Để được nhận vào những tập đoàn nước ngoài, thí sinh phải trải qua rất nhiều vòng tuyển dụng. Quy trình tuyển dụng thường bao gồm các vòng: nộp CV -> Làm bài Test IQ và EQ -> Phỏng vấn tiếng Anh. Rất nhiều thí sinh sau khi đã trải qua các vòng trước đành phải tiếc nuối dừng chân ở vòng phỏng vấn. Nguyên nhân chủ yếu là vì các ứng viên không hiểu rõ bản thân mình, đòi hỏi quá cao và có xu hướng “nhảy việc”. Để thành công trong mọi cuộc phỏng vấn tuyển dụng, hãy cùng xem qua những cách trả lời phỏng vấn chuyên nghiệp sau đây.
1. Tại sao chúng tôi nên nhận bạn?
Hãy cho họ thấy những lợi ích bạn có thể mang đến cho công ty
Tuyển dụng chính là một cuộc trao đổi. Công ty sẽ mang đến cho bạn cơ hội phát triển và nhiều chế độ phúc lợi. vậy bạn có thể làm gì để đóng góp cho sự phát triển của công ty. Hãy cho họ thấy những lợi ích bạn có thể mang đến cho công ty. Nhà tuyển dụng sẽ không muốn một ứng viên an phận, không có tinh thần đóng góp cho tập thể. Do đó hãy chứng tỏ bản lĩnh và h.am m.uốn được đóng góp của bạn với công ty.
2. Vì sao bạn lại thất nghiệp trong một khoảng thời gian dài như vậy?
Đừng quá khiêm tốn nhưng cũng đừng quá kiêu ngạo
Đây là câu hỏi rất nhiều người mắc bẫy. Nhà tuyển dụng thường dùng câu hỏi này để đánh giá thái độ của ứng viên. Nếu gặp phải câu hỏi này, đừng quá khiêm tốn nhưng cũng đừng quá kiêu ngạo. Nhà tuyển dụng sẽ không thích những câu trả lời như “Vì công ty này lương thấp quá” hay “Các công ty khác đều từ chối tôi”. Thay vào đó, hãy thể hiện sự chủ động trong công việc của mình như “Tôi làm freelancer trong một thời gian để thách thức giới hạn của bản thân mình”.
3. Khả năng làm việc dưới áp lực của bạn như thế nào?
Hãy chứng tỏ bản thân không hề sợ hãi dưới áp lực và ngại khó
Đối với những công ty start-up nước ngoài, đây là câu hỏi thường xuyên phải gặp. Để trả lời câu hỏi này, hãy tập trung vào những kĩ năng xử lí tình huống, cách bạn đã vượt qua áp lực trong các dự án trước. Lưu ý rằng, hãy trả lời thành thật và chi tiết để chứng tỏ bản thân không hề sợ hãi dưới áp lực và ngại khó nhé!
4. Bạn mong muốn gì từ công việc này?
Đừng chỉ mong được đãi ngộ nhưng không muốn đóng góp cho công ty
Bạn mong muốn gì từ công việc này? Đây là câu hỏi mà rất nhiều các ứng viên bị đánh đố. Những câu trả lời như: “chế độ đã ngộ tốt”, “lương cao”, “nhanh thăng tiến trong công việc” đều hiếm khi được chấp nhận. Lí do là vì những câu hỏi trên chỉ mang tính một chiều. Các ứng viên chỉ mong có được sự đãi ngộ từ công ty nhưng không có mong muốn được đóng góp cho sự phát triển của công ty. Những câu trả lời lí tưởng có thể là: “học hỏi được nhiều điều mới”, “được áp dụng những kĩ năng sẵn có”, ” được vận dụng những ý tưởng vào công việc”,…
5. Vì sao bạn lại thôi việc ở công ty trước?
Không ai muốn thuê một nhân viên nói xấu công ty cũ sau khi nghỉ việc
Đừng bao giờ chê bai công ty cũ. Một số ứng viên thường trả lời rằng lương không cao, sếp xấu tính,… Chẳng có công ty nào muốn thuê một nhân viên nói xấu công ty cũ sau khi nghỉ việc như vậy. Hãy trả lời rằng bạn muốn tìm một môi trường mới thách thức hơn.
6. Phong cách quản lí công việc của bạn như thế nào?
Ứng viên quản lí công việc tốt có thể trung hòa giữa tập thể và cá nhân
Một lời khuyên khi trả lời câu hỏi này là hãy trung hòa giữa cá nhân và tập thể. Trong mắt các nhà tuyển dụng, một ứng viên quản lí công việc tốt là ứng viên có thể trung hòa giữa làm việc tập thể và làm việc cá nhân. Vì thế, hãy nhắc tới hai khía cạnh trên khi bạn gặp câu hỏi này nhé!
7. Bạn làm việc nhóm có tốt không?
Bạn hãy trình bày rằng bạn đã tiến bộ như thế nào khi làm việc nhóm
Hãy trình bày một số dự án teamwork bạn đã từng đương nhiệm. Nhà tuyển dụng sẽ rất thích nghe cách bạn hoàn thành những dự án nhóm mà bạn đã làm trước đây. Ngoài ra, bạn cũng có thể trình bày những bài học mà bạn đã học được từ những dự án nhóm. Bạn hãy trình bày rằng bạn đã tiến bộ như thế nào khi làm việc nhóm.
8. Điều gì khiến bạn không thích về đồng nghiệp của mình?
Đừng nói ra tất cả các khuyết điểm của đồng nghiệp hay kể xấu họ
Đừng thành thật mà nói ra tất cả các khuyết điểm của đồng nghiệp hay kể xấu họ nhé. Hãy ghi điểm với nhà tuyển dụng với từ “tuy nhiên”. Bạn có thể kể ra đôi điều bạn không hài lòng về đồng nghiệp. Sau đó hãy thêm chữ “tuy nhiên” vào sau câu trả lời. Chẳng hạn như: “Anh bạn đồng nghiệp của tôi rất hay gây sự, tuy nhiên, tôi thường bỏ qua để tập trung vào công việc tập thể”.
9. Nếu bạn được nhận thì bạn có dự định sẽ làm việc với chúng tôi trong bao lâu?
Với câu hỏi này, đừng đưa ra một con số quá cụ thể
Với câu hỏi này, đừng đưa ra một con số quá cụ thể. Thay vào đó, hãy trả lời một cách khéo léo để thể hiện tinh thần cầu tiến của mình. Bạn có thể trả lời rằng “Cho tới khi tôi cảm thấy môi trường làm việc không đủ thách thức nữa”. Nhà tuyển dụng sẽ rất thích ứng viên có tinh thần thách thức bản thân như thế này đấy.
10. Bạn hãy hình dung hình ảnh bạn trong 5 năm sau?
Câu hỏi này dùng để đo tinh thần cầu tiến và độ hiểu bản thân
Câu hỏi này được các nhà tuyển dụng đặt ra để đánh giá tinh thần cầu tiến và độ hiểu bản thân của bạn. Đồng thời, các nhà tuyển dụng cũng mong muốn được biết lộ trình phát triển bạn đặt ra cho bản thân. Nếu câu trả lời của bạn phù hợp với lộ trình phát triển nhân viên của công ty thì khả năng cao bạn sẽ được nhận.
11. Bạn có nghĩ là mình thành công không?
Hãy nghĩ về những giá trị trong cuộc sống để trả lời câu hỏi này
Hãy nghĩ về những giá trị trong cuộc sống của mình để trả lời câu hỏi này. Nhà tuyển dụng muốn biết điều gì là quan trọng trong cuộc sống của bạn. Họ sẽ đánh giá tham vọng và thái độ của bạn, bạn khiêm tốn hay bạn quá tham vọng. Câu hỏi này phản ánh rõ ràng tham vọng và mục tiêu của bạn trong cuộc sống.
12. Điểm yếu của bạn là gì?
Hãy trả lời câu hỏi này một cách khôn khéo
Hãy trả lời câu hỏi này một cách khôn khéo. Đừng nêu những điểm yếu như: lười biếng, ỷ lại, gây hấn. Một số các nhà tuyển dụng lâu năm nghiêm khắc sẽ không chấp nhận những điểm yếu “khó chữa” như thế này. Một cách hay khác để trả lời là trả lời điểm tốt thành điểm xấu. Chẳng hạn như cầu toàn, quá tập trung,…
13. Điểm mạnh của bạn là gì?
Nên nêu ra tối thiểu là 3 điểm mạnh và tối đa là 5 điểm mạnh
Đừng nêu ra quá nhiều điểm mạnh vì sẽ khiến nhà cảm thấy bạn đang khoe khoang đấy. Bạn nên nêu ra tối thiểu là 3 điểm mạnh và tối đa là 5 điểm mạnh. Bạn nên tập trung giải thích từng điểm mạnh. Bạn ứng dụng chúng trong những công việc trước như thế nào? Bạn làm cách nào để phát huy điểm mạnh của mình?
14. Bạn thích làm ở vị trí nào trong một dự án nhóm?
Các công ty Start-up hoặc agency rất thích được nghe câu trả lời này
Nếu bạn hiểu rõ điểm mạnh của mình thì bạn nên nêu rõ một vị trí bạn mong muốn. Trong trường hợp bạn muốn thử thách bản thân ở nhiều vị trí, hãy xin được thử sức ở nhiều vị trí. Đặc biệt trong các công ty Start-up hoặc các agency, nhà tuyển dụng rất thích được nghe câu trả lời này.
15. Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?
Lưu ý, đừng chỉ hỏi về lương
Hãy đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Sau khi nhà tuyển dụng đã hiểu rõ tất cả về bạn thì đến lúc bạn phải hiểu thêm về công ty rồi. Lưu ý, đừng chỉ hỏi về lương, hãy hỏi về những dự án, mục tiêu của công ty để bạn có thể chuẩn bị tinh thần tốt nhất nhé!
1. Tại sao chúng tôi nên nhận bạn?
Hãy cho họ thấy những lợi ích bạn có thể mang đến cho công ty
Tuyển dụng chính là một cuộc trao đổi. Công ty sẽ mang đến cho bạn cơ hội phát triển và nhiều chế độ phúc lợi. vậy bạn có thể làm gì để đóng góp cho sự phát triển của công ty. Hãy cho họ thấy những lợi ích bạn có thể mang đến cho công ty. Nhà tuyển dụng sẽ không muốn một ứng viên an phận, không có tinh thần đóng góp cho tập thể. Do đó hãy chứng tỏ bản lĩnh và h.am m.uốn được đóng góp của bạn với công ty.
2. Vì sao bạn lại thất nghiệp trong một khoảng thời gian dài như vậy?
Đừng quá khiêm tốn nhưng cũng đừng quá kiêu ngạo
Đây là câu hỏi rất nhiều người mắc bẫy. Nhà tuyển dụng thường dùng câu hỏi này để đánh giá thái độ của ứng viên. Nếu gặp phải câu hỏi này, đừng quá khiêm tốn nhưng cũng đừng quá kiêu ngạo. Nhà tuyển dụng sẽ không thích những câu trả lời như “Vì công ty này lương thấp quá” hay “Các công ty khác đều từ chối tôi”. Thay vào đó, hãy thể hiện sự chủ động trong công việc của mình như “Tôi làm freelancer trong một thời gian để thách thức giới hạn của bản thân mình”.
3. Khả năng làm việc dưới áp lực của bạn như thế nào?
Hãy chứng tỏ bản thân không hề sợ hãi dưới áp lực và ngại khó
Đối với những công ty start-up nước ngoài, đây là câu hỏi thường xuyên phải gặp. Để trả lời câu hỏi này, hãy tập trung vào những kĩ năng xử lí tình huống, cách bạn đã vượt qua áp lực trong các dự án trước. Lưu ý rằng, hãy trả lời thành thật và chi tiết để chứng tỏ bản thân không hề sợ hãi dưới áp lực và ngại khó nhé!
4. Bạn mong muốn gì từ công việc này?
Đừng chỉ mong được đãi ngộ nhưng không muốn đóng góp cho công ty
Bạn mong muốn gì từ công việc này? Đây là câu hỏi mà rất nhiều các ứng viên bị đánh đố. Những câu trả lời như: “chế độ đã ngộ tốt”, “lương cao”, “nhanh thăng tiến trong công việc” đều hiếm khi được chấp nhận. Lí do là vì những câu hỏi trên chỉ mang tính một chiều. Các ứng viên chỉ mong có được sự đãi ngộ từ công ty nhưng không có mong muốn được đóng góp cho sự phát triển của công ty. Những câu trả lời lí tưởng có thể là: “học hỏi được nhiều điều mới”, “được áp dụng những kĩ năng sẵn có”, ” được vận dụng những ý tưởng vào công việc”,…
5. Vì sao bạn lại thôi việc ở công ty trước?
Không ai muốn thuê một nhân viên nói xấu công ty cũ sau khi nghỉ việc
Đừng bao giờ chê bai công ty cũ. Một số ứng viên thường trả lời rằng lương không cao, sếp xấu tính,… Chẳng có công ty nào muốn thuê một nhân viên nói xấu công ty cũ sau khi nghỉ việc như vậy. Hãy trả lời rằng bạn muốn tìm một môi trường mới thách thức hơn.
6. Phong cách quản lí công việc của bạn như thế nào?
Ứng viên quản lí công việc tốt có thể trung hòa giữa tập thể và cá nhân
Một lời khuyên khi trả lời câu hỏi này là hãy trung hòa giữa cá nhân và tập thể. Trong mắt các nhà tuyển dụng, một ứng viên quản lí công việc tốt là ứng viên có thể trung hòa giữa làm việc tập thể và làm việc cá nhân. Vì thế, hãy nhắc tới hai khía cạnh trên khi bạn gặp câu hỏi này nhé!
7. Bạn làm việc nhóm có tốt không?
Bạn hãy trình bày rằng bạn đã tiến bộ như thế nào khi làm việc nhóm
Hãy trình bày một số dự án teamwork bạn đã từng đương nhiệm. Nhà tuyển dụng sẽ rất thích nghe cách bạn hoàn thành những dự án nhóm mà bạn đã làm trước đây. Ngoài ra, bạn cũng có thể trình bày những bài học mà bạn đã học được từ những dự án nhóm. Bạn hãy trình bày rằng bạn đã tiến bộ như thế nào khi làm việc nhóm.
8. Điều gì khiến bạn không thích về đồng nghiệp của mình?
Đừng nói ra tất cả các khuyết điểm của đồng nghiệp hay kể xấu họ
Đừng thành thật mà nói ra tất cả các khuyết điểm của đồng nghiệp hay kể xấu họ nhé. Hãy ghi điểm với nhà tuyển dụng với từ “tuy nhiên”. Bạn có thể kể ra đôi điều bạn không hài lòng về đồng nghiệp. Sau đó hãy thêm chữ “tuy nhiên” vào sau câu trả lời. Chẳng hạn như: “Anh bạn đồng nghiệp của tôi rất hay gây sự, tuy nhiên, tôi thường bỏ qua để tập trung vào công việc tập thể”.
9. Nếu bạn được nhận thì bạn có dự định sẽ làm việc với chúng tôi trong bao lâu?
Với câu hỏi này, đừng đưa ra một con số quá cụ thể
Với câu hỏi này, đừng đưa ra một con số quá cụ thể. Thay vào đó, hãy trả lời một cách khéo léo để thể hiện tinh thần cầu tiến của mình. Bạn có thể trả lời rằng “Cho tới khi tôi cảm thấy môi trường làm việc không đủ thách thức nữa”. Nhà tuyển dụng sẽ rất thích ứng viên có tinh thần thách thức bản thân như thế này đấy.
10. Bạn hãy hình dung hình ảnh bạn trong 5 năm sau?
Câu hỏi này dùng để đo tinh thần cầu tiến và độ hiểu bản thân
Câu hỏi này được các nhà tuyển dụng đặt ra để đánh giá tinh thần cầu tiến và độ hiểu bản thân của bạn. Đồng thời, các nhà tuyển dụng cũng mong muốn được biết lộ trình phát triển bạn đặt ra cho bản thân. Nếu câu trả lời của bạn phù hợp với lộ trình phát triển nhân viên của công ty thì khả năng cao bạn sẽ được nhận.
11. Bạn có nghĩ là mình thành công không?
Hãy nghĩ về những giá trị trong cuộc sống để trả lời câu hỏi này
Hãy nghĩ về những giá trị trong cuộc sống của mình để trả lời câu hỏi này. Nhà tuyển dụng muốn biết điều gì là quan trọng trong cuộc sống của bạn. Họ sẽ đánh giá tham vọng và thái độ của bạn, bạn khiêm tốn hay bạn quá tham vọng. Câu hỏi này phản ánh rõ ràng tham vọng và mục tiêu của bạn trong cuộc sống.
12. Điểm yếu của bạn là gì?
Hãy trả lời câu hỏi này một cách khôn khéo
Hãy trả lời câu hỏi này một cách khôn khéo. Đừng nêu những điểm yếu như: lười biếng, ỷ lại, gây hấn. Một số các nhà tuyển dụng lâu năm nghiêm khắc sẽ không chấp nhận những điểm yếu “khó chữa” như thế này. Một cách hay khác để trả lời là trả lời điểm tốt thành điểm xấu. Chẳng hạn như cầu toàn, quá tập trung,…
13. Điểm mạnh của bạn là gì?
Nên nêu ra tối thiểu là 3 điểm mạnh và tối đa là 5 điểm mạnh
Đừng nêu ra quá nhiều điểm mạnh vì sẽ khiến nhà cảm thấy bạn đang khoe khoang đấy. Bạn nên nêu ra tối thiểu là 3 điểm mạnh và tối đa là 5 điểm mạnh. Bạn nên tập trung giải thích từng điểm mạnh. Bạn ứng dụng chúng trong những công việc trước như thế nào? Bạn làm cách nào để phát huy điểm mạnh của mình?
14. Bạn thích làm ở vị trí nào trong một dự án nhóm?
Các công ty Start-up hoặc agency rất thích được nghe câu trả lời này
Nếu bạn hiểu rõ điểm mạnh của mình thì bạn nên nêu rõ một vị trí bạn mong muốn. Trong trường hợp bạn muốn thử thách bản thân ở nhiều vị trí, hãy xin được thử sức ở nhiều vị trí. Đặc biệt trong các công ty Start-up hoặc các agency, nhà tuyển dụng rất thích được nghe câu trả lời này.
15. Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?
Lưu ý, đừng chỉ hỏi về lương
Hãy đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Sau khi nhà tuyển dụng đã hiểu rõ tất cả về bạn thì đến lúc bạn phải hiểu thêm về công ty rồi. Lưu ý, đừng chỉ hỏi về lương, hãy hỏi về những dự án, mục tiêu của công ty để bạn có thể chuẩn bị tinh thần tốt nhất nhé!
Hiệu chỉnh bởi quản lý: