Tuyệt chiêu giải quyết "hạn chót" trước hạn

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Khi bạn làm việc cũng như học tập đều nên có những kế hoạch cụ thể . Nhưng vì một lý do bất đắc dĩ, nguyên nhân bất khả kháng mà bạn không thể hoàn thành bài tập trong công việc học hành hay nhiệm vụ trong công việc ? Vậy lúc đó bạn giải quyết nó như thế nào ?

Cuộc sống càng khẩn trương, công việc càng nhiều thì áp lực về thời gian càng trở nên rõ ràng. Vậy phải làm sao để quản lí và sắp xếp khoa học những "deadline-hạn chót" này?

KenhSinhVien-13031171-the-word-deadline-circled-on-a-calendar-to-remind-you-of-an-important-due-date-or-countdown-for-your.jpg


Luôn ghi vào một cái bảng kẻ khung, thay vì nhớ trong đầu

Càng ghi chi tiết thì quản lí càng dễ. Những "hạn chót" nào cần gấp, bạndùng bút highlight. Nhìn cột “ngày giờ” để thực hiện theo kế hoạch. Nên ghi "hạn chót" vào một quyển sổ, vì không phải lúc nào bạn cũng có máy tính bên cạnh. Nhìn vào một cái bảng kẻ khung gọn gàng, ghi chi tiết các việc cần làm, bạn sẽ luôn có động lực “diệt gọn” "hạn chót". Khi làm xong cái nào, chỉ cần đánh dấu “check” vào cái đó”.

Không bao giờ để "hạn chót" sát thời hạn

Nếu có "hạn chót", hãy căn cứ vào mức độ quan trọng của công việc và thái độ của sếp. Việc nào quan trọng làm trước, việc nào ít quan trọng hơn thì nếu trễ thì cũng trễ ít thôi, không để trễ quá mức cho phép.

Khi chán nản, hãy nghĩ đến hệ quả

Nhiều "hạn chót" đôi khi khiến bạn chỉ muốn bỏ tất cả và đi ngủ. Nhưng hãy nghĩ xa hơn: bạn không có lương, bị sếp rầy la, những người cùng làm việc bị ảnh hưởng... để tạo động lực hoàn thành. Khi bạn thật sự tập trung, bạn sẽ quên mất rằng bạn đang bị áp lực. Chỉ cứ tập trung hoàn thành deadline sớm nhất có thể, thì khi làm xong rồi, cảm giác rất tuyệt vời.

Những cách "làm bạn" với "hạn chót"

- Kẻ một bảng 2x2, cột dọc là “việc quan trọng” và “việc không quan trọng”, cột ngang là “khẩn cấp” và “không cần vội”. Tùy vào tính chất deadline mà bạn phân loại rõ ràng. 4 khung trong bảng này sẽ giúp bạn quản lí công việc tốt nhất có thể. Bởi vì cũng có những việc khẩn cấp nhưng không quan trọng, quan trọng nhưng không cần vội, bạn sẽ căn cứ vào hoàn cảnh và khả năng của mình để thực hiện sau.

- Đừng cho bạn thời gian quá nhiều. Với những "hạn chót", càng có nhiều thời gian, bạn càng mất hứng thực hiện. Thời hạn cho các "hạn chót" tốt nhất chỉ nên từ 1 đến 3 ngày.

- Dán "hạn chót" ở những nơi dễ thấy nhất để tạo áp lực cho bạn: trước cửa tủ lạnh, ngay bàn học, ghi ra ở phần “note” trên màn hình desktop, cửa ra vào trong phòng, gương…

- Với những "hạn chót" cần sự trợ giúp từ người khác, bạn cần liên hệ ngay với họ trước khi bắt đầu thực hiện. Khi họ liên hệ với bạn, bạn không thể nào bỏ dở "hạn chót" này.

KenhSinhVien-deadline.jpg

- Nếu trễ "hạn chót", hãy chia nhỏ 1 công việc ra từng phần và thực hiện dần dần.

- "Treo phần thưởng" cho chính bạn, chẳng hạn như hoàn thành xong việc sẽ được ăn một bữa thật ngon hoặc đi chơi cả ngày.

- Chơi trò "mất tích": Tắt facebook, tắt điện thoại, ngắt mọi liên lạc với những người xung quanh. Chỉ khi nào xong việc bạn mới nối liên lạc trở lại.

- Khi có quá nhiều "hạn chót", hãy hoàn thành cái nào dễ nhất, đừng gò ép theo thứ tự thời gian vì điều này càng khiến bạn thiếu động lực.

Theo Mực Tím
 
×
Quay lại
Top Bottom