Meika
Thành viên
- Tham gia
- 26/12/2023
- Bài viết
- 50
ONÔRÊ ĐƠ BANĐĂC ( Honoré de Balxac )
Trong bộ Tấn trò đời của Bandắc, bên những tiểu thuyết đồ sộ, có những truyện ngắn, thậm chí rất ngắn. Bandắc muốn tất cả các tác phẩm ấy được đọc với tư cách là bộ phận không tách rời của một tổng thể. Mọi người đều biết ý định xây dựng tiểu thuyết thành một hệ thống duy nhất và hoàn chỉnh hình thành ở Bandắc trong quá trình viết (1) và sức sáng tạo mạnh mẽ của nhà văn vượt ra ngoài khuôn khổ bố cục - nhiều tác phẩm, qua những lần xuất bản khác nhau, đã thay đổi vị trí hai, ba lần, từ mục Khảo luận này sang Khảo luận khác, từ tiểu mục Cảnh đời này sang Cảnh đời khác. Song với bố cục bên ngoài không chặt chẽ ấy, Tấn trò đời có một < cấu trúc nội tại giao hưởng và đa thanh, chi phối bởi tính biện chứng khi thì của những mâu thuẫn, khi thì của những sự hài hòa > (2). Và hai truyện ngắn được giới thiệu dưới đây gắn bó, hòa nhập với toàn cục nhờ tính thống nhất bên trong - điều mà giới nghiên cứu ngày càng thừa nhận - biểu lộ ở các nhân vật tái hiện, ở các mô típ, ở không gian, thời gian của truyện kể, và chủ yếu ở cái nhìn nghệ thuật của nhà văn đối với thế giới. Hai truyện này cũng cho thấy tài năng đa dạng của Bandắc, biết cô đọng, rút rất gọn, chứ không chỉ phát triển, mở rộng vấn đề trong những cấu trúc tiểu thuyết lớn, như nhiều người lầm tưởng.
Khảo luận về phụ nữ, truyện ngắn nhất trong Tấn trò đời, từ mô típ nhầm lẫn địa chỉ rút trong một vở hài kịch thông tục, đã thể hiện một nét tâm lý phụ nữ vừa rất chung, vừa rất cụ thể về sắc thái thời đại, giai cấp. Phần hai của truyện được kể ở ngôi thứ ba, với tốc độ căng thẳng dần đến mức tối đa kết thúc truyện, chứng minh cho vấn đề tâm lý đặt ra trong phần một, kể ở ngôi thứ nhất. Tính khoa học của khảo luận được nhấn mạnh hơn khi cuối cùng ta biết người kể là Biăngsông, nhà y học. Cùng với Biăngsông, tất cả các nhân vật trong truyện còn trở lại trong nhiều tác phẩm khác.
LỜI GIỚI THIỆU
Trong bộ Tấn trò đời của Bandắc, bên những tiểu thuyết đồ sộ, có những truyện ngắn, thậm chí rất ngắn. Bandắc muốn tất cả các tác phẩm ấy được đọc với tư cách là bộ phận không tách rời của một tổng thể. Mọi người đều biết ý định xây dựng tiểu thuyết thành một hệ thống duy nhất và hoàn chỉnh hình thành ở Bandắc trong quá trình viết (1) và sức sáng tạo mạnh mẽ của nhà văn vượt ra ngoài khuôn khổ bố cục - nhiều tác phẩm, qua những lần xuất bản khác nhau, đã thay đổi vị trí hai, ba lần, từ mục Khảo luận này sang Khảo luận khác, từ tiểu mục Cảnh đời này sang Cảnh đời khác. Song với bố cục bên ngoài không chặt chẽ ấy, Tấn trò đời có một < cấu trúc nội tại giao hưởng và đa thanh, chi phối bởi tính biện chứng khi thì của những mâu thuẫn, khi thì của những sự hài hòa > (2). Và hai truyện ngắn được giới thiệu dưới đây gắn bó, hòa nhập với toàn cục nhờ tính thống nhất bên trong - điều mà giới nghiên cứu ngày càng thừa nhận - biểu lộ ở các nhân vật tái hiện, ở các mô típ, ở không gian, thời gian của truyện kể, và chủ yếu ở cái nhìn nghệ thuật của nhà văn đối với thế giới. Hai truyện này cũng cho thấy tài năng đa dạng của Bandắc, biết cô đọng, rút rất gọn, chứ không chỉ phát triển, mở rộng vấn đề trong những cấu trúc tiểu thuyết lớn, như nhiều người lầm tưởng.
Khảo luận về phụ nữ, truyện ngắn nhất trong Tấn trò đời, từ mô típ nhầm lẫn địa chỉ rút trong một vở hài kịch thông tục, đã thể hiện một nét tâm lý phụ nữ vừa rất chung, vừa rất cụ thể về sắc thái thời đại, giai cấp. Phần hai của truyện được kể ở ngôi thứ ba, với tốc độ căng thẳng dần đến mức tối đa kết thúc truyện, chứng minh cho vấn đề tâm lý đặt ra trong phần một, kể ở ngôi thứ nhất. Tính khoa học của khảo luận được nhấn mạnh hơn khi cuối cùng ta biết người kể là Biăngsông, nhà y học. Cùng với Biăngsông, tất cả các nhân vật trong truyện còn trở lại trong nhiều tác phẩm khác.
- (1 Khác với Êmin Dôla sau này, xây dựng đề cương rõ ràng trước khi bắt tay viết bộ Gia đình Ruyông Maca
- (2)Stéphanie des Loges. Nghệ thuật cấu trúc truyện kể trong tác phẩm của Bandắc. VIện hàn lâm khoa học Baian, 1987 trang
LÊ HỒNG SÂM