Ức chế vì yêu chàng 'núp váy mẹ'

quynhthu

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
24/6/2010
Bài viết
590

Mỗi lần buộc phải gọi điện đến nhà Duy là tim Hạnh đập thình thịch. Cô sợ mình sẽ gặp phải bà mẹ "sát thủ" của người yêu, rồi bị tra khảo bằng đủ câu hỏi khó chịu như: "Cháu hỏi Duy có việc gì?", "Cháu định rủ con trai bác đi đâu?"...
Những lúc như vậy, Hạnh "uất" lắm, cảm giác như mình là loại gái đầu đường xó chợ, đang cố chòi cao yêu con trai một gia đình "vương tôn quý tộc", thành thử mới bị vặn vẹo, canh chừng đến thế.
Duy - bạn trai Hạnh đã 21 tuổi, sắp tốt nghiệp ra trường nhưng mẹ chàng vẫn áp dụng kiểu quan tâm, chăm sóc cho trẻ lên 3. Lần nào đi chơi cùng Duy, Hạnh đều mất hứng vì chứng kiến cảnh bạn trai nghe đến chục cuộc điện thoại của mẹ chỉ quanh đi quẩn lại nhắc nhở: "Bao giờ con về?", "Ăn cơm nước tử tế nhé?", "Về sớm đi con"... Nếu đến 11h tối mà chưa thấy "con yêu" có mặt ở nhà, bà dội bom điện thoại liên tục, 10-15 phút một lần cho tới khi cả Hạnh và Duy sốt ruột, chịu về mới thôi.
Duy là đàn ông con trai nhưng mẹ chàng còn lo lắng, giữ gìn "sự trong trắng" của chàng hơn cả các cô gái. Chả thế mà chưa chính thức ra mắt, song lý lịch, tiểu sử của Hạnh đều bị bà dò la từ lâu. Lúc thì có cô bạn bép xép: "Mày chết, mẹ lão Duy vừa gọi điện cho tao hỏi chúng mày yêu nhau lâu chưa, nhà mày ở đâu, bố mẹ làm nghề gì?". Lúc lại có gã bâng quơ bóng gió: "Tối qua hai đứa đi đâu tắt máy, để mẹ tên Duy gọi cho tôi tìm loạn lên. Bà ấy cứ hỏi cái Hạnh là đứa nào, ngoan hiền tử tế không hay lại mấy đứa con gái chơi bời lăng nhăng?".
Không chỉ có vậy, mẹ Duy rất cổ hủ. Bà không hề tán thành chuyện con mình "yêu sớm". Bà từng tâm sự với bạn thân con trai rằng: "Bác nghĩ thời điểm này các con chỉ nên tập trung lo học. Khi nào ra trường, đi làm tha hồ mà tìm hiểu, yêu đương. Chứ bây giờ dính vào chuyện trai gái lại ảnh hưởng đến học tập".
Chỉ bấy nhiêu thôi cũng khiến Hạnh thấy áp lực và khó chịu. Cô cằn nhằn với Duy thì luôn nhận được một lời giải thích duy nhất: "Tính mẹ anh hơi khó. Nhưng chỉ vì bà ấy quá lo cho anh nên mới thế! Không lẽ em bắt anh phải cấm mẹ quan tâm à?".
"Không cần thiết phải "bật" mẹ, nhưng giá như anh ấy biết góp ý đôi lời cho mẹ hiểu thì tốt. Chứ cứ thế này, mình cảm thấy như đang yêu phải một đứa trẻ con vậy", Hạnh chia sẻ.
love.jpg
Mọi sự lớn nhỏ trong đời, chàng đều chờ... mẹ quyết.Cũng trong hoàn cảnh tương tự, Thu Hiền (23 tuổi, nhân viên kinh doanh) vô cùng ức chế vì yêu phải anh chàng mà mọi việc lớn nhỏ trong đời đều chịu sự chi phối của mẹ.
Lần đầu tiên đến nhà Thanh, Hiền đã suýt ngất khi thấy đường đường trong phòng đàn ông mà lại treo ảnh... mẹ to đùng ngã vật ở đầu gi.ường. Hiền hỏi: "Anh yêu mẹ đến thế à?" thì Thanh trả lời: "Tại mẹ anh thích thì thì kệ bà thôi!". Sau này quen nhau lâu, Hiền mới phát hiện ra rất nhiều điều mà người yêu mình phải "mặc kệ" như thế.
Từ những việc nhỏ nhặt như trong phòng, mua gi.ường tủ loại gì, ti vi kê ở đâu, cái quạt để chỗ nào... đều một tay mẹ Thanh sắp đặt. Hay việc Thanh mặc quần áo màu gì, style nào, tóc tai để ra sao... cũng phải theo con mắt của mẹ. Có lần, Hiền trót mua cho Thanh một chiếc jeans không hợp ý "mẫu hậu", vậy là cái quần tội nghiệp ấy chỉ được trưng dụng 1 lần duy nhất rồi bị xếp xó. Hiền biết chuyện này do Thanh lỡ mồm hở ra: "Mẹ bảo anh hợp mặc quần âu thôi, mặc quần bò xấu lắm!". Kể từ dạo ấy, Hiền bực bội tự nhủ: "Mặc xác cho mẹ con họ sắm đồ cho nhau".
Việc bé đã vậy, việc lớn Thanh cũng chẳng có chính kiến. Chẳng hạn như khi ra trường, Thanh từng có ý định xin vào các công ty nước ngoài để thử sức mình. Nhưng rốt cuộc, anh đành làm con rùa rút đầu, phải tuân theo sự sắp đặt của mẹ, chui vào một cơ quan nhà nước với nhưng công việc nhàm chán và đồng lương đi từ những con số bèo bọt nhất.
Có lẽ thất vọng nhất là chuyện Hiền nghe phong thanh, trước đây Thanh có 1-2 mối tình rất đẹp song đều đổ vỡ, mà lí do không nằm ngoài sự can thiệp của bà mẹ đầy quyền uy. Mỗi lần như vậy, Thanh đau khổ lắm nhưng vẫn dứt lòng chia tay người yêu, bởi anh tâm niệm: "Bạn gái không có người này thì có người khác, chứ mẹ chỉ có một trên đời!".
"Anh không bao giờ muốn mẹ con căng thẳng" là lời giải thích của Thanh về sự ngoan ngoãn của mình. Nhưng Hiền biết, chẳng qua vì bạn trai cô quá nhu nhược, không thể tách nổi cái bóng quá lớn của mẹ mình nên mới vậy. Hiền thú nhận, sự yếu đuối của Thanh đang khiến tình yêu của cô "chết dần chết mòn".
Lời kết
Mẹ là đấng sinh thành và nuôi dưỡng những đứa con nên người, vì thế, sự ảnh hưởng lớn của người mẹ đến mỗi đứa con là điều tất yếu. Đặc biệt, theo qui luật hấp dẫn giới tính hay sự thiên vị giới tính, con trai thường được các bà mẹ "cưng chiều", quan tâm, chăm sóc hơn. Bởi vậy, không ít anh chàng càng chịu nhiều sự ảnh hưởng, tác động từ mẹ, đó cũng là lẽ tự nhiên.
Tuy nhiên, khi đã là người đàn ông trưởng thành, bạn sẽ đón nhận thêm một người phụ nữ thứ 2 có tầm quan trọng không kém mẹ, đó là người yêu/vợ. Lúc này, vai trò của phái mạnh mới được phát huy tối đa. Tức là bạn phải có trách nhiệm làm chỗ dựa cho những người phụ nữ của mình, thậm chí trong tương lai bạn còn phải là một người làm chủ, một trụ cột vững chắc trong gia đình. Bởi vậy, sự quyết đoán, mạnh mẽ, độc lập là những tố chất mà một người đàn ông bắt buộc phải có.
Nên nếu vẫn giữ thói quen núp dưới cái bóng quá lớn của bố mẹ, gia đình thì hình ảnh bạn trong mắt người con gái của mình trở nên kém cỏi, nhu nhược. Tất nhiên, nam giới không nhất thiết phải "tự tung tự tác", trái ý bố mẹ mới là thể hiện sự bản lĩnh, độc lập. Thứ người đàn ông cần ở đây đơn giản là chính kiến bản thân, khả năng nhận định, phán đoán tình hình. Mọi sự tác động bên ngoài (gia đình, bạn bè, người yêu) chỉ nên mang tính chất tham khảo để đưa ra những quyết định sáng suốt nhất. Có vậy, mày râu mới xứng với hai từ "phái mạnh" để phụ nữ tin tưởng và trao trọn tình yêu.
Theo Bưu điện Việt Nam

 
×
Quay lại
Top Bottom