- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Việc dùng thuốc bằng đường miệng lại chia thành nhiều dạng khác nhau: Nuốt nguyên viên, nhai hoặc là viên thuốc được đặt dưới lưỡi, kẹo ngậm, thuốc dạng lỏng…
Dược phẩm sau khi nuốt sẽ “ngao du” từ dạ dày hoặc ruột non rồi đi vào hệ tuần hoàn máu, sau đó sẽ được máu “áp tải” tới các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Quá trình này gọi là sự hấp thụ thuốc. Sự hấp thụ thuốc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như dạng thuốc mà bệnh nhân sử dụng (viên nén, viên trần hay viên được bao phim, dạng thuốc nước…); uống thuốc trước khi ăn, sau khi ăn hoặc uống khi bụng đói; sự phản ứng hóa học giữa dược phẩm và dịch axít trong hệ tiêu hóa; sự tương tác giữa dược phẩm này khi uống chung với các loại dược phẩm khác.
Đối với dạng thuốc viên nén và viên nang thì cách dùng rất phổ thông là uống chung với nước đun sôi để nguội. Không uống chung với những loại nước khác như nước ép trái cây. Ví dụ, thuốc hạ cholesterol statins và thuốc Viagra sẽ gây ra những tác dụng phụ rất nguy hiểm. Còn sữa sẽ làm “phế võ công” của các loại kháng sinh như Ciprofloxacin.
Khi sử dụng dược phẩm đường uống, cần phải được dược sĩ hay bác sĩ tư vấn nên uống thuốc lúc đói hay lúc no, sau khi ăn hay trong khi ăn… Đây là khâu rất quan trọng vì thực phẩm trong dạ dày hoặc ruột non có thể can thiệp vào quá trình hòa tan của thuốc và làm ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc.
Thuốc dạng lỏng rất thích hợp cho trẻ em và người già vì những đối tượng này ít có khả năng nuốt thuốc. Có rất nhiều thuốc dạng lỏng (bao gồm cả loại kê toa và cả loại không kê toa) dành cho trẻ em được cho thêm mùi vị nhằm che giấu mùi vị khó chịu của thuốc.
Đối với những loại thuốc dạng lỏng, trước khi uống cần phải lắc chai. Trước đây, để đong liều thuốc nước, người ta thường dùng muỗng cà phê tương đương 5 ml. Tuy nhiên, sau này có nhiều loại muỗng có dung tích khác nhau. Vì vậy, thuốc dạng lỏng phải được đo lường bằng một dụng cụ chính xác như ly có chia vạch thể tích…
Theo (Người lao động)
Dược phẩm sau khi nuốt sẽ “ngao du” từ dạ dày hoặc ruột non rồi đi vào hệ tuần hoàn máu, sau đó sẽ được máu “áp tải” tới các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Quá trình này gọi là sự hấp thụ thuốc. Sự hấp thụ thuốc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như dạng thuốc mà bệnh nhân sử dụng (viên nén, viên trần hay viên được bao phim, dạng thuốc nước…); uống thuốc trước khi ăn, sau khi ăn hoặc uống khi bụng đói; sự phản ứng hóa học giữa dược phẩm và dịch axít trong hệ tiêu hóa; sự tương tác giữa dược phẩm này khi uống chung với các loại dược phẩm khác.
Đối với dạng thuốc viên nén và viên nang thì cách dùng rất phổ thông là uống chung với nước đun sôi để nguội. Không uống chung với những loại nước khác như nước ép trái cây. Ví dụ, thuốc hạ cholesterol statins và thuốc Viagra sẽ gây ra những tác dụng phụ rất nguy hiểm. Còn sữa sẽ làm “phế võ công” của các loại kháng sinh như Ciprofloxacin.
Khi sử dụng dược phẩm đường uống, cần phải được dược sĩ hay bác sĩ tư vấn nên uống thuốc lúc đói hay lúc no, sau khi ăn hay trong khi ăn… Đây là khâu rất quan trọng vì thực phẩm trong dạ dày hoặc ruột non có thể can thiệp vào quá trình hòa tan của thuốc và làm ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc.
Cũng cần lưu ý là không nên bẻ, nghiền hay nhai trước khi nuốt.
Cũng cần lưu ý là không nên bẻ, nghiền hay nhai trước khi nuốt. Có rất nhiều loại viên nén được “thiết kế” để cho tác động kéo dài bằng cách được bao phim và đòi hỏi phải được nuốt nguyên viên.Thuốc dạng lỏng rất thích hợp cho trẻ em và người già vì những đối tượng này ít có khả năng nuốt thuốc. Có rất nhiều thuốc dạng lỏng (bao gồm cả loại kê toa và cả loại không kê toa) dành cho trẻ em được cho thêm mùi vị nhằm che giấu mùi vị khó chịu của thuốc.
Đối với những loại thuốc dạng lỏng, trước khi uống cần phải lắc chai. Trước đây, để đong liều thuốc nước, người ta thường dùng muỗng cà phê tương đương 5 ml. Tuy nhiên, sau này có nhiều loại muỗng có dung tích khác nhau. Vì vậy, thuốc dạng lỏng phải được đo lường bằng một dụng cụ chính xác như ly có chia vạch thể tích…
Theo (Người lao động)