- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Sau hơn hai năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông, đối với môn Ngữ văn, CNTT đã đem lại những hiệu quả nhất định. Nếu được đầu tư cẩn thận, phương pháp này cũng sẽ lôi cuốn sự chú ý của học sinh, đặc biệt khi giảng những nội dung có minh họa, bằng tranh ảnh, âm thanh và sơ đồ, điều này là rất cần thiết và bổ ích vì một tiết dạy bình thường khó thực hiện được.
Ứng dụng như thế nào cho hiệu quả
CNTT góp phần làm sinh động và cuốn hút hơn trong dạy Ngữ văn
Đối với phân môn Đọc - hiểu
Để dạy bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử, chúng tôi có thêm một số tư liệu về Hàn Mạc Tử, về xứ Huế, về Vĩ Dạ. Thay phần đọc toàn bộ bài thơ, giáo viên cho HSnghe một đoạn bài hát đã được ca sĩ thể hiện (trong vòng 5 phút) để tạo được tâm thế tiếp nhận cho bài giảng. Cảnh vườn thôn Vĩ trong nắng mai, đến cảnh sông nước đêm trăng huyền ảo, hình bóng khách đường xa và chốn sương khói mông lung, cảnh chìm trong mộng ảo để dẫn đến cảm xúc nghiêng về mơ tưởng và hoài nghi. Và những việc làm trên đã góp phần làm cho giờ dạy thành công.
Khi dạy bài Tây Tiến của Quang Dũng, có thể tìm những tư liệu hình ảnh để minh họa: Hành trình của đoàn quân Tây Tiến, hình ảnh: Dốc khúc khuỷu, dốc thăm thẳm hay ngàn thước lên cao ngàn thước xuống, góp phần tái hiện cuộc hành quân gian khổ - điều mà thế hệ hôm nay rất khó hình dung.
Với Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng tôi đã sưu tầm một số hình ảnh sông Hương từ rất nhiều góc độ: Từ trên máy bay nhìn xuống từ trên bản đồ địa hình, HS sẽ cảm nhận ra những đường cong rất mềm như một tiếng vâng không nói của tình yêu, sẽ nhận thấy dòng sông sớm xanh, trưa vàng, chiều tím. Như thế là bước đầu HS cảm nhận được về chất thơ của Huế, về bề dày của một nền văn hóa Huế
Dạy bài Người lái đò sông Đà chúng tôi đã sưu tầm một số hình ảnh: Những thác nước, những hút nước, bãi đá sông Đà… những hình ảnh này được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau điều này giúp HS nhớ kiến thức rất nhanh. Sau tiết học, giáo viên cho một bài tập nhanh tái hiện kiến thức, một điều bất ngờ, những học sinh có năng lực học yếu kém không còn bỏ giấy trắng.
Bài Đàn ghi ta của Lor - ca của Thanh Thảo, bài thơ viết theo phong cách tượng trưng, siêu thực, cả bài là hệ thống hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng: “Từ áo choàng bê bết đỏ” cho đến “Giọt nước mắt vầng trăng” “Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”, có thể sưu tầm nhiều hình ảnh Lor – ca, về nét đặc sắc của văn hóa Tây Ban Nha.
Sau phần tìm hiểu tiểu dẫn, ở hoạt động 2, GV cho HS tìm hiểu sáu dòng thơ đầu: GV trình chiếu 1 phút, sau đó đặt câu hỏi: Cho biết những hình ảnh được nhắc đến trong khổ thơ thứ nhất ? Qua hình ảnh ấy giúp em liên tưởng gì về đất nước Tây Ban Nha?
Với những hình ảnh có được, HS sẽ nhận ra áo choàng đỏ đẫm máu gợi tả cho màu áo hiệp sĩ mặc khi đấu bò và những trận đấu bò tót là nét đẹp văn hóa Tây Ban Nha - Từ đó nhận ra ý nghĩa của những trận đấu bò đẫm máu tượng trưng cho khung cảnh chính trị Tây Ban Nha thời bấy giờ.
Đối với phân môn Tiếng Việt: Nhìn vào kết cấu chương trình Tiếng Việt 10, kiến thức và kĩ năng được phân bố vào hai loại bài chủ yếu: Loại bài hình thành kiến thức mới: Những bài này kiến thức hình thành thông qua con đường HS phân tích ngữ liệu theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa dưới sự hướng dẫn của GV, kiến thức được mở rộng, nâng cao và củng cố qua hoạt động luyện tập, sau đó được diễn đạt cô đọng và tường minh trong phần ghi nhớ. Loại bài luyện tập, tập trung rèn luyện kĩ năng lĩnh hội và sử dụng một số phương tiện, biện pháp, hay một số qui tắc nào đó. Mỗi bài gắn với một hiện tượng ngôn ngữ nổi bật trong một văn bản mà HS được học trong phần văn học trong sách giáo khoa, đó là các bài thực hành một số phép tu từ (Ẩn dụ, hoán dụ, đối, điệp)
Như vậy, có thể khẳng định, kiểu bài này rất phù hợp cho việc sử dụng CNTT: Giáo viên sẽ trình chiếu các ngữ liệu, nội dung các bài tập, phần trả lời, các từ cần in đậm, in nghiêng, điền từ, điền cụm từ, phần ghi nhớ tất cả đều được trình chiếu, giờ học nhẹ nhàng, sinh động, tiết kiệm thời gian, cho phép GV tăng cường nhiều bài tập ngoài sách giáo khoa.
Đối với phân môn Tập làm văn: Đây là một phân môn có mối quan hệ khăng khít với văn học và Tiếng Việt đồng thời phân môn cũng có tính độc lập tương đối. Có ba nội dung cơ bản: Kiến thức và kĩ năng viết một bài văn, kiến thức, kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ, kiến thức, kĩ năng, tóm tắt văn bản. Những tiết luyện tập, trả bài, tổng kết kiến thức thay bằng sử dụng bảng phụ thì việc hỗ trợ CNTT sẽ vô cùng hiệu quả
Tránh lạm dụng và quá tải
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Ngữ văn đã đạt hiệu quả đáng kể
Văn chương hấp dẫn người đọc bởi tính hình tượng, tính gợi cảm, nhưng khi sử dụng giáo án điện tử, giáo viên bị phụ thuộc vào màn hình máy tính, học sinh cắm cúi ghi chép vì sợ cô giáo chuyển sang slide khác, cuối cùng dẫn đến tiết học rời rạc, học sinh không cảm nhận được nét đặc sắc của văn bản. Khi soạn giáo án điện tử, nếu giáo viên phân định rạch ròi giữa nội dung giảng và nội dung cần ghi chép thì dẫn đến hệ quả kiến thức ngồn ngộn xuất hiện trên màn hình mà thiếu dẫn dắt khơi gợi, hoặc khơi gợi sơ sài, cho nên HS cứ mải miết ghi, nhận thức giá trị tác phẩm chưa thấu đáo.
Nếu chúng ta quá tham lam và lạm dụng CNTT, đưa quá nhiều hiệu ứng, tranh ảnh không đúng lúc, trang trí màu sắc lòe loẹt dẫn đến chi phối sự tập trung của HS trong tiết học, khiến cho giờ dạy trở thành giờ triển lãm ảnh, không phát huy óc quan sát và trí tưởng tượng, thiếu sự tư duy để cảm nhận vẻ đẹp, cái hay, cái tình, cái hồn của văn chương.
Việc giảng dạy giáo án điện tử cũng là con dao hai lưỡi, nếu lạm dụng quá HS sẽ bị cuốn hút vào âm thanh, hình ảnh mà quên nội dung chính của bài. Cho nên, GV phải biết bố trí hợp lí: Vừa và đủ, phối hợp hài hòa nhiều thao tác, vừa truyền thống vừa hiện đại mới phát huy hiệu quả.
Thực tế, một số giáo viên chưa biết sử dụng máy tính, ngại khó, ngại khổ, lí lẽ rằng dạy Văn qua máy tính sẽ hạn chế cảm xúc. Trình độ tin học chủ yếu là tự học cho nên quá trình soạn giảng gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, để tiết dạy ứng dụng CNTT đạt hiệu quả, giáo viên phải chuẩn bị kĩ các khâu: Soạn bài – trình chiếu - hướng dẫn HS ghi chép.
Hình ảnh thầy cô đứng giảng bài là hình ảnh quen thuộc và không bao giờ cũ. Bởi việc dạy học bằng bảng đen, phấn trắng là một công việc cực kì uyển chuyển, linh hoạt, là cả một nghệ thuật sư phạm mà không có một phương tiện nào có thể thay thế. Cần biết ứng dụng CNTT nhưng không lạm dụng CNTT trong các tiết dạy. Trong việc dạy và học Văn, chúng tôi xem CNTT là một phương tiện phụ trợ mà thôi.
Ứng dụng như thế nào cho hiệu quả
CNTT góp phần làm sinh động và cuốn hút hơn trong dạy Ngữ văn
Đối với phân môn Đọc - hiểu
Để dạy bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử, chúng tôi có thêm một số tư liệu về Hàn Mạc Tử, về xứ Huế, về Vĩ Dạ. Thay phần đọc toàn bộ bài thơ, giáo viên cho HSnghe một đoạn bài hát đã được ca sĩ thể hiện (trong vòng 5 phút) để tạo được tâm thế tiếp nhận cho bài giảng. Cảnh vườn thôn Vĩ trong nắng mai, đến cảnh sông nước đêm trăng huyền ảo, hình bóng khách đường xa và chốn sương khói mông lung, cảnh chìm trong mộng ảo để dẫn đến cảm xúc nghiêng về mơ tưởng và hoài nghi. Và những việc làm trên đã góp phần làm cho giờ dạy thành công.
Khi dạy bài Tây Tiến của Quang Dũng, có thể tìm những tư liệu hình ảnh để minh họa: Hành trình của đoàn quân Tây Tiến, hình ảnh: Dốc khúc khuỷu, dốc thăm thẳm hay ngàn thước lên cao ngàn thước xuống, góp phần tái hiện cuộc hành quân gian khổ - điều mà thế hệ hôm nay rất khó hình dung.
Với Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng tôi đã sưu tầm một số hình ảnh sông Hương từ rất nhiều góc độ: Từ trên máy bay nhìn xuống từ trên bản đồ địa hình, HS sẽ cảm nhận ra những đường cong rất mềm như một tiếng vâng không nói của tình yêu, sẽ nhận thấy dòng sông sớm xanh, trưa vàng, chiều tím. Như thế là bước đầu HS cảm nhận được về chất thơ của Huế, về bề dày của một nền văn hóa Huế
Dạy bài Người lái đò sông Đà chúng tôi đã sưu tầm một số hình ảnh: Những thác nước, những hút nước, bãi đá sông Đà… những hình ảnh này được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau điều này giúp HS nhớ kiến thức rất nhanh. Sau tiết học, giáo viên cho một bài tập nhanh tái hiện kiến thức, một điều bất ngờ, những học sinh có năng lực học yếu kém không còn bỏ giấy trắng.
Bài Đàn ghi ta của Lor - ca của Thanh Thảo, bài thơ viết theo phong cách tượng trưng, siêu thực, cả bài là hệ thống hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng: “Từ áo choàng bê bết đỏ” cho đến “Giọt nước mắt vầng trăng” “Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”, có thể sưu tầm nhiều hình ảnh Lor – ca, về nét đặc sắc của văn hóa Tây Ban Nha.
Sau phần tìm hiểu tiểu dẫn, ở hoạt động 2, GV cho HS tìm hiểu sáu dòng thơ đầu: GV trình chiếu 1 phút, sau đó đặt câu hỏi: Cho biết những hình ảnh được nhắc đến trong khổ thơ thứ nhất ? Qua hình ảnh ấy giúp em liên tưởng gì về đất nước Tây Ban Nha?
Với những hình ảnh có được, HS sẽ nhận ra áo choàng đỏ đẫm máu gợi tả cho màu áo hiệp sĩ mặc khi đấu bò và những trận đấu bò tót là nét đẹp văn hóa Tây Ban Nha - Từ đó nhận ra ý nghĩa của những trận đấu bò đẫm máu tượng trưng cho khung cảnh chính trị Tây Ban Nha thời bấy giờ.
Đối với phân môn Tiếng Việt: Nhìn vào kết cấu chương trình Tiếng Việt 10, kiến thức và kĩ năng được phân bố vào hai loại bài chủ yếu: Loại bài hình thành kiến thức mới: Những bài này kiến thức hình thành thông qua con đường HS phân tích ngữ liệu theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa dưới sự hướng dẫn của GV, kiến thức được mở rộng, nâng cao và củng cố qua hoạt động luyện tập, sau đó được diễn đạt cô đọng và tường minh trong phần ghi nhớ. Loại bài luyện tập, tập trung rèn luyện kĩ năng lĩnh hội và sử dụng một số phương tiện, biện pháp, hay một số qui tắc nào đó. Mỗi bài gắn với một hiện tượng ngôn ngữ nổi bật trong một văn bản mà HS được học trong phần văn học trong sách giáo khoa, đó là các bài thực hành một số phép tu từ (Ẩn dụ, hoán dụ, đối, điệp)
Như vậy, có thể khẳng định, kiểu bài này rất phù hợp cho việc sử dụng CNTT: Giáo viên sẽ trình chiếu các ngữ liệu, nội dung các bài tập, phần trả lời, các từ cần in đậm, in nghiêng, điền từ, điền cụm từ, phần ghi nhớ tất cả đều được trình chiếu, giờ học nhẹ nhàng, sinh động, tiết kiệm thời gian, cho phép GV tăng cường nhiều bài tập ngoài sách giáo khoa.
Đối với phân môn Tập làm văn: Đây là một phân môn có mối quan hệ khăng khít với văn học và Tiếng Việt đồng thời phân môn cũng có tính độc lập tương đối. Có ba nội dung cơ bản: Kiến thức và kĩ năng viết một bài văn, kiến thức, kĩ năng giao tiếp khẩu ngữ, kiến thức, kĩ năng, tóm tắt văn bản. Những tiết luyện tập, trả bài, tổng kết kiến thức thay bằng sử dụng bảng phụ thì việc hỗ trợ CNTT sẽ vô cùng hiệu quả
Tránh lạm dụng và quá tải
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Ngữ văn đã đạt hiệu quả đáng kể
Văn chương hấp dẫn người đọc bởi tính hình tượng, tính gợi cảm, nhưng khi sử dụng giáo án điện tử, giáo viên bị phụ thuộc vào màn hình máy tính, học sinh cắm cúi ghi chép vì sợ cô giáo chuyển sang slide khác, cuối cùng dẫn đến tiết học rời rạc, học sinh không cảm nhận được nét đặc sắc của văn bản. Khi soạn giáo án điện tử, nếu giáo viên phân định rạch ròi giữa nội dung giảng và nội dung cần ghi chép thì dẫn đến hệ quả kiến thức ngồn ngộn xuất hiện trên màn hình mà thiếu dẫn dắt khơi gợi, hoặc khơi gợi sơ sài, cho nên HS cứ mải miết ghi, nhận thức giá trị tác phẩm chưa thấu đáo.
Nếu chúng ta quá tham lam và lạm dụng CNTT, đưa quá nhiều hiệu ứng, tranh ảnh không đúng lúc, trang trí màu sắc lòe loẹt dẫn đến chi phối sự tập trung của HS trong tiết học, khiến cho giờ dạy trở thành giờ triển lãm ảnh, không phát huy óc quan sát và trí tưởng tượng, thiếu sự tư duy để cảm nhận vẻ đẹp, cái hay, cái tình, cái hồn của văn chương.
Việc giảng dạy giáo án điện tử cũng là con dao hai lưỡi, nếu lạm dụng quá HS sẽ bị cuốn hút vào âm thanh, hình ảnh mà quên nội dung chính của bài. Cho nên, GV phải biết bố trí hợp lí: Vừa và đủ, phối hợp hài hòa nhiều thao tác, vừa truyền thống vừa hiện đại mới phát huy hiệu quả.
Thực tế, một số giáo viên chưa biết sử dụng máy tính, ngại khó, ngại khổ, lí lẽ rằng dạy Văn qua máy tính sẽ hạn chế cảm xúc. Trình độ tin học chủ yếu là tự học cho nên quá trình soạn giảng gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, để tiết dạy ứng dụng CNTT đạt hiệu quả, giáo viên phải chuẩn bị kĩ các khâu: Soạn bài – trình chiếu - hướng dẫn HS ghi chép.
Hình ảnh thầy cô đứng giảng bài là hình ảnh quen thuộc và không bao giờ cũ. Bởi việc dạy học bằng bảng đen, phấn trắng là một công việc cực kì uyển chuyển, linh hoạt, là cả một nghệ thuật sư phạm mà không có một phương tiện nào có thể thay thế. Cần biết ứng dụng CNTT nhưng không lạm dụng CNTT trong các tiết dạy. Trong việc dạy và học Văn, chúng tôi xem CNTT là một phương tiện phụ trợ mà thôi.
Theo giaoducthoidai.vn