Công tắc hành trình là gì ? Công tắc giới hạn hành trình là gì ? Limit Switch là gì ? Nguyên lý hoạt động của công tắc hành trình. Công tắc hành trình được sử dụng ở đâu ? Trong bài viết này tôi sẽ chia sẽ những kiến thức của tôi về công tắc hành trình cho các bạn hiểu thêm về thiết bị thú vị này nhé.
1. Giới thiệu công tắc hành trình – Limit Switch
Công tắc hành trình Limit Switch hay còn gọi là công tắc giới hạn là một thiết bị cơ điện. Chúng bao gồm một bộ truyền động được liên kết cơ học với một bộ tiếp điểm. Khi một đối tượng tiếp xúc với bộ truyền động, thiết bị sẽ vận hành các tiếp điểm để tạo hoặc ngắt kết nối điện.
Limit Switch được dùng trong nhiều ứng dụngvà môi trường khác nhau vì độ chắc chắn, dễ cài đặt và hoạt động tin tưởng. Nó có thể xác định sự hiện diện hoặc không, định vị và chấm dứt hành trình của một vật thể.
Hiện nay trên thị trường có công tắc hành trình Omron, công tắc hành trình Yongsung, ...
2. Cấu tạo của công tắc hành trình
Trong công nghiệp, công tắc hành trình Limit Switch 3 chân được sử dụng nhiều hơn. Ngoài ra, còn có loại công tắc hành trình 2 chân, công tắc hành trình 2 cặp tiếp điểm, công tắc hành trình 2 chiều… Nhưng nhìn chung chúng có cấu tạo tương tự nhau và cũng rất đơn giản.
Về căn bản, một công tắc hành trình 3 chân có cấu tạo bao gồm 3 bộ phận chính:
- Bộ phận tiếp điểm
- Bộ phận truyền động
- Chân kết nối điện
Nguyên lý hoạt động công tắc hành trình cũng khá giống với các bộ tiếp điểm của nút nhấn mà chúng ta đã được biết. Chỉ khác ở chỗ là, các vật thể sẽ tác động điều khiển công tắc hành trình thay vì chúng ta dùng tay để đóng ngắt hoạt động của chúng.
3. Ưu nhược điểm của công tắc giới hạn hành trình
Ưu điểm của công tắc hành trình Limit Switch:
- Dễ sử dụng, điều khiển
- Phù hợp nhiều ứng dụng trong công nghiệp
- Tiêu thụ rất ít năng lượng khi hoạt độn
- Có khả năng kết nối với các bộ điều khiển để mở rộng ứng dụng, điều khiển được nhiều tải hơn.
- Chi phí thấp
- Dễ dàng bảo trì bảo dưỡng và thay thế khi cần thiết
Nhược điểm:
- Không sử dụng được trong các ứng dụng cần đảm bảo vệ sinh an toàn như ngành: thực phẩm, hoá mỹ phẩm, đồ uống, công cụ y học, chi tiết cơ khí chính xác, thuỷ tinh…
- Những môi trường có rung lắc nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động của công tắc hành trình
- Cần bảo dưỡng định kỳ
- Dễ hư, có tuổi thọ không cao khi hoạt động liên tiếp
- Khó dùng cho các đối tượng có chuyển động chậm, cực chậm
4. Ứng dụng của công tắc giới hạn hành trình
- Trong ngành sản xuất ôtô. Công tắc hành trình Limit Switch dùng để phát hiện khung xe đang di chuyển trên băng tải. Đưa tín hiệu điều khiển về hệ thống trung tâm như PLC, DCS, SCADA…
- Trong ngành vận chuyển tại các cảng biển, chúng được dùng để điều khiển các cẩu trục chuyên chở các thùng container đi đúng vị trí…
- Trong các khu vui chơi; công tắc giới hạn được dùng để kiểm soát hành trình của các cơ cấu cơ khí như vòng đu quay, tàu lượn siêu tốc, xe lửa,…
- Trong dân dụng đời sống, chúng được sử dụng để đóng mở cổng tự động, giám sát hành trình của thang máy, thang cuốn,…
- Trong công nghiệp, chúng dùng trên các băng tải để đổi hướng đi cho vật thể trên băng tải; làm tiếp điểm chuyển mạch cho các cơ cấu máy; giám sát hành trình của các cánh tay robot.
https://cungcap.net/gioi-thieu-ve-cong-tac-gioi-gian-limit-switch
1. Giới thiệu công tắc hành trình – Limit Switch
Công tắc hành trình Limit Switch hay còn gọi là công tắc giới hạn là một thiết bị cơ điện. Chúng bao gồm một bộ truyền động được liên kết cơ học với một bộ tiếp điểm. Khi một đối tượng tiếp xúc với bộ truyền động, thiết bị sẽ vận hành các tiếp điểm để tạo hoặc ngắt kết nối điện.
Limit Switch được dùng trong nhiều ứng dụngvà môi trường khác nhau vì độ chắc chắn, dễ cài đặt và hoạt động tin tưởng. Nó có thể xác định sự hiện diện hoặc không, định vị và chấm dứt hành trình của một vật thể.
Hiện nay trên thị trường có công tắc hành trình Omron, công tắc hành trình Yongsung, ...
2. Cấu tạo của công tắc hành trình
Trong công nghiệp, công tắc hành trình Limit Switch 3 chân được sử dụng nhiều hơn. Ngoài ra, còn có loại công tắc hành trình 2 chân, công tắc hành trình 2 cặp tiếp điểm, công tắc hành trình 2 chiều… Nhưng nhìn chung chúng có cấu tạo tương tự nhau và cũng rất đơn giản.
Về căn bản, một công tắc hành trình 3 chân có cấu tạo bao gồm 3 bộ phận chính:
- Bộ phận tiếp điểm
- Bộ phận truyền động
- Chân kết nối điện
Nguyên lý hoạt động công tắc hành trình cũng khá giống với các bộ tiếp điểm của nút nhấn mà chúng ta đã được biết. Chỉ khác ở chỗ là, các vật thể sẽ tác động điều khiển công tắc hành trình thay vì chúng ta dùng tay để đóng ngắt hoạt động của chúng.
3. Ưu nhược điểm của công tắc giới hạn hành trình
Ưu điểm của công tắc hành trình Limit Switch:
- Dễ sử dụng, điều khiển
- Phù hợp nhiều ứng dụng trong công nghiệp
- Tiêu thụ rất ít năng lượng khi hoạt độn
- Có khả năng kết nối với các bộ điều khiển để mở rộng ứng dụng, điều khiển được nhiều tải hơn.
- Chi phí thấp
- Dễ dàng bảo trì bảo dưỡng và thay thế khi cần thiết
Nhược điểm:
- Không sử dụng được trong các ứng dụng cần đảm bảo vệ sinh an toàn như ngành: thực phẩm, hoá mỹ phẩm, đồ uống, công cụ y học, chi tiết cơ khí chính xác, thuỷ tinh…
- Những môi trường có rung lắc nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động của công tắc hành trình
- Cần bảo dưỡng định kỳ
- Dễ hư, có tuổi thọ không cao khi hoạt động liên tiếp
- Khó dùng cho các đối tượng có chuyển động chậm, cực chậm
4. Ứng dụng của công tắc giới hạn hành trình
- Trong ngành sản xuất ôtô. Công tắc hành trình Limit Switch dùng để phát hiện khung xe đang di chuyển trên băng tải. Đưa tín hiệu điều khiển về hệ thống trung tâm như PLC, DCS, SCADA…
- Trong ngành vận chuyển tại các cảng biển, chúng được dùng để điều khiển các cẩu trục chuyên chở các thùng container đi đúng vị trí…
- Trong các khu vui chơi; công tắc giới hạn được dùng để kiểm soát hành trình của các cơ cấu cơ khí như vòng đu quay, tàu lượn siêu tốc, xe lửa,…
- Trong dân dụng đời sống, chúng được sử dụng để đóng mở cổng tự động, giám sát hành trình của thang máy, thang cuốn,…
- Trong công nghiệp, chúng dùng trên các băng tải để đổi hướng đi cho vật thể trên băng tải; làm tiếp điểm chuyển mạch cho các cơ cấu máy; giám sát hành trình của các cánh tay robot.
https://cungcap.net/gioi-thieu-ve-cong-tac-gioi-gian-limit-switch