- Tham gia
- 29/6/2018
- Bài viết
- 288
Shinkai Makoto sinh năm 1973 tại Nagano. Đạo diễn, biên kịch, tiểu thuyết gia nổi tiếng của Nhật Bản, được mệnh danh là "ảo thuật gia của những nỗi buồn", cả trên màn ảnh rộng lẫn trên những trang văn.
Khu vườn ngôn từ là tác phẩm thứ hai sau Năm centimet trên giây được Shinkai Makoto chuyển thể tiểu thuyết từ bộ phim hoạt hình được công chiếu vào năm 2013 cùng tên.
Trong nguyên gốc thì bộ phim chỉ dài 46 phút, được kể lại từ góc nhìn của cặp đôi chính: Takao và Yukino, còn trong tiểu thuyết thì số lượng nhân vật tự sự đã được tăng lên, kéo theo đó là sự gia tăng nội dung. Do đó, dù những ai đã hay chưa từng xem qua phim cũng sẽ cảm thấy thú vị khi đọc quyển tiểu thuyết này.
"Khu vườn ngôn từ là câu chuyện về một tình yêu (孤悲 cô bi) thậm chí còn xa xưa hơn cả tình yêu (愛 ái)."-Đây là câu tiêu đề cho bộ phim hoạt hình gốc.
Đây là phim cũng như là tiểu thuyết đầu tiên ông làm về tình yêu theo đúng nghĩa nguyên thủy của tình yêu ở Nhật. Chữ yêu của người Nhật, Koi ( 恋 luyến) ban đầu được viết là Koi ( 孤悲 cô bi) nghĩa là nỗi buồn một mình. Shinkai Makoto cho rằng khái niệm tình yêu hiện đại, Ai ( 愛 ái) là du nhập từ phương Tây. Mặc dù bối cảnh phim là ở hiện tại, nhưng phim sẽ là về koi theo nghĩa nguyên sơ của nó: nỗi buồn khi lưu luyến ai đó trong đơn độc.
Cách đây một nghìn ba trăm năm, khoảng thời gian mà người ta dùng Koi ( 孤悲 cô bi) để gọi tình yêu, chính là thời đại của Vạn Diệp tập.
Vạn Diệp tập là tên một tập thơ, nghĩa là "tập thơ lưu truyền cho vạn đời sau", cũng có nghĩa là "tập thơ vạn lời". Tập thơ gồm 20 cuốn, chép lại trên dưới 4500 bài thơ sáng tác trong khoảng 350 năm, chủ yếu có các thể thơ tanka, choka, sedoka. Tập thơ này được Otomono Yakamachi sưu tập và biên soạn.
Shinkai Makoto đã dùng 10 bài thơ trong Vạn Diệp tập (tương đương với 10 chương) cho quyển tiểu thuyết Khu vườn ngôn từ, đây cũng là một trong những nét nổi bật của quyển tiểu thuyết.
Dưới đây là 10 bài thơ đó và các phần dịch nghĩa cùng hoàn cảnh sáng tác của tác giả cuốn sách được tôi viết vắn tắt lại.
1. -Vạn Diệp tập, quyển 1, bài 82
Cõi lòng tràn cô tịch
buông vô tận vô cùng
Khi ngẩng đầu
lặng ngắm
Mưa giăng đầy khinh thông
Dịch nghĩa
Mưa cuối thu tầm tã như dòng nước chảy, giăng khắp bầu trời mênh mông. Ngước nhìn cảnh mưa ấy, nỗi cô đơn dâng đầy trái tim.
Hoàn cảnh sáng tác
Đây là khổ đầu tiên trong ba khổ thơ do Nagata sáng tác bên một dòng suối trong núi vào tháng Tư năm Wado thứ Năm (tức 712), trên đường đến điện Itsukinomiya ở Ise. Itsukinomiya là cung điện để các thành viên thân tộc chưa kết hôn được cử đến phục vụ cho Thần điện Ise. Cơn mưa lạnh trong bài thường chỉ cơn mưa cuối thu đầu đông, không hợp với thời gian sáng tác bài thơ, nên có thể coi nó như một cách tả ý, rằng cơn mưa bắt gặp trên chặng đường đến Ise biểu đạt nỗi cô đơn đang lan tỏa trong lòng tác giả.
2. -Vạn Diệp tập, quyển 11, bài 2513
Ầm ì sấm dội
cuồn cuộn mây trôi
Mưa rơi chăng tá?
để ta
lưu người...
Dịch nghĩa
Sấm vang lên, đột nhiên mây đen kéo tới, băn khoăn chẳng biết hôm nay ngoài trời có mưa không, vì ta muốn giữ người ở lại.
Hoàn cảnh sáng tác
Ở đây, "tiếng sấm" được mô tả là "sấm dội", tạo cảm giác thần bí, được sử dụng như một cách diễn tả nỗi sợ hãi của chủ thể. Bài thơ này do cô gái hát lên khi muốn níu giữ chàng trai. Vì muốn ngăn chàng về mà cô thầm ước cơn mưa hãy rơi mau.
3. -Vạn Diệp tập, quyển 4, bài 632
Ta biết phải làm sao
nàng tựa quê trăng cao
Mắt nhìn theo
khao khát
Mà ta với được nào?
Dịch nghĩa
Trông thấy mà chẳng chạm tới được. Em như cây cổ thụ trên cung trăng xa xôi, ta biết làm sao mới có được em đây.
Hoàn cảnh sáng tác
Đây là bài thơ mà Yuharano Oki gửi tặng một người thiếu nữ. Mượn từ truyền thuyết của Trung Quốc về cây thần trên cung trăng, ông sáng tác một bài thơ về người thiếu nữ đó. Bài thơ thể hiện niềm ngưỡng mộ đối với người con gái xinh đẹp cao xa mà ông chỉ gặp được chứ không thể có được.
4. -Vạn Diệp tập, quyển 8, bài 1627
Nở đầy bên ngách cửa
tử đằng
hoa trái mùa
Mà ngập đầy trong mắt
nụ cười em, lạ chưa
Dịch nghĩa
Hoa tử đằng nở muộn, trong sân nhà tôi, người yêu ơi, mong được nhìn thấy, nụ cười của em.
Hoàn cảnh sáng tác
Bài đầu tiên trong hai bài thơ Otomo no Yakamochi làm tặng Sakanoue no Iratsume, lấy chủ đề hoa tử đằng nở muộn và những chiếc lá cây đậu chĩa ba đã chuyển màu đỏ.
Bài thơ ví vẻ đẹp của người con gái là hiếm có trên đời, giống như vẻ đẹp của hoa tử đằng nở muộn.
5. -Vạn Diệp tập, quyển 1, bài 20
Lạc giữa
đồng tím ngắt
thượng uyển hoa bạt ngàn
Em mau buông tay áo
kẻo người ta ngó sang
Dịch nghĩa
Đi trên cánh đồng hoa murasaki nhuộm nắng chiều màu cam, cứ lang thang trong vườn thượng uyển như thế, làm gì mà người làm vườn không thấy ít ra là bóng tay áo lất phất.
Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được công chúa Nukata sáng tác vào ngày mùng 5 tháng Năm năm Tenchi thứ 7 (năm 668), khi Thiên hoàng Tenchi đi săn ở Komono, vùng Omi. Em trai của Thiên hoàng, hoàng tử Oama là nhân vật có tay áo được nhắc đến trong bài thơ, sau này ông có sáng tác một bài thơ đối đáp lại. Hoa murasaki là loài cây nở hoa màu trắng vào đầu hạ, rễ cây được dùng làm thuốc nhuộm màu tím, và được trồng ở vùng Komono. "Đồng tím ngát" trong bài thơ tức là "đồng hoa murasaki", được gọi là "thượng uyển", ngụ ý không phải khu vực mà ai cũng được vào. Còn "buông tay áo" là một hành động liên quan đến tình yêu.
6. -Vạn Diệp tập, quyển 2, bài 117
Thương sao một kiếp anh hòa
cam tâm tình nguyện rơi vào đơn phương
Mà nay tuấn tú đường đường
là ta
vẫn lạc vào vườn yêu đương
Dịch nghĩa
Ta là bậc đại trượng phu, từng nói sẽ không bao giờ yêu đơn phương, vậy mà giờ đây ta tự thấy hổ thẹn bởi đã yêu nàng.
Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được hoàng tử Toneri no Miko sáng tác dành tặng công chúa Toneri. Bài thơ thể hiện tâm trạng trăn trở của người đàn ông thân làm quan, quyền cao chức trọng nhưng lại không thể điều khiển được cảm xúc của mình.
7. -Vạn Diệp tập, quyển 4, bài 738
Trần ai tràn đau khổ
tình sầu làm sao nguôi
Trái tim
tràn nức nở
chỉ mong chết cho rồi
Dịch nghĩa
Ta biết, thế gian này nhiều nỗi đau đắng cay, bởi yêu đương mà cũng đớn đau muốn chết.
Hoàn cảnh sáng tác
Đây là khổ thơ đầu tiên trong hai khổ thơ mà Sakanoue no Iratsume gửi tặng Otomo Yakamochi. Ngôn từ diễn tả chân thực cảm xúc vật vã khi yêu.
8. -Vạn Diệp tập, quyển 11, bài 2514
Dẫu sấm không vang dội
dù mưa
chẳng tuôn rơi...
Chỉ cần em mong muốn
thì ta sẽ chẳng rời
Dịch nghĩa
Tiếng sấm từ xa vọng lại, dẫu trời chẳng mưa, ta cũng sẽ ở lại nơi đây nếu như em níu giữ.
Hoàn cảnh sáng tác
Đây là bài thơ đáp lại lời người con gái muốn lấy mưa làm lý do để giữ chân người mình yêu, chàng trai bày tỏ ý sẽ ở lại nếu như người con gái mong muốn điều đó. Bài thơ này là bài thơ đối đáp lại bài số 2.
9. -Vạn Diệp tập, quyển 8, bài 1500
Như hoa huệ đỏ
giấu mình trong cỏ
Đồng mùa hạ xanh
Tình riêng em cũng
quắt quay để dành
Dịch nghĩa
Giống như đóa hoa huệ đỏ đơn độc nở giữa cánh đồng xanh mùa hè, tình yêu đầy nỗi xót xa vì phải giấu kín trong lòng, không thể thổ lộ với người ta yêu.
Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ của Sakanoue no Iratsume. Lấy hình ảnh trung tâm là một đóa hoa huệ đỏ nở giữa cánh đồng xanh um tùm cây cỏ. Giống như vẻ đẹp của đóa hoa huệ không ai có thể thấy ấy, tình yêu không được gửi đến đích cũng đầy khổ đau.
10. -Vạn Diệp tập, quyển 8, bài 1418
Bên bờ thác trắng xóa
cuồn cuộn
nước tung trời
Mầm quyết xanh nảy lá
mùa xuân đã đến rồi
Dịch nghĩa
Bên dòng thác chảy cuồn cuộn qua những tảng đá lớn, những chồi non của cây dương xỉ đã đâm chồi. Đúng là cảm giác của mùa xuân.
Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ chứa chan hạnh phúc của Shikinomiko. Nội dung diễn tả niềm vui khi nhận ra mùa xuân đã đến qua chồi non của cây dương xỉ.
Trên đây là do tôi tự viết dựa vào quyển tiểu thuyết Khu vườn ngôn từ - Shinkai Makoto, bản quyền tiếng việt do Hồng Vân cùng Lục Mịnh dịch.
Kính gửi đến các bạn vài lời nhắn: Tiểu thuyết này rất hay và ý nghĩa nếu bạn có đủ kiên trì mà đọc hết và kĩ. Và sau đó, điều cuối cùng đọng lại chính là những mối tình đơn phương dành cho tiểu thuyết và phim trở nên sâu sắc hơn. Có thể là bạn cũng không mong tình cảm đơn phương này biến thành hai chiều. Nó giống như tình cảm mà Takao dành cho Yukino. Các nhân vật khác trong tiểu thuyết cũng thế, dù ít dù nhiều họ đều mang theo một mối tình đơn phương. Khi đọc, bạn sẽ có dịp nhận ra thứ tình cảm đau khổ ấy trong tim mình: Một niềm khao khát ai đó, một điều gì đó trong cô độc. Đây cũng chính là những điều mà Shinkai Makoto muốn diễn tả trong cuốn sách này.
Tình yêu đơn phương là một thứ tình cảm đẹp mà cũng rất đau khổ khi phải chờ mong, lưu luyến ai đó trong cô độc, thầm lặng, khi nhìn ngắm người ấy mà ánh mắt của họ không bao giờ hướng về phía ta.
Đừng buồn vì không có được người ấy, mà phải cố gắng sống sao để người ấy hối hận vì không có được bạn.
Tình yêu và hạnh phúc giống như những hạt mưa, trông thấy nhiều nhưng giữ lấy chúng thật khó.
Chúc các bạn hạnh phúc!
Khu vườn ngôn từ là tác phẩm thứ hai sau Năm centimet trên giây được Shinkai Makoto chuyển thể tiểu thuyết từ bộ phim hoạt hình được công chiếu vào năm 2013 cùng tên.
Trong nguyên gốc thì bộ phim chỉ dài 46 phút, được kể lại từ góc nhìn của cặp đôi chính: Takao và Yukino, còn trong tiểu thuyết thì số lượng nhân vật tự sự đã được tăng lên, kéo theo đó là sự gia tăng nội dung. Do đó, dù những ai đã hay chưa từng xem qua phim cũng sẽ cảm thấy thú vị khi đọc quyển tiểu thuyết này.
Đây là phim cũng như là tiểu thuyết đầu tiên ông làm về tình yêu theo đúng nghĩa nguyên thủy của tình yêu ở Nhật. Chữ yêu của người Nhật, Koi ( 恋 luyến) ban đầu được viết là Koi ( 孤悲 cô bi) nghĩa là nỗi buồn một mình. Shinkai Makoto cho rằng khái niệm tình yêu hiện đại, Ai ( 愛 ái) là du nhập từ phương Tây. Mặc dù bối cảnh phim là ở hiện tại, nhưng phim sẽ là về koi theo nghĩa nguyên sơ của nó: nỗi buồn khi lưu luyến ai đó trong đơn độc.
Cách đây một nghìn ba trăm năm, khoảng thời gian mà người ta dùng Koi ( 孤悲 cô bi) để gọi tình yêu, chính là thời đại của Vạn Diệp tập.
Shinkai Makoto đã dùng 10 bài thơ trong Vạn Diệp tập (tương đương với 10 chương) cho quyển tiểu thuyết Khu vườn ngôn từ, đây cũng là một trong những nét nổi bật của quyển tiểu thuyết.
Dưới đây là 10 bài thơ đó và các phần dịch nghĩa cùng hoàn cảnh sáng tác của tác giả cuốn sách được tôi viết vắn tắt lại.
1. -Vạn Diệp tập, quyển 1, bài 82
Cõi lòng tràn cô tịch
buông vô tận vô cùng
Khi ngẩng đầu
lặng ngắm
Mưa giăng đầy khinh thông
Dịch nghĩa
Mưa cuối thu tầm tã như dòng nước chảy, giăng khắp bầu trời mênh mông. Ngước nhìn cảnh mưa ấy, nỗi cô đơn dâng đầy trái tim.
Hoàn cảnh sáng tác
Đây là khổ đầu tiên trong ba khổ thơ do Nagata sáng tác bên một dòng suối trong núi vào tháng Tư năm Wado thứ Năm (tức 712), trên đường đến điện Itsukinomiya ở Ise. Itsukinomiya là cung điện để các thành viên thân tộc chưa kết hôn được cử đến phục vụ cho Thần điện Ise. Cơn mưa lạnh trong bài thường chỉ cơn mưa cuối thu đầu đông, không hợp với thời gian sáng tác bài thơ, nên có thể coi nó như một cách tả ý, rằng cơn mưa bắt gặp trên chặng đường đến Ise biểu đạt nỗi cô đơn đang lan tỏa trong lòng tác giả.
2. -Vạn Diệp tập, quyển 11, bài 2513
Ầm ì sấm dội
cuồn cuộn mây trôi
Mưa rơi chăng tá?
để ta
lưu người...
Dịch nghĩa
Sấm vang lên, đột nhiên mây đen kéo tới, băn khoăn chẳng biết hôm nay ngoài trời có mưa không, vì ta muốn giữ người ở lại.
Hoàn cảnh sáng tác
Ở đây, "tiếng sấm" được mô tả là "sấm dội", tạo cảm giác thần bí, được sử dụng như một cách diễn tả nỗi sợ hãi của chủ thể. Bài thơ này do cô gái hát lên khi muốn níu giữ chàng trai. Vì muốn ngăn chàng về mà cô thầm ước cơn mưa hãy rơi mau.
3. -Vạn Diệp tập, quyển 4, bài 632
Ta biết phải làm sao
nàng tựa quê trăng cao
Mắt nhìn theo
khao khát
Mà ta với được nào?
Dịch nghĩa
Trông thấy mà chẳng chạm tới được. Em như cây cổ thụ trên cung trăng xa xôi, ta biết làm sao mới có được em đây.
Hoàn cảnh sáng tác
Đây là bài thơ mà Yuharano Oki gửi tặng một người thiếu nữ. Mượn từ truyền thuyết của Trung Quốc về cây thần trên cung trăng, ông sáng tác một bài thơ về người thiếu nữ đó. Bài thơ thể hiện niềm ngưỡng mộ đối với người con gái xinh đẹp cao xa mà ông chỉ gặp được chứ không thể có được.
4. -Vạn Diệp tập, quyển 8, bài 1627
Nở đầy bên ngách cửa
tử đằng
hoa trái mùa
Mà ngập đầy trong mắt
nụ cười em, lạ chưa
Dịch nghĩa
Hoa tử đằng nở muộn, trong sân nhà tôi, người yêu ơi, mong được nhìn thấy, nụ cười của em.
Hoàn cảnh sáng tác
Bài đầu tiên trong hai bài thơ Otomo no Yakamochi làm tặng Sakanoue no Iratsume, lấy chủ đề hoa tử đằng nở muộn và những chiếc lá cây đậu chĩa ba đã chuyển màu đỏ.
Bài thơ ví vẻ đẹp của người con gái là hiếm có trên đời, giống như vẻ đẹp của hoa tử đằng nở muộn.
5. -Vạn Diệp tập, quyển 1, bài 20
Lạc giữa
đồng tím ngắt
thượng uyển hoa bạt ngàn
Em mau buông tay áo
kẻo người ta ngó sang
Dịch nghĩa
Đi trên cánh đồng hoa murasaki nhuộm nắng chiều màu cam, cứ lang thang trong vườn thượng uyển như thế, làm gì mà người làm vườn không thấy ít ra là bóng tay áo lất phất.
Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được công chúa Nukata sáng tác vào ngày mùng 5 tháng Năm năm Tenchi thứ 7 (năm 668), khi Thiên hoàng Tenchi đi săn ở Komono, vùng Omi. Em trai của Thiên hoàng, hoàng tử Oama là nhân vật có tay áo được nhắc đến trong bài thơ, sau này ông có sáng tác một bài thơ đối đáp lại. Hoa murasaki là loài cây nở hoa màu trắng vào đầu hạ, rễ cây được dùng làm thuốc nhuộm màu tím, và được trồng ở vùng Komono. "Đồng tím ngát" trong bài thơ tức là "đồng hoa murasaki", được gọi là "thượng uyển", ngụ ý không phải khu vực mà ai cũng được vào. Còn "buông tay áo" là một hành động liên quan đến tình yêu.
6. -Vạn Diệp tập, quyển 2, bài 117
Thương sao một kiếp anh hòa
cam tâm tình nguyện rơi vào đơn phương
Mà nay tuấn tú đường đường
là ta
vẫn lạc vào vườn yêu đương
Dịch nghĩa
Ta là bậc đại trượng phu, từng nói sẽ không bao giờ yêu đơn phương, vậy mà giờ đây ta tự thấy hổ thẹn bởi đã yêu nàng.
Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được hoàng tử Toneri no Miko sáng tác dành tặng công chúa Toneri. Bài thơ thể hiện tâm trạng trăn trở của người đàn ông thân làm quan, quyền cao chức trọng nhưng lại không thể điều khiển được cảm xúc của mình.
7. -Vạn Diệp tập, quyển 4, bài 738
Trần ai tràn đau khổ
tình sầu làm sao nguôi
Trái tim
tràn nức nở
chỉ mong chết cho rồi
Dịch nghĩa
Ta biết, thế gian này nhiều nỗi đau đắng cay, bởi yêu đương mà cũng đớn đau muốn chết.
Hoàn cảnh sáng tác
Đây là khổ thơ đầu tiên trong hai khổ thơ mà Sakanoue no Iratsume gửi tặng Otomo Yakamochi. Ngôn từ diễn tả chân thực cảm xúc vật vã khi yêu.
8. -Vạn Diệp tập, quyển 11, bài 2514
Dẫu sấm không vang dội
dù mưa
chẳng tuôn rơi...
Chỉ cần em mong muốn
thì ta sẽ chẳng rời
Dịch nghĩa
Tiếng sấm từ xa vọng lại, dẫu trời chẳng mưa, ta cũng sẽ ở lại nơi đây nếu như em níu giữ.
Hoàn cảnh sáng tác
Đây là bài thơ đáp lại lời người con gái muốn lấy mưa làm lý do để giữ chân người mình yêu, chàng trai bày tỏ ý sẽ ở lại nếu như người con gái mong muốn điều đó. Bài thơ này là bài thơ đối đáp lại bài số 2.
9. -Vạn Diệp tập, quyển 8, bài 1500
Như hoa huệ đỏ
giấu mình trong cỏ
Đồng mùa hạ xanh
Tình riêng em cũng
quắt quay để dành
Dịch nghĩa
Giống như đóa hoa huệ đỏ đơn độc nở giữa cánh đồng xanh mùa hè, tình yêu đầy nỗi xót xa vì phải giấu kín trong lòng, không thể thổ lộ với người ta yêu.
Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ của Sakanoue no Iratsume. Lấy hình ảnh trung tâm là một đóa hoa huệ đỏ nở giữa cánh đồng xanh um tùm cây cỏ. Giống như vẻ đẹp của đóa hoa huệ không ai có thể thấy ấy, tình yêu không được gửi đến đích cũng đầy khổ đau.
10. -Vạn Diệp tập, quyển 8, bài 1418
Bên bờ thác trắng xóa
cuồn cuộn
nước tung trời
Mầm quyết xanh nảy lá
mùa xuân đã đến rồi
Dịch nghĩa
Bên dòng thác chảy cuồn cuộn qua những tảng đá lớn, những chồi non của cây dương xỉ đã đâm chồi. Đúng là cảm giác của mùa xuân.
Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ chứa chan hạnh phúc của Shikinomiko. Nội dung diễn tả niềm vui khi nhận ra mùa xuân đã đến qua chồi non của cây dương xỉ.
Trên đây là do tôi tự viết dựa vào quyển tiểu thuyết Khu vườn ngôn từ - Shinkai Makoto, bản quyền tiếng việt do Hồng Vân cùng Lục Mịnh dịch.
Kính gửi đến các bạn vài lời nhắn: Tiểu thuyết này rất hay và ý nghĩa nếu bạn có đủ kiên trì mà đọc hết và kĩ. Và sau đó, điều cuối cùng đọng lại chính là những mối tình đơn phương dành cho tiểu thuyết và phim trở nên sâu sắc hơn. Có thể là bạn cũng không mong tình cảm đơn phương này biến thành hai chiều. Nó giống như tình cảm mà Takao dành cho Yukino. Các nhân vật khác trong tiểu thuyết cũng thế, dù ít dù nhiều họ đều mang theo một mối tình đơn phương. Khi đọc, bạn sẽ có dịp nhận ra thứ tình cảm đau khổ ấy trong tim mình: Một niềm khao khát ai đó, một điều gì đó trong cô độc. Đây cũng chính là những điều mà Shinkai Makoto muốn diễn tả trong cuốn sách này.
Tình yêu đơn phương là một thứ tình cảm đẹp mà cũng rất đau khổ khi phải chờ mong, lưu luyến ai đó trong cô độc, thầm lặng, khi nhìn ngắm người ấy mà ánh mắt của họ không bao giờ hướng về phía ta.
Đừng buồn vì không có được người ấy, mà phải cố gắng sống sao để người ấy hối hận vì không có được bạn.
Tình yêu và hạnh phúc giống như những hạt mưa, trông thấy nhiều nhưng giữ lấy chúng thật khó.
Chúc các bạn hạnh phúc!