Vai trò, trách nhiệm của người lập kế hoạch tuyển dụng cho doanh nghiệp

Lan Nhi20

Banned
Tham gia
21/12/2020
Bài viết
0
Ai là người lên kế hoạch tuyển dụng? Khi nào cần lên kế hoạch tuyển dụng?


Kế hoạch tuyển dụng giúp doanh nghiệp nhanh chóng bổ sung nhân lực bị khuyết, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì ổn định. Để tối ưu về mặt nhân sự, việc lập kế hoạch tuyển dụng phải được tiến hành nhanh chóng và chuẩn xác. Vậy ai là người lên kế hoạch tuyển dụng ? Khi nào cần lên kế hoạch tuyển dụng? TalentBold không có câu trả lời chung cho 02 câu hỏi này nhưng có đáp án riêng cho từng loại hình doanh nghiệp cụ thể.
Thành công của doanh nghiệp tùy thuộc vào việc bạn bố trí đúng người, đúng việc. Quá trình tuyển dụng và lựa chọn ứng viên giúp chúng ta làm được điều này. Tuy nhiên, để có được định hướng tuyển dụng hiệu quả không thể cảm tính được mà cần có kế hoạch tuyển dụng chi tiết cụ thể.

I. Vai trò trách nhiệm của người lập kế hoạch tuyển dụng​

Đối với mỗi doanh nghiệp, nhân lực là yếu tố quan trọng, việc tuyển dụng sai người, bố trí sai vị trí chính là bước đầu đi đến thất bại. Vì vậy, người lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự giữ vai trò rất lớn trong mỗi kỳ tuyển dụng.
  • Xác định đúng nguồn ứng viên mục tiêu
  • Đảm bảo bản kế hoạch tuyển dụng đầy đủ chi tiết
  • Chịu trách nhiệm về hiệu quả tiến độ thực hiện kế hoạch
  • Chủ động đề xuất giải pháp điều chỉnh kế hoạch trong quá trình triển khai
134317268_nguoi-len-ke-hoach-tuyen-dung-3.png

II . Ai là người lên kế hoạch tuyển dụng​

Từ những vai trò đề cập trên đây, chúng ta thấy người lên kế hoạch tuyển dụng không chỉ giỏi chuyên môn nghiệp vụ nhân sự mà còn phải nắm rõ tình hình hoạt động, quy trình làm việc tại doanh nghiệp. Do vậy, thường những người có thâm niên công tác nhân sự trong doanh nghiệp mới được ủy thác cho nhiệm vụ này

1. Doanh nghiệp SME (hay còn gọi là doanh nghiệp vừa và nhỏ)

Với quy mô vừa và nhỏ, phòng nhân sự tại các doanh nghiệp SME sẽ do một người phụ trách hoặc trưởng phòng nhân sự quản lý.
Lúc này, công tác lên kế hoạch tuyển dụng sẽ do người trực tiếp đứng đầu phòng nhân sự chịu trách nhiệm. Bản kế hoạch được đưa cho giám đốc doanh nghiệp phê duyệt và được triển khai nhanh chóng.

2. Doanh nghiệp, tập đoàn lớn

Về phía doanh nghiệp, tập đoàn lớn, số lượng nhân sự rất nhiều, bố trí ở khắp các tỉnh thành cả nước, thậm chí vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Do vậy, phòng nhân sự sẽ được bố trí tại tổng công ty với nhiều bộ phận hợp thành. Mỗi bộ phận sẽ chịu trách nhiệm một mảng cụ thể và việc lập kế hoạch tuyển dụng sẽ được giao cho bộ phận tuyển dụng, cụ thể là trưởng bộ phận tuyển dụng.
Tuy nhiên, kế hoạch tuyển dụng chính thức cần phải thông qua giám đốc nhân sự, nếu là những vị trí cấp cao, trưởng bộ phận tuyển dụng còn phải trình tổng giám đốc phê duyệt trước khi triển khai.
Trách nhiệm của người lập kế hoạch tuyển dụng sẽ nặng nề hơn so với doanh nghiệp SME, bởi lẽ, nhân sự yêu cầu có thể ở những vị trí khác nhau từ nhân viên, chuyên viên đến giám đốc nên người lập kế hoạch phải nắm rõ thị trường nhân lực, năng lực đáp ứng của doanh nghiệp, tập đoàn để đưa ra kế hoạch sát thực tế nhất.

134317235_nguoi-len-ke-hoach-tuyen-dung-1.png

III. Thời gian lên kế hoạch tuyển dụng​

Thời gian là yếu tố mà ban quản lý hối thúc bộ phận tuyển dụng nhiều nhất. Nguyên nhân ở chỗ thiếu hụt nhân sự có thể khiến những nhân sự khác phải gánh vác thêm việc, sự quá tải rất dễ xảy ra. Nếu tiếp diễn trong thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả hàng loạt nhân viên muốn tìm nơi làm việc mới. Do vậy, thời gian hoàn thành kế hoạch tuyển dụng cần được triển khai nhanh chóng.
Dưới đây là những yếu tố quyết định mốc thời gian lên kế hoạch tuyển dụng

1. Tiếp nhận yêu cầu bổ sung nhân lực từ phòng ban

Trực tiếp các phòng ban cần nhân sự sẽ thông báo về trưởng phòng hoặc giám đốc nhân sự yêu cầu bổ sung người. Ngay khi nhận được chỉ định từ cấp trên, người chịu trách nhiệm kế hoạch tuyển dụng phải lập tức lên kế hoạch sơ bộ. Tùy theo mức độ cấp bách mà sẽ có sự gia giảm thời gian trình kế hoạch tuyển dụng, nhưng tối đa cũng chỉ cho phép trong vòng 05 ngày.
Do vậy, để chủ động trong công việc, nhiều người phụ trách lên kế hoạch sẽ chuẩn bị sẵn những mẫu kế hoạch tuyển dụng cho nhiều vị trí khác nhau. Khi cần chỉ việc điều chỉnh thêm bớt yêu cầu tuyển dụng là có thể trình phê duyệt.

2. Đảm bảo vị trí tuyển dụng không bị trống

Thời gian nhân sự cũ bàn giao công việc trước khi nghỉ càng ít thì thời gian hoàn thành và triển khai kế hoạch tuyển dụng càng gấp.
Mỗi vị trí thường sẽ có 30 - 45 ngày để bàn giao công việc. Tuy nhiên, một số vị trí rất khó tuyển nhân sự mới phù hợp nên việc triển khai cần tiến hành càng sớm càng tốt.
Là người khởi đầu cho một chiến lược tuyển dụng, HRchannels nhận thấy dù ai là người lên kế hoạch tuyển dụng thì vai trò, trách nhiệm của họ cũng đều rất quan trọng. Đảm bảo tuyển dụng đi đúng định hướng yêu cầu, chọn đúng người, đáp ứng đủ điều kiện để giữ người… đều trên cơ sở kế hoạch tuyển dụng được lập.

Xem thêm: Là một phần của TalentBold - nền tảng hợp nhất trong quảng bá, thu hút và quản lý nhân tài, Talent-Hunting là chương trình Tiến Cử Nhân Tài được xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lượng tìm kiếm ứng viên cho các doanh nghiệp / nhà tuyển dụng khắp trong và ngoài nước.

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet
 
×
Quay lại
Top Bottom