Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỷ XIX Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội

Meika

Thành viên
Tham gia
26/12/2023
Bài viết
8
1985 ĐẶNG ANH ĐÀO, ĐẶNG THỊ HẠNH, HUỲNH LÝ LÊ HỒNG SÂM dịch từ nguyên bản tiếng Pháp
XTĂNGĐAN (Stendhal )

VANINA VANINI

Hay

Tình huống riêng về hội kín cuối cùng của những người cacbônari bị khám phá trong địa phận của Giáo hoàng

Một tối mùa xuân năm 182*. Toàn thành La mã nô nức : công tước B***, vị chủ ngân hàng trứ danh, mở vũ hội tại tòa lâu đài mới trên quảng trường Vơnidơ. Tất cả những gì lộng lẫy nhất về nghệ thuật nước Ý, mà sự hào hoa của Pari và Luân Đôn có thể tạo nên đều được tập hợp để tô điểm cho tòa lâu đài. Quan khách tụ hội cực kì đông đảo. Các giai nhân tóc hung vàng, đẹp kín đáo, thuộc nước Anh quý phái, đã cầu cạnh được tham gia vũ hội này: các nàng kéo đến nườm nượp. Những trang tuyệt sắc thành La mã cùng các nàng tranh giải hoa khôi. Một thiếu nữ mà ánh mắt và mái tóc huyền cho biết ngay là người La mã, cùng cha bước vào; mọi con mắt đổ dồn vào nàng. Mỗi cử chỉ của nàng đều lồ lộ một vẻ ngạo mạn kì lạ.

Khách nước ngoài bước vào sững sờ vì vẻ huy hoàng của vũ hội. Họ bảo <Chẳng hộ hè nào của vua chúa ở châu Âu bì được thế này>.

Vua chúa không có lâu đài kiến trưc kiểu La mã : vua chúa buộc phải mời các phu nhân tôn quý chốn cung đình; công tước B*** chỉ thỉnh riêng các mỹ nhân. Tối hôm ấy, ông mời rất đạt; khách nam giới ra chiều choáng váng. Giữa vô số phụ nữ xuất sắc như vậy, người ta xem ai đẹp nhất : sự lựa chọn có phần do dự giây lát : nhưng cuối cùng , vương tước tiểu thư Vanina Vanini , thiếu nữ có mái tóc huyền và ánh mắt rực lửa , được tôn là bà chúa vũ hội. Lập tức quan khách nước ngoài và các chàng trai La mã rời bỏ mọi phòng khách , đến chen vai thích cánh trong gian phòng khách có nàng.

Cha nàng , vương tước Đông Axđruyban Vanini muốn nàng khiêu vũ trước tiên với hai hoặc ba vị vương nước Đức. Sau đó nàng nhận lời mời của mấy người Anh cực đẹp và cực quý phái : điệu bộ thiếu tự nhiên của họ khiến nàng chán ngán. Dường như nàng thích trêu cợt chàng Livitô Xaventi hơn , anh chàng có vẻ si tình hết sức. Đó là chàng trai nổi nhất thành La mã , hơn nữa bản thân cũng mang tước vương ; nhưng giá có đưa cho chàng đọc một cuỗ tiểu thuyết thì chỉ được hai chục trang là chàng quẳng đi , bảo rằng sách làm chàng nhức đầu. Đó là một điểm thua kém , theo con mắt Vanina.

Vào nửa đêm , một tin lan truyền trong vũ hội , gây tác động khá mạnh. Một gã cacbônarô trẻ tuổi , bị giam giữ ở ngục Xanh Ănggiơ , vừa cải trang vượt ngục tối nay , và do một trò táo gan lãng mạn quá trớn , ra đến vọng gác cuối cùng của đội vệ binh canh nhà tù , y đã dùng dao găm tấn công những người lính ; nhưng bản thân y cũng bị thương , cảnh binh đang truy lùng y trong phố theo vết máu , và người ta hy vọng sẽ bắt lại được.

Trong khi mọi người kể câu chuyện đó , Đông Liviô Xavelin vừa khiêu vũ xong với Vanina , choáng váng vì duyên sắc và thành công của nàng , dẫn nàng về chỗ và hỏi , gần như điên dại vì say đắm :

-Nào, xin tiểu thư khai ân cho biết , ai kia mới khiến tiểu thư ưng ý ?

-Gã cacbônarô vừa vượt ngục. Vanina trả lời : ít ra gã cũng đã làm một việc gì đó ngoài cái việc chịu khó sinh ra trên đời.

Vương tước Đông Axđruyban Vanini lại gần con. Ông là một người giàu có đã hai chục năm nay không tính toán gì với quản lý , tay này đã cho ông vay lợi tức của chính ông với mức lãi thật cao. Nếu bạn gặp ông ngoài phố , bạn sẽ tưởng ông là một diễn viên già , bạn sẽ không để ý tay ông đeo dăm sáu chiếc nhẫn kếch xù nạm những viên kim cương cực lớn. Hai người con trai của ông theo dòng Tên , sau đó chết điên chết dại. Ông đã quên họ ; nhưng ông bực bội vì cô con gái duy nhất , Vanina , không chịu lấy chồng. Cô đã mười chín tuổi rồi và đã từ chối những đám khá nhất. Lý do của cô là gì ? cũng là lí do khiến Xinia thoái vị , là niềm khinh bỉ người La mã.

Ngày hôm sau buổi vũ hội , Vanina để ý thấy cha mình , con người lơ đễnh nhất thiên hạ , cả đời không bao giờ chịu nhọc công cầm một cái thìa khóa , lại đóng hết sức cẩn thận cánh cửa của một cầu thang nhỏ dẫn lên các phòng của tầng gác thứ ba của lâu đài. Căn phòng này có cửa sổ trông ra một sân thượng trồng cam. Vanina đi thăm hỏi vài nơi trong thành La mã ; khi nàng trở về , cổng chính lâu đài bị vướng vì đang sửa soạn hoa đăng , xe vào lối sân sau. Vanina ngước nhìn lên và ngạc nhiên nhìn thấy một khung cửa sổ để ngỏ , thuộc tầng gác cha nàng đã đóng thật kỹ càng. Nàng cho người tỳ nữ lui , nàng trèo lên tầng gác sát nóc lâu đài, và cứ tìm mãi rồi nàng thấy được một cửa sổ nhỏ có chấn song trông ra khoảng sân thượng trồng cam. Khung cửa sổ mở mà nàng để ý chỉ cách nàng hai bước chân. Chắc chắn gian phòng có người ở : nhưng ai ở ? Ngày hôm sau Vanina kiếm được chìa khóa mở một cửa nhỏ thông ra sân thượng trồng cam.

Nàng rón rén đến khung cửa sổ vẫn ngỏ. Một cảnh cửa chớp giúp nàng náu mình. Cuối phòng có một chiếc gi.ường , trên gi.ường có người nằm. Thoạt tiên nàng toan rút lui : nhưng nàng chợt nhận ra một tấm áo dài phụ nữ vắt trên ghế dựa. Nhìn kỹ hơn người nằm trong gi.ường , nàng thấy người ấy tóc hung vàng , và trông rất trẻ. Nàng không hồ nghi gì nữa , đó là một phụ nữ. Tấm áo vắt trên ghế vấy máu ; máu nhuốm cả đôi giày phụ nữ đặt trên một chiếc bàn. Thiếu phụ lạ mặt cử động , Vanina nhận ra cô bị thương. Ngực cô quấn một tấm băng lớn thấm máu ; tấm băng chỉ buộc lại bằng dải , thầy thuốc chẳng băng bó như vậy.

Vanina để ý thấy hàng ngày , vào quãng bốn giờ chiều , cha nàng đóng cửa ở trong phòng riêng , sau đó lên thăm người đàn bà lạ mặt : ông trở xuống ngay , và lên xe lên nhà bá tước Vitêletsi. Hễ ông ra khỏi nhà là Vanina lên sân thượng , từ chỗ đó nàng có thể nhìn thấy người đàn bà lạ mặt. Nàng hết sức xúc động thương cảm người thiếu phụ bất hạnh nhường ấy ; nàng cố đoán ra câu chuyện của người thiếu phụ. Tấm áo dài vấy máu vắt trên ghế dường như bị dao găm đâm. Vanina có thể đếm được những vết thủng. Một hôm nàng nhìn rõ thiếu phụ hơn : cặp mắt xanh của cô đăm đăm hướng lên trời ; hình như cô cầu nguyện. Rồi lệ dâng đầy đôi mắt đẹp ấy ; vương tước tiểu thư phải dằn lòng lắm mới không bắt chuyện với cô. Ngày hôm sau Vanina cả gan nấp trên sân thượng trước khi cha đến. Nàng thấy Đông Axđruyban vào phòng thiếu phụ lạ mặt ; ông xách một giỏ con đựng thức ăn.vương tước có vẻ lo ngại và không trò chuyện gì nhiều. Ông nói khẽ đến mức mặc dù cửa sổ để ngỏ , Vanina vẫn không nghe được lời ông. Ngay sau đó ông rời đi.

Vanina tự nhủ <Chắc người đàn bà tội nghiệp này phải có những kẻ thù cực kỳ ghê gớm đến mức cha ta , tính tình vô lo vô nghĩ như vậy mà chẳng dám tin cậy vào ai và phải chịu khó leo trèo một trăm hai mươi bậc thang mỗi ngày >

Một buổi tối , Vanina vừa khẽ nhô đầu về phía cửa sổ của thiếu phụ lạ mặt thì bắt gặp mắt cô ta , và mọi sự đều bại lộ. Vanina quỳ sụp xuống , kêu lên :

-Em yêu chị , em một lòng vì chị.

Thiếu phụ lạ mặt ra hiệu cho nàng vào.

Vanina kêu lên :

-Em có lỗi với chị biết bao nhiêu , và hẳn là chị thấy sự tò mò dại dột của em vô cùng xúc phạm đến chị ! Em xin thề giữ bí mật , và nếu chị đòi hỏi , em sẽ không bao giờ quay lại nữa.

-Có ai nhìn cô mà không thấy hạnh phúc cho được ? Thiếu phụ lạ mặt nói. Cô ở lâu đài này ư ?

Vanina đáp :

-Tất nhiên rồi. Nhưng em thấy chị không biết tên em : em là Vanina , con gái Đông Axđruyban

Thiếu phụ nhìn nàng ngạc nhiên , đỏ bừng mặt , rồi nói tiếp :

-Xin cô gia ân cho phép tôi hy vọng ngày nào cô cũng đến thăm ; nhưng mong rằng vương tước không biết việc cô đến thăm nom.

Tim Vanina đập thình thịch ; nàng thấy cung cách của thiếu phụ hết sức ưu nhã. Chắc hẳn thiếu phụ tội nghiệp này đã làm phật ý một kẻ quyền thế nào đó ; có thể là trong lúc ghen tuông cô đã giết người yêu chăng ? Vanina thấy nỗi bất hạnh của cô không thể có nguyên nhân tầm thường. Thiếu phụ bảo nàng là cô bị một vết thương ở vai , xuyên tận ngực , khiến cô rất đau đớn. Cô thường bị máu ứ đầy miệng.

-Thế mà chị không có thầy thuốc trông nom ! Vanina kêu lên.

Thiếu phụ lạ mặt nói :

-Cô cũng biết là ở La mã , thầy thuốc phải báo cáo nghiêm ngặt với cảnh sát về mọi vết thương họ chữa chạy. Vương tước thân hành buộc vết thương cho tôi bằng tấm băng cô thấy đây.

Thiếu phụ tránh không than thở về tai nạn của mình , một cách tuyệt vời tao nhã ; Vanina yêu cô đến ngây dại. Tuy vậy có một điều làm vương tước tiểu thư hết sức ngạc nhiên , đó là giữa cuộc trò chuyện rõ ràng là rất nghiêm trang , thiếu phụ đột nhiên buồn cười , khó khăn lắm mới nén được.

Vanina nói :

-Em rất sung sướng được biết tên chị .

-Người ta gọi tôi là Clêmăngtin.

-Thế thì , chị Clêmăngtin thân yêu , ngày mai , năm giờ , em sẽ đến thăm chị.

Hôm sau Vanina thấy bạn mệt nặng.

-Em muốn đưa thầy thuốc đến thăm chị : Vanina vừa nói vừa hôn bạn.

Thiếu phụ bảo :

-Tôi thà chết còn hơn. Tôi lại muốn ân nhân của mình bị liên lụy hay sao ?

Vanina vội tiếp :

-Viên thầy thuốc của Đức ông Xavenli Catăngdara , thống đốc thành La mã , là con một gia nhân trong nhà em ; ông ta hết lòng với gia đình em , và do địa vị của ông ta , ông ta chẳng sợ ai hết. Cha em không đánh giá đúng lòng trung thành của ông ta ; em sẽ cho đi gọi ông ta.

-Tôi không muốn có thầy thuốc ; thiếu phụ kêu lên nóng nảy khiến Vanina ngạc nhiên. Cô hãy đến thăm tôi , và nếu Chúa gọi tôi về với Người , tôi sẽ chết hạnh phúc trong tay cô.

Ngày hôm sau thiếu phụ mệt nặng hơn nữa.

Từ biệt cô , Vanina nói :

-Nếu chị yêu em , chị hãy để thầy thuốc tới.

-Nếu ông ta đến , hạnh phúc của tôi tiêu tan.

-Em cho đi gọi ông ta đây. Vanina lại tiếp.

Không nói một lời , thiếu phụ giữ nàng lại , cầm lấy tay nàng , hôn khắp bàn tay ấy. Hồi lâu im lặng , người lạ mặt rưng rưng nước mắt. Cuối cùng, cô ấy buông tay Vanina và bảo nàng với dáng vẻ của người đi từ cõi chết :

-Tôi có điều phải thú thật cùng cô. Hôm kia , tôi đã nói dối khi bảo rằng tên tôi là Clêmăngtin ; tôi là một người cacbônarô bất hạnh...

Vanina ngạc nhiên lùi ghế lại và đứng lên ngay.

Chàng cacbônara nói tiếp :

-Tôi cảm thấy lời thú nhận này sẽ tước mất của tôi niềm hạnh phúc duy nhất gắn bó tôi với cuộc sống , nhưng đối với tôi , lừa dối cô là điều hổ thẹn , không xứng đáng. Tôi tên Piêt’rô Milxirili ; tôi mười chín tuổi , cha tôi là một thầy thuốc nghèo ở Xanh-Ănggiêlô-in-Vađô , còn tôi là cacbônarô. Họ tóm được hội kín của chúng tôi ; tôi bị gông xiềng , giải từ Rômanhơ đến La mã. Họ tống tôi vào một hầm ngục suốt đêm ngày phải thắp đèn , tôi ở đó mười ba tháng trời. Một người nhân đức tìm cách cứu tôi. Người ta cải trang cho tôi làm phụ nữ. Tôi ra khỏi nhà ngục , đang đi ngang qua bọn vệ binh gác cổng lần cuối cùng , thì một tên trong bọn chửi rủa những người cacbônarô ; tôi cho hắn một cái tát. Tôi xin cam đoan với cô rằng đó không phải là một trò huyên hoang làm phách , mà chỉ do vô tình nhãng trí. Sau cử chỉ khinh xuất ấy , bị truy lùng ban đêm trong các đường phố La mã , mang thương tích vì lưỡi lê đâm , kiệt sức , tôi bước lên một ngôi nhà để ngỏ cửa ; nghe thấy bọn lính đang lên theo , tôi nhảy vào một khu vườn ; tôi ngã xuống gần một phụ nữ đang đi dạo.

-Bá tước phu nhân Vilêlesi ! Là bạn của cha tôi , Vanina nói.

-Sao ? Phu nhân đã nói với cô ư ? Milxirili kêu lên. Dù sao cũng mặc lòng , vị phu nhân mà tên tuổi không bao giờ được nói lộ ra , đã cứu sống tôi. Trong lúc binh lính vào nhà phu nhân để bắt tôi , thì thân phụ cô cho tôi lên xe của người ra khói nhà. Tôi thấy trong mình rất mệt : mấy hôm nay lê đâm vào vai khiến tôi khó thở. Tôi sắp chết , và chết tuyệt vọng , vì không được gặp cô nữa.

Vanina nghe với dáng vẻ sốt ruột ; nàng đi ra rất nhanh ; Milxirili không thấy chút thương xót nào trong đôi mắt tuyệt đẹp ấy , chỉ thấy biểu hiện của một tính cách kiêu hãnh vừa bị xúc phạm.

Đêm đến , thầy thuốc xuất hiện ; ông ta đi một mình Milxirili tuyệt vọng ; chàng lo không bao giờ còn được gặp lại Vanina. Chàng hỏi han viên thầy thuốc , ông ta trích máu cho chàng và không trả lời. Những ngày sau vẫn một niềm im lặng như vậy. Mắt Piêt’rô không rời khung cửa sổ trông ra sân thượng , Vanina thường vào theo lối đó ; chàng cực kỳ đau khổ. Một lần , vào khoảng nửa đêm , dường như chàng thấy ai đó thấp thoáng trong bóng tối trên sân thượng : Vanina chăng ?

Tối nào Vanina cũng đến áp mặt vào khung kính cửa sổ của chàng cacbônarô.

Nàng tự nhủ :

-Nếu ta nói với chàng , ta sẽ nguy mất ! Không , không bao giờ ta được gặp lại chàng !

Quyết định như vậy rồi , nàng lại hồi tưởng . mặc dù không muốn . tình bạn của mình đối với chàng , khi còn ngây ngô tưởng chàng là phụ nữ. Sau niềm thân mật ngọt ngào êm ái đến thế , mà phải quên chàng đi ! Trong những khoảnh khắc tỉnh táo nhất , Vanina phát hoảng vì sự biến đổi trong ý tưởng mình. Từ lúc Milxirili xưng danh , tất cả những gì nàng vẫn quen nghĩ tới dường như bị một tấm màn che phủ , chỉ ẩn hiện chốn xa xa.

Không đầy một tuần lễ sau , Vanina , tái nhợt và run rấy , bước vào phòng chàng cacbônarô cùng với viên thầy thuốc. Nàng bảo chàng phải khuyên vương tước cho một giai nhân thay thế ngài. Nàng ở trong phòng không tới mười giây đồng hồ ; nhưng mấy ngày sau , vì lòng nhân đạo , nàng lại đến cùng viên thầy thuốc. Một buổi tối , mặc dù Milxirili đã khá lên nhiều , và Vanina chẳng còn viện được cớ lo ngại cho sự sống còn của chàng , nàng cả gan đến một mình. Nhìn thấy nàng , Milxirili hạnh phúc tột độ , nhưng lại nghĩ phải che dấu tình yêu của mình ; trước hết , chàng không muốn thiếu phẩm cách đường hoàng của trang nam nhi. Vanina bước vào phòng , mặt đỏ bừng , sợ phải nghe chuyện yêu đương , đã ngỡ ngàng vì được chàng đón tiếp với tình bạn cao nhã và trung thành , nhưng rất ít thương mến. Nàng ra về mà chàng cũng không tìm cách giữ lại.

Mấy ngày sau, khi nàng trở lại, cũng vẫn thái độ cư xử như vậy, vẫn một niềm khẳng định lòng trung thành tận tụy đầy tôn kính và biết ơn vĩnh viễn. Vanina chẳng phải lo kiềm chế sự bồng bột của chàng cacbônarô, mà lại tự hỏi hay mình yêu đơn phương. Cô thiếu nữ trước nay cực kỳ kiêu hãnh cay đắng cảm thấy sự rồ dại của mình to lớn biết chừng nào. Nàng giả vờ vui, thậm chí vờ lạnh nhạt, đến thăm chàng thưa hơn, nhưng vẫn không sao buộc được mình thôi gặp gỡ bệnh nhân trẻ tuổi.

Milxirili yêu nồng nàn, nhưng nghĩ đến dòng dõi thấp kém và trách nhiệm với bản thân, tự hứa chỉ hạ mình nói đến tình yêu nếu Vanina bỏ bẵng tám ngày không đến thăm. Lòng kiêu ngạo của vương tước tiểu thư đối chọi lại từng bước một. Cuối cùng nàng tự nhủ < Vậy thì, nếu ta đến thăm chàng, đó là vì ta, đó là để ta vui, và ta sẽ không bao giờ thổ lộ với chàng rằng ta quan tâm đến chàng >. Nàng đến thăm Milxirili rất lâu, chàng cứ trò chuyện với nàng như thể trò chuyện trước mặt hai chục con người. Một buổi tối, sau khi đã căm ghét chàng suốt ngày, đã tự hứa sẽ lạnh lùng và khắt nghiệt với chàng hơn thường lệ, nàng bảo chàng là nang yêu chàng. Chẳng mấy nỗi, nàng không còn điều gì từ chối chàg nữa.

Nếu sự điên rồ của Vanina quả là to lớn, cần phải nhận rằng nàng hoàn toàn hạnh phúc. Milxirili không còn nghĩ gì đến điều mà chàng cho là bổn phận đối với phẩm cách đường hoàng của trang nam nhi ; chàng yêu như người ta yêu lần đầu ở tuổi mười chín và ở nước Ý. Chàng cảm thấy mọi nỗi áy náy của tình yêu-say đắm, đến mức đem thổ lộ với cô tiểu thư cực kỳ kiêu hãnh ấy đường lối chàng đã áp dụng để được nàng yêu. Chàng ngạc nhiên vì hạnh phúc tột độ của mình. Bốn tháng trời trôi qua rất nhanh. Một hôm, viên thầy thuốc trả lại tự do cho bệnh nhân.

<Ta sẽ làm gì bây giờ ? Milxirili suy nghĩ ; ẩn náu trong nhà một giai nhân đẹp nhất thành La mã chăng ? Bọn bạo chúa hèn mạt đã nhốt ta mười ba tháng trong ngục không cho ta thấy ánh sáng mặt trời sẽ tưởng rằng chúng đã làm ta nản lòng ! Ôi nước Ý, người quả là bất hạnh, nếu những đứa con của người bỏ rơi người chỉ vì một chút cỏn con như vậy ! >

Vanina tin chắc chắn rằng hạnh phúc lớn nhất của Piêt’rô là gắn bó với nàng mãi mãi ; chàng có vẻ quá ư là sung sướng. Nhưng một câu đùa của tướng Bônapactơ vang lên cay đắng trong lòng chàng trai, và ảnh hưởng đến toàn bộ thái độ của chàng đối với phụ nữ. Năm 1796, khi tướng Bônapactơ rời Bretxia, các quan chức thành phố tiễn ông ra cổng thành, bảo ông rằng người Bretxia ưa tự do hơn mọi người Ý khác.

-Phải, ông đáp, họ ưa nói về tự do với nhân tình của họ.

Milxirili bảo Vanina với vẻ khá gượng gạo :

-Đêm xuống là tôi phải ra khỏi đây.

-Chàng nhớ trở về lâu đài trước khi trời rạng sáng ; em sẽ đợi chàng.

-Khi trời rạng sáng, tôi đã xa cách La mã bao nhiêu dặm đường rồi.

-Được lắm, Vanina lạnh lùng nói, chàng đi đâu vậy ?

-Về Rômanhơ, trả thù.

Vanina nói tiếp với vẻ bình thản nhất :

-Tôi giàu, nên tôi mong chàng sẽ nhận vũ khí và tiền tôi tôi trao tặng.

Milxirili điềm nhiên nhìn nàng giây lâu ; rồi lao vào vòng tay nàng :

-Linh hồn của đời anh, chàng nói, em làm anh quên hết thảy, quên đến cả bổn phận của anh. Nhưng lòng em càng cao quý, em càng phải hiểu anh.

Vanina khóc rất nhiều, và họ quyết định hôm sau nữa chàng mới rời La mã.

Ngày hôm sau, nàng nói :

- Piêt’rô, chàng thường bảo tôi rằng một người có tiếng tăm, một vương tước La mã chẳng hạn, con người có thể sử dụng rất nhiều tiền, sẽ có khả năng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp của tự do, nếu như nước Áo lâm vào một cuộc chiến lớn nào đó ở xa chúng ta.

-Hẳn thế, Piêt’rô ngạc nhiên nói.

-Vậy thì, chàng có tâm huyết ; chàng chỉ thiếu một địa vị cao sang ; xin chàng nhận kết hôn với tôi và nhận hai trăm ngàn quan lợi tức. Tôi đảm nhiệm việc vận dộng cha tôi ưng thuận.

Piêt’rô phục xuống chân nàng ; Vanina rạng rỡ vì vui sướng.

Chàng nói :

-Tôi yêu em đắm đuối ; nhưng tôi là người đầy tớ khốn khổ của tổ quốc ; nước Ý càng bất hạnh, tôi càng phải trung thành với nước Ý. Muốn được Đông Axđruyban ưng thuận, sẽ phải đóng một vai trò ròng rã chán ngắt bao nhiêu năm. Vanina, anh không nhận lời em.

Milxirili hấp tấp tự buộc mình vì câu đó. Chàng sắp không đủ can đảm nữa. Chàng kêu lên :

-Nỗi bất hạnh của anh, là vì anh yêu em hơn cả cuộc sống, vì rời La mã, đối với anh là cực hình đau đớn nhất. Ôi ! sao nước Ý chẳng được giải thoát khỏi bọn dã man ! Anh sẽ vui sướng biết bao cùng em vượt biên sang sống bên châu Mỹ.

Vanina vẫn lạnh ngắt. Việc từ chối kết hôn với nàng khiến lòng kiêu ngạo của nàng kinh ngạc ; nhưng rồi nàng lại lao vào vòng tay Milxirili. Nàng kêu lên :

-Chưa bao giờ em thấy chàng đáng yêu như lúc này ; phải, chú thầy thuốc bé bỏng vùng quê của em ơi, em thuộc về chàng mãi mãi. Chàng là một vĩ nhân như những người cố La mã của chúng tôi.

Mọi ý nghĩ về tương lai, mọi điều đáng buồn do lương tri khơi gợi đều tiêu tan ; thực là một khoảnh khắc yêu đương hoàn mỹ. Rồi khi đã có thể nói chuyện lý trí với nhau :

-Em sẽ đến Rômanhơ gần như cùng một lúc với chàng, Vanina nói. Em sẽ khiến thầy thuốc chỉ định cho em đi tắm biển ở Pôreta. Em sẽ dừng chân ở tòa lâu đài của gia đình em tại Xan Nicôlô, gần Phoocli...

-Tại đó, anh sẽ sống trọn đời với em Milxirili kêu lên.

-Số phận em từ nay là phải hiểu mọi sự. Vanina thở dài nói tiếp. Em sẽ mất hết phẩm giá vì chàng, nhưng xá gì... Rồi chàng có thể yêu một cô gái đã bị ô danh hay không ?

Milxirili bảo :

-Em chẳng phải vợ anh hay sao, và một người vợ mãi mãi được tôn thờ ? Anh sẽ biết yêu em và biết bảo vệ em.

Vanina phải ra đi thù tiếp trong giới xã giao. Nàng vừa rời Milxirili, chàng đã thấy cách xử sự của mình man rợ. Chàng tự nhủ :

-Tổ quốc là gì nhỉ ? Đó chẳng phải là một con người mà ta phải hàm ơn vì một việc làm ân nghĩa, người ấy sẽ đau khổ và có thể nguyền rủa ta nếu ta bội bạc. Tổ quốc và tự do, cũng giống như tấm áo choàng của ta, đó là một vật có ích cho ta, mà là phải mua, quả thật như vậy, nếu không được thừa hưởng của cha ta để lại ; nhưng rốt cuộc ta yêu tổ quốc và tự do, vì hai điều ấy có ích cho ta. Nếu ta chẳng cần gì đến tổ quốc, tự do, nếu những điều ấy đối với ta cũng như tấm áo choàng vào mùa tháng tám, thì việc gì phải mua, mà với một giá cực đắt ? Vanina đẹp tuyệt ! nàng có một tài năng thật kỳ lạ ! Người ta sẽ tìm cách làm vừa lòng nàng ; nàng sẽ quên ta. Người đàn bà nào là người suốt đời chỉ có một tình nhân ? Những vương tước La mã về tư cách công dân của họ thì ta khinh miệt, họ có bao nhiêu lợi thế so với ta ! Chắc họ phải dễ thương lắm ! Ôi ! nếu ta ra đi, nàng sẽ quên ta, và ta mất nàng mãi mãi.

Vào nửa đêm, Vanina đến thăm chàng ; chàng kể cho Vanina nghe nỗi hoang mang vừa qua, và cuộc tranh luận mà vì yêu nàng, chàng đã phải đưa ra danh từ vĩ đại tổ quốc. Vanina hết sức sung sướng. Nàng tự nhủ :

-Nếu chàng nhất thiết phải chọn giữa tổ quốc và ta, ta sẽ chiếm ưu thế.

Đồng hồ của ngôi nhà thờ gần đó điển ba tiếng ; giờ phút vĩnh biệt cuối cùng đã tới. Piêt’rô vùng khỏi tay người yêu. Chàng bước xuống cầu thang nhỏ thì Vanina, cố kìm nước mắt, mỉm cười nói :

- Nếu như chàng đã tìm được một người đàn bà nghèo hèn xứ quê chăm nom, chàng lại chẳng thể làm gì để trả ơn ư ? Chàng sẽ tìm cách đền đáp họ chứ ? Tương lai mơ hồ bất định, chàng sắp ra đi giữa những kẻ thù ; chàng hãy cho em ba ngày vì ân nghĩa, như thể em là một người đàn bà nghèo hèn, và để đền đáp công em chăm sóc.

Milxirili ở lại. Cuối cùng, chàng rời La mã. Nhờ tờ hộ chiếu mua của một sứ quán nước ngoài, chàng về tới gia đình. Thật là một niềm vui lớn ; mọi người tưởng chàng đã chết. Bạn bè muốn chúc mừng chàng bằng cách giết một hai tên khinh kỵ binh (đó là tên gọi bọn cảnh binh trong các địa phận của Giáo hoàng). Milxirili bảo :

- Không cần thiết thì ta đừng giết một người Ý biết sử dụng vũ khí. Tổ quốc chúng ta chẳng phải một hòn đảo nước Anh may mắn ; chúng ta thiếu binh sĩ để chống lại sự can thiệp của vua chúa châu Âu.

Ít lâu sau Milxirili bị bọn khinh kỵ binh đuổi riết ; đã giết hai tên bằng những khẩu súng tay Vanina tặng. Họ treo giải lấy đầu chàng.

Van na không đến Rômanhơ. Milxirili cho là nàng đã quên mình. Lòng sĩ diện của chàng bị thương tổn ; chàng bắt đầu nghĩ đến sự khác biệt về đẳng cấp ngăn cách chàng với người yêu. Trong một khoảnh khắc mềm lòng và tiếc nuối hạnh phúc đã qua, chàng có ý định trở lại La mã xem vanina đang làm gì. Ý nghĩ rồ dại ấy sắp thắng điều mà chàng coi là bổn phận thì một chiều tối, tiếng chuông một ngôi nhà thờ trên núi báo buổi nguyện chiều một cách lạ lùng, như thể người kéo chuông vô tình nhãng trí. Đó là hiệu lệnh tập hợp của hội kín cacpônari mà Milxirili gia nhập khi về tới Rômanhơ. Ngay đêm đó mọi người đều có mặt tại một nơi ẩn cư trong rừng. Hai tu sĩ ở ẩn, thiếp đi vì thuốc phiện, không hề biết ngôi nhà nhỏ của mình được sử dụng vào việc gì. Milxirili hết sức buồn bã đến họp, và biết tin người cầm đầu hội đã bị bắt, còn chàng, một thanh niên chưa đầy hai mươi tuổi, sắp được bầu đứng đầu một hội trong đó có những người trên năm chục tuổi, đã tham gia âm mưu từ thời Muyra sang chinh phạt năm 1815. Nhận vinh dự không ngờ này, Piêt’rô thấy tim đập đập mạnh. Khi còn lại một mình chàng quyết thôi không nghĩ tới cô thiếu nữ La mã, người đã quên chàng, quyết toàn tâm toàn ý vì nhiệm vụ giải phóng nước ý khỏi bọn dã man.*

Hai ngày sau, trong bản tường trình về sự đi lại trong vùng gửi tới Milxirili là người đứng đầu hội, chàng thấy vương tước tiểu thư Vanina vừa tới lâu đài Xan Nicôlô. Đọc cái tên này, chàng bối rối nhiều hơn là vui thích. Dù chàng có cho rằng mình tự kiềm chế không phóng ngay tối hôm đó đến lâu đài Xan Nicôlô là khẳng định lòng trung thành với tổ quốc, điều ấy cũng vô bổ ; do mường tượng đến Vanina đang bị mình sao nhãng, chàng chẳng thi hành được chức trách của mình một cách thích đáng.

( Liberarl Halia de barbari, đó là lời Pet’rac nói năm 1350 sau đó được nhắc lại bởi Giuyn II, bởi Makiaven, bởi bá tước Auphiêri (chú thích của Xtăngđan) )



Chàng gặp nàng ngày hôm sau ; nàng vẫn yêu chàng y như ở La mã. Cha nàng, muốn gả chồng cho nàng, đã trì hoãn việc nàng lên đường. Nàng mang đến hai ngàn đồng xơ canh. Khoản viện trợ bất ngờ này góp phần tuyệt diệu nâng cao uy tín Milxirili trong chức vị mới. Họ đặt làm dao găm ở Corphu, họ mua chuộc được người thư ký tin cẩn giúp việc khâm sai của Giáo hoàng, kẻ chịu trách nhiệm truy lùng những người carbônari. Nhờ thế, họ có được danh sách các linh mục làm do thám cho chính quyền.

Chính vào thời kỳ này, đã tổ chức được một trong những vụ âm mưu ít điên rồ nhất tại nước Ý bất hạnh. Ở đây tôi sẽ chẳng đi vào những chi tiết không đúng chỗ. Tôi chỉ nói gọn rằng giá như việc thành thì Milxirilicó phần lớn công lao. Do chàng mà hàng ngàn hạng vạn người khởi nghĩa sẽ nổi dậy theo hiệu lệnh, sẽ vũ trang đợi các chỉ huy cấp trên.

Thời khắc quyết định đang tới gần thì, như sự đời thường xảy ra, tổ chức bị tê liệt vì những người cầm đầu bị bắt.

Vừa tới Rômanhơ, Vanina đã tưởng như tình yêu tổ quốc sẽ làm cho người yêu của nàng quên mọi mối tình khác. Lòng kiêu hãnh của cô gái La mã bị kích động. Nàng cố tự phân tích phải trái nhưng vô hiệu ; một nỗi sầu u uất xâm chiếm lòng nàng ; nàng bất chợt thấy mình nguyền rủa nền tự do. Một hôm đến Phoocli thăm Milxirili, nàng không làm chủ nỗi niềm đau xót mà trước nay lòng kiêu ngạo của nàng vẫn kiềm chế được. Nàng bảo Milxirili :

-Rõ là chàng yêu tôi như một người chồng ; phận tôi không phải như vậy.

Nàng ứa nước mắt ; nhưng chính vì hổ thẹn đã hạ mình tới mức phải trách móc, Milxiriliđáp lại những giọt lệ này với cung cách người mải lo toan công việc. Đột nhiên Vanina nảy ra ý định trở về La mã. Nàng cảm thấy một niềm vui tàn ác trong việc tự trừng phạt nỗi yếu đuối vừa khiến nàng thốt nên lời. Lặng thinh giây lát, nàng đã quyết một bề ; nàng thấy mình không xứng với Milxirilinếu không rời bỏ chàng . Nàng thích thú vì chàng sẽ ngạc nhiên một cách đau đớn khi tìm nàng hoài không thấy. Rồi nàng lại nghĩ rằng mình không chiếm được tình yêu của người đàn ông mà mà vì người đó mình đã làm bao điều rồ dại, ý nghĩ này khiến nàng xúc động sâu xa. Thế là nàng phá vỡ sự im lặng và tìm đủ cách khai thác ở chàng một lời t.ình tứ. Chàng nói với nàng một cách lơ đãng những điều thật âu yếm ; nhưng khi nói sang các hoạt động chính trị, chàng đau xót kêu lên với một âm điệu sâu lắng khác hẳn :

- Ôi ! nếu việc này không thành, nếu chính quyền lại phát giác ra, tôi bỏ cuộc thôi.

Vanina vẫn đứng trân trân. Nãy giờ, nàng cảm thấy nàng gặp người yêu lần cuối. Lời chàng thốt ra rọi một ánh sáng tai hại vào đầu óc. Nàng nàng tự nhủ :

< Những người cacbônarô đã nhận của ta hàng mấy ngàn đồng xơ- canh. Họ chẳng thể nghi ngờ lòng tụng tủy của ta đối với công việc đang mưu đồ >

Vanina chỉ dứt khỏi nỗi mơ màng để bảo Piêt’rô :

- Chàng có ưng đến lâu đài Xan Nicôlô với em một ngày một đêm hay không ? Cuộc hội họp tối nay không cần chàng có mặt. Sáng mai chúng mình có thể dạo chơi ở Xan Nicôlô ; điều đó làm an dịu tình trạng khích động và trả lại cho chàng tất cả sự bình tĩnh cần thiết trong những trường hợp trọng đại thế này.

Piêt’rô nhận lời.

Vanina rời chàng để sửa soạn chuyến đi, và như lẽ thường, khóa kín căn phòng nhỏ, nơi nàng để chàng ẩn náu.

Nàng lao đến nhà một chị hầu phòng cũ, đã thôi việc đi lấy chồng và buôn bán nhỏ ở Phoocli. Đến nhà người đó, nàng hấp tấp ghi bên lề một cuốn kinh Nhật tụng thấy trong phòng, chỉ dẫn chính xác nơi hội kín của những người cacbônari họp ngay đêm đó. Nàng kết thúc bản tố cáo bằng những lời sau< Hội kín này gồm mười chín thành viên ; đây là tên và địa chỉ của họ >. Sau khi ghi danh sách rất chính xác. chỉ trừ tên Milxirili nàng bảo người đàn bà nàng được nàng tin cần :

- Ngươi đưa cuốn sách này đến giáo chủ khâm sai : để ông đọc những gì biết ở đây và trả lại ngươi cuốn sách. Mười đồng xơ- canh cho người đây ; nếu ông khâm sai hở tên ngươi ra ngươi cầm chắc cái chết ; nhưng nếu ngươi làm được cho ông không sai đọc trang giấy ta vừa viết là ngươi cứu sống ta đó.

Mọi việc cực kỳ êm thấm. Viên khâm sai sợ quá nên không xử sự cho ra dáng bậc đại thần. Ông ta cho người đàn bà dân giã xin yết kiến được che mặt vào gặp, nhưng với điều kiện chị ta phải cho trói tay lại. Chị lái buôn được dẫn ra mắt nhân vật tôn quý với bộ dạng như vậy, chỉ thấy ngài náu sau một chiếc bàn cực rộng phủ thảm xanh.

Viên khâm sai đọc trang sách trong cuốn kinh Nhật tụng mà ông ta cầm rõ xa mình, sợ có thuốc độc tinh vi. Ông ta trả lại sách chị lái buôn và không cho người theo dõi chị. Chưa đầy bốn mươi phút sau khi rời người yêu, thấy chị hầu phòng cũ quay về, Vanina lại đến gặp Milxirili, tin chắc rằng từ nay chàng sẽ hoàn toàn là của mình. Nàng bảo chàng là trong thành phố có sự biến động khác thường ; người ta thấy cảnh binh tuần tiểu tại những đường phố xưa nay chúng chẳng bao giờ lai vãng. Nàng nói tiếp :

- Nếu chàng nghe em, ta sẽ đi Xan Nicôlô ngay tức khắc Milxirili nhận lời. Họ đi bộ đến nơi xe của vương tước tiểu thư đang chờ, cách thành phố nửa dặm, trên xe có người tùy nữ thân tín của Vanina, tính tình kín đáo và được trả công rất hậu.

Đến lâu đài Xan Nicôlô, bối rối vì hành động lạ lùng của mình, Vanina càng âu yếm người tình gấp bội. Nhưng trong khi tình tình tự với chàng, nàng có cảm giác mình đóng kịch. Hôm trước, khi phản bội, nàng quên bẵng lòng hối hận. Ghì người yêu trong vòng tay, nàng tự nhủ :

< Người ta có thể nói với chàng một lời nào đó, và lời đó mà thốt ra, thì ngay tức khắc và vĩnh viễn chàng sẽ ghê tởm ta >

Vào nửa đêm, một gia nhân của Vanina đột ngột vào phòng nàng. Nàng không ngờ người ấy là cacbônarô. Vậy ra Milxirilicó những điều giữ bí mật với nàng, ngay cả chuyện vặt như vậy. Nàng rùng mình. Người đó đến báo với Milxirili là đêm ấy, ở Phoocli, nhà của mười chín người cacbônari bị bao vây, còn họ bị bắt giữ ngay khi đi họp hội kín về. Mặc dù bị tóm bất ngờ, vẫn có chín người trốn thoát. Bọn cảnh binh đưa được mười người vào nhà ngục trong thành. Tối đó, một người lao mình xuống giếng sâu tự vẫn. Vanina mất bình tĩnh ; may là Piêt’rô không để ý ; nếu không chàng có thể đọc được tội ác của Vanina trong mắt nàng.

Người đầy tớ nói thêm là lúc này, binh sĩ đồn trú ở Phoocli đứng dăng hàng khắp mọi đường phố. Người lính nọ đứng gần người lính kia đến mức nói được với nhau. Dân chúng chỉ có thể đi từ bên này đường sang bên kia đường ở chỗ nào có một sĩ quan đứng gác.

Sau khi người đầy tớ ra khỏi phòng, Piêt’rô chỉ tư lự giây lát. Rồi chàng bảo :

-Lúc này chẳng làm gì được.

Vanina lả đi ; nàng run lên dưới mắt nhìn của người yêu. Chàng bảo nàng :

- Em có điều gì bất thường vậy ?

Rồi chàng nghĩ sang chuyện khác và thôi không nhìn vào nàng nữa.

Vào khoảng trưa, nàng đánh bạo bảo chàng :

-Thế là lại một hội kín nữa bị khám phá ; em nghĩ rằng chàng sẽ ở yên một thời gian.

- Rất yên, Milxirilitrả lời với nụ cười khiến nàng rùng mình.

Nàng đến thăm linh mục Xan Nicôlô, một cuộc viếng thăm cần thiết, có lẽ ông ta là do thám của Dòng Tên. Trở về nhà ăn chiều vào bảy giờ, nàng thấy căn phòng nhỏ, nơi tình nhân trốn tránh, vắng vẻ không người. Nàng hốt hoảng chạy tìm chàng khắp nhà ; chẳng thấy chàng đâu hết. Tuyệt vọng, nàng trở lại căn phòng nhỏ, bây giờ nàng mới trông thấy một bức thư : nàng đọc :

< Tôi đến nộp mình cho viên khâm sai ; tôi thất vọng vì sự nghiệp của chúng tôi ; trời không phù hộ chúng tôi. Kẻ nào đã phản chúng tôi ? Chắc là tên khốn kiếp đã gieo mình xuống giếng. Vì đời tôi chẳng còn ích gì cho nước Ý tội nghiệp, tôi không muốn đồng chí của tôi thấy riêng mình tôi không bị bắt, có thể nghĩ rằng tôi đã phản họ. Vĩnh biệt em ; nếu em yêu tôi, em hãy nghĩ đến việc trả thù cho tôi. Hãy làm hại, hãy tiêu diệt kẻ đê tiện đã phản bội chúng tôi, dù cho kẻ đó là cha tôi chăng nữa >

Vanina rơi mình xuống ghế, gần như ngất lịm, chìm trong nỗi bất hạnh tàn khốc nhất. Nàng không thốt nên lời ; mắt nàng ráo hoảnh rực lửa

Cuối cùng, nàng quỳ sụp xuống.

-Lạy Chúa ! nàng kêu lên, xin Chúa nhận cho lời nguyền của con ; vâng, con sẽ trừng phạt kẻ đê tiện đã phản bội ; nhưng phải trả tự do cho Piêt’rô trước đã.

Một giờ đồng hồ sau, nàng đã trên đường trở lại La mã. Cha nàng vẫn giục nàng về từ lâu. Trong khi nàng đi vắng, ông đã thu xếp việc hôn nhân giữa nàng với vương tước Liviô Xavenli. Vanina về đến nhà là ông nói ngay chuyện đó với nàng, vừa nói vừa run. Ông hết sức ngạc nhiên thấy nàng ưng thuận tức khắc. Ngay tối hôm ấy, tại nhà nữ bá tước Vitêlesi, cha nàng hầu như chính thức giới thiệu Đông Liviô với nàng ; nàng trò chuyện nhiều cùng chàng. Đó là chàng trai thanh lịch nhất, có những con ngựa đẹp nhất ; nhưng mặc dù người ta thừa nhận chàng là người mẫn tuệ, tính tình chàng bị coi là quá ư nông nổi, thành thử chính quyền chẳng nghi ngờ chờ mảy may. Vanina nghĩ rằng thuật tiên hãy làm cho chàng mê mệt, rồi nàng sẽ sai khiến chàng rất thuận tiện. Vì chàng là cháu đức ông Xavenli Catăngdara, thống đốc thành La mã kiêm bộ trưởng cảnh sát, nàng đồ chừng bọn gián điệp chẳng dám theo dõi chàng.

Sau khi đã đối xử thật ân cần niềm nở với chàng Liviô khả ái được vài hôm. Vanina tuyên bố với chàng rằng nàng sẽ chẳng bao giờ lấy chàng ; theo nàng, chàng có đầu óc quá nông nổi.

Nàng bảo :

-Nếu anh không phải là trẻ con, thì các nhân viên của chú anh sẽ chẳng giữ bí mật gì với anh. Chẳng hạn người ta quyết định ra sao về những người cacbônari vừa bị phát hiện ở Phoocli ?

Hai ngày sau Đông Liviô đến bảo nàng là tất cả những người cacbônarô bị bắt ở Phoocli đã vượt ngục hết. Nàng đưa cặp mắt to, đen huyền, nhìn anh chàng với nụ cười chua chát khinh bỉ và không thèm nói chuyện với chàng suốt buổi tối hôm đó. Cách một ngày sau, Đông Liviô đỏ mặt đến thú nhận với nàng là thoạt tiên họ đã đánh lừa chàng. Chàng nói :

- Nhưng tôi đã kiếm được chìa khóa mở phòng làm việc của chú tôi ; tôi đã xem giấy tờ đó, thấy một tòa Pháp đình tôn giáo (hay một hội đồng) gồm các vị giáo chủ và giám mục có uy tín nhất, đang học tối mặt vào thảo luận vấn đề nên xét xử những người cacbônari ở Raven hay ở La mã. Chín người bị bắt ở Phoocli và thủ lĩnh của họ, một kẻ tên là Milxirili, đã ngu dại tự nộp mình, hiện đang bị giam giữ ở ở lâu đài Xan Lôô.

Nghe tiếng ngu dại, này Vanina cấu vương tước thật mạnh. Nàng bảo chàng :

- Tôi muốn đích thân xem công văn giấy tờ và cùng anh vào phòng làm việc của chú anh ; có khi anh đọc không kỹ.

Nghe những lời này, Đông Liviô rùng mình ; Vanina đòi hỏi chàng một điều hầu như không thể được ; nhưng tài ba kỳ quặc lạ đời của cô gái lại lại càng khiến chàng yêu hơn. Ít ngày sau, Vanina cải trang nam giới, mặc một bộ chế phục xinh xẻo mang dấu hiệu gia nhân nhà Xavenli, được xem xét các giấy tờ tối mật của bộ trưởng cảnh sát trong nửa giờ. Nàng có một củ chi hết sức vui sướng khi thấy bản báo cáo hàng ngày về phạm nhân Milxirili. Cầm tờ giấy này, tay nàng run bần bật. Đọc lại cái tên đó, nàng xuýt nữa xỉu đi. Ra khỏi lâu đài của vị thống đốc thành La mã, Vanina cho phép Đông Liviô ôm hôn mình. Nàng bảo :

- Chàng đã vượt được những điều tôi muốn thử thách chàng.

Được một lời như vậy, chàng vương tước trẻ tuổi giá như phải đốt cháy thành Vaticăng để làm vui lòng Vanina, cũng ưng làm. Tối hôm đó, đại sứ Pháp mở vũ hội ; nàng nhảy rất nhiều và hầu như lúc nào cũng nhảy với chàng. Đông Liviô sướng đến ngây ngất, cần ngăn không cho chàng suy nghĩ.

Một hôm Vanina bảo chàng :

-Cha tôi đôi khi khác tính, sáng nay ông vừa đuổi hai gia nhân, chúng đến khóc lóc với tôi. Một gã xin tôi được vào hầu ngài thống đốc La mã chú anh, còn gã kia trước là pháo binh thời Pháp, muốn được làm ở ngục Xanh Ănggiơ.

Vương tước vội bão ngay :

- Tôi nhận cả hai vào hầu tôi.

Vanina ngạo nghễ bẻ :

-Tôi có yêu cầu anh ch.uyện ấy đâu ? Tôi nhắc lại với anh nguyên văn lời xin của hai gã tội nghiệp ấy ; chúng cần đạt được điều chúng xin, chứ không phải điều gì khác.

Không gì khó hơn việc này, Đức ông Catăngdara đâu phải người nhẹ dạ, ngài chỉ cho hầu hạ trong nhà ngài những ai ngài biết rất rõ. Giữa một cuộc sống bề ngoài có vẻ toàn là hội hè vui thú, Vanina bị lòng hối hận dày vò, nàng cực kỳ khổ sở. Sự việc diễn tiến chậm chạp khiến nàng mòn mỏi. Người giúp việc cha nàng đã kiếm được tiền cho nàng. Nàng có nên trốn nhà, đến Romanhơ tìm cách giúp người yêu vượt ngục hay không ? Mặc dù ý nghĩa này hết sức dại dột vô lý, nàng xuýt thực hiện nó, thì vừa may sự tình cờ đã đoái thương nàng.

Đông Liviô bảo nàng :

- Mười người cacbônari trong hội kín Milxirili sắp được chuyển đến La mã, có điều sau khi kết án rồi thì phải xử ở Romanhơ. Chú tôi vừa xin được Giáo hoàng chuẩn y việc ấy tối nay. Ở La mã chỉ có nàng và tôi biết bí mật này. Nàng vừa lòng chứ ?

Vanina đáp :

-Anh thành một tráng nam nhi rồi ; anh tặng tôi chân dung của anh nhé.

Trước ngày Milxirili đến La mã, Vanina kiếm cớ đi Xila-Caxtelana. Những người cacbônari bị giải từ Romanhơ đến La mã ngủ tại nhà ngục của thành phố này.

Buổi sáng, Vanina nhìn thấy Milxirili khi chàng ra khỏi nhà ngục ; chàng bị xích riêng một mình trên một chiếc xe bò ; nàng thấy chàng xanh lắm, nhưng không mảy may tỏ ra nản chí. Một bà cụ tung cho chàng một bó hoa đồng thảo, Milxirili mỉm cười cảm ơn bà.

Vanina đã nhìn thấy người yêu, mọi ý nghĩa của nàng như đổi mới ; nàng có thêm niềm can đảm mới. Từ lâu, nàng đã vận động thăng chức được cho tu sĩ Cari, linh mục tại lầu Xanh Ănggiơ, nơi người yêu của nàng sắp bị giam giữ ; nàng đã chọn vị giáo sĩ tốt bụng này làm cha xưng tội. Ở La mã, được làm cha xưng tội cho một vương tước tiểu thư, cháu dâu ngài thống đốc, đâu phải chuyện vừa.

Vụ án những người cacbônari ở Phoocli không kéo dài. Phái cực đoan không ngăn cản được việc chuyển những người này về La mã, để trả thù, họ làm cho thành phần hội đồng xét xử gồm những giám mục nhiều tham vọng nhất. Hội đồng do Bộ trưởng cảnh sát chủ tọa.

Đạo luật chống những người cacbônari rất rõ ràng : những người ở Phoocli chẳng còn hy vọng gì ; tuy vậy họ vẫn tìm đủ mọi mưu mẹo để tự cứu sống. Chẳng những các quan tòa xử họ tử hình, mà nhiều quan và còn tán thành dùng cực hình tàn khốc, chặt tay , vv. Bộ trưởng cảnh sát đã đã công thành danh toại (vì người ta chỉ thôi chức vụ này để nhận chức Hồng y giáo chủ), ông chẳng cần chặt tay ai ; đem bản án trình Giáo hoàng, ông làm cho hình phạt giảm xuống chỉ còn vài năm tù, với tất cả các phạm nhân. Riêng gã Piêt’rô Milxirili bị chừa ra. Bộ trưởng thấy chàng trai này là một kẻ nhiệt cuồng nguy hiểm, vả lại anh ta đã bị kết án tử hình từ trước, do tội giết hai cảnh binh mà chúng tôi đã nói ở trên. Bộ trưởng từ dinh Giáo hoàng ra về được một lát là Vanina biết ngay bản án về và việc giảm tội.

Hôm sau đức ông Catăngdara trở về lâu đài và quãng nửa đêm và không thấy người hầu phòng đâu ; bộ trưởng ngạc nhiên, bấm chuông gọi nhiều lần, cuối cùng, một gia nhân già nua ngốc nghếch xuất xuất ; hiện bộ trưởng sốt ruột, đành quyết định tự cởi lấy quần áo. Ngài khóa trái cửa lại ; trời nóng dữ ; ngài cầm bộ lễ phục, quẳng lên một chiếc ghế. Bộ lễ phục bị ném quá mạnh sượt qua ghế ,đập vào tấm rèm bằng sa mỏng che cửa sổ, in hình một người đàn ông.Bộ trưởng lao về phía gi.ường nằm, vớ lấy khẩu súng tay. Ông quay lại bên cửa sổ, thì một thanh niên trẻ măng mặc chế phục gia nhân, tiến đến gần ông, súng lăm lăm trong tay. Thấy thế, bộ trưởng giơ súng ngắm ; ông sắp bắn. Chàng trai vừa cười vừa bảo :

- Sao cơ ! thưa đức ông, đức ông không nhận ra Vanina Vanini ư ?

Bộ trưởng giận dữ vặn lại:

- Cái trò đùa khả ố nàylà thế nào đây ?

Thiếu nữ nói :

- Xin hãy luận đàm một cách bình tĩnh. Trước hết, súng của đức ông không có đạn

Bộ trưởng bộ trưởng ngạc nhiên, coi lại xem hư thực ra sao ; sau đó ông rút từ túi áo gilê ra một lưỡi dao găm

(Một giám mục La mã chắc hẳn không thể dũng cảm chỉ huy một đạo quân, như một trung tướng là bộ trưởng cảnh sát ở Pari đã từng làm nhiều lần, trong vụ Malê ; nhưng không bao giờ vị giám mục La mã để mình bị bắt một cách dễ dàng như vậy ở trong nhà mình. Ông ta rất sợ bị đồng liêu chế nhạo. Một người La mã tự biết mình bị thù ghét thì đi đâu cũng vũ trang cẩn thận. Người ta thấy không cần phải thanh minh nhiều điều dị biệt nho nhỏ giữa cách cư xử, nói năng của Pari và cách cư xử nói năng của La mã. Chẳng những không giảm bớt những điều khác biệt đó, người ta còn cho rằng phải bạo dạn viết chúng ra. Những người La mã được miêu tả không có hân hạnh là dân Pháp ) chú thích của Xtăngđan)

Vanina bảo ông với vẻ độc đoán rất dễ thương :

- Ta ngồi xuống nào, thưa đức ông.

Và nàng điềm nhiên ngồi xuống ghế.

Bộ trưởng nói :

- Ít ra, chỉ một mình cô đến đây thôi chứ ?

- Mỗi một mình thôi ạ, xin thề với đức ông như vậy ! Vanina kêu lên. Điều này bộ trưởng phải kiểm tra cẩn thận ; ông đi quanh phòng, nhìn ngó khắp mọi chỗ ; sau đó ông ngồi xuống chiếc một chiếc ghế cách Vanina ba bước chân.

Vanina nói rất dịu dàng bình tĩnh :

- Lẽ nào tôi lại đi ám hại một người ôn hòa một mực thước, thay thế người ấy chắc sẽ là một kẻ nhu nhược nào đó hay bốc đồng, dễ hại mình và hại người ?

Bộ trưởng bực dọc nói :

- Vậy cô muốn gì nào, thưa cô ? Tấn trò này tôi không ưa, và chẳng nên kéo dài đâu.

Vanina bỏ phắt vẻ yêu kiều duyên dáng, đáp lại một cách ngạo mạn :

-Điều tôi nói ra đây can hệ đến ngài hơn là đến tôi. Người ta muốn gã cacbônarô MiIxirili thoát chết ; gã mà bị xử tử thì ngài chẳng sống lâu hơn gã được đến một tuần lễ. Tôi không có quan hệ lợi hại gì trong chuyện này ; cái trò điên mà ngài vừa phàn nàn, tôi làm trước hết để đùa cho vui, sau nữa để giúp một bà bạn.

Vanina lấy lại vẻ thân thiện nói tiếp :

- Cháu muốn giúp đỡ một người mẫn tuệ, người sắp thành ông chú của cháu, và cứ theo mọi vẻ mà xét thì người đó ắt phải làm cho dòng họ mình ngày càng vẻ vang vinh hiển.

Bộ trưởng thôi không ra vẻ tức giận nữa ; nhan sắc của Vanina hẳn có góp phần vào sự thay đổi nhanh chóng này. Ở La mã ai cũng biết đức ông Catăngdara ưa phụ nữ đẹp, mà Vanina cải trang làm hầu phòng nhà Xavenli, đi tất lụa thật khít, mặc áo khoác đỏ, chế phục màu thiên thanh thêu ngàn tuyến, tay cầm súng, trông thật mê hồn.

Bộ trưởng gần như cười mà bảo

- Cô cháu dâu tương lai của tôi ơi, cô làm chuyện điên rồ to tát quá đấy, và chẳng phải là lần cuối cùng đâu.

Vanina trả lời :

- Cháu mong rằng một quý nhân hiền minh như thế này sẽ giữ bí mật cho cháu, nhất là với Đông Liviô, và thua chú thân yêu, để xin chú y lời, nếu chú thuận cho người mà bạn cháu bảo trợ được sống sót, cháu sẽ tặng chú một cái hôn.

Cứ tiếp tục trò chuyện với cái giọng nửa đùa nửa thật như vậy, cái giọng mà các phu nhân La mã biết dùng để giải quyết những việc trọng đại nhất. Vanina đã làm được cho cuộc đàm luận khởi đầu với một khẩu súng trong tay thành ra có sắc thái một cuộc thăm viếng của nữ vương tước Xavenli, đến chơi ông chú thống đốc thành La mã.

Chẳng mấy chốc, đức ông Catăngdara, gạt bỏ một cách kiêu kỳ ý nghĩ mình phải ưng thuận tình vì sợ, đã kể cho cháu dâu nghe tất cả những trở lực sẽ gặp khi tìm cách cứu sống MiIxirili. Vừa bàn luận, bộ trưởng vừa cùng Vanina đi đi lại lại trong phòng ; ông lấy bình nước chanh đặt trên lò sưởi rót đầy một chiếc cốc pha lê. Ông vừa định đưa cốc lên miệng thì Vanina cầm ngay lấy, giữ trong tay giây lát rồi làm như vô ý đánh rơi xuống vườn. Một lúc sau, bộ trưởng lấy một viên socola trong hộp kẹo, Vanina giằng viên kẹo, vừa cười vừa bảo :

- Xin chú cẩn thận, thứ gì trong nhà chú cũng có thuốc độc cả, vì người ta muốn giết chú mà. Chính cháu đã xin dung tha cho chú tương lai của cháu, để cháu khỏi phải hoàn toàn tay trắng gia nhập họ Xavenli.

Đức ông Catăngdara ; hết sức ngạc nhiên, cảm ơn cháu dâu và cho thấy nhiều có nhiều hy vọng cứu sống được MiIxirili.

Vanina kêu lên :

- Thế là ta đã thỏa thuận xong xuôi ! Và bằng chứng là phần thưởng đây ạ. Nàng vừa nói vừa ôm hôn ông.

Bộ trưởng nhận phần thưởng, ông nói thêm :

- Vania thân mến, cháu phải biết là ta đây, ta chẳng ưa gì đổ máu. Vả lại, ta hãy còn trẻ, mặc dù cháu có lẽ cho là ta già lắm rồi, và ta có thể sống đến cái thời mà máu đổ ngày hôm nay sẽ gây vết nhơ.

Khi đức ông Catăngdara tiễn Vanina ra tận cổng nhỏ ngoài vườn, thì đồng hồ đã điểm hai giờ khuya.

Hôm sau nữa, vào yết kiến Giáo hoàng, bộ trưởng đang khá bối rối vì việc mình phải vận động thì Đức Giáo hoàng phán :

-Trước hết, ta muốn xin con một điều. Còn một tên cacbônarô ở Phoocli bị kết án tử hình, ý nghĩ ấy khiến ta trằn trọc không ngủ được : cần cứu kẻ đó.

Thấy ý Giáo hoàng đã quyết, bộ trưởng trình lên nhiều ý phản bác rồi cuối cùng thảo một được nghị định hoặc motu propio, do Giáo hoàng ký, trái với lệ thường.

Vanina đã nghĩ có thể mình xin giảm án được cho người yêu, nhưng họ sẽ tìm cách đầu độc chàng. Từ ngày hôm trước, MiIxirili đã nhận được từ tay linh mục Cari, cha xưng tội của nàng, mấy gói bánh khô, kèm theo lời dặn đừng đụng đến thức ăn vô Nhà nước cung cấp.

Sau đó, biết rằng những người cacbônari ở Phoocli sắp được chuyển đến lâu đài Xan Lêô, Vainia muốn được gặp MiIxirili khi chàng đi qua Xita-Caxtelana, nàng tới thành phố này 24 tiếng đồng hồ trước các tù nhân ; tại đây nàng gặp linh mục Cari, đến từ nhiều ngày trước. Ông đã xin người gác ngục cho MiIxirili được nghe lễ mixa vào nửa đêm, trong ngôi nhà thờ nhỏ của của trại giam. Họ còn làm hơn nữa ; nếu MiIxirili thuận cho xích chân xích tay, người gác ngục sẽ lánh về phía cửa nhà thờ, sao cho lúc nào cũng nhìn thấy tù nhân do y chịu trách nhiệm coi giữ, nhưng không nghe được điều tù nhân nói.

Cuối cùng, ngày quyết định vận mệnh Vanina đã tới. Từ sáng, nàng đã ẩn núp trong ngôi nhà thời nhỏ của trại giam. Ai có thể nói được những ý nghĩ làm nàng hồi hộp suốt cái ngày dài đằng đẵng ấy ? MiIxirili có yêu nàng đến mức tha thứ được cho nàng hay không ? Nàng đã tố giác hội kín của chàng, nhưng nàng đã cứu sống chàng. Khi lý trí thắng thế trong tâm hồn khổ não day dứt ấy, Vanina hy vọng chàng thuận cùng nàng rời nước Ý :nếu nàng phạm tội, đó là vì quá yêu. Bốn giờ vừa điểm, nàng nghe xa xa, trên đường phố, tiếng vó ngựa của bọn khinh kỵ binh. Tưởng như mỗi tiếng vang rền trong tim nàng. Chẳng bao lâu nàng nghe có tiếng xe chở tù binh lăn bánh trên đường. Xe dừng lại ở bãi trống nhỏ trước nhà ngục ; nàng thấy hai tên khinh kỵ binh dựng MiIxirili dậy, chàng ngồi riêng một xe, người đầy xiềng xích đến mức không cử động nổi. <Ít ra chàng còn sống, nàng rơi nước mắt tự nhủ, chúng chưa đầu độc chàng ! >. Buổi tối thật tàn ác ; rọi sáng giáo đường âm u chỉ có ngọn đèn trên bàn thờ, đã đặt rất cao, người gác ngục lại dè sẻn dầu. Mắt Vanina lướt trên những nấm mồ của vài lãnh chúa thời trung cổ, đã chết trong nhà ngục kế bên. Tượng của họ có vẻ dữ tợn.

Mọi tiếng động đều im bặt từ lâu ; Vanina chìm đắm trong những ý nghĩ đen tối. Chuông báo nửa đêm được giây lát, nàng nghe như có tiếng sột soạt nhẹ tựa như tiếng dơi bay. Nàng muốn cất bước, và ngã gục, gần ngất lịm bên lan can bàn thờ. Cùng lúc ấy, hai bóng ma xuất hiện bên cạnh, nàng mà nàng chẳng hề nghe thấy họ tới gần. Đó là người gác ngục và MiIxirili, xiềng xích nhiều đến mức như quấn kín cả người. Gã gác ngục mở một ngọn đèn, đặt lên lan can bàn thờ, cạnh Vanina, sao cho y nhìn rõ được tù nhân. Sau đó đi lánh về cuối nhà thờ, gần cửa ra vào. Gã gác ngục vừa đi khỏi, Vanina đã lao đến ôm lấy MiIxirili. Xiết chặt chàng trong tay mà nàng chỉ cảm thấy xiềng xích sắc lạnh và nhọn sắc < Ai khiến chàng bị xích xiềng thế này ? > nàng nghĩ thầm. Nàng chẳng thấy vui thú gì khi ôm hôn người yêu. Tiếp theo nỗi đau đớn ấy là một nỗi đau đớn khác còn xót xa hơn ; có lúc nàng tưởng MiIxirili biết tội ác của nàng, vì chàng đón nàng quá lạnh lẽo.

Cuối cùng chàng nói :

- Em thân mến, tôi tiếc cho tiền em đối với tôi ; tôi cố tìm không thấy tài cán, công trạng gì đã khiến cho mối tình ấy nảy sinh nơi em. Em nên nghe tôi, chúng ta hãy trở lại những. tình cảm hợp đạo Chúa hơn, hãy quên đi những ảo tưởng đã khiến chúng ta lầm lạc trước đây ; tôi không thể thuộc về em. Sự rủi ro bất hạnh luôn luôn đeo đuổi công việc bên mưu toan, có lẽ do tình trạng tội trọng mà tôi luôn luôn mắc phải. Ngay nếu chỉ nghe lòng cảnh giác của con người bị xui khiến, tại sao tôi lại không bị bắt cùng bè bạn, trong cái đêm ác hại ở Phoocli ? Tại sao trong lúc hiểm nghèo, tôi lại không ở vị trí của mình ? Tại sao việc tôi vắng mặt lại cho phép người ta có những mối ngờ vực tàn ác nhất ? Tôi đã có một niềm say mê khác, không phải lòng say mê tự do cho nước Ý.

Vanina không sao hết ngạc nhiên vì sự thay đổi của MiIxirili. Tuy không gầy sút rõ rệt, song chàng trông như người đã 30 tuổi. Vanina cho sự thay đổi này là do chàng bị đối xử tàn tệ trong ngục, một nàng òa lên khóc. Nàng nói :

-Ôi ! Thế mà bọn cai ngục đã hứa hẹn mãi là sẽ đối xử với chàng tử tế.

Sự thực là phi kề bên cõi chết, tất cả những nguyên lý tôn giáo có thể hòa hợp được với lòng say mê tự do cho nước Ý lại xuất hiện trong tâm hồn chàng cacbônarô trẻ tuổi. Dần dần Vanina nhận ra sự thay đổi lạ lùng của người yêu hoàn toàn có tính chất tinh thần, chứ không hề do việc đối xử tàn tệ về thể xác gây nên. Nỗi nỗi đau đớn của nàng, mà nàng tưởng đã đến cực điểm, lại vì thế mà tăng thêm.

MiIxirili lặng thinh ; Vanina nức nở nghẹn ngào tưởng như sắp ngạt thở. Chàng nói thêm, chính chàng cũng có vẻ hơi xúc động

- Nếu như. tôi yêu cái gì trên thế gian này, thì sẽ là em Vanina ạ ; nhưng nhờ ân Chúa, tôi chỉ còn một mục đích duy nhất trong đời ; chết trong tù, hoặc trong khi tìm cách đem lại tự do cho nước Ý.

Lại một lát yên lặng ; hẳn là Vanina không thể thốt nên lời ; nàng cứ định nói mà chẳng được. MiIxirili nói tiếp :

- Bổn phận thật tàn nhẫn, em ạ ; nhưng nếu làm tròn được bổn phận mà không có chút gian lao, thì đâu là sự anh hùng ? Em hãy hứa với tôi là em sẽ không tìm cách gặp tôi nữa

Chàng khẽ cử động cổ tay bị xích khá chặt, trong chừng mực có thể, và chìa những ngón tay ra cho Vanina.

-Nếu em cho phép một người đã từng thân thiết được khuyên em một điều, xin em hãy ngoan ngoãn kết hôn với con người xứng đáng mà thân phụ em đã chọn cho em. Em đừng thổ lộ điều gì bất lợi với người đó, nhưng mặt khác cũng đừng bao giờ tìm cách gặp lại tôi ; từ nay chúng ta hãy coi nhau như người xa lạ. Em đã hiến một số tiền lớn để phục vụ tổ quốc ; nếu em muốn một tổ quốc được giải thoát khỏi bọn áp bức, số tiền đó sẽ hoàn lại em chu tất, bằng tài sản quốc gia.

Vanina rụng rời sửng sốt. Nói chuyện với nàng mắt Piêt’trô chỉ ngời lên khi chàng nhắc đến Tổ quốc.

Cuối cùng, lòng kiêu ngạo hỗ trợ cho vương tước ; nàng có đem theo kim cương và những chiếc dũa nhỏ. Nàng trao tặng MiIxirili mà không đáp lời chàng. Chàng nói :

- Tôi nhận vì bổn phận, bởi tôi phải tìm cách thoát khỏi đây ; nhưng tôi sẽ không bao giờ gặp em nữa, tôi xin thề như vậy, có những ân huệ mới của em chứng giám. Vĩnh biệt em,Vanina ; em hãy hứa là không bao giờ viết thư cho tôi, không bao giờ tìm cách gặp tôi ; em hãy để cho tôi trọn vẹn thuộc về tổ quốc, tôi đã chết đối với em : vĩnh biệt.

-Không, Vanina giận dữ đáp, em muốn chàng biết những gì em đã làm, do lòng yêu chàng dẫn đường chỉ lối

Nàng kế cho chàng nghe tất cả những điều nàng đã lo toan chạy vạy, kể từ khi MiIxirili rời lâu đài Xan Nicôlô để đến nộp mình cho viên khâm sai. Khi đã kể xong câu chuyện đó, nàng nói :

-Tất cả những điều ấy chưa thấm vào đâu ; em còn làm hơn thế nữa, vì em yêu chàng

Và nàng cho chàng biết sự phản bội của nàng.

- A ! đồ yêu quái ! Piêt’trô thét lên giận dữ, và lao vào Vanina, định dùng xích quật nàng.

Chàng có thể làm được việc đó, nếu không có gả gác ngục vừa nghe thấy những tiếng la hét đầu tiên đã chạy ngay tới. Y túm lấy MiIxirili.

-Đây, đồ yêu quái, ta không muốn mang ơn gì mi hết, MiIxirili vừa nói với Vanina vừa quăng trả nàng dũa và kim cương, trong chừng mực xiềng xích cho chàng ném được, rồi chàng rảo bước lánh ra xa.

Vanina chưng hửng như mất hồn. Nàng trở về La mã và báo đăng tin nàng vừa kết hôn với vương tước Đông Liviô Xavenli.

LÊ HỒNG SÂM dịch​
 
×
Quay lại
Top