Vấn đề pháp lý của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

trongan1012

Thành viên
Tham gia
20/7/2021
Bài viết
5
Vấn đề pháp lý của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Đối với pháp luật Việt Nam thì việc mang thai hộ chưa được công nhận và quy định phổ biến. Với các quy định pháp luật trên thế giới thì mang thai hộ có thể là mang thai hộ với mục đích nhân đạo hoặc mang thai hộ với mục đích thương mại. Cùng tìm hiểu hệ quả pháp lý của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Việt Nam.
court-and-trial-vocabulary-english-for-everyone-1567589214108172730096.jpg

Khái niệm​

Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được hiểu là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. (theo khoản 21 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và t.inh tr.ùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. ( theo Khoản 22 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014)

Xem thêm: https://everest.org.vn

Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.​

Khi vợ chồng không có khả năng tự mang thai và sinh con cũng như thỏa thuận được với người khác về vấn đề mang thai hộ thì phải lập một văn bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Văn bản thỏa thuận này phải có các nội dung chính sau đây được quy định tại Điều 96 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

- Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo điều kiện có liên quan;

- Cam kết thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;

- Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan;

- Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.

Tìm hiểu thêm: tranh chấp tài sản khi ly hôn

Những vấn đề phát sinh khi cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ở Việt Nam:​

Về mặt xã hội, quy định mang thai hộ có tính nhân đạo giúp các cặp vợ chồng có vấn đề về sức khoẻ có khả năng có con theo ý nguyện. Đây cũng là việc phù hợp với truyền thống văn hoá của người dân Việt Nam là muốn có con nối dõi. Về mặt pháp luật, cho phép mang thai hộ sẽ hạn chế tình trạng đẻ thuê, đẻ mướn, buôn bán trẻ em. Tuy nhiên, việc cho phép mang thai hộ nếu không được quy định chặt chẽ thì có rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra:

- Luật Hôn nhân và gia đình quy định chỉ cho phép những người có quan hệ thân thích cùng hàng với cặp vợ chồng nhờ mang thai được phép mang thai hộ. Tuy nhiên như vậy sẽ rất hạn chế đối tượng được phép mang thai hộ và tạo ra sự bất bình đẳng cho các trường hợp không có người thân thích cùng hàng. Bên cạnh đó, việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đòi hỏi chi phí lớn cũng là một trở ngại lớn đối với những cặp vợ chồng không thể có con nhưng cũng không có tiền để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để mang thai hộ. Điều này có thể cũng sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực của đối tượng này và vẫn duy trì tình trạng đẻ thuê bằng cách quan hệ trực tiếp để có con.

- Có thể có người mang thai hộ trong quá trình mang thai sẽ nảy sinh tình cảm và yêu quý đứa trẻ, sau khi sinh con thì giấu không muốn trao con cho cha mẹ nhờ mang thai hộ hoặc đến thời điểm giao đứa trẻ nhưng không giao con. Việc này có thể ra gây ra tranh chấp, kiện tụng kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là đứa trẻ.

- Mang thai hộ không nhằm mục đích thương mại nhưng có thể sẽ là một lý do để sau khi mang thai người mang thai hộ đòi hỏi tiền hoặc lợi ích vật chất từ người nhờ mang thai hộ.

- Có thể sẽ có tranh chấp phát sinh về quyền thừa kế của đứa trẻ với người mang thai hộ hoặc đòi hỏi của đứa trẻ được biết về sự thật ai là người sinh ra mình. Ai là cha mẹ thật.

- Có thể sẽ có trường hợp người vợ bị người chồng hoặc họ hàng nhà chồng ép buộc mang thai hộ hoặc trường hợp người vợ mang thai hộ mà người chồng không biết. Điều này cũng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn và phát triển của đứa trẻ cũng như quan hệ tình cảm, đạo đức của các bên liên quan.

- Trường hợp đứa trẻ sinh ra thì cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ ly hôn, không ai muốn nhận đứa trẻ. Như vậy, đứa trẻ bị đặt trong tình trạng không ai muốn nuôi dưỡng và có nhiều khả năng bị bỏ rơi.

- Cũng giống như lo ngại của nhiều quốc gia không cho phép mang thai hộ, việc cho phép mang thai hộ tại Việt Nam có thể sẽ gặp phải các vấn đề về pháp lý khác

Nội dung khác: hợp đồng hôn nhân giả
 
×
Quay lại
Top Bottom