Tuyệt chiêu chiến thắng trong phòng thi

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Các kì kiểm tra luôn “bòn rút” sức lực của sĩ tử và nếu không có chiến thuật cũng như chuẩn bị tâm lý hợp lý, hẳn bạn sẽ loay hoay với bài thi dù kiến thức của mình hoàn toàn vững chắc.

1. Viết lời động viên bản thân Hãy dán vào góc học tập một lời động viên bản thân để mỗi khi ôn tập bạn luôn cảm thấy quyết tâm và có nỗ lực phấn đấu hơn. Bên cạnh đó, khi vào phòng thi những câu ngắn gọn như “Cố lên”, “Quyết tâm”, “Đỗ đại học” khi được viết trên tờ giấy nháp cũng sẽ làm bạn cảm thấy vững tâm và bớt run hơn nhiều.

2. Tạo hứng thú lúc ôn tập Thay vì học thuộc với những câu khô khốc như “Chiến thắng Điện Biên Phủ vào 7/5/1954 lúc 17 giờ 30 phút”, hãy tự hỏi: “Ngày tháng năm nào diễn ra chiến thắng Điện Biên Phủ?”… Những câu tự hỏi sẽ kích thích não bộ và gây nhớ lâu hơn những câu học thuộc lòng thông thường.

3. Không đặt nặng tâm lý khi vào thi Việc nghĩ “Mình phải thi đỗ, không thi đỗ sẽ chết” hoặc “Mình lo quá, run quá” sẽ khiến tâm lý nặng nề và ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm bài của bạn. Hít thật sâu, thở đều và nắm tay chặt rồi thả lỏng cơ thể - điều này giúp bạn bình tĩnh hơn.

4. Không nên đọc lại sách trước khi vào thi 10 phút Việc học ôn là cả một quá trình, trong 10 phút ngắn ngủi trước khi vào phòng thi việc đọc lại sách không khiến bạn nhớ thêm được gì mà có thể còn gây cho bạn cảm giác cuống quýt nếu vô tình “sờ” phải kiến thức trót bỏ qua.

5. Đừng mang điện thoại vào phòng thi Đây là một lời dặn có lẽ hơi thừa, nhưng nhiều bạn học sinh vẫn mang điện thoại vào phòng thi dù chẳng để làm gì. Ngoài việc giám thị có thể lập biên bản, chiếc điện thoại di động còn khiến bạn phân tâm. Và chẳng may bạn để chế độ rung, khi có người gọi tới hoặc tin nhắn đến, bạn còn cảm thấy nóng lòng hơn và đánh mất mấy phút quý giá của mình chú ý vào nó.

892483-giaoductuyetchieulambaithi.jpg


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)


6. Một quả chuối và chút nước khiến đầu óc linh hoạt Nếu quan niệm ăn chuối sẽ trượt vỏ chuối trong kì thi thì hãy xem lại. Chuối chứa rất nhiều kali và chính chất này làm tăng cường hiệu suất năng lượng của bạn, cũng như khiến đầu óc bạn linh hoạt hơn. Vì vậy đừng ngần ngại ăn một quả chuối trước khi bắt đầu buổi thi của mình. Cũng như vậy, một ngụm nước cũng làm tăng tốc độ truyền thông tin giữa các tế bào não và giúp bạn tập trung tốt hơn.

7. Phân chia thời gian hợp lý Hãy xem đề thi có bao nhiêu câu hỏi, câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Khống chế thời gian tối đa cho mỗi câu hỏi trước khi bắt tay vào làm, sao cho còn thừa khoảng 10-15 phút cuối giờ. Thời gian thừa này sẽ kịp cho bạn chỉnh sửa những sai sót trong bài thi của mình và cảm thấy yên tâm hơn vì làm kịp thời gian mà không bị cuống khi chuông điểm hết giờ.

8. Những môn học thuộc nên gạch ý ra nháp Những môn cần học thuộc, sau khi đọc xong câu hỏi hãy vạch ý ngắn gọn cần trình bày ra nháp. Động tác này giúp bạn không sót ý khi làm bài và có thể điều chỉnh hợp lý thứ tự các ý trong bài viết cho tốt hơn. Cũng đừng ngần ngại viết ra nháp một câu văn chợt nảy ra trong đầu, kể cả khi bạn đang bận rộn với việc hành văn trong bài làm.

9. Xin giấy hợp lý Đừng để tới lúc viết được dòng cuối cùng ở mặt giấy cuối cùng mới đứng lên xin giấy. Việc này khiến bạn gián đoạn dòng suy nghĩ và cảm thấy sốt ruột vì đôi khi giám thị còn phải kí vào giấy rồi mới chậm rãi đến đưa cho bạn. Ngay khi viết sang mặt thứ tư của tờ giấy, nếu thấy còn viết thêm được nữa cứ mạnh dạn xin giấy ngay lúc này.


10. Tư thế ngồi khi làm bài Nằm bò ra bàn khiến bạn uể oải và không còn hứng thú suy nghĩ. Tốt nhất là ngồi thẳng, nếu quá mỏi có thể dựa lưng ra đằng sau. Bên cạnh đó: - Nếu câu hỏi ở dạng tái hiện lại kiến thức cũ đã lâu không dùng tới thì nên nghiêng đầu sang trái giúp bán cầu não trái hoạt động. Đây là vùng mà não thường có chức năng ghi nhớ. - Nếu câu hỏi ở dạng tư duy, suy nghĩ thì nên nghiêng đầu sang phải giúp bán cầu não phải hoạt động. Đây là vùng mà não thường có chức năng tư duy logic, tưởng tượng…

11. Xâu chuỗi sự kiện Các môn học như Sử, Văn, Địa Lý rất cần sự xâu chuỗi sự kiện. Những bài làm này sẽ được đánh giá cao và thậm chí là thêm điểm cộng cho thí sinh. Các câu hỏi đôi khi chỉ đơn giản hỏi về một vấn đề, nhưng hãy biết tới cả những vấn đề xoay quanh hoặc có liên quan đến câu hỏi đó. Tuy nhiên, trọng tâm vẫn là câu hỏi chính, đừng quá lan man sang những chuỗi sự kiện kia.
Đừng buồn nếu kết quả không được như mong đợi ở một kì thi nào đó. Những người nổi tiếng sau rất có thể khiến bạn lạc quan hơn, vì họ cũng đã không làm tốt khi còn đi học: Winston Churchill (Thủ tướng Anh), Abraham Lincoln (Tổng thống Mỹ), Thomas Edison (người phát minh ra bóng đèn), Tolstoy (Tác giả Chiến tranh và Hòa Bình), Walt Disney (tác giả phim chuột Mickey), George Bernard Shaw (Nhà văn, nhà viết kịch)…
Nguồn :tinmoi
 
×
Quay lại
Top Bottom