Meika
Thành viên
- Tham gia
- 26/12/2023
- Bài viết
- 50
XTĂNGĐAN
Tóm tắt
Hai hôm sau, Giuyn trở lại Caxtrô với tám lính của hoàng thân Côlonna dưới quyền chỉ huy của chàng. Cùng với năm người tâm phúc ở Caxtrô, chàng có mười ba tùy tùng gan dạ. Giuyn giảng giải hai lần về kế hoạch hành quân của chàng. Viên cai phụ tá của chàng vốn dũng cảm và nhiều kinh nghiệm, đề nghị chàng cho một người tâm phúc đến xin vào đội vệ binh của tu viện để làm nội ứng và lấy thêm ba nông dân vào đội mình. Đích thân Giuyn mạo xưng là người giao liên của ngài Căngpirêli đến xin gặp phu nhân và tiểu thư để đưa tin về bệnh tình nguy ngập của ông chủ. Chàng được cho vào đến cổng trong. Vì kỷ luật của tu viện nghiêm minh nên qua mỗi cửa, phải chờ rất lâu lệnh của Mẹ Nhất trả lời cho phép mới được vào. Khi chàng chờ ở cổng trong thì người lính làm nội ứng đã mời rượu bọn vệ binh - theo lệ người mới đãi người cũ - cho đến say sưa, nên chúng mở cổng ngoài cho tùy tùng của Giuyn vào.
Vốn con dòng võ, kế hoạch của Giuyn rất hay, chàng định dùng kỳ tập, bất đắc dĩ khi bí thế quá mới giở đến cường tập. Nhưng khi thực hiện, đoàn của Giuyn gặp mấy trở ngại bất ngờ : một là về phía đối phương, việc canh phòng và bảo vệ vốn đã nghiêm ngặt, nay lại có thêm một số khá đông gia binh của bà Căngpirêli mới tới để tăng cường cho đội vệ binh của tu viện, và bà ta đã xin Mẹ Nhất ra lệnh khóa và chắn các cổng và cửa cẩn thận ; hai là về phía mình, Giuyn vốn có từ tâm, không nỡ bóp chết cô nữ tu sĩ trẻ coi cổng trong để lấy chìa khóa, lại đưa vàng ra biếu, khiến cô sinh nghi rung chuông báo động ; đồng thời khi đoang người của Giuyn đi qua hành lang, một lính bảo vệ hãy còn ít say hỏi, đáng lẽ cứ lầm lì tiến lên như bọn lính của Giuyn, thì người nông dân đi sau cùng, không được dặn dò kỹ, rút súng bắn chết tên lính bảo vệ ấy. Tiếng chuông và tiếng súng đanh thức cả tu viện dậy.
Giuyn và viên cai phụ tá chỉ huy cuộc đột nhập kiên quyết bà dũng cảm, nhưng bọn bảo vệ có chỗ nấp, có cửa tốt, khóa chắc, cho nên đoàn tùy binh của Giuyn chết và bị trọng thương đến ba phần tư, cuối cùng viên cai phụ tá bị đạn chết, đoàn đột kích còn sót bao nhiêu có cơ bị vây h.ãm không đường ra. Giuyn cũng mấy lần bị thương. Bất ngờ gặp cô bé Marietta, chàng bảo : < Em nói với cô Hêlen là tôi xin lỗi đã quấy rầy cảnh yên tĩnh của cô và xin cô hãy nhớ bài kinh Avê Maria ở đồi Cavi. Đây là bó hoa tôi hái tại vườn cô ấy, ở Anbanô, nhưng nó có hơi bẩn máu, em hãy rửa đi trước khi trao cho cô >.
Marietta trao cho chàng những chìa khóa của các cây đòn chắn cửa chính. Giuyn mất máu quá nhiều cảm thấy mình sắp ngất, ra lệnh cho đoàn sống sót lui ra.
Sáng hôm sau cuộc xung đột, các nữ tu sĩ tu viện Viditaxiông ghê rợn tìm thấy chín xác chết trong vườn họ và ở lối đi từ cổng ngoài đến cái cửa có những thanh chắn bằng sắt ; về phần họ, tám người trong vệ binh của họ bị thương. Người ta chưa bao giờ thấy một sự hốt hoảng đến như thế trong tu viện ; một đôi khi quả họ có thể nghe tiếng súng hỏa mai bắn ở quảng trường, nhưng chưa bao giờ có nhiều tiếng súng như vậy, lại bắn ở trong vườn, ở giữa các tòa nhà và ở ngay dưới cửa sổ các bà sơ ! Việc diễn ra suốt một tiếng rưỡi đồng hồ, trong thời gian đó, bên trong tu viện cảnh rối loạn lên tới cực điểm. Giá mà Giuyn Brăngxifoóc có liên hệ qua với một bà xơ hoặc chỉ với một cô ký túc thì hẳn chàng đã thành công : chỉ cần người ấy mở cho chàng một trong vô số cái cửa thông ra vườn là đủ ; những căm hờn và giận dữ đối với điều mà chàng gọi là sự phản bội của cô Hêlen, Giuyn muốn giải quyết tất bằng vũ lực. Chàng nghĩ nếu bộc lộ dự định cho một người có khả năng thuật lại với Hêlen thì cũng như là mình không làm tròn bổn phận chính mình ! Trong khi đó, chỉ cần nói với Marietta một tiếng là xong xuôi cả : cô bé được bảo hẳn đã mở một cái cửa thông ra vườn, và chỉ cần một người thôi xuất hiện ở các buồng ngủ với những tiếng súng nổ bên ngoài đệm theo,thì người ấy bảo gì tất cũng được tuân theo răm rắp. Nghe tiếng súng đầu tiên, Hêlen đã run sợ cho tính mệnh của người yêu và chỉ còn đợi chạy trốn với chàng.
Làm sao diễn tả được nỗi thất vọng của nàng khi cô bé Marietta nói với nàng về vết thương kinh khủng của Giuyn ở đầu gối, mà cô bé thấy máu ra rất nhiều ? Hêlen căm thù sự hèn nhát và nhu nhược của mình :
- Ta trót yếu đuối nói chỉ một tiếng với mẹ ta mà máu của Giuyn đã đổ ; chàng có thể hy sinh trong cuộc tấn công cao quí trong đó sự dũng cảm của chàng đã làm tất.
Mấy vệ binh được các nữ tu sĩ hám nghe chuyện cho phép vào phòng tiếp khách ; những anh này kể rằng cả đời họ, họ chưa thấy ai dúng cảm bằng người ăn mặc như một liên lạc viên đã điều khiển hành động của bọn kẻ cướp. Nếu tất cả những nữ tu sĩ chăm chú và thích thú nghe lời tường thuật của bọn vệ binh, thì ai cũng đoán biết Hêlen háo hức hỏi chi tiết về người thủ lĩnh trẻ của bọn kẻ cướp ấy đến như thế nào ! Sau khi nghe những câu chuyện khá dài mà nàng bảo bọn ấy và những người làm vườn vô tư kể lại, nàng cảm thấy nàng chẳng yêu thương mẹ chút nào nữa. Có đến cả một phút đối thoại gay gắt giữa hai con người yêu thương nhau tha thiết mới hôm trước cuộc chiến đấu ở tu viện ; Bà Căngpirêli lấy làm bực mình về những vết máu bà nhìn thấy trên một bó hoa mà Hêlen không lúc nào rời ra.
- Con phải vứt những cái hoa vấy máu ấy đi, bà nói.
- Chính tôi đã làm chảy dòng máu hào hiệp này, nó đã đổ vì tôi trót yếu đuối thổ lộ một câu với bà.
- Cô còn yêu kẻ giết anh cô ư ?
- Tôi yêu chồng tôi, người đó đã bị anh tôi tấn công, hóa nên tôi phải muôn đời muôn kiếp gánh chịu nỗi bất hạnh.
Sau những câu đó, không còn một lời trao đổi nào nữa giữa hai mẹ con, trong ba hôm bà Căngpirêli còn ở lại tu viện.
Sau ngày bà ra về một hôm, lợi dụng cảnh lộn xộn ở hai cổng lớn do sự có mặt của một số đông thợ nề được đưa vào vườn để xây thêm công sự, Hêlen đã tìm được cách trốn khỏi tu viện : cô bé Marietta và Hêlen đã cải trang làm thợ. Song ở các cổng thị trấn, bọn thị dân canh phòng nghiêm mật. Cuối cùng, chính anh buôn hàng vặt từng đem thư của Giuyn tới, nay nhận nàng là con gái và đưa nàng tới tận Anbanô. Hêlen được có một chỗ trốn ở nơi bà vú nuôi cũ của mình, bà này nhờ những ân huệ của nàng mà mở được một cửa hàng nhỏ. Vừa đến nơi, nàng viết thư cho Brăngxifoóc ngay, và bà vú nuôi mất nhiều công phu mới tìm được một người chịu chui vào rùng Fagiôla, tuy không biết mật hiệu trong đội quân Côlonna.
Ba hôm sau người giao liên ấy của Hêlen trở về, mặt mày nhớn nhác ; trước hết, y không thể nào tìm ra được Brăngxifoóc và rồi những câu đi luôn hỏi về người chỉ huy trẻ ấy cuối cùng đã khiến y bị nghi ngờ, y phải trốn chạy.
< Không còn nghi ngờ gì nữa, chàng Giuyn tội nghiệp đã chết, Hêlen nghĩ thầm, và chính ta đã giết chàng ! Đó là kết quả không tránh khỏi của tính nhu nhược khốn nạn và sự hèn đớn của ta ; đáng lẽ anh ấy phải yêu một phụ nữ kiên cường, con gái một tướng tá của hoàng thân Côlonna kia >.
Bà vú nuôi cho rằng Hêlen sắp chết : bà đi lên tu viện dòng Capuyxanh, ở kề con đường khoét trong núi đá mà trước đây bố con Fabiô gặp đôi nhân tình lúc nửa đêm. Người vú nuôi nói chuyện một hồi lâu với cha rửa tội của mình, và trong sự kín nhiệm của thánh lễ, bà thú nhận là tiểu thư Hêlen đơ Căngpirêli muốn đi đến với Giuyn Brăngxifoóc là chồng mình, và tiểu thư sẵn lòng cúng cho thánh đường một cây đèn đáng giá một trăm đồng bạc Tây-ban-nha.
- Một trăm đồng ! tu sĩ nổi nóng đáp. Rồi tu viện của chúng tôi sẽ ra sao với sự thù hằn của ngài Căngpirêli ? Không phải chỉ một trăm mà rõ ràng ngài đã cho chúng tôi một ngàn đồng để đến thu lượm thi hài người con trai của ngài ở chiến trường Xiăngpi, lại còn có sáp nữa không kể.
Cũng phải nói cái điều làm vinh dự cho tu viện ra đây : có hai tu sĩ biết rõ cảnh ngộ của tiểu thư Hêlen non trẻ, đã xuống Anbanô và đến gặp nàng với ý định ban đầu là đưa nàng về ở lại phòng nàng trong lâu đài của gia đình, không bằng tự nguyện thì bằng bức bách ; họ biết là họ sẽ được phu nhân đơ Căngpirêli hậu thưởng. Khắp thị trấn ha ha đang vang dội cái tin Hêlen đã bỏ trốn và bà mẹ nàng hứa hẹn sẽ ban thưởng rất trọng hậu cho những ai cho bà biết tin đích xác về con gái mình ; Nhưng hai vị tu sĩ quá xúc động về nỗi tuyệt vọng của Hêlen, - nàng cứ tin rằng Giuyn Brăngxifoóc đã chết, - cho nên không những không phản nàng bằng cách chỉ cho mẹ nàng nơi nàng trú ẩn, lại còn lại còn nhận hộ vệ nàng đi đến chiến lũy Pêtrenla. Hêlen và Marietta, vẫn cải trang làm thợ, đi bộ trong đêm đến một cái giếng trong rừng Fagiôla, cách thị trấn Anbanô một dặm đường. Hai tu sĩ đã cho giắt la đến đó, và khi trời sáng họ lên đường đi Pêtrenla. Các tu sĩ đó được lính tráng gặp trong rừng chào hỏi cung kính, vì họ biết những tu sĩ này được hoàng thân che chở ; nhưng hai con người nhỏ bé đi theo các tu sĩ không được đối xử có lễ độ như thế : ban đầu chúng nhìn họ bằng con mắt nghiêm khắc và xoi mói và tiến lại gần họ, rồi thì chúng cười phá lên và chúc mừng hai vị tu sĩ về vẻ duyên dáng của hai chú giữ la.
- Hãy câm miệng, đồ bất kính kia. Và nên biết rằng chúng ta làm gì cũng theo lệnh của hoàng thân Côlonna, - hai tu sĩ vừa đi vừa đáp.
Thế nhưng nàng Hêlen tội nghiệp gặp rủi ; hoàng thân không có mặt ở Pêtrenla và ba hôm sau, khi trở về, tiếp Hêlen, ông tỏ ra quá nghiệt ngã :
- Sao tiểu thư lại đến đây ? Hành động vô lý của cô nhằm mục đích gì chứ ? Những điều bép xép theo thói đàn bà của cô đã giết chết bảy người thuộc hạ dũng cảm nhất ở nước Ý, và đó là điều mọi người có lương tri không bao giờ tha thứ cho cô. Trên đời này phải biết hoặc là muốn, hoặc là không muốn. Hẳn cũng vì những vụ bép xép mới mà Giuyn Brăngxifoóc vừa bị quy là xúc phạm thần thánh và kết án phải chịu sự kìm kẹp hai tiếng đồng hồ với kìm sắt nung đỏ, sau đó sẽ bị hỏa thiêu như một tên do thái, trong khi anh ta là một người ngoan đạo bậc nhất mà tôi biết ở trên đời này ! Nếu không có những điều ba hoa chết tiệt của cô thì làm sao người ta có thể bịa đặt ra cái điều dối trá ghê tởm là Giuyn Brăngxifoóc có mặt ở Caxtrô hôm tu viện bị tấn công ? Tất cả bộ hạ của tôi đều nói là chính ngày hôm đó, người ta thấy anh ấy ở đây, ở Pêtrenla đây và đến chiều tôi đến chiều tối thì tôi phái anh ta đi Venlơtri
- Nhưng anh ấy có còn sống không đã ? Hêlen kêu to câu hỏi ấy đến lần thứ mười và khóc òa.
- Anh ta đã chết đối với cô, hoàng thân nói tiếp, không bao giờ gặp lại anh ấy nữa. Tôi khuyên cô trở về cái tu viện Caxtrô của cô. Hãy cố gắng đừng hở chuyện nữa. Và tôi ra lệnh cho cô trong một tiếng đồng hồ nữa phải rời Pêtrenla. Nhất là đừng kể cho ai biết là cô đã gặp tôi, nếu kể, tôi sẽ có cách trừng phạt cô đấy.
Tội nghiệp cho Hêlen, lòng cô quá bi thảm bởi cách đón tiếp như thế của hoàng thân Côlonna, con người lẫy lừng danh tiếng mà Giuyn vô cùng kính trọng, mà vì Giuyn yêu mến nên cô cũng mến yêu.
Dù hoàng thân cho hành động của Hêlen là thế nào mặc, hành động đó vẫn không vô lý chút nào. Giá cô đến Pêtrenla sớm đi ba hôm thì hẳn cô đã gặp Giuyn. Vì vết thương ở đầu gối khiến chàng không đi lại được, hoàng thân đã cho chở chàng đến thị trấn Avezano, ở vương quốc Náplơ. Thoạt nghe tin về bản án kết tội Brăngxifoóc do Căngpirêli lo lót mà có, - bản án tuyên bố chàng phạm tội xúc phạm thần thánh và xâm phạm tu viện - hoàng thân thấy ngay rằng trong trường hợp cần bảo vệ Giuyn, ông ta không thể trông cậy vào ba phần tư số bộ hạ của ông. Bảo vệ Brăngxifoóc giờ đã trở thành một tội lỗi chống đức thánh Mẫu, mà mỗi kẻ cướp đều tưởng là mình có quyền đặc biệt được hưởng sự che chở. Nếu bây giờ có một người nào ở Rômơ đủ gan dạ đến bắt Giuyn Brăngxifoóc ở trong rừng Fagiôla thì hẳn người ấy đã thành công.
Đến Avenzanơ, Giuyn lấy tên là Fontana và những người mang chàng đi đều kín miệng. Trở về đến Pêtrenla, họ đau đớn báo tin là Giuyn đã chết ở dọc đường và kể từ lúc ấy, mỗi binh lính của hoàng thân đều biết rằng ai đọc cái tên tai hại đó lên sẽ được nhận một nhát dao găm vào tim mình.
Bởi thế cho nên khi về đến Anbanô, Hêlen viết hết thư này đến thư khác và tiêu cạn những đồng xơcanh của mình cho những người mang thư đi. Hai tu sĩ có tuổi đã trở thành bạn của Hêlen, bởi vì, người chép chuyện nói thế, bởi vì sắc đẹp ở mức tột cùng vẫn tác động đến cả những trái tim rắn lại bởi tính ích kỷ và tính giả dối đê tiện nhất ; hay tu sĩ ấy tin cho cô thiếu nữ đáng thương biết là cô hoài công viết thư cho Brăngxifoóc : Côlonna đã tuyên bố là chàng chết rồi thì chắc là chàng chỉ tái hiện ở cõi trần khi nào hoàng thân muốn. Bà vú nuôi của Hêlen khóc lóc báo cho cô biết là mẹ cô chung qui đã khám phá ra chỗ trú ẩn của cô, và truyền ra những lệnh nghiêm khắc nhất để cưỡng bách mang cô về lâu đài Căngpirêli ở Anbanô. Hêlen hiểu rằng một khi đã về lâu đài, thì cảnh ở tù của cô sẽ vô cùng khắc nghiệt và người ta sẽ đi đến cấm chỉ tuyệt đối mọi giao lưu của cô với bên ngoài, còn như ở tu viện thành Caxtrô thì cô sẽ được mọi điều kiện dễ dàng nhận thư và gửi thư như các cô tu sĩ. Vả lại, chính điều này khiến cô quyết định, Giuyn đã đổ máu vì cô, ở ngay cái vườn của tu viện : cô có thể nhìn lại cái ghế bằng gỗ của bà xơ tiếp tân mà Giuyn đã ngồi trong giây lát để xem xét vết thương ở đầu gối ; cũng ở đây, Giuyn đã trao cho Marietta bó hoa dính máu từ ngày ấy, không rời cô. Thế là Hêlen buồn bã trở về tu viện thành Caxtrô, và ta có thể ngừng chép truyện nàng ở đây : như thế tốt cho nàng hơn và có lẽ cho cả bạn đọc nữa.
Thực vậy, chúng ta sắp chứng kiến sự thoái hóa lần hồi của một tâm hồn cao quý và hào hiệp. Những biện pháp thận trọng và những dối trá của văn minh sắp ám cô từ tứ phía, bắt đầu tự bây giờ, sẽ thay cho các biểu hiện chân thành của những tình cảm mãnh liệt và tự nhiên. Người chép chuyện biên niên đã có một suy nghĩ rất thật thà ; bởi có công đẻ được một đứa con gái có nhan sắc, người mẹ cho rằng mình cũng có tài điều khiển cuộc đời của nó ; vì khi cô bé sáu tuổi, người mẹ ấy làm đúng khi bảo : < Cô kia, hãy kéo cổ áo lên đi ! > đến cô gái mười tám, còn bà ta năm mươi hoặc hơn, người mẹ ấy, với cơn nghiện trị vì vẫn tự cho mình cái quyền điều khiển cuộc đời con, dùng đến cả lừa dối để đạt mục đích. Chúng ta sẽ thấy chính bà Victoa Carafa, mẹ Hêlen, đã đưa cô con gái yêu quý của mình đến một cái chết ác nghiệt, bằng một loạt biện pháp khéo léo, phối hợp có tri ý, sau khi gây khổ hại cho cô trong mười hai năm trời, hậu quả đáng buồn sao của bệnh nghiện cầm quyền !
Trước khi qua đời, lãnh chúa Căngpirêli có được niềm vui thấy bản án của Brăngxifoóc công bố ở Rômơ, bản án xử tên đó phải bị kìm kẹp hai giờ liền bằng kìm nung đỏ ở mấy ngã tư lớn của Rômơ, sau đó bị thiêu chết từ từ bằng lửa nhỏ, tro xương thì đem vãi xuống sông Tibrơ. Những tranh tường của nhà tu kín Thánh- Mẫu-Mới ở Flôrăngxơ ngày nay còn phô bày cho ta thấy người ta thi hành những bản án độc ác về tội xúc phạm thần thánh ấy như thế nào. Thường thường phải huy động một số lớn vệ binh để ngăn cản dân chúng công phẫn, không cho họ xông vào thay thế bọn đao phủ mà hành hình phạm nhân. Ai cũng cho mình là bạn thân thiết của Đức Mẹ. Ngài Căngpirêli còn bảo đọc cho mình nghe bản án ấy một lần nữa không mấy chốc trước khi nhắm mắt ; trước đấy ngài tặng viên luật sư đã cung cấp bản án cho ngài cái trang ấp tốt đẹp nằm giữa Anbanô và biển. Viên luật sư ấy không phải là không có tài. Brăngxifoóc bị xử cái nhục hình ghê gớm ấy, tuy không một nhân chứng nào khai là đã nhận ra chàng dưới bộ trang phục của người thanh niên cải trang làm giao liên, cái người có vẻ như điều khiển hoạt động của bọn tấn công với nhiều uy tín đến thế. Tặng phẩm hào phóng đó làm xôn xao bọn nhiễu sự ở Rômơ. Ở triều đình giáo hoàng lúc bấy giờ có một tu sĩ vốn người sâu sắc, gì cũng làm được, thậm chí có thể ép buộc giáo hoàng phong mình làm giáo chủ ; ông ta lo việc cho hoàng thân Côlonna và nhờ có người khách hàng ghê gớm đó mà ông ta được trọng vọng. Khi phu nhân đơ Căngpirêli thấy con gái trở về tu viện Caxtrô, bà cho mời tu sĩ đến, nói :
- Đức cha sẽ được hậu thưởng nếu đức cha vui lòng giúp cho đạt kết quả các công việc mà tôi sắp trình bày với ngài. Trong vài hôm nữa, bản án kết tội Giuyn Brăngxifoóc vào một nhục hình ghê gớm sẽ được công bố và làm cho có hiệu lực, cả đến trong vương quốc Naplơ. Tôi đề nghị đức Cha xem bức thư này của phó vương. Người vốn có họ xa với tôi. Người hạ cố báo tin ấy cho tôi. Ở xứ nào Brăngxifoóc có thể trú ngụ được ? Tôi sẽ mang trao cho hoàng thân số tiền năm vạn đồng với lời yêu cầu ban tất hoặc một phần cho Brăngxifoóc, với điều kiện là y sẽ đến phụng sự quốc vương Tây-ban-nha, là vua của tôi, để tránh quân phiến loạn ở Flăngđơ. Phó vương sẽ cấp cho y một bằng cấp chỉ huy ; để cho bản án xúc phạm thần thánh_ mà tôi mong làm cho cũng có hiệu lực ở cả trên đất Tây-ban-nha nữa_ để cho bản án ấy không cản y trên bước đường công danh, đi sẽ mang tên nam tước Liazara. Liazara là một ấp nhỏ của tôi ở vùng núi Abruyzơ, mà tôi sẽ tìm được cách vờ bán chác như thế nào đó, để chuyển quyền sở hữu cho y. Tôi tin rằng đức Cha chưa bao giờ thấy một người mẹ đối xử như thế đối với kẻ đã giết con mình. Với năm trăm đồng thôi, chúng tôi đã có thể diệt cái tên ghê tởm ấy từ lâu rồi ; song chúng tôi không muốn gây bất hòa với hoàng thân Côlonna. Bởi vậy, xin đức Cha vui lòng lưu ý hoàng thân là vì tôn trọng quyền lực của ngài, tôi phải tiêu tốn từ sáu đến tám vạn đồng bạc. Tôi muốn không bao giờ nghe nhắc đến tên Brăngxifoóc ấy nữa. Và cuối cùng, nhờ đức Cha chuyển lời chào trân trọng của tôi lên hoàng thân.
Người tu sĩ bảo trong ba hôm nữa, ông sẽ chơi một vòng về phía Ôxti, và phu nhân Căngpirêli trao cho ông một chiếc nhẫn trị giá một ngàn đồng.
Mấy hôm sau, tu sĩ lại có mặt ở Rômơ và nói với bà Căngpirêli là ông không báo cho hoàng thân biết điều phu nhân phó thác, tuy nhiên ông bảo chậm nhất là một tháng nữa, chàng trai Brăngxifoóc sẽ xuống tàu đi Bácxơlôn, ở đấy phu nhân có thể cậy một ông chủ ngân hàng ở thành phố đó trao cho chàng số tiền năm vạn đồng.
Hoàng thân vất vả lắm mà vẫn không thuyết phục nổi Giuyn ; cứ ở Ý thì từ lúc ấy trở đi, Giuyn sẽ gặp bao nhiêu là điều nguy hiểm lớn, mặc dù vậy chàng si tình trẻ trung ấy vẫn không chịu rời bỏ xứ sở. Hoàng thân hoài công trình bày cho chàng thấy là bà Căngpirêli có thể qua đời ; cũng vô hiệu khi ngài hứa rằng dù sao ba năm nữa, ngài cũng để cho Giuyn trở về thăm viếng quê hương ; Giuyn ứa nước mắt nhưng vẫn không thuận. Cuối cùng hoàng thân buộc phải xin Giuyn ra đi như là làm một ơn riêng đối với mình ! Giuyn không thể từ chối điều gì đối với người bạn của cha mình, nhưng trước hết, chàng phải xin mệnh lệnh của Hêlen đã ! Hoàng thân chịu chấp nhận đưa một bức thư dài cho Hêlen, và hơn thế, cho phép Giuyn từ Flrăngđơ mỗi tháng viết về cho nàng một bức thư. Rốt cuộc người tình nhân thất tình xuống tàu đi Bácxơlôn. Tất cả thư từ của chàng đều bị hoàng thân đốt gọn, bởi ông không muốn cho Giuyn có bao giờ trở về trên đất Ý. Chúng tôi quên nói rằng mặc dù tính ông rất không ưa khoe khoang, hoàng thân tự thấy, để cho việc thương lượng đạt kết quả, mình phải nói chính mình nghĩ rằng nên bảo đảm cho người con trai duy nhất của một trong những bộ hạ trung thành nhất của dòng họ mình, một gia tài nhỏ nhỏ là năm vạn đồng mới phải đạo.
Nàng Hêlen tội nghiệp được đối đãi như một nàng công chúa tại tu viện thành Caxtrô. Bố nàng chết đi để lại cho ngài một gia tài kếch xù, nàng lại còn thừa kế bất ngờ nhiều gia tài to lớn khác. Trong đám tang cha, nàng cho phát năm đượn dạ đen cho mỗi một ai ở Caxtrô hoặc trong vùng nói muốn để tang cho lãnh chúa Đơ Căngpirêli. Nàng hãy còn ở trong những ngày đầu của cái đại tang trở này thì bỗng có một người nào không hề biết là ai, đưa đến cho nàng một bức thư của Giuyn. Rất khó mà diễn tả cho được niềm phấn khởi của nàng khi bóc thư, cũng như nỗi buồn sâu sắc sau khi đọc thư. Thế mà đúng là nét chữ của Giuyn ! Nàng đã kiểm tra hết sức cẩn thận. Thư ấy là thư tình ; nhưng mà tình gì đây, hỡi trời ! Ấy thế mà chính bà Căngpirêli rất thông minh kia đã chế tạo ra nó đấy. Ý đồ của bà là bắt đầu cuộc trao đổi thư tín bằng bảy, tám bức thư cháy bỏng tình yêu ; bằng cách đó bà chuẩn bị tư tưởng cho Hêlen tiếp những thư sau, trong đó tình yêu có vẻ như tàn lụi dần.
Chúng tôi lướt nhanh qua một đoạn đời mười năm đau khổ. Hêlen tưởng mình bị quên hẳn, tuy nhiên nàng vẫn khinh khỉnh từ chối sự săn đón của những vật quý tộc được chú ý nhất ở Rômơ. Nàng có do dựa trong chốc lát khi nghe người ta nói đến chàng thanh niên Ôctavơ Côlonna, trưởng nam của ngài Fabrixơ lừng lẫy, ngày xưa đã tiếp đón nàng tồi tệ ở Pêtrenla. Nàng nghĩ rằng nếu nhất thiết phải lấy chồng để có một người bảo vệ cho những đất đai của nàng trong quốc gia La-mã và ở vương quốc Náplơ, thì đội tên của một người mà xưa kia Giuyn yêu dấu, dường như ít ghê tởm hơn. Giá nàng chấp nhận cuộc hôn nhân đó thì nàng đã mau chóng biết được sự thật về Brăngxifoóc rồi. Ông hoàng thân già Fabrixơ thường nói và nói một cách hào hứng về những hành động dũng cảm phi thường của đại tá Liazara (tức Giuyn Brăngxifoóc), vị tướng giống như các anh hùng trong tiểu thuyết cổ, bằng những hành động oanh liệt, đã tìm cách khuây khỏa mối tình đau khổ đã khiến mình thờ ơ với mọi thú vui trên đời. Chàng tưởng rằng Hêlen đã lấy chồng từ lâu ; bà Căngpirêli cũng bao vây chàng bằng những sự dối trá.
Về phần Hêlen, nàng đã giải hòa một nửa với bà mẹ khôn khéo đó. Rất muốn thấy con gái lấy chồng, bà này đã nhờ người bạn của mình là vị giáo chủ già Xiăngti Catrô, người bảo trợ của tu viện Viditaxiông - lúc ấy giáo chủ đi Caxtrô rỉ tai các nữ tu sĩ cao tuổi nhất là hành trình của ông có bị lưu lại như vậy là vì phải tiến hành một lễ ban ơn. Đức giáo hoàng Grêgoa nhân từ, đem lòng thương hại linh hồn một kẻ cướp tên là Giuyn Brăngxifoóc ngày xưa đã cố xâm phạm tu viện của các bà ; hay tin tên đó chết, ngài sẵn lòng hủy bỏ bản án kết tội hắn xúc phạm thần thánh bởi ngài tin chắc là bị kết tội như thế, hắn sẽ không bao giờ ra khỏi khu thục tội, nếu mà may phúc hắn, bị bọn mọi rợ ở Mêxicơ phục kích và sát hại, may phúc hắn chỉ bị đưa vào khu thục tội mà thôi. Tin ấy làm náo động cả tu viện thành Caxtrô. Tin ấy đến Hêlen khiến nàng làm những việc hợm hĩnh điên cuồng mà một người quá phiền muộn, sống trong cảnh cực kỳ giàu sang, có thể bày ra. Kể từ lúc ấy, nàng không bước ra khỏi buồng nữa. Cũng cần biết rằng muốn đạt ý đồ đặt cái buồng của mình ngay ở vị trí cái buồng con của bà sơ gác cửa mà Giuyn đã trú ngụ giây lát trong đêm tác chiến, trước đây nàng đã cho làm lại hết nửa tu viện. Phải khó nhọc không biết bao nhiêu, rồi sau đó mang tai tiếng hết sức khó dập tắt, nàng đã tìm ra được và thu dùng ba vệ binh của Brăngxifoóc sống sót trong đó năm người đã dự trận đánh vào tu viện Caxtrô. Trong ba người này, có Uygôn, bây giờ già yếu, mình đầy thương tích. Trông thấy ba nhân vật ấy trong tu viện, người ta bàn tán xôn xao ; tuy nhiên tính khí kiêu kỳ của Hêlen đã làm cho toàn tu viện ngại và chịu lép : hằng ngày, người ta thấy ba người ấy trong bộ trang phục của gia nhân Hêlen, đến lĩnh lệnh của nàng ở hàng song ngoài và lắm khi trả lời mãi không thôi những câu hỏi của nàng chỉ về một đề mục.
Nghe tin Giuyn chết, Hêlen tự giam h.ãm mình và xa lánh trần tục sáu tháng ; cảm giác đầu tiên thức tỉnh cái tâm hồn sớm rã rời rã bởi một tai họa không phương cứu chữa và dằng dặc nỗi chán chường đó là một cảm giác hợm hĩnh.
Bà tu viện trưởng mới mất chưa được bao lâu. Theo lệ, ngài giáo chủ Xăngti_ Catrô_ vẫn là người bảo trợ cho tu viện mặc dù đã chín mươi hai tuổi trời_ ngài giáo chủ đã lập một danh sách gồm ba nữ tu sĩ để đức giáo hoàng chọn lấy một cử lên làm tu viện trưởng. Phải có những duyên cớ rất nghiêm trọng, đức giáo hoàng mới đọc đến hai tên sau trong danh sách, thông thường ngài chỉ cầm bút gạch bỏ hai tên ấy đi và việc bổ nhiệm thế là đã làm xong.
Một hôm, Hêlen đứng ở cửa sổ buồng của bà sơ tiếp tân trước kia, bây giờ trở thành đầu chái những nhà mới do Hêlen xây dựng. Cửa sổ ấy chỉ ở cao hơn nửa thuớc trên lối đi đã từng tưới máu của Giuyn, lối đi ấy nay thành đất vườn. Hêlen đăm chiêu nhìn xuống đất. Vào lúc đó ba nữ tu sĩ mà trước đây mấy giờ, người ta biết rằng giáo chủ đã kê vào danh sách để chọn một thay thế cho bà tu viện trưởng quá cố, ba nữ tu sĩ ấy đi qua trước cửa sổ của Hêlen. Nàng không trông thấy họ, vì thế không chào. Một trong ba bà nổi tự ái lên và nói khá to với hai bà kia :
- Ấy, một cô tá túc mà phô bày cái buồng riêng của mình dưới mắt công chúng như thế này quả là đẹp mặt !
Những lời ấy làm Hêlen sực tỉnh, nàng ngước lên và gặp ba cái nhìn tai ác. Nàng không chào hỏi, đóng cửa lại và nói :
< Ái chà, ta làm cừu non ở tu viện này khá lâu rồi, phải làm sói mới được, dù chỉ để đổi trò giải trí hầu các ngày tò mò tọc mạch trong thành phố >.
Tóm tắt
Ngay sau đó Hêlen viết thư cho mẹ bảo bà vận động cho mình làm trưởng tu viện Viditaxiông. Nàng nói nàng không bao giờ lấy chồng vì chán đời, nhưng thích thú làm tu viện trưởng để khỏi bị người nữ tu viện trưởng tương lai coi thường và bạc đãi. Bà mẹ chỉ sợ con mình liều mạng vượt sang nam Mỹ tìm dấu vết của Giuyn và như thế sẽ lần mò ra được tung tích của đại tá Liazara, hoặc là nàng rầu rĩ chết mòn trong tu viện, nên vui lòng vận động cho nàng trở thành nữ tu sĩ, sau đó thành tu viện trưởng. Vốn là người khôn ngoan sành sỏi, bà ta đổ tiền ra mua chuộc giáo chủ Xiăngti-Catrô. Giáo chủ có người cháu gái yêu muốn gả cho con hoàng thân Côlonna, nhưng ông này nuôi quân tốn kém lại bị tổn hại nhiều bởi giáo hoàng và phó vương Naplơ, cuối cùng đã liên minh với nhau để trừng trị đội gia binh của ông, đôi người muốn lấy con mình làm chồng phải có một khoản hồi môn ba triệu frăng. Giáo chủ chỉ có được một triệu, bà Căngpirêli dò xét được điều ấy, đến nói trắng ra rằng bà sẵn lòng bù chỗ còn thiếu, nếu con gái mình được làm tu viện trưởng tu viện Viditaxiông. Giáo chủ sợ mắc tội buôn thần bán thánh phải sa xuống địa ngục, nhưng món tiền to có sức cám dỗ quá mạnh, có khả năng thực hiện mộng ước cuối đời của ngài, cho nên cuối cùng đã thuận tình.
Bà Đơ Căngpirêli cũng vận động để được gặp hoàng thân Côlonna báo lại việc này và yêu cầu ngài giữ gìn bí mật cho về vụ chàng Giuyn. Nhưng thấy ông quá hào hứng về những chiến công vẻ vang của đại tá Liazara, bà đâm e sợ, không nói ra : Nếu mà con gái bà biết người yêu của mình còn sống dưới cái tên Liazara thì thì gì mà nàng chẳng làm, và những mưu toan tốn kém của bà trong mười năm qua sẽ như công cốc !
Hai năm sau khi phu nhân Căngpirêli yết kiến hoàng thân Côlonna, Hêlen trở thành tu viện trưởng tu viện thành Caxtrô ; còn vị giáo chủ Xiăngti-Catrô già thì đau đớn mà qua đời bởi hành động bán chức vị của Chúa kia.
Thuở ấy, giám mục địa phận Caxtrô là Đức Cha Frăngxếchcô Xitađini, dòng dõi quý tộc ở thành phố Milăng và là người đẹp trai nhất trong triều đình đức giáo hoàng. Người thanh niên được chú ý về những duyên dáng khiêm tốn và ngữ điệu trang nghiêm ấy, thường xuyên có quan hệ với nữ trưởng tu viện Viditaxiông nhất là về việc cái hành lang mà bà trưởng tu viện muốn xây dựng để cho tu viện càng thêm đẹp. Vị giám mục trẻ Xitađini hai mươi chín tuổi ấy đâm ra say mê như điên dại bà tu viện trưởng xinh đẹp. Trong vụ truy tố tiến hành một năm sau, rất nhiều nữ tu sĩ được hỏi như người làm chứng đã khai rằng giám mục tìm cách lui tới tu viện thường xuyên, và thường nói với bà trưởng tu viện của họ : < Ở nơi khác tôi thì tôi chỉ huy và tôi xấu hổ thú nhận với tiểu thư là tôi cũng có phần nào thích thú với vị trí chỉ huy ấy ; với tiểu thư thì tôi tuân lệnh như một tôi tớ, nhưng với một khoái cảm vượt rất xa khoái cảm được làm người chỉ huy ở chỗ khác. Tôi thấy mình ở trong vòng quyền lực của một sinh linh cao đẳng ; tôi có cố đi chăng nữa thì cũng không thể có cái ý chí nào ngoài ý chí của Người và tôi thích làm tôi mọi vô thủy chung cho Người hơn là làm vua một nơi xa đôi mắt Người >.
Các nhân chứng thuật rằng nhiều khi giám mục đang nói những câu văn hoa như thế thì bà tu viện trưởng truyền bảo ông im đi với những lời lẽ nghiêm khắc tỏ ý khinh bỉ.
- Nói cho đúng, một nhân chứng khác nói tiếp, bà tu viện trưởng coi ông giám mục như một kẻ tôi tớ ; trong những lúc như thế, vị giám mục đáng thương cúi đầu, ứa nước mắt, tuy nhiên cũng vẫn không bỏ mà đi. Ngày nào ông cũng tìm được những lý do mới để có mặt ở tu viện, khiến cho mấy cha rửa tội của các nữ tu sĩ và những bà có thù với bà tu viện trưởng bàn tán bất bình. Nhưng bà tu viện trưởng được bà tổng quản lý bênh vực nhiệt tình, bà này vốn là bạn tâm phúc của tiểu thư và ở dưới quyền trực tiếp của tiểu thư, bà lo việc nội trị của tu viện.
Còn bà này thì nói :
- Các dì cao quý ơi, các dì thừa biết rằng từ khi mối tình say đắm ở tuổi sơ xuân của tiểu thư tu viện trưởng đối với anh chàng giang hồ lãnh lãng tử kia bị trở ngại, tiểu thư còn nhiều rơi rớt kỳ quặc trong tư tưởng ; nhưng các dì đều biết rằng tính khí tiểu thư có điều này là đặc sắc, ấy là tiểu thư không bao giờ thay đổi ý kiến đối với những kẻ mà cô đã khinh bỉ. Thế mà, có lẽ trong cả đời tiểu thư, tất cả những tiếng mắng nhiếc lăng mạ mà người đã thốt ra cộng lại cũng không bằng số người đã nói vào cái mặt đức ông Xitađini khốn khổ đó trong lúc có mặt chúng ta. Ngày nào chúng ta cũng có thấy đức ông bị bạc đãi đến mức chính chúng ta cũng lấy làm xấu hổ cho cái danh vị cao của ngài.
- Đúng như vậy đấy, các nữ tu sĩ bất bình đáp, nhưng mà ông ta ngày nào cũng trở lại, thế nghĩa là thật ra, ông không đến nỗi bị hắt hủi như chúng ta tưởng và bề nào thì cái dáng dấp quan hệ trăng hoa ấy, dù chỉ là dáng dấp thôi cũng làm thương tổn đến sự trọng vọng đối với dòng thánh tu viện Viditaxiông của chúng ta.
Ông chủ khắc nhiệt nhất đối với tên đầy tớ kém cỏi vụng về nhất cũng không dùng đến một phần tư những lời nhục mạ mà mỗi ngày bà tu viện trưởng kiêu kỳ ném vào mặt ông giám mục trẻ tuổi có phong cách mềm mỏng trân trọng đó ; nhưng ngài si tình và ngài đã mang theo đến, từ xứ sở của mình cái châm ngôn căn bản này là một khi đã bắt đầu tiến hành một công cuộc loại đó, thì chỉ nên nghĩ đến kết quả chứ không cần ngại về phương tiện. Ngài nói với người tâm phúc của mình, Xêđa đen Bênê :
- Chung qui, người ta chỉ khinh bỉ anh nhân tình đã bỏ cuộc trước khi bị buộc phải tháo lui vì những phương pháp không thể cưỡng lại.
Bây giờ thì công việc đáng buồn của tôi chỉ còn là trích dẫn_tất nhiên không tránh khỏi quá khô khan vắn tắt_ vụ tố tụng sau đó Hêlen phải chết. Vụ tố tụng đó được tường thuật trong ngót tám cuốn sách khổ lớn mà tôi được đọc trong một thư viện cần phải giấu tên. Lời hỏi cung và lời luận tội ghi bằng tiếng La tinh ; lời khai báo chép bằng tiếng Ý. Tôi đọc thấy là năm 1572 vào tháng mười một, khoảng mười một giờ đêm, vị giám mục trẻ tuổi đi một mình đến trước cửa ngôi nhà thờ mà suốt ngày thiện nam tín nữ đều được vào ; chính bà tu viện trưởng tự tay mở cửa cho ông và cho phép ông đi theo mình. Bà tiếp ông ta trong một căn buồng thỉnh thoảng bà ở, buồng đó thông thương với những khán đài ở gian chính qua một cái cửa bí mật. Khoảng chưa quá một tiếng đồng hồ sau, vị giám mục rất ngạc nhiên thấy mình bị đuổi về ; lại chính bản thân nữ tu viện trưởng đưa ông ra cửa nhà thờ và nói đúng những lời sau đây :
- Hãy trở về lâu đài của ngài và rời bỏ tôi ngay đi. Vĩnh biệt đức cha, ngài khiến tôi tởm lợm quá ; tôi thấy dường như đã thác thân với một nô bộc.
Tuy vậy, ba tháng sau, những ngày hội hè đến. Người dân thành Caxtrô nổi tiếng về những ngày lễ hội mà họ tổ chức với nhau vào thời gian ấy ; cả thị trấn vang lừng tiếng ồn ào của những đám hóa trang. Không có đám rước nào không kéo qua trước một cái cửa sổ nhỏ soi lờ mờ một chuồng ngựa của tu viện. Người ta đều cảm thấy rõ rằng ba tháng trước những ngày lễ hội, chùa ngựa kia đã được cải tạo thành phòng khách và trong các ngày lễ hội, nó đầy ắp khách. Giữa những trò vui nhộn cuồng nhiệt của công chúng, người ta thấy đức giám mục đi qua trong cỗ xe ngựa của ngài ; bà tu viện trưởng ra hiệu cho ngài và đến đêm sau, vào một giờ khuya, ngài có mặt ở cửa nhà thờ. Ngài đi vào ; nhưng chưa đầy bốn mươi lăm phút sau, ngài lại bị giận dữ đuổi về. Từ cuộc gặp gỡ lần đầu vào tháng mười một giám mục vẫn tiếp tục đến tu viện khoảng tám hôm một lần. Người ta nhìn thấy trên mặt ngài một vẻ đắc thắng và một sự dại dột không thoát qua con mắt một ai, và có cái ưu thế làm bực mình ghê gớm bà trưởng tu viện trẻ tuổi có tính kiêu kỳ. Đặc biệt trong những ngày thứ hai lễ phục sinh, bà đối đãi với đức cha như với người đàn ông hèn mọn nhất, và nói với ngài những lời mà người lao động nghèo khổ nhất trong tu viện cũng không chịu nổi. Tuy vậy ít hôm sau bà làm một ám hiệu sau đó đến đêm, vị giám mục điển trai lại có mặt ở trước cửa nhà thờ ; bà đã bảo ông đến để báo cho biết là bà đã có thai. Nghe thấy thế, bản tường thuật vụ án viết, người thanh niên đẹp trai ấy rùng rợn, tái mặt đi và trở nên hoàn toàn đờ đẫn vì sợ hãi. Bà tu viện trưởng bị sốt ; bà cho mời thầy thuốc và không giấu giếm tình trạng của mình với ông thầy. Ông này biết tính hào phóng của người bệnh và hứa sẽ gỡ nước bí cho bà. Ông bắt đầu cho bà tiếp xúc với một phụ nữ có con nhà bình dân trẻ tuổi và xinh xắn ; chị ta không mang danh hiệu bà đỡ nhưng mà có tài đỡ đẻ. Chồng chị là thợ làm bánh mì. Khi chuyện trò với chị ta, Hêlen lấy làm bằng lòng ; chị bảo để thực hiện những dự định qua đó chị hy vọng giải cứu được cho bà tu viện trưởng, bà cần có hai người tâm phúc trong tu viện. Hêlen đáp :
- Một phụ nữ như chị thì được, nhưng mà một bạn đồng trang đồng đẳng với tôi ư ? đừng hòng ; chị đi ra cho khuất mắt tôi ?
Cô đỡ lui về nhà. Nhưng mấy tiếng đồng hồ sau, Hêlen thấy rằng mình tạo cơ hội cho người đàn bà ấy bép xép là không thận trọng, nên lại cho mời viên thầy thuốc, viên này gọi chị kia đến tu viện, ở đấy chị được đối đãi hậu hĩ. Chị bảo rằng dù không được gọi trở lại, chị cũng không bao giờ lộ điều bí mật được rỉ trao cho mình ; nhưng chị ta lại cứ bảo là nếu không có hai bà xơ tận tụy với bà tu viện trưởng và biết hết công việc, thì chị không thể làm gì cả. ( Hẳn chị ta sợ bị tố cáo là sát hại hài nhi). Sau khi suy nghĩ nhiều, Hêlen quyết định nói điều bí mật ghê gớm kia với bà Victoa, người tổng quản lý tu viện, thuộc họ các công tước C... và bà Bécnac con gái hầu tước P... . Nàng yêu cầu hai nữ tu sĩ đó thề trên cuốn kinh nhật tụng là không bao giờ nói hở ra một tiếng, dù ở buổi lễ giải tội, về điều nàng sắp tiết lộ với hai bà. Hai bà xơ thấy lạnh toát người vì kinh sợ. Sau này họ thú nhận trong cuộc thẩm vấn là mải nghĩ về tính kiêu hãnh của nữ tu viện trưởng, các bà chờ đợi sự thú nhận về một tội giết người. Nữ tu viện trưởng giản dị và lạnh lùng nói :
- Tôi vi phạm mọi bổn phận của tôi, tôi có mang.
Bà Victoa, tổng quản lý xúc động sâu sắc và bối rối lo âu vì tình bạn lâu năm gắn bó bà với Hêlen chứ không phải vì tọc mạch hão - đã hỏi to, mắt ràn rụa lệ :
- Vậy chứ tay nào liều lĩnh đã phạm tội ác đó ?
- Ngay đến với cha xưng tội tôi cũng không nói ; hãy xét xem tôi có chịu nói với bạn không !
Liền ngay đó, hai bà xơ bàn bạc với nhau về những biện pháp cần sử dụng để giấu điều bí mật ác hại này với những người khác trong tu viện. Họ quyết định là trước hết phải dời gi.ường của bà tu viện trưởng từ buồng của bà hiện nay ở một vị trí quá trung tâm, đến phòng dược phẩm mới đặt đế ở một nơi xa khuất nhất trong tu viện, trên gác ba ngôi nhà lớn mà Hêlen hào phóng đã cho xây dựng nên. Chính ở nơi đó, bà tu viện trưởng đã sinh được một đứa con trai. Chỉ vợ anh thợ làm bánh mì đã ẩn nấp trong buồng bà tổng quản lý từ ba tuần trước. Trong khi chị này bế thằng bé đi nhanh dọc hành lang thì thằng bé kêu khóc, chị ta tâm hoảng, trốn vào tầng hầm. Một tiếng đồng hồ sau, bà Bécnác, nhờ có viên thầy thuốc phụ giúp, đã mở được một cổng nhỏ ở vườn, chị vợ anh thợ làm bánh mì nhanh chóng đi ra khỏi tu viện và không lâu sau đó rời khỏi thị trấn. Đến giữa những đồng trống và cứ luôn luôn hãi hùng, chị ta trốn vào một cái hốc mà tình cờ chị gặp thấy giữa núi đá. Bà tu viện trưởng viết thư đến cho Xêda đon Bênê, người tâm phúc và là đệ nhất hầu phòng của giám mục, anh này chạy ngay đến chỗ hốc đá người ta đã chỉ cho anh. Anh cưỡi ngựa ; anh bế đứa bé trên tay và phi nước đại đến Môngtêfiaxcôn. Đứa bé được làm lễ rửa tội ở nhà thờ thánh Margơrít và đặt tên là Alexăng. Chị chủ quán trọ tìm được một vú nuôi, chị ta nhận từ tay Xêda tám đồng êquy. Nhiều phụ nữ tụ tập quanh nhà thờ trong buổi lễ rửa tội hét lên đòi Xêda cho biết tên người cha thằng bé. Anh ta nói :
- Đó là một ngài quyền quý bậc nhất ở Rômơ, ngài đã cưỡng hiếp một cô thôn nữ nghèo như các chị.
Anh ta nói thế rồi đi mất.
NỮ TRƯỞNG TU VIỆN CAXTRÔ
V
V
Tóm tắt
Hai hôm sau, Giuyn trở lại Caxtrô với tám lính của hoàng thân Côlonna dưới quyền chỉ huy của chàng. Cùng với năm người tâm phúc ở Caxtrô, chàng có mười ba tùy tùng gan dạ. Giuyn giảng giải hai lần về kế hoạch hành quân của chàng. Viên cai phụ tá của chàng vốn dũng cảm và nhiều kinh nghiệm, đề nghị chàng cho một người tâm phúc đến xin vào đội vệ binh của tu viện để làm nội ứng và lấy thêm ba nông dân vào đội mình. Đích thân Giuyn mạo xưng là người giao liên của ngài Căngpirêli đến xin gặp phu nhân và tiểu thư để đưa tin về bệnh tình nguy ngập của ông chủ. Chàng được cho vào đến cổng trong. Vì kỷ luật của tu viện nghiêm minh nên qua mỗi cửa, phải chờ rất lâu lệnh của Mẹ Nhất trả lời cho phép mới được vào. Khi chàng chờ ở cổng trong thì người lính làm nội ứng đã mời rượu bọn vệ binh - theo lệ người mới đãi người cũ - cho đến say sưa, nên chúng mở cổng ngoài cho tùy tùng của Giuyn vào.
Vốn con dòng võ, kế hoạch của Giuyn rất hay, chàng định dùng kỳ tập, bất đắc dĩ khi bí thế quá mới giở đến cường tập. Nhưng khi thực hiện, đoàn của Giuyn gặp mấy trở ngại bất ngờ : một là về phía đối phương, việc canh phòng và bảo vệ vốn đã nghiêm ngặt, nay lại có thêm một số khá đông gia binh của bà Căngpirêli mới tới để tăng cường cho đội vệ binh của tu viện, và bà ta đã xin Mẹ Nhất ra lệnh khóa và chắn các cổng và cửa cẩn thận ; hai là về phía mình, Giuyn vốn có từ tâm, không nỡ bóp chết cô nữ tu sĩ trẻ coi cổng trong để lấy chìa khóa, lại đưa vàng ra biếu, khiến cô sinh nghi rung chuông báo động ; đồng thời khi đoang người của Giuyn đi qua hành lang, một lính bảo vệ hãy còn ít say hỏi, đáng lẽ cứ lầm lì tiến lên như bọn lính của Giuyn, thì người nông dân đi sau cùng, không được dặn dò kỹ, rút súng bắn chết tên lính bảo vệ ấy. Tiếng chuông và tiếng súng đanh thức cả tu viện dậy.
Giuyn và viên cai phụ tá chỉ huy cuộc đột nhập kiên quyết bà dũng cảm, nhưng bọn bảo vệ có chỗ nấp, có cửa tốt, khóa chắc, cho nên đoàn tùy binh của Giuyn chết và bị trọng thương đến ba phần tư, cuối cùng viên cai phụ tá bị đạn chết, đoàn đột kích còn sót bao nhiêu có cơ bị vây h.ãm không đường ra. Giuyn cũng mấy lần bị thương. Bất ngờ gặp cô bé Marietta, chàng bảo : < Em nói với cô Hêlen là tôi xin lỗi đã quấy rầy cảnh yên tĩnh của cô và xin cô hãy nhớ bài kinh Avê Maria ở đồi Cavi. Đây là bó hoa tôi hái tại vườn cô ấy, ở Anbanô, nhưng nó có hơi bẩn máu, em hãy rửa đi trước khi trao cho cô >.
Marietta trao cho chàng những chìa khóa của các cây đòn chắn cửa chính. Giuyn mất máu quá nhiều cảm thấy mình sắp ngất, ra lệnh cho đoàn sống sót lui ra.
VI
Sáng hôm sau cuộc xung đột, các nữ tu sĩ tu viện Viditaxiông ghê rợn tìm thấy chín xác chết trong vườn họ và ở lối đi từ cổng ngoài đến cái cửa có những thanh chắn bằng sắt ; về phần họ, tám người trong vệ binh của họ bị thương. Người ta chưa bao giờ thấy một sự hốt hoảng đến như thế trong tu viện ; một đôi khi quả họ có thể nghe tiếng súng hỏa mai bắn ở quảng trường, nhưng chưa bao giờ có nhiều tiếng súng như vậy, lại bắn ở trong vườn, ở giữa các tòa nhà và ở ngay dưới cửa sổ các bà sơ ! Việc diễn ra suốt một tiếng rưỡi đồng hồ, trong thời gian đó, bên trong tu viện cảnh rối loạn lên tới cực điểm. Giá mà Giuyn Brăngxifoóc có liên hệ qua với một bà xơ hoặc chỉ với một cô ký túc thì hẳn chàng đã thành công : chỉ cần người ấy mở cho chàng một trong vô số cái cửa thông ra vườn là đủ ; những căm hờn và giận dữ đối với điều mà chàng gọi là sự phản bội của cô Hêlen, Giuyn muốn giải quyết tất bằng vũ lực. Chàng nghĩ nếu bộc lộ dự định cho một người có khả năng thuật lại với Hêlen thì cũng như là mình không làm tròn bổn phận chính mình ! Trong khi đó, chỉ cần nói với Marietta một tiếng là xong xuôi cả : cô bé được bảo hẳn đã mở một cái cửa thông ra vườn, và chỉ cần một người thôi xuất hiện ở các buồng ngủ với những tiếng súng nổ bên ngoài đệm theo,thì người ấy bảo gì tất cũng được tuân theo răm rắp. Nghe tiếng súng đầu tiên, Hêlen đã run sợ cho tính mệnh của người yêu và chỉ còn đợi chạy trốn với chàng.
Làm sao diễn tả được nỗi thất vọng của nàng khi cô bé Marietta nói với nàng về vết thương kinh khủng của Giuyn ở đầu gối, mà cô bé thấy máu ra rất nhiều ? Hêlen căm thù sự hèn nhát và nhu nhược của mình :
- Ta trót yếu đuối nói chỉ một tiếng với mẹ ta mà máu của Giuyn đã đổ ; chàng có thể hy sinh trong cuộc tấn công cao quí trong đó sự dũng cảm của chàng đã làm tất.
Mấy vệ binh được các nữ tu sĩ hám nghe chuyện cho phép vào phòng tiếp khách ; những anh này kể rằng cả đời họ, họ chưa thấy ai dúng cảm bằng người ăn mặc như một liên lạc viên đã điều khiển hành động của bọn kẻ cướp. Nếu tất cả những nữ tu sĩ chăm chú và thích thú nghe lời tường thuật của bọn vệ binh, thì ai cũng đoán biết Hêlen háo hức hỏi chi tiết về người thủ lĩnh trẻ của bọn kẻ cướp ấy đến như thế nào ! Sau khi nghe những câu chuyện khá dài mà nàng bảo bọn ấy và những người làm vườn vô tư kể lại, nàng cảm thấy nàng chẳng yêu thương mẹ chút nào nữa. Có đến cả một phút đối thoại gay gắt giữa hai con người yêu thương nhau tha thiết mới hôm trước cuộc chiến đấu ở tu viện ; Bà Căngpirêli lấy làm bực mình về những vết máu bà nhìn thấy trên một bó hoa mà Hêlen không lúc nào rời ra.
- Con phải vứt những cái hoa vấy máu ấy đi, bà nói.
- Chính tôi đã làm chảy dòng máu hào hiệp này, nó đã đổ vì tôi trót yếu đuối thổ lộ một câu với bà.
- Cô còn yêu kẻ giết anh cô ư ?
- Tôi yêu chồng tôi, người đó đã bị anh tôi tấn công, hóa nên tôi phải muôn đời muôn kiếp gánh chịu nỗi bất hạnh.
Sau những câu đó, không còn một lời trao đổi nào nữa giữa hai mẹ con, trong ba hôm bà Căngpirêli còn ở lại tu viện.
Sau ngày bà ra về một hôm, lợi dụng cảnh lộn xộn ở hai cổng lớn do sự có mặt của một số đông thợ nề được đưa vào vườn để xây thêm công sự, Hêlen đã tìm được cách trốn khỏi tu viện : cô bé Marietta và Hêlen đã cải trang làm thợ. Song ở các cổng thị trấn, bọn thị dân canh phòng nghiêm mật. Cuối cùng, chính anh buôn hàng vặt từng đem thư của Giuyn tới, nay nhận nàng là con gái và đưa nàng tới tận Anbanô. Hêlen được có một chỗ trốn ở nơi bà vú nuôi cũ của mình, bà này nhờ những ân huệ của nàng mà mở được một cửa hàng nhỏ. Vừa đến nơi, nàng viết thư cho Brăngxifoóc ngay, và bà vú nuôi mất nhiều công phu mới tìm được một người chịu chui vào rùng Fagiôla, tuy không biết mật hiệu trong đội quân Côlonna.
Ba hôm sau người giao liên ấy của Hêlen trở về, mặt mày nhớn nhác ; trước hết, y không thể nào tìm ra được Brăngxifoóc và rồi những câu đi luôn hỏi về người chỉ huy trẻ ấy cuối cùng đã khiến y bị nghi ngờ, y phải trốn chạy.
< Không còn nghi ngờ gì nữa, chàng Giuyn tội nghiệp đã chết, Hêlen nghĩ thầm, và chính ta đã giết chàng ! Đó là kết quả không tránh khỏi của tính nhu nhược khốn nạn và sự hèn đớn của ta ; đáng lẽ anh ấy phải yêu một phụ nữ kiên cường, con gái một tướng tá của hoàng thân Côlonna kia >.
Bà vú nuôi cho rằng Hêlen sắp chết : bà đi lên tu viện dòng Capuyxanh, ở kề con đường khoét trong núi đá mà trước đây bố con Fabiô gặp đôi nhân tình lúc nửa đêm. Người vú nuôi nói chuyện một hồi lâu với cha rửa tội của mình, và trong sự kín nhiệm của thánh lễ, bà thú nhận là tiểu thư Hêlen đơ Căngpirêli muốn đi đến với Giuyn Brăngxifoóc là chồng mình, và tiểu thư sẵn lòng cúng cho thánh đường một cây đèn đáng giá một trăm đồng bạc Tây-ban-nha.
- Một trăm đồng ! tu sĩ nổi nóng đáp. Rồi tu viện của chúng tôi sẽ ra sao với sự thù hằn của ngài Căngpirêli ? Không phải chỉ một trăm mà rõ ràng ngài đã cho chúng tôi một ngàn đồng để đến thu lượm thi hài người con trai của ngài ở chiến trường Xiăngpi, lại còn có sáp nữa không kể.
Cũng phải nói cái điều làm vinh dự cho tu viện ra đây : có hai tu sĩ biết rõ cảnh ngộ của tiểu thư Hêlen non trẻ, đã xuống Anbanô và đến gặp nàng với ý định ban đầu là đưa nàng về ở lại phòng nàng trong lâu đài của gia đình, không bằng tự nguyện thì bằng bức bách ; họ biết là họ sẽ được phu nhân đơ Căngpirêli hậu thưởng. Khắp thị trấn ha ha đang vang dội cái tin Hêlen đã bỏ trốn và bà mẹ nàng hứa hẹn sẽ ban thưởng rất trọng hậu cho những ai cho bà biết tin đích xác về con gái mình ; Nhưng hai vị tu sĩ quá xúc động về nỗi tuyệt vọng của Hêlen, - nàng cứ tin rằng Giuyn Brăngxifoóc đã chết, - cho nên không những không phản nàng bằng cách chỉ cho mẹ nàng nơi nàng trú ẩn, lại còn lại còn nhận hộ vệ nàng đi đến chiến lũy Pêtrenla. Hêlen và Marietta, vẫn cải trang làm thợ, đi bộ trong đêm đến một cái giếng trong rừng Fagiôla, cách thị trấn Anbanô một dặm đường. Hai tu sĩ đã cho giắt la đến đó, và khi trời sáng họ lên đường đi Pêtrenla. Các tu sĩ đó được lính tráng gặp trong rừng chào hỏi cung kính, vì họ biết những tu sĩ này được hoàng thân che chở ; nhưng hai con người nhỏ bé đi theo các tu sĩ không được đối xử có lễ độ như thế : ban đầu chúng nhìn họ bằng con mắt nghiêm khắc và xoi mói và tiến lại gần họ, rồi thì chúng cười phá lên và chúc mừng hai vị tu sĩ về vẻ duyên dáng của hai chú giữ la.
- Hãy câm miệng, đồ bất kính kia. Và nên biết rằng chúng ta làm gì cũng theo lệnh của hoàng thân Côlonna, - hai tu sĩ vừa đi vừa đáp.
Thế nhưng nàng Hêlen tội nghiệp gặp rủi ; hoàng thân không có mặt ở Pêtrenla và ba hôm sau, khi trở về, tiếp Hêlen, ông tỏ ra quá nghiệt ngã :
- Sao tiểu thư lại đến đây ? Hành động vô lý của cô nhằm mục đích gì chứ ? Những điều bép xép theo thói đàn bà của cô đã giết chết bảy người thuộc hạ dũng cảm nhất ở nước Ý, và đó là điều mọi người có lương tri không bao giờ tha thứ cho cô. Trên đời này phải biết hoặc là muốn, hoặc là không muốn. Hẳn cũng vì những vụ bép xép mới mà Giuyn Brăngxifoóc vừa bị quy là xúc phạm thần thánh và kết án phải chịu sự kìm kẹp hai tiếng đồng hồ với kìm sắt nung đỏ, sau đó sẽ bị hỏa thiêu như một tên do thái, trong khi anh ta là một người ngoan đạo bậc nhất mà tôi biết ở trên đời này ! Nếu không có những điều ba hoa chết tiệt của cô thì làm sao người ta có thể bịa đặt ra cái điều dối trá ghê tởm là Giuyn Brăngxifoóc có mặt ở Caxtrô hôm tu viện bị tấn công ? Tất cả bộ hạ của tôi đều nói là chính ngày hôm đó, người ta thấy anh ấy ở đây, ở Pêtrenla đây và đến chiều tôi đến chiều tối thì tôi phái anh ta đi Venlơtri
- Nhưng anh ấy có còn sống không đã ? Hêlen kêu to câu hỏi ấy đến lần thứ mười và khóc òa.
- Anh ta đã chết đối với cô, hoàng thân nói tiếp, không bao giờ gặp lại anh ấy nữa. Tôi khuyên cô trở về cái tu viện Caxtrô của cô. Hãy cố gắng đừng hở chuyện nữa. Và tôi ra lệnh cho cô trong một tiếng đồng hồ nữa phải rời Pêtrenla. Nhất là đừng kể cho ai biết là cô đã gặp tôi, nếu kể, tôi sẽ có cách trừng phạt cô đấy.
Tội nghiệp cho Hêlen, lòng cô quá bi thảm bởi cách đón tiếp như thế của hoàng thân Côlonna, con người lẫy lừng danh tiếng mà Giuyn vô cùng kính trọng, mà vì Giuyn yêu mến nên cô cũng mến yêu.
Dù hoàng thân cho hành động của Hêlen là thế nào mặc, hành động đó vẫn không vô lý chút nào. Giá cô đến Pêtrenla sớm đi ba hôm thì hẳn cô đã gặp Giuyn. Vì vết thương ở đầu gối khiến chàng không đi lại được, hoàng thân đã cho chở chàng đến thị trấn Avezano, ở vương quốc Náplơ. Thoạt nghe tin về bản án kết tội Brăngxifoóc do Căngpirêli lo lót mà có, - bản án tuyên bố chàng phạm tội xúc phạm thần thánh và xâm phạm tu viện - hoàng thân thấy ngay rằng trong trường hợp cần bảo vệ Giuyn, ông ta không thể trông cậy vào ba phần tư số bộ hạ của ông. Bảo vệ Brăngxifoóc giờ đã trở thành một tội lỗi chống đức thánh Mẫu, mà mỗi kẻ cướp đều tưởng là mình có quyền đặc biệt được hưởng sự che chở. Nếu bây giờ có một người nào ở Rômơ đủ gan dạ đến bắt Giuyn Brăngxifoóc ở trong rừng Fagiôla thì hẳn người ấy đã thành công.
Đến Avenzanơ, Giuyn lấy tên là Fontana và những người mang chàng đi đều kín miệng. Trở về đến Pêtrenla, họ đau đớn báo tin là Giuyn đã chết ở dọc đường và kể từ lúc ấy, mỗi binh lính của hoàng thân đều biết rằng ai đọc cái tên tai hại đó lên sẽ được nhận một nhát dao găm vào tim mình.
Bởi thế cho nên khi về đến Anbanô, Hêlen viết hết thư này đến thư khác và tiêu cạn những đồng xơcanh của mình cho những người mang thư đi. Hai tu sĩ có tuổi đã trở thành bạn của Hêlen, bởi vì, người chép chuyện nói thế, bởi vì sắc đẹp ở mức tột cùng vẫn tác động đến cả những trái tim rắn lại bởi tính ích kỷ và tính giả dối đê tiện nhất ; hay tu sĩ ấy tin cho cô thiếu nữ đáng thương biết là cô hoài công viết thư cho Brăngxifoóc : Côlonna đã tuyên bố là chàng chết rồi thì chắc là chàng chỉ tái hiện ở cõi trần khi nào hoàng thân muốn. Bà vú nuôi của Hêlen khóc lóc báo cho cô biết là mẹ cô chung qui đã khám phá ra chỗ trú ẩn của cô, và truyền ra những lệnh nghiêm khắc nhất để cưỡng bách mang cô về lâu đài Căngpirêli ở Anbanô. Hêlen hiểu rằng một khi đã về lâu đài, thì cảnh ở tù của cô sẽ vô cùng khắc nghiệt và người ta sẽ đi đến cấm chỉ tuyệt đối mọi giao lưu của cô với bên ngoài, còn như ở tu viện thành Caxtrô thì cô sẽ được mọi điều kiện dễ dàng nhận thư và gửi thư như các cô tu sĩ. Vả lại, chính điều này khiến cô quyết định, Giuyn đã đổ máu vì cô, ở ngay cái vườn của tu viện : cô có thể nhìn lại cái ghế bằng gỗ của bà xơ tiếp tân mà Giuyn đã ngồi trong giây lát để xem xét vết thương ở đầu gối ; cũng ở đây, Giuyn đã trao cho Marietta bó hoa dính máu từ ngày ấy, không rời cô. Thế là Hêlen buồn bã trở về tu viện thành Caxtrô, và ta có thể ngừng chép truyện nàng ở đây : như thế tốt cho nàng hơn và có lẽ cho cả bạn đọc nữa.
Thực vậy, chúng ta sắp chứng kiến sự thoái hóa lần hồi của một tâm hồn cao quý và hào hiệp. Những biện pháp thận trọng và những dối trá của văn minh sắp ám cô từ tứ phía, bắt đầu tự bây giờ, sẽ thay cho các biểu hiện chân thành của những tình cảm mãnh liệt và tự nhiên. Người chép chuyện biên niên đã có một suy nghĩ rất thật thà ; bởi có công đẻ được một đứa con gái có nhan sắc, người mẹ cho rằng mình cũng có tài điều khiển cuộc đời của nó ; vì khi cô bé sáu tuổi, người mẹ ấy làm đúng khi bảo : < Cô kia, hãy kéo cổ áo lên đi ! > đến cô gái mười tám, còn bà ta năm mươi hoặc hơn, người mẹ ấy, với cơn nghiện trị vì vẫn tự cho mình cái quyền điều khiển cuộc đời con, dùng đến cả lừa dối để đạt mục đích. Chúng ta sẽ thấy chính bà Victoa Carafa, mẹ Hêlen, đã đưa cô con gái yêu quý của mình đến một cái chết ác nghiệt, bằng một loạt biện pháp khéo léo, phối hợp có tri ý, sau khi gây khổ hại cho cô trong mười hai năm trời, hậu quả đáng buồn sao của bệnh nghiện cầm quyền !
Trước khi qua đời, lãnh chúa Căngpirêli có được niềm vui thấy bản án của Brăngxifoóc công bố ở Rômơ, bản án xử tên đó phải bị kìm kẹp hai giờ liền bằng kìm nung đỏ ở mấy ngã tư lớn của Rômơ, sau đó bị thiêu chết từ từ bằng lửa nhỏ, tro xương thì đem vãi xuống sông Tibrơ. Những tranh tường của nhà tu kín Thánh- Mẫu-Mới ở Flôrăngxơ ngày nay còn phô bày cho ta thấy người ta thi hành những bản án độc ác về tội xúc phạm thần thánh ấy như thế nào. Thường thường phải huy động một số lớn vệ binh để ngăn cản dân chúng công phẫn, không cho họ xông vào thay thế bọn đao phủ mà hành hình phạm nhân. Ai cũng cho mình là bạn thân thiết của Đức Mẹ. Ngài Căngpirêli còn bảo đọc cho mình nghe bản án ấy một lần nữa không mấy chốc trước khi nhắm mắt ; trước đấy ngài tặng viên luật sư đã cung cấp bản án cho ngài cái trang ấp tốt đẹp nằm giữa Anbanô và biển. Viên luật sư ấy không phải là không có tài. Brăngxifoóc bị xử cái nhục hình ghê gớm ấy, tuy không một nhân chứng nào khai là đã nhận ra chàng dưới bộ trang phục của người thanh niên cải trang làm giao liên, cái người có vẻ như điều khiển hoạt động của bọn tấn công với nhiều uy tín đến thế. Tặng phẩm hào phóng đó làm xôn xao bọn nhiễu sự ở Rômơ. Ở triều đình giáo hoàng lúc bấy giờ có một tu sĩ vốn người sâu sắc, gì cũng làm được, thậm chí có thể ép buộc giáo hoàng phong mình làm giáo chủ ; ông ta lo việc cho hoàng thân Côlonna và nhờ có người khách hàng ghê gớm đó mà ông ta được trọng vọng. Khi phu nhân đơ Căngpirêli thấy con gái trở về tu viện Caxtrô, bà cho mời tu sĩ đến, nói :
- Đức cha sẽ được hậu thưởng nếu đức cha vui lòng giúp cho đạt kết quả các công việc mà tôi sắp trình bày với ngài. Trong vài hôm nữa, bản án kết tội Giuyn Brăngxifoóc vào một nhục hình ghê gớm sẽ được công bố và làm cho có hiệu lực, cả đến trong vương quốc Naplơ. Tôi đề nghị đức Cha xem bức thư này của phó vương. Người vốn có họ xa với tôi. Người hạ cố báo tin ấy cho tôi. Ở xứ nào Brăngxifoóc có thể trú ngụ được ? Tôi sẽ mang trao cho hoàng thân số tiền năm vạn đồng với lời yêu cầu ban tất hoặc một phần cho Brăngxifoóc, với điều kiện là y sẽ đến phụng sự quốc vương Tây-ban-nha, là vua của tôi, để tránh quân phiến loạn ở Flăngđơ. Phó vương sẽ cấp cho y một bằng cấp chỉ huy ; để cho bản án xúc phạm thần thánh_ mà tôi mong làm cho cũng có hiệu lực ở cả trên đất Tây-ban-nha nữa_ để cho bản án ấy không cản y trên bước đường công danh, đi sẽ mang tên nam tước Liazara. Liazara là một ấp nhỏ của tôi ở vùng núi Abruyzơ, mà tôi sẽ tìm được cách vờ bán chác như thế nào đó, để chuyển quyền sở hữu cho y. Tôi tin rằng đức Cha chưa bao giờ thấy một người mẹ đối xử như thế đối với kẻ đã giết con mình. Với năm trăm đồng thôi, chúng tôi đã có thể diệt cái tên ghê tởm ấy từ lâu rồi ; song chúng tôi không muốn gây bất hòa với hoàng thân Côlonna. Bởi vậy, xin đức Cha vui lòng lưu ý hoàng thân là vì tôn trọng quyền lực của ngài, tôi phải tiêu tốn từ sáu đến tám vạn đồng bạc. Tôi muốn không bao giờ nghe nhắc đến tên Brăngxifoóc ấy nữa. Và cuối cùng, nhờ đức Cha chuyển lời chào trân trọng của tôi lên hoàng thân.
Người tu sĩ bảo trong ba hôm nữa, ông sẽ chơi một vòng về phía Ôxti, và phu nhân Căngpirêli trao cho ông một chiếc nhẫn trị giá một ngàn đồng.
Mấy hôm sau, tu sĩ lại có mặt ở Rômơ và nói với bà Căngpirêli là ông không báo cho hoàng thân biết điều phu nhân phó thác, tuy nhiên ông bảo chậm nhất là một tháng nữa, chàng trai Brăngxifoóc sẽ xuống tàu đi Bácxơlôn, ở đấy phu nhân có thể cậy một ông chủ ngân hàng ở thành phố đó trao cho chàng số tiền năm vạn đồng.
Hoàng thân vất vả lắm mà vẫn không thuyết phục nổi Giuyn ; cứ ở Ý thì từ lúc ấy trở đi, Giuyn sẽ gặp bao nhiêu là điều nguy hiểm lớn, mặc dù vậy chàng si tình trẻ trung ấy vẫn không chịu rời bỏ xứ sở. Hoàng thân hoài công trình bày cho chàng thấy là bà Căngpirêli có thể qua đời ; cũng vô hiệu khi ngài hứa rằng dù sao ba năm nữa, ngài cũng để cho Giuyn trở về thăm viếng quê hương ; Giuyn ứa nước mắt nhưng vẫn không thuận. Cuối cùng hoàng thân buộc phải xin Giuyn ra đi như là làm một ơn riêng đối với mình ! Giuyn không thể từ chối điều gì đối với người bạn của cha mình, nhưng trước hết, chàng phải xin mệnh lệnh của Hêlen đã ! Hoàng thân chịu chấp nhận đưa một bức thư dài cho Hêlen, và hơn thế, cho phép Giuyn từ Flrăngđơ mỗi tháng viết về cho nàng một bức thư. Rốt cuộc người tình nhân thất tình xuống tàu đi Bácxơlôn. Tất cả thư từ của chàng đều bị hoàng thân đốt gọn, bởi ông không muốn cho Giuyn có bao giờ trở về trên đất Ý. Chúng tôi quên nói rằng mặc dù tính ông rất không ưa khoe khoang, hoàng thân tự thấy, để cho việc thương lượng đạt kết quả, mình phải nói chính mình nghĩ rằng nên bảo đảm cho người con trai duy nhất của một trong những bộ hạ trung thành nhất của dòng họ mình, một gia tài nhỏ nhỏ là năm vạn đồng mới phải đạo.
Nàng Hêlen tội nghiệp được đối đãi như một nàng công chúa tại tu viện thành Caxtrô. Bố nàng chết đi để lại cho ngài một gia tài kếch xù, nàng lại còn thừa kế bất ngờ nhiều gia tài to lớn khác. Trong đám tang cha, nàng cho phát năm đượn dạ đen cho mỗi một ai ở Caxtrô hoặc trong vùng nói muốn để tang cho lãnh chúa Đơ Căngpirêli. Nàng hãy còn ở trong những ngày đầu của cái đại tang trở này thì bỗng có một người nào không hề biết là ai, đưa đến cho nàng một bức thư của Giuyn. Rất khó mà diễn tả cho được niềm phấn khởi của nàng khi bóc thư, cũng như nỗi buồn sâu sắc sau khi đọc thư. Thế mà đúng là nét chữ của Giuyn ! Nàng đã kiểm tra hết sức cẩn thận. Thư ấy là thư tình ; nhưng mà tình gì đây, hỡi trời ! Ấy thế mà chính bà Căngpirêli rất thông minh kia đã chế tạo ra nó đấy. Ý đồ của bà là bắt đầu cuộc trao đổi thư tín bằng bảy, tám bức thư cháy bỏng tình yêu ; bằng cách đó bà chuẩn bị tư tưởng cho Hêlen tiếp những thư sau, trong đó tình yêu có vẻ như tàn lụi dần.
Chúng tôi lướt nhanh qua một đoạn đời mười năm đau khổ. Hêlen tưởng mình bị quên hẳn, tuy nhiên nàng vẫn khinh khỉnh từ chối sự săn đón của những vật quý tộc được chú ý nhất ở Rômơ. Nàng có do dựa trong chốc lát khi nghe người ta nói đến chàng thanh niên Ôctavơ Côlonna, trưởng nam của ngài Fabrixơ lừng lẫy, ngày xưa đã tiếp đón nàng tồi tệ ở Pêtrenla. Nàng nghĩ rằng nếu nhất thiết phải lấy chồng để có một người bảo vệ cho những đất đai của nàng trong quốc gia La-mã và ở vương quốc Náplơ, thì đội tên của một người mà xưa kia Giuyn yêu dấu, dường như ít ghê tởm hơn. Giá nàng chấp nhận cuộc hôn nhân đó thì nàng đã mau chóng biết được sự thật về Brăngxifoóc rồi. Ông hoàng thân già Fabrixơ thường nói và nói một cách hào hứng về những hành động dũng cảm phi thường của đại tá Liazara (tức Giuyn Brăngxifoóc), vị tướng giống như các anh hùng trong tiểu thuyết cổ, bằng những hành động oanh liệt, đã tìm cách khuây khỏa mối tình đau khổ đã khiến mình thờ ơ với mọi thú vui trên đời. Chàng tưởng rằng Hêlen đã lấy chồng từ lâu ; bà Căngpirêli cũng bao vây chàng bằng những sự dối trá.
Về phần Hêlen, nàng đã giải hòa một nửa với bà mẹ khôn khéo đó. Rất muốn thấy con gái lấy chồng, bà này đã nhờ người bạn của mình là vị giáo chủ già Xiăngti Catrô, người bảo trợ của tu viện Viditaxiông - lúc ấy giáo chủ đi Caxtrô rỉ tai các nữ tu sĩ cao tuổi nhất là hành trình của ông có bị lưu lại như vậy là vì phải tiến hành một lễ ban ơn. Đức giáo hoàng Grêgoa nhân từ, đem lòng thương hại linh hồn một kẻ cướp tên là Giuyn Brăngxifoóc ngày xưa đã cố xâm phạm tu viện của các bà ; hay tin tên đó chết, ngài sẵn lòng hủy bỏ bản án kết tội hắn xúc phạm thần thánh bởi ngài tin chắc là bị kết tội như thế, hắn sẽ không bao giờ ra khỏi khu thục tội, nếu mà may phúc hắn, bị bọn mọi rợ ở Mêxicơ phục kích và sát hại, may phúc hắn chỉ bị đưa vào khu thục tội mà thôi. Tin ấy làm náo động cả tu viện thành Caxtrô. Tin ấy đến Hêlen khiến nàng làm những việc hợm hĩnh điên cuồng mà một người quá phiền muộn, sống trong cảnh cực kỳ giàu sang, có thể bày ra. Kể từ lúc ấy, nàng không bước ra khỏi buồng nữa. Cũng cần biết rằng muốn đạt ý đồ đặt cái buồng của mình ngay ở vị trí cái buồng con của bà sơ gác cửa mà Giuyn đã trú ngụ giây lát trong đêm tác chiến, trước đây nàng đã cho làm lại hết nửa tu viện. Phải khó nhọc không biết bao nhiêu, rồi sau đó mang tai tiếng hết sức khó dập tắt, nàng đã tìm ra được và thu dùng ba vệ binh của Brăngxifoóc sống sót trong đó năm người đã dự trận đánh vào tu viện Caxtrô. Trong ba người này, có Uygôn, bây giờ già yếu, mình đầy thương tích. Trông thấy ba nhân vật ấy trong tu viện, người ta bàn tán xôn xao ; tuy nhiên tính khí kiêu kỳ của Hêlen đã làm cho toàn tu viện ngại và chịu lép : hằng ngày, người ta thấy ba người ấy trong bộ trang phục của gia nhân Hêlen, đến lĩnh lệnh của nàng ở hàng song ngoài và lắm khi trả lời mãi không thôi những câu hỏi của nàng chỉ về một đề mục.
Nghe tin Giuyn chết, Hêlen tự giam h.ãm mình và xa lánh trần tục sáu tháng ; cảm giác đầu tiên thức tỉnh cái tâm hồn sớm rã rời rã bởi một tai họa không phương cứu chữa và dằng dặc nỗi chán chường đó là một cảm giác hợm hĩnh.
Bà tu viện trưởng mới mất chưa được bao lâu. Theo lệ, ngài giáo chủ Xăngti_ Catrô_ vẫn là người bảo trợ cho tu viện mặc dù đã chín mươi hai tuổi trời_ ngài giáo chủ đã lập một danh sách gồm ba nữ tu sĩ để đức giáo hoàng chọn lấy một cử lên làm tu viện trưởng. Phải có những duyên cớ rất nghiêm trọng, đức giáo hoàng mới đọc đến hai tên sau trong danh sách, thông thường ngài chỉ cầm bút gạch bỏ hai tên ấy đi và việc bổ nhiệm thế là đã làm xong.
Một hôm, Hêlen đứng ở cửa sổ buồng của bà sơ tiếp tân trước kia, bây giờ trở thành đầu chái những nhà mới do Hêlen xây dựng. Cửa sổ ấy chỉ ở cao hơn nửa thuớc trên lối đi đã từng tưới máu của Giuyn, lối đi ấy nay thành đất vườn. Hêlen đăm chiêu nhìn xuống đất. Vào lúc đó ba nữ tu sĩ mà trước đây mấy giờ, người ta biết rằng giáo chủ đã kê vào danh sách để chọn một thay thế cho bà tu viện trưởng quá cố, ba nữ tu sĩ ấy đi qua trước cửa sổ của Hêlen. Nàng không trông thấy họ, vì thế không chào. Một trong ba bà nổi tự ái lên và nói khá to với hai bà kia :
- Ấy, một cô tá túc mà phô bày cái buồng riêng của mình dưới mắt công chúng như thế này quả là đẹp mặt !
Những lời ấy làm Hêlen sực tỉnh, nàng ngước lên và gặp ba cái nhìn tai ác. Nàng không chào hỏi, đóng cửa lại và nói :
< Ái chà, ta làm cừu non ở tu viện này khá lâu rồi, phải làm sói mới được, dù chỉ để đổi trò giải trí hầu các ngày tò mò tọc mạch trong thành phố >.
Tóm tắt
Ngay sau đó Hêlen viết thư cho mẹ bảo bà vận động cho mình làm trưởng tu viện Viditaxiông. Nàng nói nàng không bao giờ lấy chồng vì chán đời, nhưng thích thú làm tu viện trưởng để khỏi bị người nữ tu viện trưởng tương lai coi thường và bạc đãi. Bà mẹ chỉ sợ con mình liều mạng vượt sang nam Mỹ tìm dấu vết của Giuyn và như thế sẽ lần mò ra được tung tích của đại tá Liazara, hoặc là nàng rầu rĩ chết mòn trong tu viện, nên vui lòng vận động cho nàng trở thành nữ tu sĩ, sau đó thành tu viện trưởng. Vốn là người khôn ngoan sành sỏi, bà ta đổ tiền ra mua chuộc giáo chủ Xiăngti-Catrô. Giáo chủ có người cháu gái yêu muốn gả cho con hoàng thân Côlonna, nhưng ông này nuôi quân tốn kém lại bị tổn hại nhiều bởi giáo hoàng và phó vương Naplơ, cuối cùng đã liên minh với nhau để trừng trị đội gia binh của ông, đôi người muốn lấy con mình làm chồng phải có một khoản hồi môn ba triệu frăng. Giáo chủ chỉ có được một triệu, bà Căngpirêli dò xét được điều ấy, đến nói trắng ra rằng bà sẵn lòng bù chỗ còn thiếu, nếu con gái mình được làm tu viện trưởng tu viện Viditaxiông. Giáo chủ sợ mắc tội buôn thần bán thánh phải sa xuống địa ngục, nhưng món tiền to có sức cám dỗ quá mạnh, có khả năng thực hiện mộng ước cuối đời của ngài, cho nên cuối cùng đã thuận tình.
Bà Đơ Căngpirêli cũng vận động để được gặp hoàng thân Côlonna báo lại việc này và yêu cầu ngài giữ gìn bí mật cho về vụ chàng Giuyn. Nhưng thấy ông quá hào hứng về những chiến công vẻ vang của đại tá Liazara, bà đâm e sợ, không nói ra : Nếu mà con gái bà biết người yêu của mình còn sống dưới cái tên Liazara thì thì gì mà nàng chẳng làm, và những mưu toan tốn kém của bà trong mười năm qua sẽ như công cốc !
Hai năm sau khi phu nhân Căngpirêli yết kiến hoàng thân Côlonna, Hêlen trở thành tu viện trưởng tu viện thành Caxtrô ; còn vị giáo chủ Xiăngti-Catrô già thì đau đớn mà qua đời bởi hành động bán chức vị của Chúa kia.
Thuở ấy, giám mục địa phận Caxtrô là Đức Cha Frăngxếchcô Xitađini, dòng dõi quý tộc ở thành phố Milăng và là người đẹp trai nhất trong triều đình đức giáo hoàng. Người thanh niên được chú ý về những duyên dáng khiêm tốn và ngữ điệu trang nghiêm ấy, thường xuyên có quan hệ với nữ trưởng tu viện Viditaxiông nhất là về việc cái hành lang mà bà trưởng tu viện muốn xây dựng để cho tu viện càng thêm đẹp. Vị giám mục trẻ Xitađini hai mươi chín tuổi ấy đâm ra say mê như điên dại bà tu viện trưởng xinh đẹp. Trong vụ truy tố tiến hành một năm sau, rất nhiều nữ tu sĩ được hỏi như người làm chứng đã khai rằng giám mục tìm cách lui tới tu viện thường xuyên, và thường nói với bà trưởng tu viện của họ : < Ở nơi khác tôi thì tôi chỉ huy và tôi xấu hổ thú nhận với tiểu thư là tôi cũng có phần nào thích thú với vị trí chỉ huy ấy ; với tiểu thư thì tôi tuân lệnh như một tôi tớ, nhưng với một khoái cảm vượt rất xa khoái cảm được làm người chỉ huy ở chỗ khác. Tôi thấy mình ở trong vòng quyền lực của một sinh linh cao đẳng ; tôi có cố đi chăng nữa thì cũng không thể có cái ý chí nào ngoài ý chí của Người và tôi thích làm tôi mọi vô thủy chung cho Người hơn là làm vua một nơi xa đôi mắt Người >.
Các nhân chứng thuật rằng nhiều khi giám mục đang nói những câu văn hoa như thế thì bà tu viện trưởng truyền bảo ông im đi với những lời lẽ nghiêm khắc tỏ ý khinh bỉ.
- Nói cho đúng, một nhân chứng khác nói tiếp, bà tu viện trưởng coi ông giám mục như một kẻ tôi tớ ; trong những lúc như thế, vị giám mục đáng thương cúi đầu, ứa nước mắt, tuy nhiên cũng vẫn không bỏ mà đi. Ngày nào ông cũng tìm được những lý do mới để có mặt ở tu viện, khiến cho mấy cha rửa tội của các nữ tu sĩ và những bà có thù với bà tu viện trưởng bàn tán bất bình. Nhưng bà tu viện trưởng được bà tổng quản lý bênh vực nhiệt tình, bà này vốn là bạn tâm phúc của tiểu thư và ở dưới quyền trực tiếp của tiểu thư, bà lo việc nội trị của tu viện.
Còn bà này thì nói :
- Các dì cao quý ơi, các dì thừa biết rằng từ khi mối tình say đắm ở tuổi sơ xuân của tiểu thư tu viện trưởng đối với anh chàng giang hồ lãnh lãng tử kia bị trở ngại, tiểu thư còn nhiều rơi rớt kỳ quặc trong tư tưởng ; nhưng các dì đều biết rằng tính khí tiểu thư có điều này là đặc sắc, ấy là tiểu thư không bao giờ thay đổi ý kiến đối với những kẻ mà cô đã khinh bỉ. Thế mà, có lẽ trong cả đời tiểu thư, tất cả những tiếng mắng nhiếc lăng mạ mà người đã thốt ra cộng lại cũng không bằng số người đã nói vào cái mặt đức ông Xitađini khốn khổ đó trong lúc có mặt chúng ta. Ngày nào chúng ta cũng có thấy đức ông bị bạc đãi đến mức chính chúng ta cũng lấy làm xấu hổ cho cái danh vị cao của ngài.
- Đúng như vậy đấy, các nữ tu sĩ bất bình đáp, nhưng mà ông ta ngày nào cũng trở lại, thế nghĩa là thật ra, ông không đến nỗi bị hắt hủi như chúng ta tưởng và bề nào thì cái dáng dấp quan hệ trăng hoa ấy, dù chỉ là dáng dấp thôi cũng làm thương tổn đến sự trọng vọng đối với dòng thánh tu viện Viditaxiông của chúng ta.
Ông chủ khắc nhiệt nhất đối với tên đầy tớ kém cỏi vụng về nhất cũng không dùng đến một phần tư những lời nhục mạ mà mỗi ngày bà tu viện trưởng kiêu kỳ ném vào mặt ông giám mục trẻ tuổi có phong cách mềm mỏng trân trọng đó ; nhưng ngài si tình và ngài đã mang theo đến, từ xứ sở của mình cái châm ngôn căn bản này là một khi đã bắt đầu tiến hành một công cuộc loại đó, thì chỉ nên nghĩ đến kết quả chứ không cần ngại về phương tiện. Ngài nói với người tâm phúc của mình, Xêđa đen Bênê :
- Chung qui, người ta chỉ khinh bỉ anh nhân tình đã bỏ cuộc trước khi bị buộc phải tháo lui vì những phương pháp không thể cưỡng lại.
Bây giờ thì công việc đáng buồn của tôi chỉ còn là trích dẫn_tất nhiên không tránh khỏi quá khô khan vắn tắt_ vụ tố tụng sau đó Hêlen phải chết. Vụ tố tụng đó được tường thuật trong ngót tám cuốn sách khổ lớn mà tôi được đọc trong một thư viện cần phải giấu tên. Lời hỏi cung và lời luận tội ghi bằng tiếng La tinh ; lời khai báo chép bằng tiếng Ý. Tôi đọc thấy là năm 1572 vào tháng mười một, khoảng mười một giờ đêm, vị giám mục trẻ tuổi đi một mình đến trước cửa ngôi nhà thờ mà suốt ngày thiện nam tín nữ đều được vào ; chính bà tu viện trưởng tự tay mở cửa cho ông và cho phép ông đi theo mình. Bà tiếp ông ta trong một căn buồng thỉnh thoảng bà ở, buồng đó thông thương với những khán đài ở gian chính qua một cái cửa bí mật. Khoảng chưa quá một tiếng đồng hồ sau, vị giám mục rất ngạc nhiên thấy mình bị đuổi về ; lại chính bản thân nữ tu viện trưởng đưa ông ra cửa nhà thờ và nói đúng những lời sau đây :
- Hãy trở về lâu đài của ngài và rời bỏ tôi ngay đi. Vĩnh biệt đức cha, ngài khiến tôi tởm lợm quá ; tôi thấy dường như đã thác thân với một nô bộc.
Tuy vậy, ba tháng sau, những ngày hội hè đến. Người dân thành Caxtrô nổi tiếng về những ngày lễ hội mà họ tổ chức với nhau vào thời gian ấy ; cả thị trấn vang lừng tiếng ồn ào của những đám hóa trang. Không có đám rước nào không kéo qua trước một cái cửa sổ nhỏ soi lờ mờ một chuồng ngựa của tu viện. Người ta đều cảm thấy rõ rằng ba tháng trước những ngày lễ hội, chùa ngựa kia đã được cải tạo thành phòng khách và trong các ngày lễ hội, nó đầy ắp khách. Giữa những trò vui nhộn cuồng nhiệt của công chúng, người ta thấy đức giám mục đi qua trong cỗ xe ngựa của ngài ; bà tu viện trưởng ra hiệu cho ngài và đến đêm sau, vào một giờ khuya, ngài có mặt ở cửa nhà thờ. Ngài đi vào ; nhưng chưa đầy bốn mươi lăm phút sau, ngài lại bị giận dữ đuổi về. Từ cuộc gặp gỡ lần đầu vào tháng mười một giám mục vẫn tiếp tục đến tu viện khoảng tám hôm một lần. Người ta nhìn thấy trên mặt ngài một vẻ đắc thắng và một sự dại dột không thoát qua con mắt một ai, và có cái ưu thế làm bực mình ghê gớm bà trưởng tu viện trẻ tuổi có tính kiêu kỳ. Đặc biệt trong những ngày thứ hai lễ phục sinh, bà đối đãi với đức cha như với người đàn ông hèn mọn nhất, và nói với ngài những lời mà người lao động nghèo khổ nhất trong tu viện cũng không chịu nổi. Tuy vậy ít hôm sau bà làm một ám hiệu sau đó đến đêm, vị giám mục điển trai lại có mặt ở trước cửa nhà thờ ; bà đã bảo ông đến để báo cho biết là bà đã có thai. Nghe thấy thế, bản tường thuật vụ án viết, người thanh niên đẹp trai ấy rùng rợn, tái mặt đi và trở nên hoàn toàn đờ đẫn vì sợ hãi. Bà tu viện trưởng bị sốt ; bà cho mời thầy thuốc và không giấu giếm tình trạng của mình với ông thầy. Ông này biết tính hào phóng của người bệnh và hứa sẽ gỡ nước bí cho bà. Ông bắt đầu cho bà tiếp xúc với một phụ nữ có con nhà bình dân trẻ tuổi và xinh xắn ; chị ta không mang danh hiệu bà đỡ nhưng mà có tài đỡ đẻ. Chồng chị là thợ làm bánh mì. Khi chuyện trò với chị ta, Hêlen lấy làm bằng lòng ; chị bảo để thực hiện những dự định qua đó chị hy vọng giải cứu được cho bà tu viện trưởng, bà cần có hai người tâm phúc trong tu viện. Hêlen đáp :
- Một phụ nữ như chị thì được, nhưng mà một bạn đồng trang đồng đẳng với tôi ư ? đừng hòng ; chị đi ra cho khuất mắt tôi ?
Cô đỡ lui về nhà. Nhưng mấy tiếng đồng hồ sau, Hêlen thấy rằng mình tạo cơ hội cho người đàn bà ấy bép xép là không thận trọng, nên lại cho mời viên thầy thuốc, viên này gọi chị kia đến tu viện, ở đấy chị được đối đãi hậu hĩ. Chị bảo rằng dù không được gọi trở lại, chị cũng không bao giờ lộ điều bí mật được rỉ trao cho mình ; nhưng chị ta lại cứ bảo là nếu không có hai bà xơ tận tụy với bà tu viện trưởng và biết hết công việc, thì chị không thể làm gì cả. ( Hẳn chị ta sợ bị tố cáo là sát hại hài nhi). Sau khi suy nghĩ nhiều, Hêlen quyết định nói điều bí mật ghê gớm kia với bà Victoa, người tổng quản lý tu viện, thuộc họ các công tước C... và bà Bécnac con gái hầu tước P... . Nàng yêu cầu hai nữ tu sĩ đó thề trên cuốn kinh nhật tụng là không bao giờ nói hở ra một tiếng, dù ở buổi lễ giải tội, về điều nàng sắp tiết lộ với hai bà. Hai bà xơ thấy lạnh toát người vì kinh sợ. Sau này họ thú nhận trong cuộc thẩm vấn là mải nghĩ về tính kiêu hãnh của nữ tu viện trưởng, các bà chờ đợi sự thú nhận về một tội giết người. Nữ tu viện trưởng giản dị và lạnh lùng nói :
- Tôi vi phạm mọi bổn phận của tôi, tôi có mang.
Bà Victoa, tổng quản lý xúc động sâu sắc và bối rối lo âu vì tình bạn lâu năm gắn bó bà với Hêlen chứ không phải vì tọc mạch hão - đã hỏi to, mắt ràn rụa lệ :
- Vậy chứ tay nào liều lĩnh đã phạm tội ác đó ?
- Ngay đến với cha xưng tội tôi cũng không nói ; hãy xét xem tôi có chịu nói với bạn không !
Liền ngay đó, hai bà xơ bàn bạc với nhau về những biện pháp cần sử dụng để giấu điều bí mật ác hại này với những người khác trong tu viện. Họ quyết định là trước hết phải dời gi.ường của bà tu viện trưởng từ buồng của bà hiện nay ở một vị trí quá trung tâm, đến phòng dược phẩm mới đặt đế ở một nơi xa khuất nhất trong tu viện, trên gác ba ngôi nhà lớn mà Hêlen hào phóng đã cho xây dựng nên. Chính ở nơi đó, bà tu viện trưởng đã sinh được một đứa con trai. Chỉ vợ anh thợ làm bánh mì đã ẩn nấp trong buồng bà tổng quản lý từ ba tuần trước. Trong khi chị này bế thằng bé đi nhanh dọc hành lang thì thằng bé kêu khóc, chị ta tâm hoảng, trốn vào tầng hầm. Một tiếng đồng hồ sau, bà Bécnác, nhờ có viên thầy thuốc phụ giúp, đã mở được một cổng nhỏ ở vườn, chị vợ anh thợ làm bánh mì nhanh chóng đi ra khỏi tu viện và không lâu sau đó rời khỏi thị trấn. Đến giữa những đồng trống và cứ luôn luôn hãi hùng, chị ta trốn vào một cái hốc mà tình cờ chị gặp thấy giữa núi đá. Bà tu viện trưởng viết thư đến cho Xêda đon Bênê, người tâm phúc và là đệ nhất hầu phòng của giám mục, anh này chạy ngay đến chỗ hốc đá người ta đã chỉ cho anh. Anh cưỡi ngựa ; anh bế đứa bé trên tay và phi nước đại đến Môngtêfiaxcôn. Đứa bé được làm lễ rửa tội ở nhà thờ thánh Margơrít và đặt tên là Alexăng. Chị chủ quán trọ tìm được một vú nuôi, chị ta nhận từ tay Xêda tám đồng êquy. Nhiều phụ nữ tụ tập quanh nhà thờ trong buổi lễ rửa tội hét lên đòi Xêda cho biết tên người cha thằng bé. Anh ta nói :
- Đó là một ngài quyền quý bậc nhất ở Rômơ, ngài đã cưỡng hiếp một cô thôn nữ nghèo như các chị.
Anh ta nói thế rồi đi mất.