Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỷ XIX Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội(9)

Meika

Thành viên
Tham gia
26/12/2023
Bài viết
14
ONORÉ DO BANDAC

PIE GRATXU​

Mỗi lần bạn đi xem một cách nghiêm túc Triển lãm các công trình hội họa và điêu khắc, thường có từ sau Cách mạng 1830, phải chăng bạn không thấy một cảm giác băn khoăn, chán ngán, buồn tẻ, trước quang cảnh các gian trưng bày dài, bề bộn? Từ 1830, Phòng Triền làm không còn nữa. Điện Luvrơ bị đánh chiếm lần thứ hai bởi đám quần chúng nghệ sĩ, họ đã ở lại nơi chiến cứ. Xưa kia, Phòng Triễn lãm đưa ra những tác phẩm nghệ thuật ưu tú, và đoạt vinh quang lớn nhất cho các công trình sáng tạo được trưng bày. Trong số hai trăm bức tranh được chọn lọc, công chúng còn chọn lọc nữa : một vòng nguyệt quế được tặng cho kiệt tác, do những bàn tay vô danh. Có những cuộc tranh luận mê say sôi nổi nhân một bức họa. Những lời chửi rủa Delacroat (1), Anhgrơ (2), giúp các nghệ sĩ này nổi danh chẳng kém những lời ca tụng và nhiệt cuồng của các môn đỏ. Ngày nay, cả quần chúng cả giới Phê bình, chẳng ai còn mê say sản phẩm của cái chợ này nữa. Buộc phải làm công việc lựa chọn xưa kia do Ban Giám khảo đảm nhiệm, sự chú ý của họ đâm mệt mỏi chán ngán ; và một khi hoàn thành. Triển lãm liền đóng cửa.

Trước 1817, các bức họa được nhận không bao giờ vượt quá hai cột trụ đầu tiên của gian trưng bày dài,

nơi để tác phẩm của các bậc thầy ngày xưa, thế mà năm nay tranh bày kín cả gian ấy, khiến công chúng vô cùng kinh ngạc. Tranh Lịch sử, tranh Sinh hoạt, tranh Khổ nhỏ, Phong cảnh, Hoa, Động Vật, và Màu nước, cả tám loại không được lấy hai chục bức đáng cho công chúng xem, mà họ cũng chẳng thể lưu tâm đến nhiều tác phẩm hơn. Số nghệ sĩ càng tăng, ban Giám khảo duyệt nhận tranh cùng phải tỏ ra khó tính. Mọi việc hỏng hết, từ khi phòng Triển lãm được gian trưng bày tiếp nối. Lẽ ra phòng Triển lãm cứ phải để nguyên làm một địa điểm xác định, hạn hẹp, qui mô không thay đổi, nơi mỗi Thể loại trình bày các kiệt tác của nó. Kinh nghiệm mười năm trời chứng tỏ tổ chức cũ là tốt. Đáng lẽ là một trận đấu, hóa ra một cuộc khởi loạn ; dáng lẽ là một cuộc Triển lãm vẻ vang, hóa ra một cái chợ nhốn nháo ; đáng lẽ chọn lọc, hóa ra vơ toàn bộ. Điều gì sẽ xảy ra Nghệ sĩ lớn bị thiệt. Những bức Tiệm cà phê Thổ nhĩ kỳ, Trẻ em bên đài phun nước, Cực hình treo móc và Giô dép của Đê căng (3), giá như trưng bày cả bốn trong phòng Triển lãm lớn cùng một trăm bức tranh đẹp năm nay, sẽ làm ông nổi tiếng hơn là hai chục bức chìm lấp giữa ba ngàn tác phẩm, lẫn lộn tại sáu gian trưng bầy.

Có chuyện lạ đời kỳ quặc là từ khi cửa mở ra choctoàn thiên hạ, thì người ta hay nói đến các thiên tài không được dời biết chân giá trị. Mười hai năm trước đây, được các danh nhân có tiếng là hay ganh ghét duyệt nhận cho vào Triển lãm, bức Kỹ nữ của Anhgrơ và bức của Xigalông (4), bức Bè Meduydơ của Giêricô(5), Tàn sát ở Kitô cua Đơlacroa, Lễ rửa tội cho Hăngri IV cua Ơgien Đêvêria (6), mặc dù bị giới phê bình phủ nhận, đã cho thiên hạ biết sự tồn tại của những cây bút vẽ trẻ trung, nồng nhiệt, lúc ấy nào có thấy ai phàn nàn, kêu ca. Giờ đây. khi gã thợ vẽ quèn vào cũng có thể gửi tác phẩm đi Triển lãm, thì lại chỉ thấy nói đến những người mà tài năng không được ai hiểu. Ở đâu không còn xét đoán, cũng chẳng còn điều được xét đoán. Dù các nghệ sĩ làm gì chăng nữa, họ vẫn sẽ trở lại với sự thẩm định nó giới thiệu tác phẩm của họ cho công chúng hâm mộ, vì công chúng ấy mà họ làm việc. Không có sự chọn lọc của Viện Hàn làm, sẽ không còn phòng Triển lãm, và không có phòng Triển lãm. Nghệ thuật có thể tiêu vong.

1) Delacroix (1799 – 1863) danh họa Pháp dùng đấu trường phải lãng mạn trong hội họa.

2) Jugres (1780 – 1867) họa sĩ Pháp.

3) Descamps (1706-1791) họa sĩ Pháp

4) Sigalon (1788 – 1837) họa sĩ Pháp
5) Géricault (1791- 182) họa sĩ Pháp

6) Deveria (1805 – 1865) họa sĩ Pháp

7) Bandác chơi chữ: livrel vừa có nghĩa là cuốn bảo-tàng-chỉ-nam, vừa có nghĩa là cuốn sách nhỏ (N. d.)



Từ khi cuốn Bảo-tàng-chỉ-nam nho nhỏ thành một pho sách lớn(7), thì trong ấy có nhiều tên tuổi cứ mãi mờ nhạt tối tăm, bất kể danh sách mươi, mười hai tác phẩm đi kèm. Trong số tên tuổi này, cớ lẽ cái tên ít người biết đến nhất, là của một nghệ sĩ, tên là Pie Gratxu, quê ở Phugie, giới nghệ sĩ thường gọi tắt là Phugie, con người giờ đây khá vinh hiển, con người gợi nên những ý nghĩ chua chát mở đầu bản phác họa cuộc đời anh ta, bản phác họa có thể thích ứng với vài cá nhân khác nữa trong Bộ tộc Nghệ sĩ.

Năm 1832, Phugie ở phố Navaranh, trên làng gác thứ tư một ngôi nhà cao và hẹp, trông giống như cột tiêm bi Luyxo, loại nhà có một hành lang, một cầu thang nhỏ tối tăm với những chỗ ngoặt nguy hiểm, loại nhà chỉ có đến ba cửa sổ là cùng cho mỗi tầng gác, bên trong có sân, hay nói cho chính xác hơn, có một cái hầm vuông. Ở bên trên ba bốn gian phòng thuộc căn hộ của Gratxu xứ Phugie là xưởng họa của anh ta, trông ra đồi Mông mác. Xưởng họa quét vôi màu gạch, sàn được đánh bóng màu nâu kỹ càng cẩn thận, trên mỗi ghế dựa đều đặt một nệm nhỏ có viền xung quanh, chiếc trường kỷ cũng đơn giản nhưng sạch như trường kỷ trong phòng ngủ một bà chủ hiệu thực phẩm, mọi thứ ở đây đều bộc lộ cuộc sống kỹ càng tỉ mỉ của những đầu óc tầm thường bé nhỏ, và sự cẩn thận chí thú của một người nghèo. Một tủ có ngăn kéo để cất đồ đạc, quần áo mặc trong xưởng họa, một bàn ăn, một tủ đựng bát đĩa, một bàn giấy, rồi đến những dụng cụ cần thiết của họa sĩ, tất cả đều ngăn nắp sạch sẽ. Lò sưởi góp phần vào chế độ chí thú kiểu Hòa lan này, điều càng dễ nhận thấy bởi ánh mặt trời hướng bắc trong trẻo, ít biến thiên làm gian phòng thênh thang tràn ngập một ánh sáng lạnh và tinh khiết, Phagie, họa sĩ chuyên vẽ tranh Sinh hoạt, chẳng cần đến những máy móc đồ sộ làm sạt nghiệp các họa sĩ vẽ tranh Lịch sử, anh chưa bao giờ thấy mình có đủ khả năng để đi vào hội họa cao cấp, anh hãy còn tự hạn ở mức tranh Khổ nhỏ.

Vào đầu tháng Chạp năm này, vào cái lúc mà các nhà trưởng giả của Pari, nảy sinh đúng định kỳ ý nghĩ khôi hài lưu truyền mãi mãi bộ mặt của họ, bản thân bộ mặt ấy đã khá kềnh càng phiền toái, Pie Gratxu dậy từ sớm, sửa soạn bảng màu, đốt lò suởi, ăn một thỏi bánh nhỏ nhúng sữa, rồi đợi băng đóng trên của kính tan cho ánh sáng chiếu vào để làm việc. Trời đẹp và khô ráo. Lúc đó, họa sĩ đang ngồi ăn với cái vẻ kiên trì nhẫn nhục, nó nói lên rất nhiều điều, bỗng nhận ra tiếng chân một người, đối với anh, người đó có thứ ảnh hưởng mà loại người như vậy vẫn có đối với cuộc đời hầu hết các nghệ sĩ, tiếng chân của Eliax Maguyx, một gã buôn tranh, kẻ đầu cơ tranh. Quả là Eliax Maguyx đến bất thình lình giữa lúc họa sĩ sắp bắt tay làm việc trong xưởng họa sạch tinh tươm này. Họa sĩ bảo:

- Tình hình lão thế nào, lão bợm? Phugie đã được huân chương, Eliax mua tranh của anh với giá hai, ba trăm quan, anh làm ra vẻ mình rất nghệ sĩ.

Eliax dáp:

- Buôn bán chẳng ra sao. Các anh người nào cũng lắm đòi hỏi, vừa quệt độ dăm xu màu lên vải là các

anh bảo hai trăm quan ngay... Nhưng anh, thì anh là người tử tế ! Anh là người ngăn nắp, và tôi mang đến cho anh một việc hời đây.

Phugie nói:

- Titneo Danaos el dona ferentes. Lão có biết tiếng la tinh không?

- Không.

- Vậy hả, thế thì câu đó có nghĩa là người Hy lạp chẳng đề nghị cho dân thành Tơ-roa việc hời mà phần

họ lại không được lợi gì đâu. Ngày xưa họ bảo: Hãy lấy con ngựa của chúng tôi đi! Ngày nay ta bảo: Hãy lấy con gấu của chúng tôi đi... Lão muốn gì nào, lão Uylix-Länggianhgionlơ-Eliax Maguyx?

Những lời này cho thấy mức độ nhẹ nhàng và mức độ hóm hỉnh của Phugie trong việc sử dụng cái mà giới họa sĩ gọi là khôi hài trong hội họa.

- Anh sẽ vẽ không cho tôi hai bức tranh cũng nên.

- Ốil Ối!

- Tôi chẳng đòi đâu, tùy anh thôi. Anh là một nghệ sĩ đứng đắn mà.

- Nói thực đi nào ?

- Thế thì này, tôi dẫn đến một ông bố, một bà mẹ và một cô con gái độc nhất.

- Tất cả đều độc nhất vô nhị,

- Ừ, thật đấy!... và họ muốn vẽ chân dung. Các nhà trưởng giả rất mê nghệ thuật này chưa bao giờ dám mạo hiểm vào một xưởng họa. Cô gái có hồi môn mười vạn quan. Anh vẽ những người ấy được lắm. Sau này biết đâu với anh đó chẳng là chân dung người trong gia đình.

Cái cây gỗ già gốc Đức, được coi là người và có tên là Eliax Maguyx ngừng lời để cười một cái cười khô khốc khiến họa sĩ kinh hãi. Anh tưởng như nghe quỉ Mêphixtôphêlex bàn chuyện hôn nhân.

- Chân dung được trả năm trăm quan một bức, anh có thể vẽ cho tôi ba bức.

- Ừ nhỉ, Phugie vui vẻ nói.

- Và nếu anh cưới cô gái, anh đừng quên tôi đấy.

Pie Gratxu kêu lên:

- Tôi lấy vợ ư? Tôi, người có thói quen ngủ một minh, quen dậy sớm, có cuộc sống ổn định...

Maguyx nói:

- Mười vạn quan, và có một cô gái hiền dịu, khí sắc rực rỡ, cứ y như tranh Tixiêng ấy!

- Địa vị của những người ấy ra sao?

- Trước đây là thương nhân : giờ thì yêu nghệ thuật, có nhà nghỉ ở Vin Đavray, có mươi mười hai ngàn quan lợi tức.

- Ngày trước họ buôn gì?

- Chai lọ.

- Đừng nói cái từ ấy, tôi ngỡ như mình nghe tiếng cắt nút chai, và thấy ghê răng...

- Có nên đưa họ đến không ?

- Ba chân dung, tôi sẽ đem triển lãm, tôi có thể đi vào vẽ chân dung, này, được đấy.

Lão già Eliax ra về để đi đón gia đình Vecven. Muốn hiểu đề nghị của lão sẽ tác động như thế nào đến họa sĩ và hai ông bà Vecven kèm theo cô con gái độc nhất sẽ gây ấn tượng ra sao đối với anh, cần phải nhìn qua cuộc sống trước đây của Pie Gratxu, quê ở Phugie.

Khi còn học tập, Phugie đã học họa hình ở xưởng của Xeevanh, được giới Hàn lâm coi là một họa sĩ tài ba về đường nét. Sau đó anh đến Sinne để dò những điều bí ần của sắc màu lộng lẫy và mãnh liệt khiến bậc thầy này nổi tiếng. Cả thầy cả trò ở đó đều kín đáo, Pie chẳng dò được điều gì. Từ nơi này, Phugie chuyển qua xưởng của Xommecviơ để làm quen với bộ phận nghệ thuật gọi là Bố cục, nhưng với anh Bố cục lại hoang dã, khó thuần. Rồi anh tìm cách khai thác ở Granê (1), ở Drolinh (2) bí mật thành công của những Cảnh trong nhà. Hai bậc thầy này chẳng để cho anh rút được điều gì. Cuối cùng Phugie hoàn thành việc học tập ở xưởng Đuyvan Lơcamuy. Suốt thời gian học hành và thay đổi ấy, sinh hoạt của Phugie thuần hòa, nề nếp, là đề tài chế giễu cho các xưởng họa anh từng lui tới, nhưng ở đâu anh cũng khiến bè bạn phải mềm lòng vì anh khiêm nhường, nhẫn nại và hiền như cừu non. Các bậc thầy không có thiện cảm chút nào với anh chàng hiền lành ấy, các bậc Thầy ưa những kẻ nổi bật, những đầu óc kỳ dị khác đời, hay bông đùa, phấn khích, hoặc âm thầm và suy tư sâu lắng, biểu hiện tài năng tương lai. Ở Phugie, cái gì cũng cho thấy sự tầm thường kém cỏi. Biệt hiệu Phugie (3), cái biệt hiệu của anh chàng họa sĩ trong vở kịch của Eglângtin (4), là nguồn gốc của bao điều sỉ nhục; nhưng do sự thể đã như vậy, anh đành nhận cái tên của thành phố nơi anh đã sinh ra.

Gral xu đơ Phugie (5) giống cái tên của mình. Người mập, thấp, khí sắc tẻ nhạt, mắt nâu, tóc đen, mũi to, mồm khá rộng, tai dài. Vẻ hiền lành, thụ động và nhẫn nhục ít tăng được ý vị cho những nét chính này của diện mạo hết sức khỏe khoắn, song không hề sinh động. Chắc anh chẳng bị dày vò vì khí huyết thừa thãi, vì tư duy mãnh liệt, vì nhiệt hứng bông đùa, giúp nhận ra các nghệ sĩ lớn. Chàng thanh niên ấy, sinh ra để làm một vị trưởng giả đúng đắn, từ quê lên để làm nhân viên giúp việc trong hiệu bán mẫu vẽ, nguyên quán ở Mayen và có họ hàng xa với gia đình Doocgiơmông, đã làm nghề họa sĩ do sự ương bướng nó là tính cách của dân Brơtanhơ. Những gì anh phải đau khổ chịu đựng, cách anh sinh sống trong thời gian học hành, chỉ có Chúa mới biết được. Anh đã đau khổ như những vĩ nhân từng đau khổ khi họ bị đeo đẳng bởi cái nghèo, bị săn đuổi như thủ hoang bởi lũ người tầm thường và bầy đàn Hư vinh bừng bửng thù hận. Khi cho là mình đã đủ sức tự lập, Phugie lập một xưởng họa ở đầu phố Mactia, và bắt đầu làm việc cật lực.

1) Granet (1775–1849) họa sĩ Pháp

2) Drolling (1752–1817) họa sĩ Pháp, vẽ tranh sinh hoạt

3) Cây dương xỉ (N.d.)

4) Cây tầm xuân (N.d.)

(5) Grasson gần với Grassouillel, tinh từ có nghĩa: mập mạp

Grassou de Fougères có thể hiểu là Grassou quê ở Phugie hoặc tên họ quý tộc Gratxu dơ Phugie (N. D )





Bước khởi đầu của anh vào năm 1819. Tác phẩm đầu tay anh nộp Ban Giám khảo Triển lãm ở điện Luvrơ, vẽ một đám cưới làng quê, bắt chước khá vất vả bức họa của Grơdơ (1). Người ta không nhận bức tranh. Khi biết quyết định ác hại này, Phugie không giận giữ hay nổi cơn tự ái đùng đùng như những người cao ngạo, đôi khi đi đến chỗ thách đấu với giám đốc hay Thư ký Viện Bảo tàng, hoặc dọa dẫm ám sát. Phugie điềm tĩnh cầm lại tranh, lấy khăn tay bọc vào đem về xưởng và tự thề với mình sẽ trở thành danh họa. Anh đặt tranh lên giá, rồi đến nhà Thầy học cũ, một người tài ba lỗi lạc, đến nhà Sinne, nghệ sĩ hiền hậu, kiên nhẫn, đã thành công hết sức rực rỡ trong cuộc Triển lãm trước ; anh xin Thầy đến phê bình bức tranh bị loại. Nhà danh họa bỏ tất cả công việc, đến ngay. Khi được chàng Phugie đáng thương dẫn đến trước tác phẩm, Sinne mới nhìn qua một cái đã xiết chặt tay Phugie.

- Cậu là một người trung hậu, cậu có tấm lòng vàng, chẳng nên lừa dối cậu. Cậu nghe nhé! xưa ở xuởng triển vọng của cậu thế nào thì nay đúng như thế. Khi người ta cầm bút vẽ mà lại ra những cái của này thì, Phugie ơi, tốt hơn là cậu cứ để màu vẽ của cậu ở yên hiệu Bruylông và đừng có phí phạm vải của người khác. Cậu hãy về nhà cho sớm sủa, đội mũ trùm vải bông vào, chín giờ thì ngủ; buổi sáng, mười giờ, cậu đến sở nào đó mà xin việc, rồi giã từ nghệ thuật đi thôi.

Phugie bảo :

- Thưa thầy, tranh của tôi đã bị kết án rồi, tôi không xin lời phán quyết, mà xin được biết lý do.

- Thế thì đây, màu của cậu xám và tối, cậu nhìn Thiên nhiên qua một bức màn, nét vẽ của cậu nặng nề nhòe nhoẹt; bố cục mô phỏng của Grơdơ, muốn gỡ lại nhược điểm của bố cục này, phải có những phẩm chất mà cậu lại thiếu.

Trong khi nhận xét tỉ mỉ những khuyết điểm của bức họa, Sinne thấy mặt Phugie buồn rười rượi, thành thử ông phải rủ Phugie đi ăn tối và tìm cách an ủi anh ta. Hôm sau, từ bảy giờ sáng, Phugie đã đứng trước giá vẽ, sửa bức tranh bị kết án, anh làm cho màu sắc ấm áp hơn, anh chữa các chỗ Sinne chỉ dẫn, anh tô lại các hình. Rồi phát chán vì công trình vá víu của mình, anh đem nó đến nhà Êliax Maguyx. Êliax Maguyx, loại người nòi Hòa lan – Bỉ – Elamăng, có ba lý do để trở thành như hiện nay : giàu và keo kiệt. Từ Boócdô lên, thuở ấy lão khởi sự làm ăn ở Pari, buôn bán họa phẩm cũ và ở đại lộ Bon – Nuven. Phugie trông mong vào bút vẽ để nuôi thân, rất dũng cảm ăn bánh mì với hồ đào, hoặc bánh mì với sữa, hoặc bánh mì và quả anh đào, hoặc bánh mì với pho mát, tùy theo từng mùa. Khi Pie đem họa phẩm đầu tay đến, Êliax Maguyx liếc nhìn rất lâu rồi trả mười lãm quan. Phugie mỉm cười bảo:

- Mỗi năm thu mười lăm quan, chi một ngàn quan, tiến xa tiến nhanh được đấy.

Êliax Maguyx phác một cử chỉ, lão tiếc ngẩn, nghĩ lẽ ra chỉ mất một trăm xu cũng mua được bức tranh. Mấy ngày sau, sáng nào Phugie cũng từ phố Mactia xuống, nấp trong đám đông ở đại lộ đối diện với hiệu của Maguyx, đăm đăm nhìn bức tranh chẳng được khách qua đường nào chú ý. Vào khoảng cuối tuần, bức tranh biến mất, Phugie ngược lên đại lộ, tiến lại của hiệu của lão buôn tranh, ra vẻ đang lang thang dạo chơi.

- Ơ, này, ông bán được tranh của tôi rồi ư?

- Nó đây, tôi đang viền xung quanh để may ra dạm được khách nào tưởng mình sành hội họa.
1) Greuze (1725 – 1835), họa sĩ Pháp



Phugie không dám trở lại đại lộ nữa, anh bắt tay vào một tác phẩm mới ; anh vẽ nó trong hai tháng, ăn như chuột, làm cực như tù khổ sai.

Một tối, anh xuống tận Đại lộ, hai chân xui khiến tới hiệu của Maguyx, anh chẳng thấy bức họa của mình đâu. Lão buôn tranh bảo nghệ sĩ:

- Tôi bán được tranh của anh rồi.

- Bao nhiêu thế ?

Elíax bảo : – Đủ vốn, được lời một ít. Anh vẽ cho tôi những Cảnh trong nhà miền Flăngđrơ, một bài học giải phẫu, một phong cảnh, tôi sẽ trả tiền anh.

Phugie những muốn ôm hôn Maguyx, anh coi lão như cha. Anh trở về nhà, lòng vui lâng lâng : hóa ra danh họa Sinne đã lầm! Trong thành phố Pari mênh mông này, có những trái tim đập cùng nhịp với Gratxu, tài năng của anh được hiểu và tán thưởng. Tội nghiệp anh chàng, hăm bẩy tuổi đầu mà vẫn ngây thơ như trai mười sáu. Giả thử một người khác, một nghệ sĩ hoài nghi và yếm thế, chắc sẽ nhận thấy vẻ quỉ quái của Êliax Maguyx, chắc sẽ để ý đến những sợi râu rung rung, hàng ria nhạo báng, đôi vai chuyển động, bộc lộ sự hải lòng của gã Do Thái trong truyện Oantơ Xcốt đang lừa gại một người Thiên chúa giáo. Phugie đi dạo trên Đại lộ, niềm vui truyền cho gương mặt vẻ tự hào. Anh giống như chú học trò bảo vệ được cho một phụ nữ. Anh gặp Giôdep Briđô, một bạn học, một tài năng kỳ dị khác đời, mà số phận ắt sẽ vinh quang và bất hạnh. Giôdép đang có dăm xu trong túi, theo cách nói của anh, bèn dẫn Phugie đến rạp Opera. Phugie chẳng nhìn thấy điệu vũ ba lê, chẳng nghe thấy nhạc, anh đang ấp ủ tác phẩm ; anh đang vẽ. Nửa chừng tối vui, anh từ giã Giôdep, chạy về nhà, thắp đèn phác thảo tranh, sáng tác vài chục bức đầy rẫy những hồi tưởng vô tình, anh ngỡ mình là thiên tài. Ngay hôm sau, anh mua màu, mua vải vẽ đủ các khổ ; anh đặt bánh và phó mát lên bàn, cho nước vào bình, trữ củi đề đốt lò sưởi ; rồi, theo cách nói trong các xưởng họa, anh cày cuốc tác phẩm ; anh thuê vài người mẫu, Maguyx cho anh mượn vải vóc. Sau hai tháng náu mình làm việc, anh đã hoàn thành bốn tác phẩm. Anh lại xin ý kiến của Sinne, có mời thêm Giôdệp Briđô. Hai họa sĩ thấy những tranh này bắt chước một cách nô lệ các phong cảnh Hòa lan, các Cảnh trong nhà của Melzu (1), còn họa phẩm thứ tư sao chép bức Bài học giải phẫu của Rembrăng (2), Sinne bảo:

- Lúc nào cũng mô phỏng. Chà! Phugie khó mà độc đáo được.

Briđô bảo:

- Cậu phải làm cái gì khác, không phải hội họa.

Phugie hỏi: - Cái gì?

- Cậu sang văn học đi.
1) Metzys (1466 – 1530) họa sĩ người Flamăng.

2) Rembrandi : (1606 – 1669) danh họa Hòa Han.



Phugie cúi đầu xuống như kiểu cừu gặp mưa. Rồi anh yêu cầu, anh lại được những lời khuyên bổ ích, và sửa tác phẩm trước khi đem đến cho Êliax. Êliax trả mỗi bức hăm nhăm quan. Với giá ấy, Phugie chẳng được lời lãi gì, nhưng cũng không lỗ, lượng theo cách sống thanh đạm của anh. Anh đi dạo vài lần để xem tác phẩm minh ra sao, và có một ảo giác kỳ lạ. Những bức họa của anh, thật chải chuốt, thật rõ ràng, trông cứng như tôn bóng như tranh vẽ trên sứ, nay dường như có sương mù che phủ, hao hao giống tranh cũ. Êliax vừa đi đâu vắng, Phugie chẳng hỏi han được gì về hiện tượng này. Anh cho là mình nhìn không rõ. Anh trở về xưởng họa, vẽ những bức tranh mới mà cũ. Sau bảy năm làm việc liên tục, Phugie đã bố cục được như tất cả các nghệ sĩ hạng nhì. Êliax mua vào, bán ra tất cả tranh của chàng trai tội nghiệp xứ Brơtanhơ, anh chàng vất và mới kiềm được khoảng trăm đồng lu-y (1) và chi tiêu không quá một ngàn hai trăm quan.

Trong cuộc triển lãm năm 1829, Lêông đơ Lôra, Sinne và Briđô, cả ba đều có vị trí rất lớn và đứng đầu hoạt động nghệ thuật, động lòng thương cho sự kiên trì, cho cảnh nghèo của anh bạn cũ ; họ làm cho một bức tranh của Phugie được nhận trưng bày trong phòng Triển lãm lớn. Bức tranh gây ấn tượng mạnh này, ý dựa theo Vinbơrông, cấu tạo dựa theo thủ pháp ban đầu của Đuybuyphơ (2), thể hiện một thanh niên đang bị cạo tóc gáy trong nhà ngục. Bên này là một tu sĩ, bên kia là một bà già và một thiếu phụ đang khóc lóc. Một viên lục sự đang đọc tờ công văn có đóng dấu. Trên chiếc bàn tồi tàn, có bày bữa ăn chẳng ai đụng đến. Ánh sáng chiếu vào qua chấn song một khung cửa sổ rất cao. Có cái gì làm cho dân tư sản rùng mình, và dân tư sản đã rùng mình. Chẳng qua Phugie đã lấy tứ từ kiệt tác của Giêra Đâu(3) : anh đã xoay nhóm người trong bức Người đàn bà phù thũng về phía cửa sổ, chứ không trình bày phía trước mặt. Anh đã thay người đàn bà hấp hối bằng người tử tù : cũng nước da nhợt nhạt như vậy, cũng cái nhìn như vậy, cũng vẻ hướng lên chúa như vậy. Thay cho viên thầy thuốc miền Flăngđrơ, anh vẽ gương mặt hạnh lùng, quan dạng viên lục sự mặc đồ đen ; nhưng anh thêm một bà già bên cô thiếu nữ của Giêra Đâu. Cuối cùng, bộ mặt hiền lành thực thà một cách trơ trẽn của người đao phủ nổi bật lên trên cả nhóm người. Bức tranh ăn cắp được ngụy trang rất khéo léo, không bị ai nhận ra.

Cuốn Bảo tàng chỉ nam ghi như sau:

510 – Gratxu đơ Phugie (Ple) phố Navaranh, số nhà 2 SỬA SOẠN CHO MỘT NGƯỜI SU-ĂNG (4), BỊ KẾT ÁN TỬ HÌNH NĂM 1899.

Dù tầm thường kém cỏi, bức họa được hoan nghênh nhiệt liệt, vì nó gợi nhớ đến vụ những tên cướp ở Mooctanhơ(5). Ngày nào cũng đông người tụ tập trước bức họa hợp thời thượng, và vua Saclơ X có dừng chân xem.

1) Mỗi lu-y tương đương hai chục quan (N.D.)

2) Dubufe (Claude) 1790 – 1864 họa sĩ Pháp.

3) Oérard Dow (1613 – 1675) họa sĩ Hòa lan

4) Suăng hoặc Cú mèo, hoặc Bảo hoàng = chỉ những người tham gia cuộc nổi loạn của bọn bảo hoàng ở miền Tây nước Pháp (Brơtanhơ, Noocmăngđi, Văngđê) chống lại nền Cộng hòa trong cách mạng tư sản. Có người cho rằng cái tên này bắt nguồn từ biệt hiệu của một người cầm đầu - Giăng Suăng. Có người giải thích bằng tiếng cú rúc (chouette = cá), mật hiệu liên lạc của những người nổi loạn.

5) Một vụ án đ ược Bandăc miêu tả trong tác phần Mặt trái của lịch sử đương thời, xử tử hình các can phạm một vụ cướp lớn, nhiều người trong số này trước đây là Suăng.



Đức Bà, được biết cuộc sống kiên trì nhẫn nại của anh chàng tội nghiệp gốc Brơtanhơ, rất cảm kích vì người dân Brơtanhơ. Công tước Đooclêăng hỏi mua bức tranh. Đám tăng lữ thưa với lệnh bà Hoàng thái tử rằng đề tài mang nhiều ý tưởng tốt : quả thực là bức tranh có một khí sắc tôn giáo rất thỏa đáng. Đức Hoàng thái tử, tán thưởng lớp bụi trên chấn song, lớp bụi này là một thiếu sót rất lớn, vì Phugie đã rải nhiều màu xanh lục, cho thấy chân tường âm ướt. Đức bà mua bức họa một ngàn quan, Hoàng thái tử đặt vẽ thêm một bức khác. Vua Saclơ X thưởng huân chương cho con trai người nông dân đã chiến đấu vì sự nghiệp của hoàng gia, năm 1799. Giôdép Briđô, nhà danh họa, không được huân chương. Bộ trưởng nội vụ đặt Phugie vẽ hai bức tranh nhà thờ. Cuộc triển lãm này đối với Pie Gratxu là toàn bộ hạnh vận, vinh quang, tương lai, cuộc sống của anh. Trong mọi sự, phái minh, là muốn chết dần chết mòn; sao chép, là sống. Cuối cùng đã khám phá ra được mạch mỏ đầy vàng này, Gratxu đơ Phugie bèn thực hiện cái phần của câu châm ngôn tàn nhẫn nó làm cho xã hội có bọn làm thường đê tiện giờ đây đảm đương việc tuyển chọn những người ưu việt trong mọi tầng lớp xã hội, nhưng dĩ nhiên là chúng tự tuyển chọn bản thân chúng, và kịch liệt chống những tài năng thực thụ. Nguyên tắc bầu cử áp dụng cho mọi việc mọi nơi, là sai lầm, nước Pháp sẽ hối cải về điều này.

Tuy nhiên, sự khiêm tốn, tính giản dị, nỗi ngạc nhiên của anh chàng Phugie hiền lành, tốt bụng, dẹp yên được những lời phản kháng và lòng đố kỵ. Vả lại ủng hộ anh có những chàng Gratxu đã thành đạt, liên đới cùng những Gratxu sẽ thành đạt. Một vài người, xúc động vì nghị lực của một kẻ không gì làm ngã lòng nản chí, đã nói đến tu sĩ dòng Đôminich, rồi bảo rằng :

- Phải khen thưởng ý chí trong nghệ thuật ! Gratxu có ăn cắp thành công của mình đâu ! anh ta làm cật lực mười năm trời đấy chứ, tội nghiệp anh chàng !

Câu cảm thán tội nghiệp anh chàng ! chiếm phần nửa trong những lời tán đồng, ngợi khen đối với Gratxu. Lòng thương hại đưa những kẻ tầm thường lên cao cũng nhiều như lòng đố kỵ hạ các nghệ sĩ lớn xuống thấp. Báo chí không tha chỉ trích, nhưng Phugie, người được ân thưởng Ngũ dăng bội tinh, nhẫn nhục lĩnh những lời chỉ trích như đã từng lĩnh những lời chỉ bảo của bạn bè, hết sức kiên trì nhẫn nại. Bấy giờ đã có khoảng mười lăm ngàn quan đổ mồ hôi sôi nước mắt mới kiếm được, anh trang hoàng bày biện mấy gian phòng và xưởng họa ở Navaranh, tại đây anh đã vẽ bức tranh mà Đức Hoàng thái tử yêu cầu, và hai bức tranh nhà thờ do bộ đặt làm, giao nộp đúng hạn, thật hợp thể thức, điều đáng buồn cho quỹ tiền của Bộ, xưa nay vốn quen với những kiểu làm ăn khác. Nhưng các bạn hãy thán phục hạnh phúc của những người ngăn nắp qui củ ! Giá như Gratxu lề mề chậm trễ thì đã vấp phải cuộc Cách mạng tháng Bảy và không được trả tiền.

Vào tuổi hăm bảy, Phugie đã làm cho Êliax Maguyx khoảng hai trăm họa phẩm hoàn toàn chẳng ai biết đến, những nhờ chủng mà anh đạt tới bút pháp khá thỏa đáng, đạt tới trình độ cấu tạo khiến nghệ sĩ thì nhún vai khinh thường, song giới trưởng giả lại ưa chuộng. Phugie được bạn bè quí vì đứng đắn trong suy nghĩ, đáng tin cậy trong tình cảm, ân cần giúp đỡ mọi người, và hết sức trung thực ; bạn bè chẳng trọng cây bút vẽ chút nào, song họ mến con người cầm cây bút ấy. Họ bảo :

- Thật tai hại là Phugie lại mắc phải cái chứng hội họa !

Tuy nhiên Gratxu có những lời khuyên chí lý, giống như các nhà báo chuyên viết tiểu phẩm phê bình, chẳng viết nổi một cuốn sách, song hiểu biết rất rõ các cuốn sách sai sót ở cho nào ; nhưng giữa các nhà phê bình văn học và Phugie có điểm khác biệt : Phuge rất nhạy cảm với cái dẹp, anh thừa nhận cái đẹp và lời khuyên của anh thấm đượm ý thức công bình, khiến người ta chấp nhận những điều anh nêu ra là đúng đắn. Từ sau Cách mạng tháng Bảy, cứ mỗi cuộc Triển lãm, Phugie lại đem đến độ một chục bức tranh, được Ban Giám khảo duyệt nhận cho bốn hoặc năm bức. Anh sống tằn tiện khắc khổ, đầy tớ chỉ vẻn vẹn một bà giúp việc. Để tiểu khiển, anh chỉ đi thăm bè bạn, đi xem các đồ mỹ thuật, tự cho phép du lịch đôi ba nơi gần gần trong nước Pháp và dự định sang Thụy sĩ tìm cảm hứng. Nhà nghệ sĩ khả ố này là một công dân ưu tú : anh tham gia canh gác, duyệt binh, trả tiền nhà, tiền ăn uống đúng hạn một cách thật trưởng giả. Sống trong lao động và túng thiếu, anh chưa có thì giờ yêu đương. Cho đến bây giờ vẫn nghèo và chưa vợ, anh chẳng hề nghĩ đến chuyện làm phức tạp thêm cuộc sống đơn giản của mình. Không phát minh nổi cách nào tăng tài sản, cứ ba tháng một lần, anh đem lên nhà Cacđô, công chứng viên của anh, số tiền dành dụm và kiếm được trong cả quí. Khi nào món tiền của Gratxu lên đến một ngàn ê-qui (1), viên công chứng lại đem đầu tư lấy lãi, có đảm bảo thế nợ, theo thể thức ai nhiệm trên quyền hạn của vợ nếu kẻ đi vay là người có vợ, hoặc đại nhiệm trên quyền của người bán, nếu kẻ đi vay có khoản nào phải trả, Viên công chứng tự thu tiền lãi, gộp vào những món lẻ tẻ mà Gratxu đơ Phugie giao cho. Họa sĩ chờ đợi lúc hạnh vận, khi khế ước của anh đạt tới con số lẫm liệt hai ngàn quan lợi tức, để an hưởng cảnh thanh nhàn vinh dự (2) của nghệ sĩ và vẽ những bức tranh, ôi ! những bức tranh! những bức tranh ra tranh! những bức tranh hoàn hảo, thật cừ tuyệt, cực kỳ. Tương lai của anh, ước mơ hạnh phúc của anh, cực điểm hi vọng của anh, bạn muốn biết là gì không? là được gia nhập Viện Hàn lâm, và được Tứ đẳng Bắc đẩu bội tinh! Ngồi bên cạnh Sinne và Lêông đơ Lôra, vào Viện Hàn lâm Mỹ thuật trước Briđô ! có huân chương Tứ đẳng cài ở khuyết áo! Ước mơ thế đấy. Chỉ những kẻ tầm thường kém cỏi mới nghĩ đến tiết thảy mọi sự.

Nghe tiếng chân nhiều người bước lên cầu thang, Phugie hất mớ tóc trước trán, cài cúc chiếc áo nhung màu xanh chai, và ngạc nhiên không ít khi thấy xuất hiện một bộ mặt thường được dân hội họa gọi nôm na là một quả dưa. Quả này ở bên trên một trái bầu mặc đồ da xanh lơ, deo một mớ đồ lính tinh kêu leng ca leng keng. Quả dưa thở phì phò như lợn biển, quả bầu đi trên những củ cải được gọi một cách không thích đáng là bắp chân. Giá như một họa sĩ thực thụ hẳn đã vẽ bức chân dung hài hước như trên về nhà buôn chai lọ, và đã tống khứ ngay ông ta đi, bảo rằng mình không vẽ rau quả. Phugie nhìn khách hàng mà không cười, vì ông Veeven phô trên áo sơ mi một hạt kim cương đáng giá đến ngàn đồng ê-qui.

Phugie nhìn Maguyx, bảo : - Có chất đấy! anh dùng một tiếng lóng đang thịnh hành trong các xưởng họa.

Nghe cái tiếng ấy, ông Veeven chau mày. Nhà trưởng giả kéo theo mình một hỗn hợp rau quả khác, hiện thân trong bà vợ và cô con gái. Trên mặt bà vợ là màu đào- hoa –tâm quệt lan ra, bà giống một sọ dừa đeo thắt lưng bên trên có đầu. Bà xoay xoay người, áo bà màu vàng kẻ sọc đen. Bà ngạo nghễ phơi bày những bao tay thậm vô lý trên đôi bàn tay sưng phù, y như những tất tay vẽ trên biển quảng cáo hàng. Chòm lông chim của xe tang hạng nhất phất phơ trên chiếc mũ loe một cách kỳ quái. Đăng ten trang điểm cho đôi vai phồng cả đằng trước lẫn đằng sau, như vậy hình cầu của sọ dừa thật hoàn chỉnh. Hai chân thuộc loại mà các họa sĩ gọi là cẳng, có sáu ngấn mỡ bên trên đôi giầy da bóng. Làm sao mà chân lại chui được vào giầy ? Chịu không biết được.

Theo sau là một cây măng tây còn non, vàng và xanh lục do màu áo, có cái đầu nhỏ, mái tóc chải lật hoe hoe màu cà rốt, giá như người La mã hẳn sẽ ưa thích, hai cánh tay có gân, nước da khá trắng lấm tấm tàn nhang, cặp mắt to ngây thơ, lông mi bệch, ít lông mày, mũ rơm Ý viên xa tanh trắng, có hai cái nơ hiền lành bằng xa tanh, đôi bàn tay đỏ lam làm, bàn chân giống mẹ.

1) đồng tiền bằng bạc, trị giá ba quan (N.D.)

2) Olium cum dignttate: lời của Xixêrông nêu lên lý tưởng của một người La mã rút lui khỏi đời sống hoạt động công cộng (N.D.)



Ba con người này nhìn xưởng họa với vẻ vui sướng cho thấy họ có niềm ngưỡng mộ đáng kính với Nghệ thuật. Ông bố làm ra vẻ bạo dạn nói:

- Thưa ông, thì ra ông sắp vẽ hình dong chúng tôi đấy !

Gratxu đáp: - Vâng, thưa ông.

- Vecven này, người ấy có huân chương, bà vợ nói thật khẽ với chồng khi họa sĩ quay lưng đi.

Cựu thương gia chai lọ bảo:

- Tôi mà lại giao chân dung chúng ta cho một nghệ sĩ không có huân chương vẽ hay sao ?

Eliax Maguyx chào gia đình Vecven rồi ra về. Gratxu tiễn lão ra tận đầu cầu thang.

- Chỉ có lão mới đi quơ về những mặt mày như vậy thôi.

- Một vạn quan hồi môn !

- Ừ ; nhưng gia đình như thế đấy !

- Ba vạn quan di sản, nhà ở phố Busơra, nhà nghỉ ở Vin-Davray.

Họa sĩ nói:

- Busơra, be, bình, bưng, bịt nút, bung nút.

Eliax nói:

- Suốt đời anh chẳng lo gì túng thiếu nữa.

Ý tưởng này xuyên vào đầu óc Pie Gratxu như ánh sáng ban mai chói lọi soi gian gác xép của anh. Trong khi sắp đặt tư thế cho bố cô gái, anh thấy ông ta có phong mạo tốt, và tán thưởng bộ mặt đầy sắc điệu dữ dội ấy. Bà mẹ và cô gái lượn xung quanh họa sĩ, lạ lùng thán phục mọi điều anh sửa soạn, họ thấy anh như thần thánh. Sự sùng bái lộ liều ấy làm vừa lòng Phugie. Con bê vàng tỏa lên gia đình này cái ánh hư ảo của nó. Bà mẹ bảo :

- Chắc ông kiếm được khối tiền ? Nhưng ông tiêu phí đi cũng như ông kiếm ra.

Họa sĩ đáp:

- Không, thưa bà, tôi không bao giờ tiêu phí tiền, tôi không có điều kiện chơi bời. Viên công chứng của tôi đầu tư số tiền của tôi, ông ấy biết tài khoản của tôi, một khi tiền đã giao ông ấy, tôi không nghĩ đến nữa.

Ông Vecven kêu lên:

- Thế mà họ cứ bảo tôi rằng tất cả các nghệ sĩ đều là thùng thủng đáy hết.

Bà Vecven hỏi:

- Xin mạn phép hỏi ông, viên công chứng của ông là ai thế ?

- Một anh chàng hiện lành, rất thực thà, Cacđô.

Veeven bảo:

- Này! buồn cười chưa! Cacđô là công chứng viên của chúng tôi đấy.

Họa sĩ bảo:

- Xin ông đừng xê dịch!

Bà vợ bảo: - Angiêno, mình ngồi cho yên nào, mình làm ông vẽ hỏng bây giờ, và nếu mình được nhìn ông ấy làm, mình mới biết...

- Lạy chúa, sao bố mẹ chẳng cho con học Nghệ thuật ? Cô Vecven bảo bố mẹ.

Bà mẹ kêu lên:

- Viêcgini ơi, có một số điều, thiếu nữ không nên học. Khi nào con lấy chồng... được! nhưng từ nay cho đến lúc ấy, con hãy ở cho yên.

Trong buổi vẽ đầu tiên này, gia đình Vecven gần như đã thân mật với ông họa sĩ đứng đắn. Họ phải trở lại vào hai hôm sau. Ra đến bên ngoài, ông bố bà mẹ bảo Viêcgini đi lên trước ; nhưng dù có khoảng cách, cô vẫn nghe được những lời khơi gợi trí tò mò của cô.

- Một người có huân chương... hăm bảy tuổi... một họa sĩ có người đặt vẽ, tiền gửi công chứng viên đầu tư. Ta hỏi ý kiến Cacđô xem ? Hử, làm bà đơ Fugie!.. không ra vẻ người ác đâu !... mình bảo một thương nhân ư ?... nhưng thương nhân mà chưa thôi kinh doanh thì chẳng biết được con gái mình sẽ ra sao! Đằng này một nghệ sĩ tằn tiện... chúng ta lại yêu nghệ thuật... Thế!

Trong khi gia đình Vecven luận bàn xem xét anh, Pie Gratxu cũng luận bàn xem xét gia đình Vecven. Anh không thể ở yên trong xưởng họa, anh đi dạo trên Đại lộ, anh nhìn những người đàn bà tóc hoe qua đường! Anh tự lý sự với mình những điều kỳ lạ nhất : vàng là kim loại đẹp hơn cả, màu vàng tượng trưng cho hoàng kim, người La mã ưa phụ nữ tóc hoe, và anh thành người La mã... Cưới nhau được hai năm thì người đàn ông nào là người còn nghĩ về màu sắc của vợ ? Sắc đẹp qua đi... nhưng vẻ xấu xí còn lại ! Tiền bạc là phần nửa của hạnh phúc. Tối đến đi ngủ, họa sĩ đã thấy là Viêcegini Vecven dễ thương.

Trong buổi vẽ thứ hai, khi bộ ba Vecven bước vào, họa sĩ đón họ với một nụ cười niềm nở. Gã gian hùng đã cạo râu, mặc đồ lót trắng ; anh ta chải một kiểu tóc dễ coi, chọn một cái quần làm tôn hẳn người lên, đi giày păng-túp đỏ mũi cong. Gia đình đáp lễ bằng một nụ cười lấy lòng chẳng kém nụ cười của họa sĩ, Viêcgini mặt đỏ lên như màu tóc, cúi xuống, ngoảnh mặt đi, xem các bản vẽ mẫu. Pie Gratxu thấy những trò õng ẹo này thật mề hồn. Viêcgini có duyên, may là cô không giống mẹ, cũng chẳng giống bố ; nhưng có giống ai ? Anh tự nhủ:

- À, mình nghĩ ra rồi, có thể bà mẹ nhìn ai đó trong khi giao thiệp.

Trong buổi vẽ, có khẩu chiến nhẹ nhàng giữa gia đình và họa sĩ, anh cả gan cho là ông bố Vecven hóm hỉnh. Câu nói nịnh ấy khiến gia đình ào vào xung kích trong tim họa sĩ, anh tặng Viêcgini một ký họa, tặng bà mẹ một phác thảo. Hai mẹ con hỏi:

- Cho không ư?

Pie không ghìm được nụ cười. Vecven bảo :

- Ông đừng đem cho tranh như thế, tiền bạc cả đấy.

Trong buổi vẽ thứ ba, ông bố Vecven nói đến phòng tranh rất đẹp của ông ở Vin – Đavray : Tranh của Ruybenx (1), của Giêra Đâu, của Miêrix (2), của Tecbuyêc (3), của Rembrăng, một bức của Tixiêng (4), tranh của Pôn Pottê (5) v.v... Bà Vecven nói rất sang:

- Ông Vecven mua như điên, dễ đến mười vạn quan tiền tranh.

- Tôi yêu Nghệ thuật mà, cựu thương gia chai lọ nói.

Khi bắt đầu vẽ sang chân dung bà Vecven, chân dung ông chồng hầu như xong, thì sự hoan hỉ của gia đình không còn bến bờ nào nữa. Viên công chứng đã hết lời khen họa sĩ : theo ông thì Pie Gratxu là con người lương thiện nhất trên đời, một nghệ sĩ nề nếp nhất, vả chăng anh đã chắt bóp được ba mươi sáu ngàn quan ; thời túng thiếu của anh đã qua, anh thu hoạch mỗi năm mười ngàn quan, anh gộp lãi làm vốn ; tóm lại anh không thể làm khổ một người đàn bà. Câu cuối cùng này hết sức nặng cân. Bạn bè nhà Vecven lúc nào cũng chỉ nghe thấy nói đến ông Phugie lẫy lừng danh tiếng. Cái ngày mà Phugie bắt tay vào vẽ chân dung Viêcgini, anh đã là rể ngầm của gia đình Vecven. Bộ ba Vecven hớn hở nở nang trong xưởng họa mà dần dà họ quen coi như một cơ ngơi trong các cơ ngơi của họ : đối với họ, cái chỗ ở sạch sẽ, cẩn thận, xinh xắn, nghệ sĩ này có một sức hấp dẫn khó hiểu. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, anh trưởng giả thu hút anh trưởng giả. Vào cuối buổi vẽ, cầu thang bỗng rung lên, cửa mở thật mạnh, Giôdêp Briđô bước vào, anh đang trong cơn phong ba, tóc anh bay phất phơ trước gió, anh phố gương mặt trác việt bị tàn phá day dứt, phóng luồng mắt sáng quắc nhìn khắp mọi chỗ, đi đi lại lại quanh xưởng họa rồi đột ngột đến gần Gratxu, kẻo tà áo rơđanhgôt che bụng, cố gài cúc áo mà không được vì cúc đã rơi khỏi lần dạ bọc ngoài. Anh bảo Gratxu :

- Củi đắt quá

- À!

- Bọn Anh đang nã tớ. Này, cậu vẽ những của ấy ư?

- Cậu im đi nào!

- À ! Ừ I

Gia đình Vecven, phật ý đến cực điểm vì sự xuất hiện kỳ dị này, chuyển từ màu đỏ thường vốn có, sang màu đỏ – anh đào của những nhiệt khí dữ dội. Giôdép lại nói:

- Việc có lợi hả! Cậu có xìn trong bọc không?

- Cậu cần nhiều không ?
1) Rubens (1577 – 1640) danh họa người Flamăng

2) Mierus (1635 – 1681) họa sĩ Hòa lan.

3) Terbung (1608 - 1681) họa sĩ Hòa lan.

4) Titien (1477 – 1576) danh họa Ý.

5) Paul Potter (1625 - 1654) họa sĩ Hòa lan.

- Một tờ năm trăm quan... Tớ đang bị một tay thương nhân nã, y thuộc nòi chó gộc, một khi đã đớp thì phải đớp được miếng mới chịu nhả. Cái giống khiếp thế !

- Để tớ viết cho cậu mấy chữ gửi viên công chứng của tớ...

- Thế ra cậu có công chứng viên ư ?

- Ừ.

- Vậy thì tớ hiểu vì sao cậu còn tô những cặp má màu hồng, đưa lên biển quảng cáo của hãng bán nước hoa thì tuyệt!

Gratxu đỏ mặt lên không kìm được, Viêcgini đang ngồi làm mẫu. Nhà danh họa nói tiếp:

- Cậu hãy tiếp cận thiên nhiên như nó vốn có. Cô đây tóc hoe. À thế thì đấy có phải là một trọng tội hay không ? Trong hội họa, gì cũng đẹp hết. Cậu hãy cho chu-sa lên bảng màu, tăng sức ấm cho đôi má kia, chấm vào đây những nốt nhỏ nâu nâu, phết màu cho dày lên ! Cậu muốn tài giỏi hơn thiên nhiên sao?

Phugie bảo:

- Này, cậu thay mình trong khi mình viết nhé.

Vecven lạch bạch lăn đến cạnh bàn, ghé vào tai Gratxu bảo :

- Nhưng tay hậu đậu ấy làm hỏng hết mất.

Phugie bất bình đáp :

- Anh ấy mà đồng ý vẽ cô Viêcgini nhà ông, thì bức chân dung của anh ấy gấp ngàn lần của tôi.

Nghe câu này, vị trưởng giả từ từ rút lui lại gần bà vợ đang sững sờ kinh ngạc vì con thú dữ ở đâu xông vào, đang ngại ngần thấy nó tham gia vẽ chân dung con gái mình.

Briđô trả bằng màu, cầm lấy thư và nói :

- Này, cậu cứ làm theo những chỉ dẫn vừa rồi. Tớ chẳng cám ơn cậu đâu ! thế là tớ có thể quay lại lâu đài của Đactêdơ, tớ đang trang trí phòng ăn cho anh ấy, còn Lêông đơ Lôra trang trí bên trên các cửa những kiệt tác đấy. Cậu đến thăm chúng tớ nhé ?

Anh ra đi không chào ai, vì phải nhìn Viêcgini anh đã chán ngấy. Bà Vecven hỏi :

- Người ấy là ai thế ?

- Một nghệ sĩ vĩ đại, Gratxu trả lời.

Một lát yên lặng, Viêcgini bảo :

- Ông ấy có đem điều rủi đến cho chân dung của em không ? ông ấy làm em sợ quá.

Gratxu đáp.

- Ông ấy chỉ làm điều hay cho nó thôi.

Bà Vecven bảo :

- Nếu đấy là một nghệ sĩ vĩ đại, thì tôi thích một nghệ sĩ vĩ đại giống như ông hơn.

Viêcgini nhắc :

- Mẹ ơi, ông đây là một nghệ sĩ còn vĩ đại hơn nhiều, ông sẽ vẽ con trọn vẹn.

Phong độ của thiên tài làm kinh dị các nhà trưởng giả hết sức nề nếp này.

Thời tiết sang thu, cái giai đoạn của mùa thu được gọi rất dễ thương là Mùa hè của lễ Thánh Mactanh. Với vẻ rụt rè của kẻ mới nhập môn đứng trước một thiên tài, Vecven đánh bạo ngỏ lời mời đến chơi ngôi nhà nghỉ nông thôn vào chủ nhật tuần sau : ông ta biết là một gia đình tư sản ít hấp dẫn thế nào đối với một nghệ sĩ. Ông ta bảo :

- Các ông thì các ông cần những điều thật cảm động cơ ! những cảnh tượng lớn lao, những người tài giỏi ; thế nhưng sẽ có rượu ngon, và tôi trông mong ở phòng tranh của tôi để đền bù nỗi chán ngán mà một nghệ sĩ như ông có thể cảm thấy khi ở giữa đám thương nhân.

Sự sùng bái đặc biệt mơn trớn lòng tự ái làm vui lòng chàng Pie Gratxu tội nghiệp, vốn dĩ rất ít được nghe những lời ca tụng như thế. Nhà nghệ sĩ đứng đắn, cái sự kém cỏi ô nhục ấy, tấm lòng vàng ấy, cuộc sống trung thực ấy, anh họa sĩ ngu độn ấy, chàng trai hiền lành trung hậu được ân thưởng Huân chương Bắc đẩu ấy, sửa soạn giáp trụ để đến Vin-Đavray hưởng những ngày đẹp trời cuối cùng trong năm.

Họa sĩ khiêm tốn đi xe hàng đến và không ngăn nổi mình thán phục tòa lầu đẹp của nhà buôn chai, ở giữa một hoa viên rộng năm ac-păng (1), trên đỉnh Vin-Đavray, ở địa điểm đẹp nhất. Lấy Viêcgini, nghĩa là có ngôi biệt thự đẹp này một ngày nào đó ! Anh được gia đình Vecven đón tiếp với niềm cảm kích, nỗi vui mừng, vẻ chất phác, với sự ngu ngốc thật là trưởng giả, khiến anh phát ngượng. Đó là một ngày chiến thắng. Người ta dẫn chàng rể tương lai dạo bước trên những lối đi màu vàng nhạt được dọn sửa đúng như chúng cần được dọn sửa để đón một vĩ nhân. Đến cây cối cũng có vẻ chải chuốt, bồn cỏ được xén tỉa. Không khí trong lành nơi thôn dã đưa phảng phất hương vị thức ăn cực kỳ dễ chịu. Mọi thứ trong nhà đều như bảo : Ta đang tiếp một nghệ sĩ vĩ đại. Ông bố Vecven thấp bé lăn trong vườn như quả táo, cô con gái uốn éo như lươn, còn bà mẹ đi đằng sau với dáng đường hoàng bệ vệ. Ba con người này đeo lấy Gratxu trong bảy giờ đồng hồ.

Sau bữa ăn chiều, sang trọng và kéo dài, ông là Vecven bước vào tiết mục đặc sắc nhất, khai mạc phòng tranh rực rỡ ánh đèn mà hiệu quả đã được tính toán trước. Ba vị láng giềng - cựu thương gia, một ông chú thừa kế, được triệu đến để tung hô nghệ sĩ vĩ đại, một bà cô Vecven và khách khứa dự tiệc đi theo Gratxu vào phòng tranh, tò mò muốn biết ý kiến của anh về cái phòng tranh trứ danh của lão Vecven, lão cứ khoe giá trị phi thường của tranh nhà lão làm họ phát mệt. Tưởng như nhà buồn chai lọ muốn thi với vua Lu-i Phi-lip và các phòng tranh trong điện Vec-xay. Những bức họa dược đóng khung tuyệt đẹp, có nhãn nền vàng chữ đen.

RUBENS

Điệu vũ của dã thần và sơn tiên
1) Đơn vị đo ruộng đất ngày trước, khoảng từ 30.000m² đến 51.000m², tùy nơi. (N. D)



REMBRANDT

Bên trong một phòng mổ. Bác sĩ T’ rômp đang dạy học trò

Có một trăm năm mươi bức họa, tất cả đều được lau chùi, đánh bóng, vài bức có phủ rèm màu xanh, không mở khi có mặt các thiếu nữ.

Họa sĩ đứng ngẩn, rụng rời chân tay, miệng há, không thốt nên lời, khi nhận ra một nửa số tranh của mình trong phòng trưng bày này: anh là Ruybenx, Pôn Pottê, Miêrix, Metzu, Giêra Đâu ! một mình anh là hai mươi bậc thầy vĩ đại.

- Anh làm sao thế ? Trông anh tái nhợt đi !

- Con gái ơi, đem lại đây cốc nước, bà Vecven kêu lên.

Họa sĩ nắm khuy áo lão Vecven, dẫn lão ra một góc, lấy cớ là xem một bức họa của Muyrilô (1). Bấy giờ tranh Tây ban nha đang hợp thời thượng.

- Ông mua tranh của Eliax Maguyx phải không ?

- Phải, toàn nguyên bản cả đấy.

- Nói riêng chúng ta biết với nhau, những bức tôi sẽ chỉ cho ông, lão đã bán cho ông bao nhiêu ?

Hai người đi quanh phòng tranh. Khách dự tiệc thán phục cách thức nghiêm túc của họa sĩ cùng chủ nhân xem xét các kiệt tác.

- Ba ngàn quan đấy ! Vecven nói khẽ khi đi tới bức tranh cuối cùng ; nhưng tôi vẫn bảo mọi người là bốn van quan !

- Bốn vạn quan một bức của Tixiêng ư ? Nghệ sĩ nói to, rẻ như cho không còn gì.

Vecven kêu lên:

- Tôi vẫn bảo mà, tôi có đến mười vạn ở ê-qui tiền tranh.

Pie Gratxu nói thầm vào tai lão :

- Chính tôi đã vẽ tất cả những bức tranh kia, tôi bán tất thảy chưa quá một vạn quan...

Nhà buôn chai lọ bảo :

- Anh cứ có chứng cớ đi, tôi sẽ tăng gấp đôi tiền hồi môn của con gái tôi, vì như thế thì anh là Ruybenx, Rămbrăng, Tecbuyêc, Tixiêng !

- Còn Maguyx là một nhà buôn tranh trứ danh ! họa sĩ nói, anh đã hiểu ra cái vẻ cũ kỹ của tranh mình, và công dụng của những đề tài mà lão buôn tranh yêu cầu.

Chẳng những không bị giảm tín nhiệm trong mắt kẻ hâm mộ mình, mà ông đơ Phugie, vì gia đình cứ nhất định gọi Pie Gratxu như thế, còn kỳ vĩ hơn lên, thành thử anh vẽ chân dung cho gia đình không lấy tiền, và dĩ nhiên là đem tặng ông nhạc, bà nhạc, và tặng vợ.

Giờ đây, Pie Gratxu chẳng bỏ sót cuộc Triển lãm nào là không có tranh trưng bày, anh được giới trưởng giả cho là một họa sĩ vẽ chân dung giỏi. Hàng năm anh kiếm được khoảng mười hai ngàn quan và phá hại độ năm trăm quan vải vẽ. Vợ anh có sáu ngàn quan lợi tức tiền hồi môn, anh ở với ông bà nhạc. Vợ chồng Vecven và vợ chồng Gratxu hết sức ý hợp tâm đầu, họ có xe riêng và là những người hạnh phúc nhất đôi. Pie Gratxu không ra khỏi giới trưởng giả, ở đó anh được coi là một trong những nghệ sĩ kỳ vĩ nhất của thời đại. Từ cửa Tơrôn đến phố Tămplơ, chẳng bức chân dung nào không do nhà danh họa này vẽ, và không được trả ít ra là năm trăm quan. Lý do to tát của các nhà Trưởng giả để dùng nghệ sĩ này là : < Muốn nói gì thì nói chứ hàng năm ông ta giao công chứng viên đầu tư hai chục ngàn quan đấy. > Do Graixu tỏ ra mẫn cán trong cuộc nổi dậy ngày 12 tháng Năm (1) anh được thưởng Tứ đẳng Bắc đẩu bội tinh. Anh là đại đội trưởng Quốc dân quân. Nhà Bảo tàng Vecxay không thể không đặt vẽ một bức tranh chiến trận do tay người công dân ưu tú đến thế, người này bèn đi dạo khắp Pari để gặp bè bạn cũ và bảo họ với vẻ thoải mái như không :

- Đức vua vừa giao cho mình vẽ một chiến trận !

Bà đơ Phugie thờ phụng chồng, bà sinh hạ được hai con. Tuy thế, nhà họa sĩ là cha hiền chồng tốt này vẫn canh cánh bên lòng một ý nghĩ ác hại: giới nghệ sĩ coi anh chẳng ra gì, tên anh là một danh từ đầy khinh bỉ tại các xưởng họa, các bài tiểu phẩm phê bình không thèm chú ý đến tranh của anh. Nhưng anh vẫn cứ làm việc, anh ứng cử Viện Hàn lâm, mà rồi anh sẽ vào. Rồi, cách trả thù làm anh nở nang gan ruột ! anh mua tranh của các họa sĩ nổi tiếng khi họ túng bấn, anh thay những trò bôi bác trong phòng tranh Vin-Đavray bằng những kiệt tác thực sự, không phải do anh vẽ.

Ở đời có những kẻ tầm thường kém cỏi, chơi ác hơn và hiểm độc hơn Pie Gratxu, vả chăng anh hay làm phúc ẩn danh và hết sức ân cần giúp đỡ mọi người.

Pari, tháng chạp năm 1839

LÊ HỒNG SÂM dịch​
1) Cuộc nổi dậy của nhân dân lao động ngày 12 tháng Năm 1839 (N. D)
 
×
Top Bottom