Vai trò của quản trị nhân lực

HRchannels

TÌM KIẾM NHÂN SỰ CẤP CAO
Tham gia
19/5/2021
Bài viết
0
Khái niệm HRM là gì
HRM là chữ viết tắt của Human Resource Management – tạm dịch là quản trị nguồn nhân lực.

Trải qua thời gian dài phát triển, vai trò của người phụ trách quản trị nhân lực ngày càng được nâng cao. Từ việc chỉ đảm nhận những công tác văn thư, hành chính như :
  • Xử lý bảng lương
  • Tổ chức sinh nhật cho nhân sự
  • Sắp xếp lịch công tác, đặt vé máy bay…
[IMG]


Giờ đây, vai trò quản trị nguồn nhân lực đặt ra những trọng trách mang tính chiến lược cao hơn, điển hình :

  • Nghiên cứu chiến lược thu hút nhân tài
  • Phát triển chính sách nhân sự (lương thưởng, phúc lợi…)
  • Xây dựng chiến lược giữ chân nhân tài…
Như vậy, vai trò quản trị nguồn nhân lực không chỉ đặt ra cho những người chuyên về công tác nhân sự, mà những vị trí quản lý chuyên môn trong từng phòng ban cũng cần sở hữu năng lực này để quản trị, phát triển và giữ chân nhân tài phục vụ công tác chuyên môn của phòng ban.

Các chức năng cốt lõi của HRM
Nhân lực là yếu tố quyết định thành công cho mọi doanh nghiệp, vì vậy, quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management) được xem là trụ cột của tố chức với hàng loạt chức năng cốt lõi:

1. Thu hút và tuyển dụng
  • Nghiên cứu những nguồn cung ứng viên phù hợp

  • Đăng tin tuyển dụng đầy đủ thông tin quan trọng và trình bày thu hút

  • Triển khai và chỉ đạo triển khai toàn bộ quy trình tuyển dụng
Đảm bảo tuyển dụng thành công những ứng viên giỏi, phù hợp nhất cho từng vị trí.

[IMG]

2. Thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân sự
Mỗi nhân sự đều có năng lực tiềm ẩn. Việc thúc đẩy hiệu suất làm việc nơi họ là cả một nghệ thuật. Ví dụ :
  • Nếu giao quá nhiều việc có thể khiến nhân viên quá tải dẫn đến chán nản, nghỉ việc
  • Nếu giao ít việc thì không đủ thôi thúc họ vượt qua giới hạn của bản thân
HRM phải biết phân tích và cân đối để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn
Tạo điều kiện cho nhân sự tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ. Điều này giúp cho nhân sự nhận thấy quyền lợi của họ luôn được doanh nghiệp quan tâm.

4. Xây dựng lớp nhân sự kế thừa cho doanh nghiệp
Chính sách đề bạt nội bộ thường được áp dụng cho những vị trí quản lý cấp cao. Và để người quản lý mới có thể nhanh chóng hòa nhập, tiếp quản vị trí này thì hệ thống HRM của doanh nghiệp phải chú trọng phát hiện nhân tài và đào tạo họ ngay từ khi còn là một chuyên viên.

[IMG]


5. Đề xuất và triển khai các chính sách lương thưởng và phúc lợi
Để giữ chân nhân tài, không thể thiếu các chính sách nhân sự hiệu quả. Người phụ trách quản trị nguồn nhân lực tại phòng nhân sự phải liên tục
  • Thu thập thông tin chính sách nhân sự từ đối thủ cạnh tranh
  • Đề xuất cải tiến chính sách trong doanh nghiệp
  • Triển khai đồng bộ trong toàn tổ chức…
 
×
Quay lại
Top Bottom