- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Tai lửa mặt trời, những vòng khí màu đỏ rực rỡ ở bên ngoài rìa mặt trời, là một trong số hiếm những hiện tượng độc đáo, mạnh nhất trong tất cả những gì liên quan tới hệ mặt trời.
Theo các nhà khoa học, tai lửa mặt trời - những đợt phun trào bức xạ cường độ mạnh kéo dài hàng phút đến hàng giờ đồng hồ trên bề mặt mặt trời - có thể gây ra bão mặt trời, hủy hoại mọi thứ từ hệ thống thông tin liên lạc cho đến hành tinh của con người. Song, sự thực về các tai lửa mặt trời có lẽ nằm ở một nơi nào đó giữa những ý tưởng của sự hủy diệt và vẻ đẹp tiềm ẩn phát ra từ chúng.
Hoạt động với một chu kỳ 11 năm, mặt trời là một ngôi sao năng động và tương đối dễ đoán. Trong suốt những chu kỳ này, cường độ của tai lửa mặt trời dần phát triển. Tuy nhiên, cường độ của các chu kỳ mặt trời có thể đạt đến điểm thấp trong chu kỳ của nó (giai đoạn mặt trời ít hoạt động) và sau đó nhanh chóng trở nên hoạt động tích cực và mạnh mẽ hơn.
Chu kỳ mặt trời hiện nay, được biết đến là chu kỳ hoạt động thứ 24, bắt đầu từ ngày 04/01/2008 và dự kiến năng lượng của nó sẽ đạt cực đại vào tháng 6/2013. Các nhà nghiên cứu đang dự đoán chu kỳ mặt trời hiện tại sẽ mạnh gấp khoảng 2/3 so với chu kỳ của năm 2001.
Tai lửa mặt trời xảy ra tại phần hoạt động mạnh của một chu kỳ. Thật may mắn là rất ít tai lửa mặt trời hướng trực tiếp về Trái đất và ngay cả khi chúng có hướng tới, khí quyển và từ quyển của Trái đất đủ mạnh để ngăn chặn và chuyển hướng đi của chúng.
Tuy nhiên điều đáng buồn là từ quyển của trái đất đang dần bị suy yếu bởi tác động của mội trường, vì thế khả năng bảo vệ hành tinh của từ quyển không còn mạnh như trước đây. Hơn thế, khi được nhà khoa học phát hiện ra, các tai lửa mặt trời đã gây thiệt hại nghiêm trọng tới hành tinh chúng ta ngay cả khi từ quyển trở nên mạnh hơn.
Chẳng hạn như, năm 1859, một cơn bão mặt trời lớn trên tầng thượng quyển của mặt trời đã đốt cháy hệ thống dây điện báo trên khắp châu Âu và Mỹ. Vụ bùng nổ mang tên “Carrington” này làm 2/3 bầu trời trái đất chìm trong cực quang đỏ sẫm chỉ sau một đêm, khiến toàn bộ hệ thống định vị và liên lạc toàn cầu tê liệt. Gần đây hơn, vào năm 1989 và 2003, hệ thống điện ở nhiều vùng tại Mỹ và Canada ngừng hoạt động vì bão mặt trời.
Trong trường hợp xấu nhất, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn. Một tai lửa mặt trời lớn có thể “hạ gục” hệ thống điện, khiến 150 triệu người ở Hoa Kỳ sống trong trạng thái không có điện.
Tai lửa mặt trời cường độ lớn cũng có thể làm tăng lực hấp dẫn của Trái đất lên các vệ tinh, khiến chúng rơi xuống trái đất và dẫn đến thiệt hại lớn tới hệ thống truyền thông toàn cầu. Bên cạnh các sự cố về hệ thống thông tin liên lạc, một tai lửa mặt trời lớn còn có thể gây hỏng cả hai hệ thống phân phối nước và điện trên hành tinh.
Trường hợp xấu nhất sẽ là một tai lửa mặt trời đập đủ mạnh vào từ quyển khiến cho các cực từ của Trái đất bị đảo ngược. Nếu điều này xảy ra, siêu núi lửa Yellowstone tại Hoa Kỳ có thể nổ tung, và sức mạnh của vụ nổ này tương đương với 10 quả bom nguyên tử loại A. Trong một hiệu ứng domino đáng sợ, tro của vụ nổ sẽ ngăn chặn ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất trong nhiều tháng, do đó sẽ làm gián đoạn sự phát triển của thực vật cũng như tác động đến chuỗi thực phẩm.
Pokemon
Ảnh: Enviroment