên cứu tại cơ sở EastGRIP tại Greenland.
Biến đổi khí hậu “là động cơ”
Sailer cho biết, có một sợi chỉ đơn nhất dệt nên tăng trưởng kinh tế, quân sự và khoa học được ghi nhận trong sách của ông: mối nguy biến đổi khí hậu tiềm tàng.
Nhiều toà nhà ông chụp ở Tuktoyaktuk đang bị đe doạ vì sự xói mòn không ngừng của lớp băng vĩnh cửu. Nếu nền móng bị hư hại, những kiến trúc lâu đời này sẽ bắt đầu nghiêng và lún xuống do băng tan.
Bức ảnh của một cơ sở quân sự ở Na Uy dùng làm ảnh bìa cho cuốn sách của Sailer, “Con đường tơ lụa vùng cực”.
“Biến đổi khí hậu là động cơ đằng sau mọi sự phát triển, và tôi muốn ghi lại điều đó,” Sailer cho biết. “Nếu băng không biến mất, thì những tuyến đường giao thương sẽ không xuất hiện.”
Một vài cơ sở trong sách của Sailer dành để tìm hiểu về biến đổi khí hậu, như các địa điểm khoan lõi băng ở Kangerlussuaq, Greenland, nơi các nhà khoa học quốc tế phân tích bâng tích tụ qua hàng trăm ngàn năm để hiểu rõ hơn về sự thay đổi các kiểu hình khí quyển và thời tiết.
Cơ sở Ramfjordmoen, gần Tromsø, Na Uy, được dùng để nghiên cứu tương tác giữa Trái Đất và mặt trời.
Sailer hy vọng bằng cách xuất bản “Con đường tơ lụa vùng cực”, ông có thể cho công chúng thấy sự phát triển ở Bắc Cực ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu thế nào.
“Làm nhiếp ảnh gia là phải đi đến những nơi ít được biết hơn như này, nơi có những thứ ảnh hưởng đến xã hội của chúng ta đang diễn ra, và mang những sự kiện ấy ra ánh sáng,” ông nói. “Tôi mang đến những bức ảnh này với hy vọng làm dấy lên một cuộc thảo luận, và với hy vọng mọi người sẽ bắt đầu nghĩ về những chủ đề này hoặc suy ngẫm về thế giới quanh mình theo một cách mới.”
Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo CNN Style)
(Theo CNN Style)