TranLinhLan
Yêu ít thôi, nhưng hãy yêu mãi mãi
- Tham gia
- 29/3/2017
- Bài viết
- 1
Chủ quyền biển đảo: Là một khái niệm nằm trong khái niệm về chủ quyền lãnh thổ quốc gia.Trong từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Phan Ngọc Liên chủ biên, Hà Nội 2007 cho rằng: “ chủ quyền là quyền cao nhất của một dân tộc, một quốc gia độc lập, tự mình là chủ đất đai , tài sản, tự mình quyết ddinhj vận mệnh của mình. Nhưng nội dung này được khẳng địnhtrong pháp luật mối nước, trong văn bản pháp lý của quốc tế, là nguyên tắc cơ bản cần tuân theo”[41;104].
Trong tài liệu 100 câu hỏi về biển ,đảo dành cho tuổi trẻ của Ban tuyên giáo trung ương, NXB thông tin và truyền thông 2013 “chủ quyền là quyền làm chủ tuyệt đối của một quốc gia độc lập với lãnh thổ của mình. Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi nội thuỷ và lãnh hải của quốc gia đó” [2;110] .
“ Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quylền tối caotuyeetj đối hoàn toàn và riêng biệt của uốc giaddoois với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của quốc gia đối với lãnh thổ, đó là quyền thiêng liêng , bất khả xâm phạm. Quôcs gia có quyền đặt quy chế pháp lý đối với lãnh thổ. Với tư cách là chủ sở hữu, nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với lãnh thổ thông qua hoạt động của cơ quan nhà nước như các hoạt động lập pháp, hành pháp tư pháp” [13;30].
Theo hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước có độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền ,các haỉ đảo, vùng biển vùng trời”.
Năm 1994 Việt Nam phê chuẩn công ước 1982( công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển). Theo công ước này, một nước ven biển có 5 vùng biển: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế , vùng thềm lục địa. Như vậy, theo công ước 1982, phạm vi vùng biển nước ta được mở rộng ra một cách đáng kể từ vài chục nghìn km đến gần một trrieeuj km với 5 vùng biển có phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau. Nước Việt Nam không còn thuần túy dạng chữ s nũa mà mở rộng ra đến biển, khhoong chỉ có biên giới biển chung với Trung quốc, Campuchia mà cả với các trong khu vực Đông Nam Á như philippin, Malayxia, Indonexia, Thái Lan.
Các vùng biển Việt Nam:
Nội thủy: Là vùng biển nằm ở phía trong đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng nước thuộc nội thủy có chế độ pháp lý như lãnh thổ trên đất liền, đặt dưới chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia Việt Nam.
Đường cơ sở: là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Là đường dùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác.
Có hai loại đường cơ sở là đưởng cơ sở thông thường và đưởng cơ sở thẳng:
+ Đường cơ sở thông thường : là đường sử dụng ngấn nước thủy triều thấp nhất ven bờ biển hoặc hải đảo
+ Đường cở sở thẳng: Là đường nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ biển lục địa hoặc đảo. Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia bị chia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển
Lãnh hải: Lãnh hải của nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý( 1 hải lý tương đương 1.852m) ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của nước ta tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra , có chế độ pháp lý tương tự như lãnh thổ trên đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giowis quốc giia trên biển. Trong lãnh hải tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của các nước ven biển.
Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển rộng 12 hải lý tiếp giáp và tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Trong vùng biển tiếp giáp, nước ven biển có quyền quy định biện pháp ngăn chặn và trừng trị các hành vi vi phạm đối với luật lệ về nhập cư, thuế khóa, kinh tế xảy ra trong lãnh thổ hay lãnh hải của mình.
Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế của nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam, và hợp với lãnh hải thành một vùng rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở ( trừ lãnh hải thì chiểu rộng là 188 hải lý ). Trong vùng biển này, nước ven biển có quyền chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế nhằm khai thác sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên đó, có quyền tài phãn với các hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển xây dựng và lắp đặt các công trình và thiết bị nhân tạo. Các nước khác có quyền tự do bay, tự do Hàng hải, đặt dây cáp và ống dẫn gầm.
Thềm lục địa: bao gồm đáy biển vùng đáy và vùng đất đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bề ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó. Nước Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, baỏ vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khóang sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam.
Những tư liệu phương Tây xác nhận về chủ quyền biển đảo việt Nam trên chủ quyền của Vệt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa:
- Nhật kí trên tàu của Amphitrite (1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước AN Nam.
- Le Memoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769 – 1825) viết vào những năm cuối đời GiaLong (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels
- An Nam Đại quốc họa đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Cát Vàng – Hoàng Sa là Paracels và nằm trong vùng biển của Việt Nam
- The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol VI đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels
- The Joural of the Geographycal Society of London(1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những chiến thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels...
Những luận cứ cố gán ghép của Trung Quốc để minh chứng cho sự xác lập chủ quyền của mình ở Hoàng Sa Trường Sa
- Trung Quốc khẳng định các đảo Hải Nam đã thuộc phạm vi quản hạt của Trung Quốc từ năm thứ năm niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường năm 789. Đúng sử sách Trung Quốc như sách Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát có ghi chép những thay đổi về quy chế hành chính từ đời Hán đến đời Tống, trong đó có việc Quỳnh Sơn – một quận của đảo Hải Nam thời đó sau thuộc thành phố Hải Khẩu – được đặt thành “ phủ đô đốc” vào năm thứ năm niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường, tức năm 789
Nhưng qua các sách Đường Thư, Thái Bình Hoàn Vũ Kí, Dư Địa Kỉ Thăng ( 1221) Quảng Đông thông chí (1842) thì vào thứ năm niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường tại đỏa Hải Nam chỉ thấy có chuyện kể viên đô đốc nhà Đường là Lí Phục đem quan sang lấy lại đỏa Hải Nam sau hơn 100 năm nhân dân bản địa nổi dậy làm chủ đảo và xin vua Đường đặt phủ đô đốc ở quận Quỳnh Sơn, không hề có chuyện “xác nhập bất kì đảo ở biển Nam Trung Hoa vào đảo Hải Nam”
- Trung Quốc phái thủy quân “tuần tiễu”, Trung Quốc đã viện dẫn các sự kiên để chứng minh. Trước hết về luận cứ “phái thủy quân tuần tiễu cương giới biển”, luận chứng của nhóm Hàn Chấn Hoa chỉ dựa vào một đoạn trong sách Vũ Kinh Tổng Yếu, song những đoạn văn này hoàn toàn không chứng minh được lập luận “ Trung Quốc phái thủy quân tuần tiễu quần đảo Tây Sa bắt đầu đời Tống”
Nhóm Hà Chấn Hoa đã cố gán ghép hai đoạn văn vào với nhau gồm đoạn văn nói về lộ trình “ từ đồn Môn Sơn đến các nước Đại Thục, Phật Sư Tử, Thiên Trúc” tiếp liền vào đoạn văn đầu viết về “đặt dinh lũy thủy quân tuần tiễu ở hai cửa biển Đông và Tây”. Điều này không đúng với nguyên bản Vũ Kinh Tổng Yếu. Đây chỉ là sự cố gán ghép “ đầu Ngô mình Sở” để cố minh chứng việc tuần tiễu thủy quân đời Tống qua đất “ Cửu Nhũ Loa Châu” mà nhóm này cho là Tây Sa
- Các đảo Hải Nam đã được vẽ vào bản đồ Trung Quốc. Các tác giả bộ sưu tập do Hàn Chân Hoa chủ biên cũng rất “ công phu” đưa ra 13 bản đồ và chia làm hai loại. Một lọai là Trung Quốc thòi Minh Thanh có vẽ các đảo Hải Nam. Một loại khác và các bản đồ thời Minh Thanh và các nước phiên thuộc, cũng có vẽ các đảo Nam Hải
Những tài liệu của Trung Quốc phản ánh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc chủ quyền của Trung Quốc:
- Có rất nhiều bản đồ chính thức của Trung Quốc từ đời Nguyên, Minh đến Thanh, trong đó có bản đò ấn bản gần thời điểm có tranh chấp như bản đồ Đại Thanh đế quốc trong Đại Thanh đế quốc toàn đồ, xuất bản năm 1905 tái bản lần thứ 4 năm 1910 đã vẽ cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không vẽ bất cứ một hải đảo nào hác ở biển Đông
- Bản đồ Hoàng Triều nhất thống dư địa tổng đồ trong cuốn Hoàng Thanh nhất thống chí dư địa toàn đồ xuất bản năm Quang Tự 20 (1894) đã ghi rõ cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, phủ Quỳnh Châu, Quảng Đông ở 18°30 phút Bắc. Trong khi Tây Sa hay Hoàng Sa được Trung Quốc đặt tên, có đảo ở vị trí cao nhất là 17°5. Điều này chứng tỏ Tây Sa hay Hoàng Sa chưa hề là lãnh thổ của Trung Quốc
- Trong khi đó, ngay tài liệu của chính người Trung Quốc như Hải ngoại kí sự của Thích Đại Sáng đã cho biết chúa Nguyễn cho thuyền khai thác các sản vật từ các tàu bị đắm ở Vạn lí Trường Sa tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Các tư liệu chứng minh của quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên túc qua các đời: từ đầu thời chúa Nguyễn (tức thế kỉ thứ XVII), sang thời Tây Sơn rồi đến triều Nguyễn( từ vua Gia Long), Việt Nam có khoảng gần 30 triệu tư liệu các loại đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rõ ràng.
- Trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư hay Toản tập An Nam lộ, năm 1686 có bản đồ là tài liệu duy nhất, ghi rõ hàng năm họ Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở Bãi Cát Vàng. Còn tài liệu trong Phủ Biên tạp lục của Lê Qúy Đôn năm 1776 là tài liệu cổ, mô tả kĩ càng nhất về Hoàng Sa, quyển có hai đoạn văn đề cập đến việc chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
- Sang thời kì triều Nguyễn từ năm 1802 đến 1909 có rất nhiều tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa:
+Dư Địa Chí trong bộ Lịch Triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821) và sách Hoàng Việt địa dư chí (1833). Nội dung về Hoàng Sa của hai cuốn sách trên có nhiều điểm tương tự như trong Phủ Biên tạp lục của Lê Qúy Đôn cuối thế kỉ XVIII
+ Đại Nam thực lục phần tiểu biên, quyển X ( soạn năm 1821, in năm 1844) tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và Bắc Hải
+ Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỉ ( khắc in năm 1848) đệ nhỉ kỉ ( khắc in sau năm 1864) đệ tam kỉ ( khắc in sau năm 1879) có cả thảy 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
+Tài liệu quý giá nhất là Châu bản Triều Nguyễn thế kỉ thứ XIX, hiện đang được lưu trứ tại kho lưu trứ trung ương I, ở Hà Nội. Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các tỉnh thành, các bộ như bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguy Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các tỉnh thành, các bộ như bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãn thán, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc...
+ Trong bộ sách Đại Nam nhất thống chí (1882 soạn xong, 1910 soạn lại lần 2 và khắc in) xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục khẳng định hoạt động đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản...
( Bản đồ với đường 11 đoạn có tên Nam Hải chư đảo vị trí đồ ( bản đồ vị trí các đảo ở vùng biển phía Nam))
( bản đồ với đường 9 đoạn vẽ năm 1948 (đã bỏ hai đường trong Vịnh Bắc Bộ)
Tư liệu của Việt Nam
- Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo xuất hiện trên các bản đồ Hàng Hải phương Tây trước thế kỉ thứ XVII hầu hết đều đi liền với tên gọi Ciampa hay Campa. Điều đó có nghĩa những đảo này từng gắn rất chặt với vương quốc Champa sau này trở thành một bộ phận của nướcViệt Nam
- Trong Thái Bình ngự lãm của Lí Phượng được biên soạn vào thời Tống “ giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đựng dựng giữa biển từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh. Mỗi lần có gió Tây Nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy; có gió đông bắc thì thương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi dạt về đấy, đều cùng chết đói hết cả, hàng hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn”.
- Sang thế kỉ XVIII ghi chép của nhà bác học Lê Qúy Đôn trong Phủ biên tạp lục còn cho biết chính quyền chúa Nguyễn đã khẳng định chủ quyền thông qua việc tổ chức quy củ các đơn vị chuyên trách thực thi công việc trên hai quần đảo (đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải) quy định rõ ràng phiên chế, phân rõ địa phương thực hiện, quy trình, thủ tục và nhiệm vụ cụ thể “ Trước đây họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh, Xuân Hòa luân phiên nhau hàng năm cứ vào tháng 3 nhận mệnh đi làm sai dịch, mang theo đủ ăn 6 tháng đi bằng năm chiếc thuyền câu nhỏ ra biển ba ngày 3 đêm mới đến đảo này... Lấy được hóa vật như guơm, tiền bạc, đồ đồng, khói thiếc, khối chì, súng,đồ sứ, ngà voi, sáp ong, đồi mồi, hải sâm... rất nhiều. Đến tháng 8 thì về vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp. Cân định xong mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh trở về”
- Năm 1802 triều Nguyễn thành lập xây dựng một chính quyền cai trị thống nhất từ Bắc chí Nam. Tiếp tục duy trì sự hiện diện và khai thác các nguồn lợi như các chúa Nguyễn, các hoàng đế đặc biệt quan tâm đến việc củng cố chủ quyền lãnh hải và trên các đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Có thể nói đến thời Nguyễn, chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được thiết lập và thực thi một cách đẩy đủ và toàn vẹn, không có sự tranh chấp nào.
- Năm 1950 chính phủ Pháp chuyển giao quyền quản lí hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho chính phủ quốc gia Việt Nam.
Kết luận
Biển Đông đang nóng lên. Cùng với những biện pháp quân sự, ngoại giao, chuyền thông mà các bên có liên quan đều đang có gắng đẩy mạnh việc nghiên cứu tìm hiểu sâu sắc và xây dựng nghững luận cứ khoa học cho việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là vô cùng cấp thiết. Có thể nói Trung Quốc đã đi trước Việt Nam khá lâu trong việc tập hợp và tổ chức nghiên cứu để xây dựng luận chứng khoa học, cơ sở pháp lí về chủ quyền Trung Quốc trên hai quần đảo mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa.
Như một chân lí khách quan Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo của Việt Nam. Nên những tư liệu và chứng cứ khẳng định chủ quyền của Việt Nam cùng với thời gian ngày càng trở nên rõ ràng và phong phú thêm. Trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh hải trên hai quần đảo, giới khoa học đóng một vai trò vô cùng quan trọng
Điều 47: đường cơ sở quần đảo
1. Một quốc gia quần đảocó thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỉ lệ diện tích nước đó với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỉ lệ số 1/1, 9/1
2. Chiều dài của các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lí. Tuy nhiên có thể tối đa 3% của tổng số các đường cơ sở bao quanh của quần đảo nào đó có một chiều dài lớn hơn nhưng không quá 125 hải lí.
3. Tuyến các đường cơ sở này không được cách xa rõ rệt đường bao quanh chung của quần đảo.
4. Các đường cơ sở không thể kéo đến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm lúc nổi, trừ trường hợp tại đó có xây đặt các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt biển hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay một phần bãi cạn ở các hòn đảo gần nhất một khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hải.
5. Một quốc gia quần đảo không được áp dụng phương pháp kẻ các đường cơ sở khiến cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách rời với biển đảo hay với một vùng đặc đặc quyền kinh tế.
6. Nếu một phần của vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo nằm giữa hai mảnh lãnh thổ của một quốc gia kế cận thì các thuyền và mọi lợi ích chính đáng mà quốc gia kế cận này vẫn được hưởng theo truyền thống ở trong các vùng nước nói trên, cũng như tất cả các quyền nảy sinh từ các điều ước được kí kết giữa hai quốc gia vẫn tồn tại và vẫn được tôn trọng
7. Để tính toán tỉ lệ diện tích các vùng nước so với diện tích phần đất đã nêu ở khoản 1, các vùng nước trên trong các bãi đá ngầm bao quanh các đảo và vanh đai san hô, cũng như mọi phần của một nền đại dương có sườn dốc đất đứng, hoàn toàn hay gần như hoàn toàn do một chuỗi đảo đá vôi hay một chuỗi các mỏm đá lúc chìm lúc nổi bao quanh, có thể được coi như một bộ phận của đất.
8. Các đường cơ sở được vạch ra theo đúng điều này phải được ghi trên hải đồ có tỉ lệ thích hợp để xác định được vị trí. Bảng kê tọa độ địa lí của các điểm có ghi rõ hệ thống trắc địa được sử dụng có thể thay thế cho các bản đò này.
9. Quốc gia quần đảo công bố theo đúng thủ túc các bản đồ hoặc bảng liệt kê tọa độ địa lí và gửi đến tổng thư kí Liên Hợp Quốc một bản để lưu chiểu
Tình hình biển đao từ năm 2000
Tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là tranh chấp dài nhất phức tạp nhất, trên vùng biển rộng lớn nhất, nhiều đảo nhất, và liên quan đến nhiều bên nhất trong lịch sử các tranh chấp thế giới. Tranh chấp được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhất, tốn nhiều giấy mực nhất trong thời gian qua nhằm tìm kiếm một giải pháp công bằng có thể chấp nhận.
Trong tài liệu 100 câu hỏi về biển ,đảo dành cho tuổi trẻ của Ban tuyên giáo trung ương, NXB thông tin và truyền thông 2013 “chủ quyền là quyền làm chủ tuyệt đối của một quốc gia độc lập với lãnh thổ của mình. Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi nội thuỷ và lãnh hải của quốc gia đó” [2;110] .
“ Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quylền tối caotuyeetj đối hoàn toàn và riêng biệt của uốc giaddoois với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của quốc gia đối với lãnh thổ, đó là quyền thiêng liêng , bất khả xâm phạm. Quôcs gia có quyền đặt quy chế pháp lý đối với lãnh thổ. Với tư cách là chủ sở hữu, nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với lãnh thổ thông qua hoạt động của cơ quan nhà nước như các hoạt động lập pháp, hành pháp tư pháp” [13;30].
Theo hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước có độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền ,các haỉ đảo, vùng biển vùng trời”.
Năm 1994 Việt Nam phê chuẩn công ước 1982( công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển). Theo công ước này, một nước ven biển có 5 vùng biển: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế , vùng thềm lục địa. Như vậy, theo công ước 1982, phạm vi vùng biển nước ta được mở rộng ra một cách đáng kể từ vài chục nghìn km đến gần một trrieeuj km với 5 vùng biển có phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau. Nước Việt Nam không còn thuần túy dạng chữ s nũa mà mở rộng ra đến biển, khhoong chỉ có biên giới biển chung với Trung quốc, Campuchia mà cả với các trong khu vực Đông Nam Á như philippin, Malayxia, Indonexia, Thái Lan.
Các vùng biển Việt Nam:
Nội thủy: Là vùng biển nằm ở phía trong đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng nước thuộc nội thủy có chế độ pháp lý như lãnh thổ trên đất liền, đặt dưới chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia Việt Nam.
Đường cơ sở: là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Là đường dùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác.
Có hai loại đường cơ sở là đưởng cơ sở thông thường và đưởng cơ sở thẳng:
+ Đường cơ sở thông thường : là đường sử dụng ngấn nước thủy triều thấp nhất ven bờ biển hoặc hải đảo
+ Đường cở sở thẳng: Là đường nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ biển lục địa hoặc đảo. Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia bị chia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển
Lãnh hải: Lãnh hải của nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý( 1 hải lý tương đương 1.852m) ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của nước ta tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra , có chế độ pháp lý tương tự như lãnh thổ trên đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giowis quốc giia trên biển. Trong lãnh hải tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của các nước ven biển.
Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển rộng 12 hải lý tiếp giáp và tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Trong vùng biển tiếp giáp, nước ven biển có quyền quy định biện pháp ngăn chặn và trừng trị các hành vi vi phạm đối với luật lệ về nhập cư, thuế khóa, kinh tế xảy ra trong lãnh thổ hay lãnh hải của mình.
Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế của nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam, và hợp với lãnh hải thành một vùng rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở ( trừ lãnh hải thì chiểu rộng là 188 hải lý ). Trong vùng biển này, nước ven biển có quyền chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế nhằm khai thác sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên đó, có quyền tài phãn với các hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển xây dựng và lắp đặt các công trình và thiết bị nhân tạo. Các nước khác có quyền tự do bay, tự do Hàng hải, đặt dây cáp và ống dẫn gầm.
Thềm lục địa: bao gồm đáy biển vùng đáy và vùng đất đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bề ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó. Nước Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, baỏ vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khóang sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam.
Những tư liệu phương Tây xác nhận về chủ quyền biển đảo việt Nam trên chủ quyền của Vệt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa:
- Nhật kí trên tàu của Amphitrite (1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước AN Nam.
- Le Memoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769 – 1825) viết vào những năm cuối đời GiaLong (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels
- An Nam Đại quốc họa đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Cát Vàng – Hoàng Sa là Paracels và nằm trong vùng biển của Việt Nam
- The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol VI đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels
- The Joural of the Geographycal Society of London(1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những chiến thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels...
Những luận cứ cố gán ghép của Trung Quốc để minh chứng cho sự xác lập chủ quyền của mình ở Hoàng Sa Trường Sa
- Trung Quốc khẳng định các đảo Hải Nam đã thuộc phạm vi quản hạt của Trung Quốc từ năm thứ năm niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường năm 789. Đúng sử sách Trung Quốc như sách Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát có ghi chép những thay đổi về quy chế hành chính từ đời Hán đến đời Tống, trong đó có việc Quỳnh Sơn – một quận của đảo Hải Nam thời đó sau thuộc thành phố Hải Khẩu – được đặt thành “ phủ đô đốc” vào năm thứ năm niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường, tức năm 789
Nhưng qua các sách Đường Thư, Thái Bình Hoàn Vũ Kí, Dư Địa Kỉ Thăng ( 1221) Quảng Đông thông chí (1842) thì vào thứ năm niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường tại đỏa Hải Nam chỉ thấy có chuyện kể viên đô đốc nhà Đường là Lí Phục đem quan sang lấy lại đỏa Hải Nam sau hơn 100 năm nhân dân bản địa nổi dậy làm chủ đảo và xin vua Đường đặt phủ đô đốc ở quận Quỳnh Sơn, không hề có chuyện “xác nhập bất kì đảo ở biển Nam Trung Hoa vào đảo Hải Nam”
- Trung Quốc phái thủy quân “tuần tiễu”, Trung Quốc đã viện dẫn các sự kiên để chứng minh. Trước hết về luận cứ “phái thủy quân tuần tiễu cương giới biển”, luận chứng của nhóm Hàn Chấn Hoa chỉ dựa vào một đoạn trong sách Vũ Kinh Tổng Yếu, song những đoạn văn này hoàn toàn không chứng minh được lập luận “ Trung Quốc phái thủy quân tuần tiễu quần đảo Tây Sa bắt đầu đời Tống”
Nhóm Hà Chấn Hoa đã cố gán ghép hai đoạn văn vào với nhau gồm đoạn văn nói về lộ trình “ từ đồn Môn Sơn đến các nước Đại Thục, Phật Sư Tử, Thiên Trúc” tiếp liền vào đoạn văn đầu viết về “đặt dinh lũy thủy quân tuần tiễu ở hai cửa biển Đông và Tây”. Điều này không đúng với nguyên bản Vũ Kinh Tổng Yếu. Đây chỉ là sự cố gán ghép “ đầu Ngô mình Sở” để cố minh chứng việc tuần tiễu thủy quân đời Tống qua đất “ Cửu Nhũ Loa Châu” mà nhóm này cho là Tây Sa
- Các đảo Hải Nam đã được vẽ vào bản đồ Trung Quốc. Các tác giả bộ sưu tập do Hàn Chân Hoa chủ biên cũng rất “ công phu” đưa ra 13 bản đồ và chia làm hai loại. Một lọai là Trung Quốc thòi Minh Thanh có vẽ các đảo Hải Nam. Một loại khác và các bản đồ thời Minh Thanh và các nước phiên thuộc, cũng có vẽ các đảo Nam Hải
Những tài liệu của Trung Quốc phản ánh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc chủ quyền của Trung Quốc:
- Có rất nhiều bản đồ chính thức của Trung Quốc từ đời Nguyên, Minh đến Thanh, trong đó có bản đò ấn bản gần thời điểm có tranh chấp như bản đồ Đại Thanh đế quốc trong Đại Thanh đế quốc toàn đồ, xuất bản năm 1905 tái bản lần thứ 4 năm 1910 đã vẽ cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không vẽ bất cứ một hải đảo nào hác ở biển Đông
- Bản đồ Hoàng Triều nhất thống dư địa tổng đồ trong cuốn Hoàng Thanh nhất thống chí dư địa toàn đồ xuất bản năm Quang Tự 20 (1894) đã ghi rõ cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, phủ Quỳnh Châu, Quảng Đông ở 18°30 phút Bắc. Trong khi Tây Sa hay Hoàng Sa được Trung Quốc đặt tên, có đảo ở vị trí cao nhất là 17°5. Điều này chứng tỏ Tây Sa hay Hoàng Sa chưa hề là lãnh thổ của Trung Quốc
- Trong khi đó, ngay tài liệu của chính người Trung Quốc như Hải ngoại kí sự của Thích Đại Sáng đã cho biết chúa Nguyễn cho thuyền khai thác các sản vật từ các tàu bị đắm ở Vạn lí Trường Sa tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Các tư liệu chứng minh của quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên túc qua các đời: từ đầu thời chúa Nguyễn (tức thế kỉ thứ XVII), sang thời Tây Sơn rồi đến triều Nguyễn( từ vua Gia Long), Việt Nam có khoảng gần 30 triệu tư liệu các loại đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rõ ràng.
- Trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư hay Toản tập An Nam lộ, năm 1686 có bản đồ là tài liệu duy nhất, ghi rõ hàng năm họ Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở Bãi Cát Vàng. Còn tài liệu trong Phủ Biên tạp lục của Lê Qúy Đôn năm 1776 là tài liệu cổ, mô tả kĩ càng nhất về Hoàng Sa, quyển có hai đoạn văn đề cập đến việc chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
- Sang thời kì triều Nguyễn từ năm 1802 đến 1909 có rất nhiều tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa:
+Dư Địa Chí trong bộ Lịch Triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821) và sách Hoàng Việt địa dư chí (1833). Nội dung về Hoàng Sa của hai cuốn sách trên có nhiều điểm tương tự như trong Phủ Biên tạp lục của Lê Qúy Đôn cuối thế kỉ XVIII
+ Đại Nam thực lục phần tiểu biên, quyển X ( soạn năm 1821, in năm 1844) tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và Bắc Hải
+ Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỉ ( khắc in năm 1848) đệ nhỉ kỉ ( khắc in sau năm 1864) đệ tam kỉ ( khắc in sau năm 1879) có cả thảy 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
+Tài liệu quý giá nhất là Châu bản Triều Nguyễn thế kỉ thứ XIX, hiện đang được lưu trứ tại kho lưu trứ trung ương I, ở Hà Nội. Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các tỉnh thành, các bộ như bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguy Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các tỉnh thành, các bộ như bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãn thán, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc...
+ Trong bộ sách Đại Nam nhất thống chí (1882 soạn xong, 1910 soạn lại lần 2 và khắc in) xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục khẳng định hoạt động đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản...
( Bản đồ với đường 11 đoạn có tên Nam Hải chư đảo vị trí đồ ( bản đồ vị trí các đảo ở vùng biển phía Nam))
( bản đồ với đường 9 đoạn vẽ năm 1948 (đã bỏ hai đường trong Vịnh Bắc Bộ)
Tư liệu của Việt Nam
- Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo xuất hiện trên các bản đồ Hàng Hải phương Tây trước thế kỉ thứ XVII hầu hết đều đi liền với tên gọi Ciampa hay Campa. Điều đó có nghĩa những đảo này từng gắn rất chặt với vương quốc Champa sau này trở thành một bộ phận của nướcViệt Nam
- Trong Thái Bình ngự lãm của Lí Phượng được biên soạn vào thời Tống “ giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đựng dựng giữa biển từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh. Mỗi lần có gió Tây Nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy; có gió đông bắc thì thương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi dạt về đấy, đều cùng chết đói hết cả, hàng hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn”.
- Sang thế kỉ XVIII ghi chép của nhà bác học Lê Qúy Đôn trong Phủ biên tạp lục còn cho biết chính quyền chúa Nguyễn đã khẳng định chủ quyền thông qua việc tổ chức quy củ các đơn vị chuyên trách thực thi công việc trên hai quần đảo (đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải) quy định rõ ràng phiên chế, phân rõ địa phương thực hiện, quy trình, thủ tục và nhiệm vụ cụ thể “ Trước đây họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh, Xuân Hòa luân phiên nhau hàng năm cứ vào tháng 3 nhận mệnh đi làm sai dịch, mang theo đủ ăn 6 tháng đi bằng năm chiếc thuyền câu nhỏ ra biển ba ngày 3 đêm mới đến đảo này... Lấy được hóa vật như guơm, tiền bạc, đồ đồng, khói thiếc, khối chì, súng,đồ sứ, ngà voi, sáp ong, đồi mồi, hải sâm... rất nhiều. Đến tháng 8 thì về vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp. Cân định xong mới cho đem bán riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh trở về”
- Năm 1802 triều Nguyễn thành lập xây dựng một chính quyền cai trị thống nhất từ Bắc chí Nam. Tiếp tục duy trì sự hiện diện và khai thác các nguồn lợi như các chúa Nguyễn, các hoàng đế đặc biệt quan tâm đến việc củng cố chủ quyền lãnh hải và trên các đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Có thể nói đến thời Nguyễn, chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được thiết lập và thực thi một cách đẩy đủ và toàn vẹn, không có sự tranh chấp nào.
- Năm 1950 chính phủ Pháp chuyển giao quyền quản lí hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho chính phủ quốc gia Việt Nam.
Kết luận
Biển Đông đang nóng lên. Cùng với những biện pháp quân sự, ngoại giao, chuyền thông mà các bên có liên quan đều đang có gắng đẩy mạnh việc nghiên cứu tìm hiểu sâu sắc và xây dựng nghững luận cứ khoa học cho việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là vô cùng cấp thiết. Có thể nói Trung Quốc đã đi trước Việt Nam khá lâu trong việc tập hợp và tổ chức nghiên cứu để xây dựng luận chứng khoa học, cơ sở pháp lí về chủ quyền Trung Quốc trên hai quần đảo mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa.
Như một chân lí khách quan Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo của Việt Nam. Nên những tư liệu và chứng cứ khẳng định chủ quyền của Việt Nam cùng với thời gian ngày càng trở nên rõ ràng và phong phú thêm. Trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh hải trên hai quần đảo, giới khoa học đóng một vai trò vô cùng quan trọng
Điều 47: đường cơ sở quần đảo
1. Một quốc gia quần đảocó thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỉ lệ diện tích nước đó với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỉ lệ số 1/1, 9/1
2. Chiều dài của các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lí. Tuy nhiên có thể tối đa 3% của tổng số các đường cơ sở bao quanh của quần đảo nào đó có một chiều dài lớn hơn nhưng không quá 125 hải lí.
3. Tuyến các đường cơ sở này không được cách xa rõ rệt đường bao quanh chung của quần đảo.
4. Các đường cơ sở không thể kéo đến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm lúc nổi, trừ trường hợp tại đó có xây đặt các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt biển hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay một phần bãi cạn ở các hòn đảo gần nhất một khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hải.
5. Một quốc gia quần đảo không được áp dụng phương pháp kẻ các đường cơ sở khiến cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách rời với biển đảo hay với một vùng đặc đặc quyền kinh tế.
6. Nếu một phần của vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo nằm giữa hai mảnh lãnh thổ của một quốc gia kế cận thì các thuyền và mọi lợi ích chính đáng mà quốc gia kế cận này vẫn được hưởng theo truyền thống ở trong các vùng nước nói trên, cũng như tất cả các quyền nảy sinh từ các điều ước được kí kết giữa hai quốc gia vẫn tồn tại và vẫn được tôn trọng
7. Để tính toán tỉ lệ diện tích các vùng nước so với diện tích phần đất đã nêu ở khoản 1, các vùng nước trên trong các bãi đá ngầm bao quanh các đảo và vanh đai san hô, cũng như mọi phần của một nền đại dương có sườn dốc đất đứng, hoàn toàn hay gần như hoàn toàn do một chuỗi đảo đá vôi hay một chuỗi các mỏm đá lúc chìm lúc nổi bao quanh, có thể được coi như một bộ phận của đất.
8. Các đường cơ sở được vạch ra theo đúng điều này phải được ghi trên hải đồ có tỉ lệ thích hợp để xác định được vị trí. Bảng kê tọa độ địa lí của các điểm có ghi rõ hệ thống trắc địa được sử dụng có thể thay thế cho các bản đò này.
9. Quốc gia quần đảo công bố theo đúng thủ túc các bản đồ hoặc bảng liệt kê tọa độ địa lí và gửi đến tổng thư kí Liên Hợp Quốc một bản để lưu chiểu
Tình hình biển đao từ năm 2000
Tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là tranh chấp dài nhất phức tạp nhất, trên vùng biển rộng lớn nhất, nhiều đảo nhất, và liên quan đến nhiều bên nhất trong lịch sử các tranh chấp thế giới. Tranh chấp được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhất, tốn nhiều giấy mực nhất trong thời gian qua nhằm tìm kiếm một giải pháp công bằng có thể chấp nhận.