- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Năm nay, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cam kết không để xảy ra tình trạng “xếp hàng trắng đêm tuyển sinh mầm non", nhưng không có một kế hoạch nào để có đủ chỗ học cho tất cả học sinh đúng tuyến. Vì vậy, các trường phải tự chọn phương cách tuyển sinh nào được cho là “êm ả” nhất.
Trao đổi với PV Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Kim Xuyến, Phó trưởng phòng GD-ĐT Q.Cầu Giấy, cho biết: “Dù chưa có số liệu chính xác về số trẻ trong độ tuổi tuyển sinh và tùy đặc thù của mỗi trường mà có phương án tuyển sinh, nhưng dự kiến năm nay vẫn có một số trường mầm non trên địa bàn quận như Họa Mi, Dịch Vọng Hậu... phải áp dụng hình thức bốc thăm”.
Tương tự, bà Đinh Thị Thanh Hằng, Phó trưởng phòng GD-ĐT Q.Hoàng Mai, phân trần: “Mùa tuyển sinh năm nay chưa thể có phương án thay thế việc bốc thăm tuyển sinh ở mầm non. Toàn quận mới chỉ đáp ứng được khoảng hơn 50% cháu so với nhu cầu thực tế. Nếu để tuyển sinh mạnh ai nấy làm thì rất lộn xộn”.
Còn bà Lưu Thị Tường Vân, Phó trưởng phòng GD-ĐT Q.Ba Đình, thông tin: “Số trường mầm non công lập trên địa bàn quận hiện nay chỉ đáp ứng được hơn 40% nhu cầu gửi trẻ của người dân. Nếu tính cả trường ngoài công lập cũng mới đạt chưa đầy 80%. Từ năm ngoái đến nay không tăng thêm được trường nào thì chắc chắn một số trường như Thành Công A, Tuổi Thơ, Hoa Hướng Dương, Trường 1.6... cũng sẽ phải tính đến phương án bốc thăm nhằm tránh tình trạng phụ huynh phải thức trắng đêm trước cổng trường để mong có một suất học cho con”.
Theo đúng tinh thần chỉ đạo của TP, để thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi nên các trường công lập sẽ ưu tiên tối đa để tuyển sinh tất cả trẻ 5 tuổi nếu phụ huynh có nhu cầu. Lãnh đạo các phòng GD-ĐT đều khẳng định sau khi đáp ứng hết chỗ học cho trẻ 5 tuổi mới tính đến trẻ từ 4 tuổi trở xuống. Bà Nguyễn Thị Kim Xuyến cho biết: “Trường hợp nếu trẻ 5 tuổi đông quá thì buộc phải giảm độ tuổi trẻ nhỏ hơn, không có cách nào khác”.
Các nhà quản lý giáo dục đều nhìn nhận việc phải để phụ huynh “chơi” trò may rủi tìm chỗ học cho con ở trường mầm non công lập là điều bất đắc dĩ. Tuy nhiên, khi cung quá thiếu so với cầu thì đây là cách làm bảo đảm trật tự hơn cả.
Bà Đinh Thị Thanh Hằng nói: “Việc bốc thăm tuyển sinh đã diễn ra trên địa bàn 4 năm nay và rất êm ả, chưa có điều tiếng nào do thực hiện công khai và minh bạch. Hiện nay, quận đã có dự án xây thêm 6 trường mầm non nên khả năng bỏ cách tuyển sinh bằng bốc thăm phải năm sau mới làm được”.
Theo bà Hoàng Thanh Hương, Trưởng phòng Giáo dục mầm non - Sở GD-ĐT Hà Nội, dân số Hà Nội tăng nhanh, mỗi năm học sinh mầm non tăng từ 30.000 - 35.000 trẻ, trong khi đó việc xây trường thường không theo kịp. Do đó, nếu mất cơ hội được vào trường công lập (với định mức hỗ trợ từ ngân sách thành phố là 3,4 triệu đồng/năm/trẻ), phụ huynh không có điều kiện kinh tế buộc phải gửi con vào những nhóm lớp tư thục không rõ chất lượng và nhiều nguy cơ.
Nguồn :tinnong .vn
Trao đổi với PV Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Kim Xuyến, Phó trưởng phòng GD-ĐT Q.Cầu Giấy, cho biết: “Dù chưa có số liệu chính xác về số trẻ trong độ tuổi tuyển sinh và tùy đặc thù của mỗi trường mà có phương án tuyển sinh, nhưng dự kiến năm nay vẫn có một số trường mầm non trên địa bàn quận như Họa Mi, Dịch Vọng Hậu... phải áp dụng hình thức bốc thăm”.
Tương tự, bà Đinh Thị Thanh Hằng, Phó trưởng phòng GD-ĐT Q.Hoàng Mai, phân trần: “Mùa tuyển sinh năm nay chưa thể có phương án thay thế việc bốc thăm tuyển sinh ở mầm non. Toàn quận mới chỉ đáp ứng được khoảng hơn 50% cháu so với nhu cầu thực tế. Nếu để tuyển sinh mạnh ai nấy làm thì rất lộn xộn”.
Còn bà Lưu Thị Tường Vân, Phó trưởng phòng GD-ĐT Q.Ba Đình, thông tin: “Số trường mầm non công lập trên địa bàn quận hiện nay chỉ đáp ứng được hơn 40% nhu cầu gửi trẻ của người dân. Nếu tính cả trường ngoài công lập cũng mới đạt chưa đầy 80%. Từ năm ngoái đến nay không tăng thêm được trường nào thì chắc chắn một số trường như Thành Công A, Tuổi Thơ, Hoa Hướng Dương, Trường 1.6... cũng sẽ phải tính đến phương án bốc thăm nhằm tránh tình trạng phụ huynh phải thức trắng đêm trước cổng trường để mong có một suất học cho con”.
Người nhà học sinh xếp hàng lấy phiếu bốc thăm vào Trường mẫu giáo Thành Công (Q.Ba Đình, Hà Nội) năm học 2012 – 2013. Ảnh: Ngọc Thắng |
Các nhà quản lý giáo dục đều nhìn nhận việc phải để phụ huynh “chơi” trò may rủi tìm chỗ học cho con ở trường mầm non công lập là điều bất đắc dĩ. Tuy nhiên, khi cung quá thiếu so với cầu thì đây là cách làm bảo đảm trật tự hơn cả.
Bà Đinh Thị Thanh Hằng nói: “Việc bốc thăm tuyển sinh đã diễn ra trên địa bàn 4 năm nay và rất êm ả, chưa có điều tiếng nào do thực hiện công khai và minh bạch. Hiện nay, quận đã có dự án xây thêm 6 trường mầm non nên khả năng bỏ cách tuyển sinh bằng bốc thăm phải năm sau mới làm được”.
Theo bà Hoàng Thanh Hương, Trưởng phòng Giáo dục mầm non - Sở GD-ĐT Hà Nội, dân số Hà Nội tăng nhanh, mỗi năm học sinh mầm non tăng từ 30.000 - 35.000 trẻ, trong khi đó việc xây trường thường không theo kịp. Do đó, nếu mất cơ hội được vào trường công lập (với định mức hỗ trợ từ ngân sách thành phố là 3,4 triệu đồng/năm/trẻ), phụ huynh không có điều kiện kinh tế buộc phải gửi con vào những nhóm lớp tư thục không rõ chất lượng và nhiều nguy cơ.
Nguồn :tinnong .vn
Hiệu chỉnh bởi quản lý: