Vào “ổ lừa” sim đa cấp

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Nhận được phản ánh của hai nữ sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng TP. HCM về việc bị lừa bởi công ty bán sim đa cấp, phóng viên Sinh Viên Việt Nam đã đóng vai sinh viên tìm việc để thâm nhập vào mạng lưới kinh doanh đa cấp bất chính này.

“Mất tiền ức lắm!”

Mi và Nhi rủ nhau xin việc làm thêm kiếm tiền. Lên mạng, Mi thấy một thông báo tuyển người từ nhân viên công ty CP Dịch vụ Nam Thiên (số SS1N, đường Hồng Lĩnh, P. 15, Q. 10, TP. HCM). Liên lạc với nhân viên tên Minh Quân, hai bạn được anh này hướng dẫn mang hồ sơ đến phỏng vấn: “Hồ sơ không cần công chứng cũng được”.


Dù không ít cảnh báo nhưng rất đông sinh viên vẫn đến tham gia tuyển dụng

Trong buổi phỏng vấn, Mi và Nhi được gợi ý làm công việc văn phòng, thanh toán cước phí điện thoại, giao dịch khách hàng, báo cáo công việc. Để bắt đầu, hai bạn phải đóng tiền trước đăng ký hòa mạng (110.000 đồng, nếu đã có sim sẵn) hoặc 135.000 đồng để mua sim mới. Nhi vẫn đang lấn cấn chuyện đi làm và giờ học Anh văn. Nhân viên tuyển dụng khuyên nên đóng trước, sau đó nếu lịch học trùng giờ làm thì công ty sẽ hoàn trả lại tiền. Tin tưởng lời nhân viên này, cả Mi và Nhi đóng cho công ty phí 245.000 đồng và lấy biên lai thu tiền.

Khi biết lịch học không thể đáp ứng ngày giờ đi làm, hai bạn đến xin rút lại tiền đã đóng. Nhân viên Minh Quân hẹn buổi sáng đến gặp kế toán viên, tên Cúc. Nhưng đúng giờ hẹn, đến công ty, hai bạn nhận được câu trả lời: Không có kế toán viên nào tên Cúc cả. Tiếp tục gọi điện cho Quân, lại được hẹn buổi tối nhưng khi đến chỉ có một nhân viên tên Trúc. Cô này nói: “Ca sáng giải quyết buổi sáng, buổi chiều không giải quyết!”. Đến lần thứ ba, hai bạn lại được Quân hẹn đến gặp kế toán viên tên Nhi. Lần này, kế toán viên nói thẳng với các bạn rằng, công ty không hoàn tiền lại vì đã dùng tiền gửi đi làm sim rồi (!).

Mi cho biết: “Chiêu thức của công ty là dụ mình đóng tiền rồi hứa miệng hoàn trả nhưng không thực hiện. Nhân viên tên Quân cho tụi mình vài cái tên ảo để tụi mình đi tới đi lui nản rồi bỏ cuộc. Lúc này, tụi mình mới nhận ra, đây là một công ty lừa đảo. Trước khi đến phỏng vấn, lúc gửi xe, có một bạn nữ sinh viên trường ĐH Hùng Vương đi ra, dặn đừng đóng bất kỳ khoản tiền nào nhưng không hiểu sao tụi mình lại nhẹ dạ như vậy. Về nhà trọ, mình kể ra mới biết có một chị trong cùng nhà trọ đã từng mất tiền oan cho công ty này nhưng nghĩ số tiền hơn 100.000 đồng không quá lớn và sợ bị chê cười nên không kể ra”.

Đi học cách… lừa

Trong vai người đi xin việc, với trang phục cố ý sơ sài, phóng viên đến công ty kể trên nộp hồ sơ và ngồi chờ gọi tên đến lượt phỏng vấn. Mới sáng sớm, đã có chục bạn sinh viên cầm hồ sơ đến xếp hàng. Làm một bộ hồ sơ chỉ với bằng tốt nghiệp THPT, sơ yếu lý lịch và đơn xin việc viết sơ sài, không cần công chứng, tôi cũng được ngồi vào hàng đợi gọi tên sang phòng bên phỏng vấn.

Nhân viên công ty nhìn cách ăn mặc lôi thôi của tôi, tỏ vẻ không hài lòng: “Yêu cầu lần sau ăn mặc lịch sự hơn!”. Khi nghe tôi nói về công việc chạy bàn cho một quán cơm với mức lương bèo, anh này liền nói: “Vào đây, bạn sẽ được làm công việc văn phòng. Bạn có hay lên mạng không?”. Tôi trả lời rằng chỉ biết qua loa, thỉnh thoảng có sử dụng e-mail và chat. Dù vậy, anh nhân viên phỏng vấn cũng gật đầu nhận tôi vào làm.

Phần quan trọng đã đến. Nhân viên tuyển dụng rút dưới bàn một tờ giấy ghi biểu giá hai hình thức nạp tiền hòa mạng (đóng 110.000 đồng) và mua sim mới (135.000 đồng), yêu cầu tôi chọn để nạp tiền. Anh ta hỏi thẳng: “Bạn có mang đủ tiền theo không?”. Tôi chọn mua bộ sim mới giá 135.000 đồng, kèm hóa đơn không có đóng dấu kế toán. Cuối hóa đơn có ghi chú: “Không hoàn tiền lại”. Hóa đơn cũng ghi hẹn ngày hôm sau đi học kỹ năng làm việc.

Hôm sau, tôi đến trễ 5 phút so với giấy hẹn. Phòng học chật chội, có đến hơn 30 sinh viên. Những bạn đi trễ từ 10 phút gõ cửa đều nhận được cái khoát tay đuổi về của Giám đốc Trần Minh Tuấn. Trong buổi học, ông Tuấn trình bày về tiềm năng của việc phân phối sim điện thoại di động và hướng đi của công ty là mỗi người tham gia là một “đại lý phân phối sim linh động, có thể làm việc bất cứ giờ giấc nào và bất kỳ nơi đâu”. Theo đó, để đảm bảo được yêu cầu thử việc, nhân viên mới phải đạt doanh thu ít nhất 2 triệu đồng từ việc mời người khác nạp tiền điện thoại. Ông Tuấn gợi ý: “Hãy bắt đầu từ người thân, bạn bè cùng lớp, cùng nhà trọ vì ai cũng có nhu cầu nạp tiền điện thoại”. Bên cạnh đó, yêu cầu của công ty là phải tự tìm được 5 nhân viên khác giới thiệu vào công ty để tạo lập nhóm và quản lý nhóm.

Đến lúc này, hiểu ra đây thực chất là hình thức bán hàng đa cấp, lớp học bắt đầu xôn xao với hàng loạt câu hỏi. Có bạn thắc mắc về việc đóng phí hòa mạng, ông Tuấn nói ngay: “Sim này công ty phải mua 500.000 đồng/cái (!) . Đáng ra, chúng tôi phát không cho các bạn. Nhưng như vậy thì ngày mai mọi người ồ ạt kéo đến, công ty sẽ trở thành điểm phát sim miễn phí. Do đó, chúng tôi chỉ thu một khoản trên 100.000 đồng thôi, chẳng đáng là bao”. Còn về định mức 2 triệu đồng/tháng cho nhân viên mới, ông Tuấn phất tay: “Các bạn bán được 2 triệu đồng, tôi chỉ mới có 20.000 đồng thôi. Con số này rất là nhỏ. Nhân viên công ty đều làm cả chục triệu đồng/tháng. Nếu làm không được 2 triệu đồng thì nên nghỉ”.

Sau buổi học này, các học viên được hướng dẫn sang một phòng khác, gặp nhân viên Quân để được điểm danh. Một số bạn sinh viên không vào điểm danh mà bỏ về ngay sau khi buổi học kết thúc.

Các buổi học sau, nhân viên mới được hướng dẫn cách làm sao phát triển thị trường, tìm thêm 5 nhân viên để tạo nhóm, cách thức đăng tin trên mạng, đặc biệt nhất là cả cách dùng địa chỉ giả gần công ty và đưa thông tin lập lờ, miễn làm sao dẫn dụ ứng viên đến tuyển dụng càng nhiều càng tốt.

Theo SVVN
 
sao ko đập vào mặt cái thèn quân cẩu đó mà bỏ về và chiu thua như thế. dở quá.............. gặp tớ thì đừng mơ nuốt trôi số tiền đó...........
 
Hờ hờ, hay nhể, sau này chắc ngành nghề nào cũng đa được cấp được quá :KSV@19:
 
×
Quay lại
Top Bottom