VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Tham gia
13/4/2022
Bài viết
0
Sự dịch chuyển hàng hóa từ cơ sở của người bán đến kho của hãng vận tài (forwarders) ở nước xuất khẩu được gọi là hoạt động vận chuyển hàng hóa xuất khẩu. Thường sử dụng những phương tiện vận tải như xe tải hoặc kết hợp giữa xe tải và xe lửa, thông thường cần khoảng thời gian từ vài giờ đến vài tuần để vận chuyển hàng hóa xuất khẩu tùy thuộc theo khoảng cách và địa lý.

1. Vậy xuất nhập khẩu là gì?​

Xuất nhập khẩu là hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa dịch vụ được thực hiện của các chính phủ, tổ chức, cá nhân hay các chủ thể nói chung diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau (tiếng Anh gọi là import – export). Sự trao đổi đó phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về quan hệ kinh tế giữa người sản xuất và tiêu dùng, sự chuyên môn hóa trong sản xuất hay đặc thù nguồn gốc, số lượng hàng hóa dịch vụ theo vị trí địa lý.

Xuất khẩu thương mại là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ (hữu hình như hàng hóa sờ nắm, nhìn thấy được; hoặc vô hình như phần mềm, bản quyền,…) cho chủ thể nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ để tính giá trị và làm phương tiện thanh toán (là tiền của một trong hai nước hay tiền tệ của nước thứ ba – đồng tiền thanh toán quốc tế).

Ngược lại với hoạt động xuất khẩu thương mại là nhập khẩu thương mại; là việc mua hàng hóa, dịch vụ của chủ thể nước ngoài và phải thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ đó.

Trước khi xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; các chủ thể phải thực hiện thủ tục hải quan cũng như các thủ tục với cơ quan quản lý nhà nước khác theo quy định.

Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu


2. Dịch vụ xuất nhập khẩu là gì?​

Dịch vụ xuất nhập khẩu là tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến ngoại thương như: ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, thủ tục hải quan, các thủ tục đăng ký – kiểm tra với các cơ quan nhà nước nói chung như: xin giấy phép xuất nhập khẩu, kiểm dịch, phun trùng, công bố, kiểm tra chất lượng, đăng kiểm, xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)… mà bên nhận dịch vụ đứng ra đảm nhận và thực hiện thay cho bên giao dịch vụ.

Dịch vụ xuất nhập khẩu với sự chuyên môn hóa của mình nhằm cung cấp cho chủ thể hàng hóa (chủ hàng) dịch vụ tốt nhất, với nghiệp vụ chuyên sâu để thực hiện các nghiệp vụ thủ tục một các nhanh nhất phù hợp với các điều ước thông lệ quốc tế cũng như các quy định của nước sở tại. Nhanh chóng hoàn tất mọi thủ tục để đưa hàng ra thế giới cũng như nhận hàng về cho doanh nghiệp nhập khẩu.

Trong bối cảnh nhu cầu trao đổi hàng hóa, xuất nhập khẩu phát triển theo hướng chuyên môn hóa hiện đại hóa, các công ty tập trung phát triển chuyên sâu vào lĩnh vực của mình để tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt nhất nhằm cạnh tranh trong thế giới mở như hiện nay. Dịch vụ xuất nhập khẩu là người bạn đồng hàng cùng doanh nghiệp, chính là cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới dễ dàng, nhanh chóng và tự tin.

XEM THÊM: DỊCH VỤ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

3. Vận chuyển hàng hóa xuất khẩu​

Sự dịch chuyển hàng hóa từ cơ sở của người bán đến kho của hãng vận tài (forwarders) ở nước xuất khẩu được gọi là hoạt động vận chuyển hàng hóa xuất khẩu. Thường sử dụng những phương tiện vận tải như xe tải hoặc kết hợp giữa xe tải và xe lửa, thông thường cần khoảng thời gian từ vài giờ đến vài tuần để vận chuyển hàng hóa xuất khẩu tùy thuộc theo khoảng cách và địa lý.

Trách nhiệm phân bổ và thanh toán của những chi phí vận tải xuất khẩu phụ thuộc vào người bán và người mua. Nếu thỏa thuận là người mua có trách nhiệm với hàng hóa ngay khi hàng hóa ở trạng thái sẵn sàng vận chuyển tại cơ sở của người bán, thì đó là trách nhiệm của người mua để sắp xếp quy trình vận chuyển hàng hóa. Nếu thỏa thuận giữa hai bên là người mua sẽ chịu trách nhiệm tại một thời điểm bất kì trong quy trình vận chuyển, trách nhiệm của người bán là quản lí và chi trả cho vận tải xuất khẩu.

Đối với điều khoản Incoterms như EXW và FCA, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu là trách nhiệm của người mua.

Nếu đó là trách nhiệm của bạn để là thu xếp quá trình vận chuyển hàng hóa, và hãng vận tải không cung cấp dịch vụ này, bạn có thể tự mình quản lí sắp xếp thực hiện việc vận chuyển hoặc mua giải pháp từ một công ty vận tải địa phương. Việc sắp xếp vận chuyển hàng hóa xuất khẩu với một công ty vận tải địa phương hay chọn cách tự thực hiện công việc vận tải thường chỉ có thể thực hiện được khi bạn đã có những kiến thức và kinh nghiệm am hiểu về thị trường địa phương.

Vận chuyển hàng hóa xuất khẩu


4. Đối với điều khoản Incoterms​

Đối với điều khoản Incoterms như EXW và FCA, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu là trách nhiệm của người mua.

Nếu đó là trách nhiệm của bạn để là thu xếp quá trình vận chuyển hàng hóa. Và freight forwarder không cung cấp dịch vụ này, bạn có thể tự mình quản lí sắp xếp thực hiện việc vận chuyển. Hoặc mua giải pháp từ một công ty vận chuyển địa phương. Việc sắp xếp vận chuyển hàng hóa xuất khẩu với một công ty vận tải địa phương. Hay chọn cách tự thực hiện công việc vận tải thường chỉ có thể thực hiện được khi bạn đã có những kiến thức và kinh nghiệm am hiểu về thị trường địa phương.

XEM THÊM: Công ty dịch vụ vận chuyển đường biển quốc tế trọn gói uy tín tại TP.HCM

Dịch vụ vận chuyển quốc tế door to door tại Hừng Á Logistics

5. Dịch vụ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu​

Thủ tục Hải quan đối với mỗi mặt hàng xuất khẩu hay nhập khẩu có những đặc thù riêng biệt và không thể áp dụng giống nhau hết ở các quốc gia. Đối với một lô hàng, nếu việc chuẩn bị chứng từ không cẩn thận và thiếu chính xác cũng như có bất kỳ sự sai sót trong quá trình lên tờ khai cũng sẽ thể dẫn đến sự chậm trễ thậm chí là đình trệ việc giao nhận hàng hóa tại cảng, gây phát sinh chi phí lớn đồng thời làm trì hoãn đến cả dây chuyền sản xuất của cả một nhà máy hay một hệ thống phân phối của một tập đoàn.

Do đó, thủ tục thông quan hàng hóa chính xác, nhanh chóng và hiệu quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Am hiểu những khó khăn cũng như tầm quan trọng của nghiệp vụ khai hải quan như đã nói ở trên, Hừng Á đã dành toàn bộ tâm huyết để tuyển dụng và đào đạo đội ngũ nhân viên khai thuế hải quan dày dặn kinh nghiệm và nhiệt huyết để xử lý các bước nghiệp vụ thông quan hàng hóa cho Quý khách hàng.

Khi đến với Hừng Á, quý khách hàng sẽ được tư vấn những giải pháp thông quan cho lô hàng nhanh nhất, an toàn nhất tuân thủ chặt chẽ theo luật pháp hiện hành Việt Nam cũng như công ước quốc tế. Chúng tôi hiểu biết sâu sắc những quy định, chính sách của chính quyền địa phương và đảm bảo rằng hàng hóa lưu thông trôi chảy qua cửa khẩu và thời hạn giao hàng được đáp ứng đúng hẹn.

Bên cạnh đó, với kinh nghiệm và mối quan hệ sâu rộng của mình, Hừng Á tự tin có thể đáp ứng mọi yêu cầu cao nhất của khách hàng một cách nhanh chóng, đầy đủ và hoàn hảo nhất. Khi đến với chúng tôi, hàng hóa của quý khách sẽ được thông quan một cách trôi chảy và an toàn bằng những giải pháp phù hợp đồng thời hoàn toàn tuân thủ chặt chẽ theo luật pháp hiện hành của Việt Nam cũng như công ước quốc tế dựa trên sự hiểu biết sâu sắc những quy định, chính sách của chính quyền.

6. Làm hàng tại cảng đi (Origin handling)​

Làm hàng tại cảng đi là một tập hợp các hoạt động được thực hiện bởi các công ty giao nhận vận tải và các đại lý của họ. Bắt đầu từ việc nhận hàng khi hàng hóa được chất xuống khỏi xe tải ở khu tập kết hàng, nơi mà hàng hóa sẽ được kiểm tra và đếm số lượng. Hàng hóa được kiểm chứng dựa trên thông tin đặt hàng và Biên lai nhận hàng của đại lý giao nhận (Booking và Forwarder’s cargo receipt) để cấp cho người xuất khẩu những chứng từ thể hiện cam kết hàng đã được nhận và chuẩn bị vận chuyển

7. Làm hàng tại cảng đi của một lô hàng LCL​

Lô hàng sau đó sẽ được lưu trữ tại kho nước sở tại cho đến khi dịch vụ gom hàng hợp nhất lô hàng đó với những lô hàng khác có cùng cảng đích để nạp vào container.

Một vài ngày trước khi tàu khởi hành, các lô hàng được xếp vào container của hãng vận chuyển, và container được vận chuyển bằng xe tải đến cảng. Tại cảng, container được xếp chồng lên nhau cùng với các container khác, và cuối cùng được xếp lên tàu khi tàu đã sẵn sàng trong cảng.

Hãng giao nhận vận tải luôn là người liên hệ với người vận chuyển quốc tế – người chịu trách nhiệm thực hiện việc làm hàng tại cảng đi. Tuy nhiên, việc thanh toán cho quá trình làm hàng có thể được thực hiện bởi người gửi hàng hoặc người nhận hàng, tùy phụ thuộc vào hình thức đã được thỏa thuận giữa hai bên.

Nếu hàng đã được bán dựa trên các điều khoản EXW hoặc FCA thì việc thanh toán cho việc xử lý xuất xứ thường là trách nhiệm của bên nhận hàng. Nếu hàng hoá được bán FOB, CNF/ CIF hoặc DDU, việc làm hàng tại cảng đi thông thường thuộc trách nhiệm chủ hàng. Nếu phí làm hàng tại cảng đi không được tính cùng với cước vận chuyển đường biển, nó thường được tính vào thời điểm nhận hàng và phải được giải quyết trước khi xếp hàng tại cảng đi.

8. Cước vận chuyển quốc tế​

Đối với cách tính giá cước vận chuyển quốc tế sẽ được áp dụng theo quy định cho tất cả các công ty. Chính điều này sẽ góp phần đảm bảo cho tính công bằng và sự ổn định cho thị trường. Ngoài ra, giá cước vận chuyển quốc tế sẽ dựa vào trọng lượng hàng hóa hay thể tích của loại hàng hóa đó.

Công thức tính trọng lượng quy đổi từ kích thước của bưu kiện, hàng hóa được tính như sau:

  • Trọng lượng quy đổi (kg) = (Chiều dài * Chiều rộng * Chiều cao)/5000.
  • Trong đó: chiều dài, chiều rộng, chiều cao được đo bằng đơn vị là cm.
Công thức trên được áp dụng đối với vận chuyển hàng hóa đường bộ, đường biển và đường hàng không.

9. Quy trình vận chuyển hàng hóa​

Quy trình vận chuyển hàng hóa


10. Quy trình các bước thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu​

10.1. Bước 1: Chuẩn Bị Chứng Từ Khai Hải Quan

Chuẩn bị chứng từ là khâu quan trọng nhất trong quy trình thông quan hàng hóa. Có thể nói việc chuẩn bị chứng từ sớm và chuẩn xác sẽ đóng góp đế 95% tiến độ khai báo hải quan cũng như chi phí làm hải quan.

Bộ Chứng Từ Thông Quan Gồm Các Giấy Tờ Cơ Bản Sau:

  1. 1Hợp đồng thương mại (Purchase Order or Contract): 01 bản sao y
  2. Hóa đơn thương mại (Invoice): 01 bản gốc
  3. Phiếu đóng gói (Packing List): 01 bản gốc
  4. Vận tải đơn (Airway Bill/ Bill of lading).
  5. Giấy phép (nếu có): 01 bản gốc
  6. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) (nếu có): 01 bản gốc
  7. Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có)

10.2. Bước 2: Khai Thông Tin Nhập Khẩu (IDA)

Quy trình vận chuyển hàng hóa


Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu.

Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA (133 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào

Ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…

Tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai - IDC.

Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống VNACCS.

10.3. Bước 3: Đăng Ký Tờ Khai Nhập Khẩu (IDC)

Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán. Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.

Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở trên.

10.4. Bước 4: Kiểm Tra Điều Kiện Đăng Ký Tờ Khai

Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…).

Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết.

B3. Thông Quan Hàng Hóa

Sau khi có kết quả phân luồng chúng tôi sẽ tiến hành quy trình thông quan hàng hóa để thông quan hàng hóa được thì chúng tôi sẽ thông báo đến nhà xuất nhập khẩu đóng thuế chờ tờ khai đã truyền, khi có thông báo thuế đã vào thì mới tiến hành thông quan hàng hóa.

Việc thông quan hàng hóa sẽ tiến hành tùy thuộc vào kết quả phân luồng khi mở tờ khai.

Đối với luồng xanh(1):

Nếu có hiển thị là luồng xanh thì chỉ cần cầm tờ khai để đi thanh lý.

Đối với luồng vàng(2):

Nhân viên giao nhận sẽ cầm nguyên bộ hồ sơ (Tờ khai và các chứng từ đã nêu ở B1) xuống gặp hải quan đăng ký để làm thủ tục. Hải quan đăng ký có chức năng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ.

Nếu bộ chứng từ không hợp lệ sẽ trả lại và yêu cầu bổ sung thêm chứng từ hoặc tờ khai truyền sai sẽ được yêu cầu truyền bổ sung, sau khi bổ sung chứng từ đầy đủ thì tiếp tục làm việc với hải quan đăng ký để thông quan hàng.

Nếu không còn gì nghi vấn hải quan đăng ký sẽ tiến hành nhập thông tin lên hệ thống và tiến hành thông quan hàng hóa. Còn nều vẫn còn nghi vấn hải quan đăng ký sẽ yêu cầu chuyển luồng đỏ (3), đưa hồ sơ lên lãnh đạo vào chuyển hồ sơ sang bộ phận kiểm hóa.

Đối với luồng đỏ (3):

Khi tờ khai là luồng đỏ, hoặc là bị chuyển kiểm như đã nêu ở trên, thì nhân viên giao nhận sẽ tiến hàng kiểm tra trên hệ thống điện tự của hải quan để biết được thông tin chuyển kiểm của tờ khai (tên cán bộ kiểm hóa, số điện thoại, các thông tin khác…).

Nhân viên giao nhận sẽ sắp xếp với cán bộ kiểm hóa để tiến hành kiểm hóa. Sau khi kiểm hóa xong nếu hàng đúng như đã khai báo và không có gì nghi vấn thì cán bộ kiểm hóa sẽ nhập tờ khai lên hệ thống và tiến hành thông quan hàng.

Nếu kiểm tra thấy hàng không đúng như đã khai thì cán bộ hải quan sẽ trình lên lãnh đạo để xin ý kiến giải quyết, đối với trường hợp này thì sẽ xử lý theo từng lô hàng cụ thể và cách xử lý cũng khác nhau.

Thanh lý tờ khai

Sau khi tờ khai được thông quan (kết quả thông quan sẽ hiển thị trên hệ thống website của hải quan) chúng tôi sẽ tiến hành in mã vạch gặp hải quan thanh lý để thanh lý tờ khai.

Sau khi mã vạch được đóng dấu thì đã hoàn thành việc thông quan hàng hòa. Việc in phiếu eir, in phiếu xuất kho … thì nhân viên giao nhận sẽ hỗ trợ khách hàng việc in các giấy tờ này để tài xế vào lấy hàng ra khỏi cảng.

11. Làm hàng tại cảng đến (Destination Handling)​

Làm hàng tại cảng đến là một chuỗi các hoạt động bởi văn phòng tại điểm đến của các hãng giao nhận vận tải. Nó bắt đầu bằng việc tiếp nhận hồ sơ từ đại lý của các hãng giao nhận vận tải ở nước xuất khẩu, kiểm tra chứng từ và nộp vận đơn (B/L) gốc cho hãng tàu. Sau đó, container sẽ đến cảng và được chuyển tới kho ở nước nhập khẩu, nơi mà hàng hóa sẽ được dỡ ra và kiểm tra lại, phân loại, sau đó là tiếp tục vận chuyển đến cơ sở của người nhận hàng.

Các hãng giao nhận vận tải và đại lý của các hãng giao nhận vận tải luôn luôn chịu trách nhiệm thực hiện việc làm hàng tại điểm đến. Lý do là họ là người duy nhất có thể thu thập các container từ cảng.

Người gửi hàng hoặc người nhận hàng thanh toán sẽ chịu trách nhiệm thanh toán tại điểm đến. Nếu các điều khoản thương mại là DDU hoặc DDP, người bán chịu trách nhiệm thanh toán tất cả các chi phí liên quan đến việc đưa hàng đến cơ sở của người mua, bao gồm cả việc làm hàng tại điểm đến. Đối với các điều khoản thương mại khác, chẳng hạn như EXW, FCA, FOB hoặc CNF/CIF người nhận hàng sẽ chịu trách nhiệm việc làm hàng tại điểm. Nếu làm hàng điểm đích được thanh toán bởi cùng một bên mua cước phí đường biển, phí này sẽ được thanh toán cùng một lúc, hoặc có thể bị tính phí bất cứ lúc nào trước khi hàng hoá được vận chuyển từ kho hàng đích.

Làm hàng tại cảng đến (Destination Handling)


12. Vận chuyển hàng hóa nhập khẩu (Import Haulage)​

Việc chuyển hàng từ kho nhập khẩu đến địa chỉ nhận hàng và điểm đến cuối cùng của hàng hóa được gọi là vận chuyển hàng nhập khẩu. Thường sử dụng xe tải hoặc kết hợp xe tải và xe lửa, và có thể mất từ vài giờ đến nhiều ngày, tùy thuộc vào khoảng cách và địa lý

Vận chuyển hàng hóa nhập khẩu có thể được thực hiện bởi các hãng giao nhận vận tải cho dù là vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, hoặc của một công ty vận tải đường bộ địa phương. Ngoài ra, người mua có thể quyết định thu hàng trực tiếp tại kho hàng đích và tiết kiệm chi phí nhập khẩu. Nếu hãng giao nhận vận tải vận chuyển hàng nhập khẩu thực hiện việc vận chuyển hàng nhập khẩu, thì họ sẽ sử dụng cùng với xe tải của công ty họ hoặc bằng cách sử dụng một công ty vận tải đường biển của bên thứ ba. Vì vậy, người mua không thể luôn mong đợi thấy đại diện từ người giao nhận khi giao hàng tại cơ sở của họ.

Vận chuyển hàng hóa nhập khẩu có thể qua nhiều trung tâm (hubs), nơi mà hãng giao nhận vận tải tối ưu hóa tải trọng để phân phối hiệu quả hơn. Một số hãng giao nhận vận tải theo dõi tất cả các hoạt động này, nhưng điều quan trọng là thỏa thuận về thời điểm hàng sẽ được chuyển giao chứ không phải là tuyến đường.

Trừ khi các điều kiện thương mại là DDU/ DDP, việc nhập khẩu hàng hoá thông thường sẽ là người mua chịu trách nhiệm. Đôi khi nó có thể là một lợi ích để sử dụng các hãng giao nhận vận chuyển hàng nhập khẩu, trong trường hợp đó lô hàng sẽ chỉ đơn giản là giao hàng tận nhà, và các hãng giao nhận sẽ chịu trách nhiệm về toàn bộ vận chuyển đến cửa của người mua. Lưu ý trong trường hợp này, thuế hải quan vẫn cần phải được giải quyết riêng cho các hãng giao nhận để hoàn thành việc nhập khẩu hàng.

Nếu các hãng giao nhận vận tải không có khả năng đưa hàng nhập khẩu, thường có nhiều sự lựa chọn trong thị trường nội địa. Đại lý của các hãng giao nhận vận tải có thể đề nghị các công ty vận tải đường bộ, hoặc người mua có thể đã có kinh nghiệm với các nhà cung cấp nhất định. Nếu không, có thể xem xét đến trường hợp đặt một công ty vận tải trực tuyến, đã có nhiều kinh nghiệm và mạng lưới trong thị trường địa phương.

13. Các trường hợp ngoại lệ​

Trừ khi các điều kiện thương mại là DDU / DDP, việc nhập khẩu hàng hoá thông thường sẽ là người mua chịu trách nhiệm. Đôi khi nó có thể là một lợi ích để sử dụng Hừng Á vận chuyển hàng nhập khẩu. Trong trường hợp đó lô hàng sẽ chỉ đơn giản là giao hàng tận nhà, và Hừng Á sẽ chịu trách nhiệm về toàn bộ vận chuyển đến cửa của người mua. Lưu ý trong trường hợp này, thuế hải quan vẫn cần phải được giải quyết riêng cho Hừng Á để hoàn thành việc nhập khẩu hàng.

Nếu Hừng Á không có khả năng đưa hàng nhập khẩu, thường có nhiều sự lựa chọn trong thị trường nội địa. Đại lý của Forwarders có thể đề nghị các công ty vận tải đường bộ. Hoặc người mua có thể đã có kinh nghiệm với các nhà cung cấp nhất định. Nếu không, có thể xem xét đến trường hợp đặt một công ty vận tải trực tuyến, đã có nhiều kinh nghiệm và mạng lưới trong thị trường địa phương.

Hừng Á cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, Vận tải quốc tế, Dịch vụ vận chuyển quốc tế door to door, Dịch vụ vận tải quốc tế fcl/lcl,....Liên hệ ngay với chung tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn hỗ trợ.

14. Tại sao nên chọn Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu Hừng Á?​

14.1. Nhanh chóng, chính xác, giá cả cạnh tranh

Hừng Á Logistics luôn đồng hành cùng khách hàng để phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, kiểm soát chi phí hợp lý và hiệu quả. Chúng tôi luôn cam kết thời gian giao hàng nhanh chóng và chính xác theo từng yêu cầu của khách hàng đối tác.

14.2. Đội ngũ nhân viên

Đội ngũ nhân viên cực kỳ chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức chyên môn cao là yếu tố tạo nên nên chất lượng dịch vụ khác biệt. Hừng á Logistics coi trọng việc hợp tác tận tâm, nhiệt tình, chân thành, tôn trọng tất cả các vấn đề nhỏ nhất của khách hàng để Hừng á Logistics trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp và uy tín đối với khách hàng, đối tác.

14.3. Tác phong chuyên nghiệp

Hừng Á Logistics tuân thủ về thời gian, hàng hoá luôn được vận chuyển đúng lịch trình. Chúng tôi chu đáo trong công tác chuẩn bị, trao đổi và cập nhật thông tin thường xuyên với đối tác, nghiên cứu từng vấn đề của khách hàng đối tác nhằm mang đến dịch vụ phù hợp nhất với từng yêu cầu cụ thể.

14.4. Mạng lưới toàn cầu

Với mạng lưới đại lý trên toàn thế giới và hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển hàng hoá quốc tế. Hừng Á Logistics là công ty cung ứng dịch vụ logistics toàn cầu, phục vụ khách hàng xuất nhập hàng hoá đi khắp nơi trên thế giới.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0968 397 465 để được cung cấp đầy đủ mọi thông tin mà quý khách cần.

15. Thông tin liên hệ​

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Hừng Á. Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!

HỆ THỐNG ĐẠI LÝ VIỆT NAM

1. VP. TP. HỒ CHÍ MINH – TRỤ SỞ CHÍNH:

HUNG A LOGISTICS CO., LTD

16-18 (Lầu 6), Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận.1, TP.HCM, Việt Nam

Điện thoại: + 84 968.397.465

Fax: + 84 28 3821.1975

Email: info@hungalogistics.com

Web: www.hungalogitics.com

2. VP. HÀ NỘI:

74 Nguyễn Du, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: + 84 4 3826.3100

Fax: + 84 4 3822.9699

Email: hn.info@hungalogistics.com

3. VP. ĐÀ NẴNG:

113 Hoàng Văn Thụ, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam

Điện thoại: + 84 511 382.3538

Fax: + 84 511 389.7406

Email: dn.info@hungalogistics.com

4. VP. HẢI PHÒNG:

35 Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam

Điện thoại: + 84 31 374.5529/382.2573

Fax : + 84 31 382.2575

Email: hp.info@hungalogistics.com

HỆ THỐNG ĐẠI LÝ QUỐC TẾ

Châu Á và Châu Úc:

Thái Lan, Sing-ga-pu-ra, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, In-do-ne-sia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lay-sia, Philippine, Ấn Độ, Nga, Úc…

Châu Âu:

Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Anh…

Châu Mỹ:

Canada, Hoa Kỳ.

Tags: Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, Dịch vụ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, Dịch vụ nhập khẩu hàng hóa, Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm về việt nam, Thủ tục nhập khẩu rượu về việt nam, Vận chuyển hàng hóa xuất khẩu
 
×
Quay lại
Top Bottom