Meika
Thành viên
- Tham gia
- 26/12/2023
- Bài viết
- 50
XTĂNGĐAN
Chàng đến xin chỉ thị hoàng thân trong lũy đài của ông ở Pêtrenla và xin phép ông đi casino. Fabrixơ Côlonna nhíu lông mày :
- Vụ đụng độ nhỏ kia chưa được dàn xếp với đức giáo hoàng. Chú phải biết rằng tôi đã nói sự thật, nghĩa là tôi hoàn toàn ở ngoài cái ch.uyện ấy, thậm chí mãi hôm sau tôi mới được biết, biết ngay ở đây, tại lũy đài Pêtrenla này. Tôi tin chắc rằng cuối cùng đức giáo hoàng cũng sẽ tin vào lời tâu báo trung thực này của tôi. Nhưng bọn Oócxini rất có thế lực, mà mọi người đều nói chú đã chiến đấu rất cừ trong cuộc xung đột ấy. Bọn Oócxini lại còn phao rằng nhiều tù binh đã bị treo cổ lên cành cây. Chú thừa biết, tin ấy là tin nhảm nhí ; nhưng chúng ta vẫn phải đề phòng sự trả thù
Sự ngạc nhiên sâu sắc ánh lên trong khóe mắt ngây thơ của đầu lĩnh non trẻ, khiến cho hoàng thân buồn cười : - tuy nhiên, trước vẻ ngay thật quá đỗi ấy, hoàng thân thấy cần phải cần nói rõ hơn.
- Tôi nhận thấy ở chú, ông nói tiếp, một đức tính dũng cảm tuyệt vời đã khiến cho cái tên Brăngxifoóc lừng danh khắp nước Ý. Tôi mong rằng đối với dòng họ tôi, chú cũng sẽ rất mực trung thành như cụ thân sinh chú xưa kia, một sự trung thành khiến hai chúng tôi gắn bó keo sơn, mà tôi muốn đền ơn trả nghĩa với chú. Đây là khẩu hiệu của đơn vị chúng tôi :
Không bao giờ nói sự thật về cái gì dính dáng đến tôi hoặc đến lính tráng của tôi. Trong trường hợp phải nói năng, dù chú không thấy nói dối mang lại lợi ích gì, chú vẫn cứ phải nói dối bừa đi và phải coi nói thật là một tội lỗi làm sa địa ngục. Chú phải biết cái sự thật, mà chú nói ra mặc dù hết sức nhỏ mọn, chắp với những tin khác, cũng có thể làm bại lộ những dự định của tôi. Vả lại, tôi biết rằng chú có một chút dan díu trong nhà tu Viditaxiông ở Caxtrô ; chú có thể đến vung phi mười lăm hôm ở cái thành phố nhỏ ấy, ở đấy hẳn là bọn Oócxini có vô số người cảm tình, thậm chí cả tay chân nữa. Chú hãy đến gặp tay quản lý của tôi, tay ấy sẽ đưa cho chú hai trăm đồng tiền vàng. Vì tình nghĩa của tôi đối với cụ cố, hoàng thân cười nói tiếp, tôi muốn hướng dẫn chú đôi điều để chú thực hiện thắng lợi cuộc hành chinh nợ duyên lẫn vũ kích này. Chú và ba tên lính của chú sẽ cải trang thành lái buôn, chú sẽ vờ cáu kỉnh với một tên, tên này sẽ đóng vai nát rượu, cứ luôn say khướt, như vậy hắn ta sẽ có nhiều bạn bằng cách chuốc rượu cho tất cả những tay vô công rỗi nghề. Mặt khác - hoàng thân đổi giọng nói tiếp - nếu bọn Oócxini bắt được chú và đem giết đi, chú không bao giờ được khai tên thật, càng không tiết lộ là người của tôi. Tôi không cần căn dặn chú viếng thăm tất cả các thành phố nhỏ và luôn luôn đi vào qua cái cửa ở ngược cái hướng chú đi tới.
Những lời giáo huấn thân tình ấy ở miệng một người xưa nay rất nghiêm khắc khiến Giuyn xúc động. Lúc đầu, trông thấy nước mắt chàng tuôn ra, hoàng thân mỉm cười, sau giọng nói của chính ông cũng lạc đi vì xúc cảm. Ông rút một chiếc nhẫn trong mấy chiếc đeo ở các ngón tay ; nhận chiếc nhẫn, Giuyn hôn bàn tay trứ danh ấy, bàn tay đã lập nên biết bao công trạng hiển hách
- Chưa bao giờ cha tôi dặn bảo tôi nhiều đến thế ! chàng thanh niên phấn khởi kêu lên.
Hai hôm sau, trước bình minh một chút, Giuyn đi vào đi vào thành Caxtrô, năm người lính đi theo chàng cũng ngụy trang như chàng, hai người đi tách ra và có vẻ như không quen biết chàng và ba người kia. Trước khi vào thị trấn, Giuyn trông thấy nhà tu Viditaxiông, một ngôi nhà bề thế, có tường đen bọc xung quanh, có phần giống một pháo đài. Chàng chạy đến nhà thờ, nhà thờ này rất tráng lệ.
Tóm tắt đoạn tiếp theo :
Nhà thờ này dành cho các nữ tu sĩ, các thiếu nữ tá túc ở tu viện, nhưng nhân dân cũng được đến dự lễ, một hàng chấn song sắt thiếp vàng ngăn đôi nhà thờ ra để cho các nữ tu sĩ và nữ tá túc dự lễ ở phần trong, thông với tu viện. Những nữ tu ở tu viện vốn là con gái nhà quý tộc thi nhau đem vật báu đến trang hoàng cho nhà thờ.
Giuyn chọn một chỗ ngồi rất dễ trông thấy, đối diện với phần bên trái của hàng song sắt, ở nơi sáng sủa nhất ; chàng thường dự lễ ở chỗ ấy. Vì cho là xung quanh mình toàn là nông dân, chàng mong rằng chàng sẽ được chú ý, ngay cả qua tấm màn đen mắc phía trong hàng chấn song. Lần đầu tiên trong đời, chàng thanh niên giản dị ấy muốn người ta chú ý đến mình, chàng phục sức trau chuốt ; chàng bố thí cho kẻ nghèo lúc vào nhà thờ và lúc ra. Bọn thủ hạ của chàng và chàng niềm nở với tất cả thợ thuyền và những người tiếp liệu vặt có quan hệ với tu viện. Tuy vậy, chung quy cũng phải đến ngày thứ ba chàng mới hy vọng gửi được cho Hêlen một bức thư. Theo lệnh chàng, thủ hạ theo sát hai bà phước nội trợ phụ trách mua một phần vật phẩm cho nhà tu ; một bà có quan hệ giao dịch với một người buôn bán nhỏ. Một lính của Giuyn, trước có đi tu, đánh bạn được với người ấy, và hứa cho bác ta một đống tiền vàng mỗi lần bác chuyển thư cho Hêlen Căngpirêli.
- Kỳ thật ! bác ta nói ngay hôm đầu, khi được nghe điều đó : chuyển một bức thư cho vợ tên cướp !
Cái mệnh danh ấy đã thông dụng ở Caxtrô, mặc dù Hêlen đến đó chưa được mười lăm hôm : cái gì đập vào trí tưởng tượng thì lan truyền rất nhanh trong cái dân tộc ham mê các chi tiết chính xác là thế đó !
Bác nói thêm :
- Ít ra cô này đã có cưới xin ! Nhưng biết bao cô khác không có cái lẽ cái chính đáng đó vẫn nhận từ ngoài vào không những chỉ có thư từ.
Trong bức thư đầu tiên, Giuyn thuật lại hết sức chi tiết tất cả những gì đã xảy ra trong ngày bất hạnh đánh dấu bằng cái chết của Fabiô : < Nàng có oán thù tôi không ? >. Chàng kết thúc bức thư như vậy.
Hêlen trả lời qua một dòng rằng không thù oán ai, nàng sẽ suốt đời cố gắng quên đi con người đã giết anh nàng.
Giuyn vội viết thư trả lời ; sau mấy câu oán trách số phận, một thái độ học theo Platông, lúc bấy giờ đang là thời thượng, chàng viết tiếp :
< - Như vậy nàng muốn quên đi lời Chúa dạy mà thánh thư đã truyền lại cho chúng ta sao ? Chúa dạy : Vợ phải rời bỏ gia đình và họ hàng để đi theo chồng. Liệu nàng có gan bảo nàng không phải là vợ tôi chăng ? Nàng hãy nhớ lại đêm lễ thánh Pie. Khi bình minh xuất hiện sau dãy Môngtê Cavi, nàng phục xuống dưới chân tôi ; tôi tự nguyện không lợi dụng nàng ; nàng đã thuộc về tôi nếu tôi muốn : nàng không thể cưỡng lại tình yêu của nàng đối với tôi lúc bấy giờ. Nhưng tôi đã nói với nàng nhiều lần, đã từ lâu tôi hy sinh cho nàng cả cuộc đời tôi và tất cả những gì tôi yêu quý nhất trên đời. Lúc bấy giờ, bất thần tôi thấy rằng nàng có thể trả lời tôi, - mặc dù không bao giờ nàng nói thế - rằng tất cả những hy sinh ấy đều không thể hiện bằng một hành động bên ngoài, cho nên nó có thể là tưởng tượng mà thôi. Một ý tưởng, đau đớn cho tôi, nhưng cơ bản là đúng, hiện lên trong đầu óc. Tôi nghĩ rằng không phải vô cớ mà sự tình cờ đã tạo cho tôi một dịp để hy sinh cái hạnh phúc lớn nhất mà tôi có thể mơ ước. Hai cánh tay tôi đã ôm chặt nàng, khiến nàng không thể chống cự được, nàng đừng quên điều đó ; đôi môi của nàng không dám từ chối. vào lúc ấy hồi chuông Avê Avê Maria buổi sáng rền vang ở cửa ở tu viện Môngtê Cavi, và, do có phép màu tạo nên sự ngẫu nhiên ấy, hồi chuông vang đến tận bên tai chúng ta. Nàng nói : Chàng hãy hy sinh vì đức thánh Mẫu, mẹ của sự trong trắng. Chính tôi, trước đó một lát, tôi cũng đã nghĩ tới sự hy sinh cao cả ấy, sự hy sinh cụ thể duy nhất mà tôi lúc đó tôi chưa bao giờ có dịp thực hiện đối với nàng. Tôi lấy làm lạ là nàng cũng có một ý nghĩ như vậy. Tôi thú nhận là hồi chuông xa Avê Maria lúc ấy khiến tôi xúc động. Tôi chiều ý nàng. Sự hy sinh ấy không hoàn toàn vì nàng ; tôi tưởng có thể đạt cuộc trăm năm trong tương lai của chúng mình dưới sự bảo trợ của thánh Mẫu. Lúc ấy tôi tưởng những trở ngại không phải do nàng, con người bội tín, nhưng chỉ do gia đình giàu sang và quyền quý của nàng gây ra. Nếu không có một sự can thiệp phi thường nào đấy, làm thế nào mà tôi mà hồi chuông Cầu Đức Mẹ ấy có thể từ xa xôi như vậy bay đến tận tai chúng mình, qua các ngọn cây của nửa khu rừng, lúc ấy đang lay động dưới gió ngàn buổi sáng ? Lúc ấy, nàng nhớ chứ ? nàng tựa vào hai đầu gối tôi ; tôi đứng dậy, tôi rút ra từ trước ngực cây thập tự, và nàng thề trên đó, trên cây thập tự hiện đặt trước mặt tôi, và trên điều răn sa đọa vĩnh cửu ở địa ngục, rằng sau này, bất cứ ở đâu, bất cứ biến cố nào, hễ tôi ra lệnh thì nàng sẽ hoàn toàn và tức khắc tự đặt mình dưới quyền xử lý của tôi trao thân gửi phận cho tôi như lúc hồi chuông Avê Maria từ Môngtê Cavi xa xôi vang đến tai nàng. Sau đó chúng mình tĩnh tâm cầu nguyện hai lần kinh Avê và hai lần kinh Pater ! Thế thì, vì tình yêu của nàng đối với tôi hồi đó, mà nếu nàng đã quên như tôi e ngại, thì nhân danh đều răng khổ kiếp vĩnh cửu của nàng, tôi lệnh cho nàng tiếp tôi đêm nay, trong phòng nàng hoặc trong vườn tu viện Viditaxiông >.
Sau bức thư này, tác giả lạ thay ghi lại nhiều thư dài của Giuyn Brăngxifoóc,nhưng lại chỉ trích đoạn các thư trả lời của Hêlen Căngpirêli.
Sau hai trăm bảy mươi tám năm, chúng ta đã quá xa lạ với những quan niệm về tình yêu và tôn giáo chứa đựng trong các bức thư ấy, tôi e rằng tường thuật toàn bộ các bức thư sẽ là quá dài.
Theo các thư ấy, hình như cuối cùng Hêlen đã làm theo lệnh trong bức thư mà chúng tôi vừa dịch rút ngắn lại. Giuyn đã tìm cách lọt vào tu viện ; có thể nói gọn là chàng đã cải trang làm phụ nữ. Hêlen chỉ tiếp chàng qua một cửa sổ song sắt ở tầng dưới, trông ra vườn. Vô cùng đau đớn, chàng nhận thấy cô gái ấy, ngày trước âu yếm thậm chí bồng bột biết bao, nay như một người xa lạ đối với chàng ; nàng đột xử với chàng như theo phép xã giao. Để cho chàng vào vườn, nàng chỉ tuân theo lời thề thiêng liêng. Cuộc gặp gỡ khá ngắn ngủi ; một lát sau, tính tự trọng của Giuyn, có lẽ phần nào kích thích bởi các sự kiện xảy ra mười lăm hôm vừa qua, đã thắng được nỗi đau sâu sắc của chàng.
Chàng tự nhủ : < Mình chỉ thấy trước mắt nấm mồ của Hêlen, còn người xưa kia trong thành Anbanô dường như đã trao thân gửi phận cho mình>.
Liền đó, việc quan trọng của Giuyn là che giấu hai hàng nước mắt mà lễ độ kiểu cách của Hêlen trong khi nói chuyện với chàng đã làm tuôn đầm đìa trên mặt chàng. Khi nàng đã ngừng nói và ngừng thanh minh vì một sự thay đổi, chỉ là tất nhiên, sau cái chết của một người anh. Giuyn chậm rãi nói :
- Cô không giữ lời thề nguyền của cô, cô không tiếp tôi ở trong vườn, cô không quỳ dưới chân tôi như lúc nọ, cô đã quỳ nửa phút, sau khi chúng ta nghe bài kinh Avê Maria từ nhà thờ Mông-tê Cavi vọng tới. Cô cứ việc quên lời thề nếu cô có thể quên được ; về phần tôi, tôi không quên gì cả. Cầu Chúa phù hộ cô !
Nói xong mấy lời đó, Giuyn rời bỏ cái cửa sổ có chấn song trong khi chàng có thể đứng lại ở đấy thêm khoảng gần một tiếng đồng hồ nữa. Giây lát trước, ai có thể bảo là chàng sẽ tự ý rút ngắn cuộc gặp gỡ ao ước biết bao đó ! Tự bức mình như thế, chàng đau đớn như xé gan ruột ; tuy nhiên, chàng nghĩ là chàng đáng cho cả Hêlen nữa cũng coi khinh nếu không đáp trả những lời lễ phép ngọt ngào của nàng bằng cách bỏ mặc nàng dày vò với lòng hối hận.
Giuyn ra khỏi tu viện trước lúc bình minh. Chàng lên ngựa và tức khắc ra lệnh cho lính của mình chờ mình một tuần liền ở Caxtrô, sau đó thì trở vào rừng. Chàng như say lả người vì tuyệt vọng. Lúc đầu chàng đi về hướng Rômơ. Mỗi bước chàng mỗi kêu thầm :
- Chao ôi ! ta rời xa nàng sao ? Chao ôi ! hai ta trở thành những người xa lạ với nhau rồi ư ! Ôi Fabiô ! Anh đã được báo thù xứng đáng !
Nhìn thấy người ta đi lại trên đường, chàng càng nổi nóng lên. Chàng thúc ngựa băng qua đồng, và cho tể về cái bãi hoang vắng chạy dài theo mép biển. Khi chàng không còn thấy lòng xao xuyến bởi gặp những người nông dân mà chàng thèm muốn cuộc sống yên lành, chàng mới thở được. Bây giờ chàng có thể nghĩ ngợi về số phận bạc bẽo của mình.
< Ở tuổi ta, chàng tự nhủ, cũng có cách đấy : cứ yêu một phụ nữ khác ! >
Ý nghĩ u hoài ấy càng khiến chàng cảm thấy thất vọng hơn ; chàng thấy quá rõ là đối với chàng, ở trên đời này, chỉ có một phụ nữ mà thôi. Chàng tưởng tượng thấy nỗi đau vò xé lòng chàng nếu chàng dám nói lời yêu đương với một người đàn bà không phải là Hêlen ; chỉ ý nghĩ đó cũng đủ làm nát ruột nát gan chàng.
Rồi thì chàng cười dài một tràng cười cay đắng.
< Ta nay, chàng tự bảo, ta nay y hệt những nhân vật của Ariôxtơ tiến bước cô đơn trên những xứ sở hoang vắng, khi họ cần quên những con tình nhân tráo trở mà họ vừa bắt gặp ở trong tay một hiệp sĩ khác ... Tuy nhiên, nàng có đâu tội lỗi đến như thế. Giuyn tự nhủ tiếp và tuôn nước mắt đầm đìa sau tràng cười điên loạn ; việc thiếu chung thủy của nàng đâu đến mức đi yêu một người khác ! Tâm hồn sôi nổi và trong trắng ấy đã bị nhiễu loạn bởi những lời kể lể gớm ghiếc về ta thôi ; hẳn là người ta đã làm cho nàng hình dung ta như là một kẻ cầm vũ khí tham gia cuộc chiến đấu tai hại ấy chỉ với cái mong muốn kín là tìm cơ hội giết anh nàng. Người ta còn đi xa hơn thế ; chắc người ta đã gán cho ta sự tính toán bần tiện này là một khi anh nàng chết, nàng sẽ là người kẻ thừa kế duy nhất về những của cải vô lượng ... Trong khi đó, ta, ta đã dại dột để mặc cho nàng trong mười lăm hôm trọn vẹn làm mồi cho những lời cám dỗ của bọn kẻ thù của ta ! Phải thừa nhận ta mà khốn khổ đến thế này là vì trời đã sinh ta quả không có chút lương tri nào để lái cuộc đời ta ! Ta là một đứa rất khốn khổ, rất đáng khinh bỉ ! Cuộc đời của ta không ích gì cho ai cả, càng không ích cho ta !
Lúc bấy giờ chàng trai Brăngxifoóc bỗng nảy ra một ý kiến hiếm có vào thời ấy : ngựa của chàng đi sát mé biển, và đôi lúc vó nhúng vào nước ; chàng thấy nên thúc nó đi tuốt vào biển, như thế sẽ kết liễu cái kiếp người quá ác nghiệt của chàng. Không phải sao, chàng còn làm gì được nữa sau khi con người duy nhất trên đời đã làm cho chàng cảm thấy hạnh phúc là một điều có thật, con người ấy rời bỏ chàng ? Rồi đột nhiên một ý kiến khác chặn bước chàng lại. Chàng tự nhủ :
< Những khổ đau đang dày vò ta có thấm vào đâu so với những thống khổ trong giây lát nữa ta phải chịu, khi cuộc sống khốn nạn của ta chấm dứt ? Lúc ấy, Hêlen đối với ta không phải chỉ là lạnh nhạt như trong thực tế vừa qua ; ta sẽ trông thấy nàng ở trong cánh tay của một kẻ tình địch, và kẻ tình địch ấy sẽ là một nhà quý tộc Rômơ nào đó giàu có và được trọng vọng ; bởi để vò xé tâm hồn ta, lũ quỷ sứ sẽ tìm tòi những cảnh tượng ác nghiệt nhất, vì bổn phận của chúng là thế. Như vậy thì ta đâu có thể đạt được sự lãng quên đối với Hêlen, dù là trong cái chết ; hơn thế niềm say mê của ta đối với nàng sẽ tăng lên bội phần bởi đó là cách chắc chắn nhất mà quyền lực vĩnh hằng sẽ tìm ra để trừng phạt ta về cái tội lỗi ghê tởm mà ta phạm >.
Để xua hẳn sự cám dỗ đi, Giuyn bèn đọc đi đọc lại một cách thành khẩn bài kinh Avê Maria. Trước đây, chính vì nghe thấy hồi chuông gọi người đọc kinh < Kính chào Đức Mẹ >, bài kinh hiến dâng thánh Mẫu, mà chàng thấy dìu dịu nỗi lòng rồi sa vào một hành động cao quý hào hiệp mà ngày nay chàng coi như điều lỗi lầm lớn nhất trong đời chàng. Tuy nhiên, vì kính cẩn, chàng không dám đi sâu hơn nữa, không dám diễn đạt tất cả ý nghĩ đã chiếm lĩnh trí óc chàng.
< Nếu vì cảm kích bởi Đức Mẹ, ta rơi vào một lỗi lầm tai hại, thì do hiệu lực của lòng công bằng vô biên của Người, Người há không làm nảy ra một hoàn cảnh có khả năng khôi phục hạnh phúc cho ta hay sao ? >.
Quan niệm về lòng công bằng của Đức Mẹ xua đuổi dần dần nỗi thất vọng của chàng. Chàng ngẩng đầu lên, và nhìn thấy trước mặt mình, đằng sau thị trấn Anbanô và khu rừng, quả đồi Môngtê Cavi xanh nghít cây lá và cái tu viện thiêng liêng mà đọc kinh Avê Maria buổi sớm đã đưa chàng đến điều mà bây giờ chàng gọi là một lầm lẫn phản phúc của mình. Cảnh tượng không ngờ của nơi thiêng ấy an ủi chàng. Chàng kêu lên :
< Không, không thể nào Đức Mẹ bỏ ta. Nếu Hêlen đã là vợ của ta, như tình yêu của nàng cho phép, và và danh dự thằng đàn ông ở ta đòi hỏi, thì khi nghe tường thuật cái chết của anh nàng, nàng sẽ nhớ lại mối giao tình buộc nàng vào ta. Nàng nàng sẽ tự bảo rằng nàng đã thuộc về ta từ lâu trước cái lúc mà ngẫu nhiên tai hại đặt ra đối diện với Fabiô trên một chiến trường. Y hơn ta hai tuổi ; y thành thạo hơn trong nghiệp võ, dù sao thì cũng mạnh dạn hơn, khỏe hơn. Hàng nghìn lý lẽ sẽ sẽ nhảy ra chứng thực cho vợ ta thấy rằng không phải tự ta đã gây nên cuộc đụng độ đó. Nàng hẳn đã nhớ rằng ta không có một chút thù hằn nào đối với anh nàng, kể cả khi anh ấy bắn một phát súng vào nàng. Ta còn nhớ khi đến cuộc hò hẹn đầu tiên, sau khi đi Rômơ, về ta đã nói với nàng : Biết làm sao chứ ? Danh dự buộc phải thế ; tôi không làm sao trách cứ một người anh được ! >
Niềm thành kính Đức Mẹ đã nhen nhúm lại hy vọng trong lòng Giuyn, chàng giục ngựa phóng lên và mấy giờ sau đã đến nơi đại đội chàng trú quân. Chàng thấy họ đang chuẩn bị chiến đấu : họ hành quân qua đồi Cátxanh để đến con đường từ Naplơ đến Rômơ. Người đầu lĩnh trẻ tuổi ấy thay ngựa rồi cùng đi với quân sĩ của mình. Ngày hôm đó, họ không đánh nhau. Giuyn không hỏi hành quân như thế để làm gì ; chàng không thiết. Lúc thấy mình lại cầm đầu đội quân của mình, chàng thoạt có một ý nghĩ mới về vận số của chàng. Chàng tự nhủ :
< Ta chỉ là một thằng ngốc thôi, ta bỏ Caxtrô mà đi là quá dại. Có lẽ Hêlen không đến nỗi tội lỗi như ta tưởng trong cơn tức giận. Không, cái tâm hồn đến ngây thơ, đến trong trắng ấy không hề có lúc nào là không gắn bó với ta, cái tâm hồn mà ta đã nhìn thấy những rung động đầu tiên của yêu đương. Đối với ta, nàng có một sự đắm say thấm thía và chân thành ! Không phải nàng đã hơn mười lần tình nguyện trốn theo ta hay sao trong khi ta nghèo đến thế ? và bảo sẽ đến nhờ một tu sĩ ở đồi Cavi làm lễ cưới cho chúng ta ? Ở Caxtrô, đáng lẽ ra trước hết ta phải yêu cầu được có một cuộc gặp gỡ thứ hai và thuyết phục nàng. Quả thật sự si tình làm cho ta đãng trí như một trẻ con ! Trời ơi ! Sao ta không có một người bạn để cầu xin một lời khuyên bảo chứ ? Cùng một hành động mà lúc đầu ta thấy đáng tởm rồi hai phút sau lại thấy tuyệt hay ! >
Tối hôm đó, khi đội quân rời đường cái đi vào rừng, Giuyn tiến đến bên hoàng thân và hỏi ông chàng có thể ở lại ít hôm nữa ở nơi mà ông đã biết không.
- Ma quỷ bắt chú cho xong ! Fabrixơ hét lên đáp lời chàng. Chàng tưởng lúc này là lúc tôi phải quan tâm đến những trò trẻ con ấy à ?
Một tiếng đồng hồ sau, Giuyn lại đi trở về Caxtrô. Ở đấy chàng gặp lại những bộ hạ của chàng. Tuy nhiên chàng không biết nên viết thư cho Hêlen như thế nào sau khi đã rời nàng ra đi một cách trịch thượng như vậy. Thư đầu tiên chỉ có mấy chữ : Người ta có vui lòng tiếp tôi vào đêm sau không ?
Người ta có thể đến cũng là tất cả lời đáp trong thư gửi lại.
Trước đây, khi Giuyn bỏ mà đi, Hêlen tưởng mình đã rời bỏ vĩnh viễn. Lúc bấy giờ, nàng mới thấy hết tầm nghiêm trọng trong luận lý của chàng trai tội nghiệp và đến điều đau khổ đó : nàng là vợ của chàng trước khi chàng mang cái hiểm họa gặp anh nàng trên chiến trường.
Lần này Giuyn được tiếp không với những cách điệu lịch sự mà chàng cảm thấy rất độc ác, như lần đầu. Thật ra Hêlen chỉ đứng sau cửa sổ có mắt lưới cáo mà tiếp Giuyn thôi : nhưng nàng run rẩy và bởi giọng nói của Giuyn dè dặt, và cung cách ngữ ngôn của chàng không khác gì đối với một người xa lạ, cho nên đến lượt Hêlen cảm thấy thấm thía tất cả nỗi độc ác trong lối nói gần như là trịnh trọng, kiểu cách ấy sau khi đã từng thân mật âu yếm làm hởi lòng mát dạ nàng xưa kia. Giuyn rất sợ tâm hồn mình bị vò xé bởi một tiếng lạnh lùng từ sâu trong lòng Hêlen thoát ra, cho nên đã lấy giọng một trạng sư để chứng minh Hêlen là vợ mình từ lâu trước khi xảy ra cuộc chiến đấu tai hại ở Xiăngpi. Hêlen cứ để yên cho chàng nói vì e sẽ khóc lên mất nếu đáp lại một cách khác chứ không phải bằng những tiếng cụt ngủn.
Cuối cùng, thấy mình sắp bộc lộ mất, nàng khuyên bạn hôm sau trở lại : đêm nay, vì sáng mai có lễ lớn cho nên buổi đọc kinh sáng sẽ diễn ra rất sớm, do đó cuộc hẹn hò bí mật của hai người dễ bị lộ. Xét đoán như một gã si tình, Giuyn đăm chiêu suy nghĩ khi từ vườn tu viện đi ra ; chàng không thể kết luận như thế là mình được tiếp chân thành hay lạnh lùng bạc bẽo.
Vì qua chuyện trò với các bạn chiến đấu, tư tưởng quân sự bắt đầu nảy mầm trong ký ức Giuyn cho nên chàng tự nhủ :
< Có lẽ rồi một ngày kia, cũng đến phải bắt cóc Hêlen mới xong >.
Thế rồi chàng lao vào suy xét về những cách thức đột nhập cưỡng bách vào vườn tu viện. Vì tu viện này rất giàu, có thể chẹt được nhiều của lắm, cho nên nó thuê một số gia nhân rất lớn, phần nhiều là binh sĩ giải ngũ : bọn này được xếp ở trong một thứ đồn trại mà các cửa sổ có chấn song mở ra trên một lối đi hẹp ; lối đi này, từ cái cổng ngoài của tu viện trổ trong bức tường thành cao hai mươi sáu thước, đưa người ta đến cổng trong do bà phước tiếp tân coi giữ. Trại canh ở bên trái lối đi ấy, còn bên phải là bức tường của khu vườn, cao mười thước. Mặt tiền tu viện trông ra quảng trường là một bức tường thô thiển, đen sẫm bởi tồn tại lâu đời, chỉ có hai khoảng thông ra ngoài là cái cổng ngoài ấy và một cửa sổ con duy nhất qua đó lính bảo vệ trông nhìn ra bên ngoài. Người ta có thể người ta có thể đoán biết dáng u buồn của bức tường lớn chỉ khoét một cái cửa có mấy tấm tôn dài đóng bằng những cái đanh to tướng cho thêm phần chắc, và một cái cửa sổ con duy nhất cao một thước ba, rộng năm tấc.
Chúng tôi không chép theo nguyên tác trong việc tường thuật lại những cuộc gặp gỡ tiếp theo đã được Hêlen đồng ý. Giọng điệu giữa đôi tình nhân đã trở lại hoàn toàn âu yếm như xưa, như ở trong vườn nơi thị trấn Anbanô ; duy chỉ có Hêlen không bao giờ chịu xuống vườn.
Một tối, Giuyn thấy Hêlen rất trầm tư : mẹ nàng từ Rômơ đến thăm nàng và ở lại mấy hôm trong tu viện. Bà mẹ ấy đến là âu yếm đối với con gái, lúc nào bà cũng có những thê tất tinh vi đối với những tình cảm mà bà đoán thấy ở lòng con, cho nên Hêlen cảm thấy ân hận sâu sắc khi buộc phải lừa dối mẹ ; bởi chung qui, làm sao nàng dám thổ lộ là nàng tiếp người đã làm cho bà mất đứt cậu con trai ? Cuối cùng Hêlen phải thú thật với Giuyn là nếu người mẹ hiền ấy gạn hỏi nàng một cách thế nào đó, thì chắc không bao giờ nàng có đủ can đảm trả lời mẹ bằng những câu dối trá. Giuyn cảm thấy hết nỗi nguy hiểm trong vị trí của chàng : số phận của chàng tùy thuộc và ngẫu nhiên có thể gợi nên một câu thế nào đấy ở miệng phu nhân Căngpirêli. Đêm hôm sau, chàng lấy vẻ kiên quyết nói :
-Ngày mai, tôi sẽ đến sớm hơn, tôi sẽ nhổ một thanh ở hàng chấn song này, em hãy xuống dưới vườn, tôi đưa em đến một nhà thờ ở đấy có một ông cố đạo tận tình với tôi sẽ làm lễ thành hôn cho chúng ta. Trước bình minh, em sẽ lại có mặt ở khu vườn. Một khi em là vợ của tôi rồi thì tôi không lo ngại gì nữa, và nếu bà cụ đòi phải có như là một sự chuộc tội về cái tai họa mà tất cả chúng ta đều lấy làm xót xa, tôi sẽ cam chịu tất, dù có phải nằm đợi tháng chờ không được gặp mặt em, tôi cũng đành lòng.
Thấy Hêlen có vẻ thảng thốt về đề nghị đó, Giuyn nói thêm :
- Hoàng thân gọi tôi trở về bên người ; danh dự và bao nhiêu lý do khác buộc tôi phải đi. Đề nghị của tôi là cách duy nhất đảm bảo tương lai của chúng ta ; nếu em không đồng tình thì chúng ta hãy vĩnh viễn xa rời nhau thôi, bắt đầu từ nơi này, vào giờ phút này. Tôi sẽ ra đi với nỗi ân hận về sự thiếu thận trọng của mình. Tôi trót tin lời hứa danh dự của cô, cô đã phụ lời thề thiêng liêng nhất, và tôi hy vọng là mãi rồi nỗi khinh bỉ chính đáng do tính nông nổi của cô gây ra sẽ chữa khỏi vết thương lòng từ bao lâu nay đã làm điêu đứng cuộc đời tôi.
Hêlen khóc sướt mướt. Nàng vừa khóc vừa kêu lên :
- Chúa cao cả ôi ! việc này nó kinh khủng làm sao đối với mẹ tôi !
Nhưng rồi cuối cùng nàng cũng chấp nhận lời đề nghị của Giuyn.
Nhưng, nàng nói thêm - người ta có thể phát hiện chúng ta ở vòng đi hoặc vòng về. Anh hãy nghĩ đến cái tai tiếng sẽ nổ ra, nghĩ đến cái vị trí gớm ghiếc của mẹ em nếu mà thế ; hãy chờ bà cụ đi đã, chỉ mấy hôm nữa thôi.
- Cô đã đạt kết quả làm tôi nghi ngờ đến cả điều đối với tôi là thần thánh và thiêng liêng nhất : đó là lòng tin tưởng của tôi ở lời hứa của cô. Tối mai chúng ta sẽ là vợ chồng hoặc giờ phút này là giờ phút chúng ta gặp nhau lần cuối khi còn ở bên này nấm mồ.
Nàng Hêlen đáng thương chỉ biết đáp lại bằng nước mắt ; nhất cái giọng cương quyết và cay độc của Giuyn vò xé lòng nàng. Nàng có thật đáng cho chàng khinh bỉ hay không ? Người tình nhân ngoan ngoãn và âu yếm trước kia đây ư ? Cuối cùng nàng thuận làm theo lệnh chàng.
Giuyn ra về. Kể từ lúc này, Hêlen đợi cái đêm sau tới với những cơn khắc khoải xé ruột xé gan. Giá nàng chuẩn bị để chết, chắc chắn chết, nỗi đau đớn của nàng hẳn sẽ ít vò xé hơn ; nàng hẳn đã tìm ra được ít nhiều dũng khí trong sự tưởng tượng về tình yêu của Giuyn và niềm âu yếm của mẹ nàng. Đêm chưa sáng, nàng đang còn nhiều lần thay đổi quyết định một cách đau khổ nhất. Có những lúc nàng muốn thú tất với mẹ. Ngày hôm sau, nàng xanh xao quá khi ra mắt mẹ, cho nên bà này quên tất cả những dự định khôn ngoan của mình, lao vào lòng lao vào lòng con mà kêu lên :
- Có việc gì xảy ra thế hở con ? Lạy Chúa, con hãy nói cho mẹ biết con đã làm gì hoặc sắp làm gì đi nào. Giá mà con cầm dao mà đâm vào tim mẹ, mẹ cũng còn ít đau đớn hơn là con cứ một mực yên lặng cay nghiệt như thế kia với mẹ.
Hêlen thấy quá rõ là mẹ mình yêu mình vô cùng tận nàng cũng thấy rõ ràng là không những mẹ không cường điệu tình cảm của mẹ, lại còn tìm cách diễn đạt cho có chừng mức, cho nên cuối cùng nàng cũng quá cảm kích ; nàng quỳ xuống dưới chân mẹ. Vì mẹ nàng muốn tìm biết điều bí mật tai hại và vừa kêu lên là Hêlen lánh mặt mình, nên Hêlen đáp ngày mai và tất cả những ngày sau, nàng sẽ luôn luôn sống bên cạnh mẹ, nhưng nàng van xin mẹ đừng đòi hỏi gì thêm nữa.
Cái câu nói hở đó đã mau chóng đưa tới một sự thú nhận trọn vẹn. Phu nhân Căngpirêli biết rằng kẻ sát hại con bà đang ở rất gần bà, thì lấy làm ghê tởm. Nhưng rồi lại có một sự vui lòng hả dạ sâu đậm và trong lành tiếp theo nỗi đau đớn ấy. Làm sao hình dung được sự hê hả của bà khi bà được biết rằng con gái bà không hề lầm lỡ sa ngã ?
Tất cả những dự định của bà mẹ thận trọng ấy đều thay đổi tức thời và đồng loạt. Bà tự cho phép trí trá với một người đối với bà không là gì cả. Lòng Hêlen bị vò xé bởi những biến động của của những tình cảm cay nghiệt ; sự thú nhận của nàng hết sức chân thành, tâm hồn rối bời ấy cần được thổ lộ. Bà Căngpirêli từ giây trước đã tự cho mình quyền làm tất, bèn nghĩ ra một loạt lý lẽ ghi ra đây thì quá dài dòng. Bà dễ dàng chứng minh cho cô con gái khốn khổ thấy rằng một cuộc hôn nhân bất hợp pháp luôn để lại vết nhơ trên cuộc đời một người đàn bà, không bằng một cuộc hôn nhân công khai hợp pháp ; nàng có thể đạt cuộc hôn nhân công khai đầy đủ danh dự ấy nếu nàng vui lòng chịu lui lại, chỉ tám ngày thôi, cái cử chỉ phục tùng mà nàng cần thực hiện đối với một người tính một người tình hào hiệp dường ấy.
Phu nhân Căngpirêli nói bà sắp đi Rômơ, bà sẽ trình bày với ông chồng là Hêlen đã kết hôn với Giuyn khá lâu trước khi xảy ra cuộc xung đột Xiăngpi ác hại ; lễ kết hôn hoàn thành chính vào cái đêm mà cải trang dưới chiếc áo thầy dòng. Hêlen đã gặp cha và anh ở bờ hồ, trên con đường trổ vào núi đá dọc theo tu viện dòng Capuyxanh. Bà mẹ cố tình bám con gái cả ngày hôm đó và cuối cùng vào chiều tối, Hêlen viết cho người yêu một bức thư ngây thơ và theo chúng tôi, rất cảm động, trong đó nàng thuật lại những dằn vặt xé lòng nàng. Cuối thư, nàng nói nàng quì xin chàng rộng lượng cho nàng hõan thời hạn tám hôm thôi. Nàng lại viết thêm :
< Khi viết cho anh bức thư này - mà người liên lạc của mẹ em đang chờ để mang đi - em cảm thấy hình như em thú thật với mẹ em là em sai trái. Em tưởng như anh nổi giận, mắt anh nhìn em với bao nỗi căm hờn ; lòng em vò xé bởi những ân hận khốc liệt. Anh sẽ bảo là tính em quá nhu nhược, quá nhút nhát, đáng khinh bỉ ; em cũng tự thú là thế hỏi thiên thần của lòng em. Nhưng anh hãy hình dung cảnh tượng mẹ em mặt dầm nước mắt gần như quỳ dưới chân em. Vậy nên em thấy không thể nào không nói cho mẹ biết là có một lý do nào đó ngăn trở em thuận theo lời mẹ yêu cầu. Một khi em đã hèn yếu nói lên cái lời bất cẩn đó, thì không biết có gì diễn ra trong tâm thần em mà em cảm thấy như không thể không kể lại tất cả những gì xảy ra giữa hai ta. Cố sức nhớ lại thì hình như tâm trí em lúc ấy không còn chút nghị lực nào đang cần có một lời khuyên bảo. Em đã hy vọng tìm thấy sự khuyên bảo đó trong lời lẽ của mẹ em... Anh ơi, em đã quên mất là quyền lợi của bà mẹ thân yêu đó lại trái ngược với quyền lợi của anh. Em quên cái bổn phận đầu tiên của em là vâng lời anh, và thấy khá rõ là em không có khả năng cảm thụ thứ tình yêu chân chính mà người ta bảo là vượt qua tất cả mọi thử thách. Anh hãy khinh bỉ em đi, anh Giuyn ơi, nhưng nhân danh Chúa, em van anh hãy cứ yêu em như trước. Anh cứ cướp em đi nếu anh muốn, nhưg xin anh hãy công nhận cho em nhờ là giá như không có mẹ em ở tu viện, thì những hiểm nguy ghê gớm nhất, cho đến sự nhục nhã nữa, không gì trên đời này ngăn trở được em vâng lệnh anh. Nhưng mà bà mẹ này tốt quá ! Anh hãy nhớ lại những điều em nói với anh trước đây. Khi bố em vào soát xét phòng em, mẹ đã cứu những bức thư từ của anh mà em chẳng còn cách gì cất giấu nữa ! thế rồi khi nguy biến đã qua, mẹ trả hết lại cho em, không màng xem, không nói một lời trách móc nào ! Ấy đấy, suốt đời em, mẹ đối với em lúc nào cũng như vào cái phút quyết liệt ấy. Anh thấy em đáng phải yêu mến mẹ em như thế nào ! Vậy mà trong khi viết thư cho anh đây, em cảm thấy hình như em thù ghét bà (nói điều này ra quả là ghê tởm !). Bà có bảo là vì trời nóng nực, bà muốn nghỉ đêm ở trong một cái lều dựng ngoài vườn ; em nghe thấy tiếng búa, lúc này người ta đang dựng đều dựng lều đây. Không thể gặp nhau đêm nay. Em lại còn e rằng buồng ngủ của những cô ký túc bị khóa lại, cũng như hai cái cửa ở cầu thang quay, tuy rằng lâu nay người ta không làm thế. Những đề phòng ấy làm cho em không thể xuống vườn được, dù em tin rằng hành động ấy sẽ giúp cho em làm dịu được sự giận dữ của anh. Ôi ! lúc này mà có cách thì em sẵn sàng trao thân gửi phận cho anh, em sẽ sung sướng lao đến ngôi nhà thờ, nơi người ta định làm lễ thành hôn cho chúng ta ! >.
Đoạn cuối thư gồm hai trang những câu điên dại, trong đó tôi thấy những luận lý say mê có vẻ học được ở triết học Platông. Tôi đã tước bỏ nhiều đoạn duyên dáng theo kiểu ấy trong bức thư tôi vừa dịch.
Giuyn Brăngxifoóc rất ngạc nhiên khi nhận thư khoảng một tiếng đồng hồ trước khi trước lúc đọc kinh Avê Maria buổi tối, đúng lúc chàng vừa thu xếp xong với ông cố đạo. Chàng khôn xiết căm giận :
- Con người nhu nhược và nhút nhát đó khỏi phải khuyên ta bắt cóc !
Nói xong chàng đi vào rừng Fagiôla tức khắc.
Về phần Căngpirêli phu nhân, tình thế của bà như sau : chồng bà đang sắp chết ; vì không báo thù Brăngxifoóc được, ông suy mòn đi dần về cõi chết. Ông đã hứa những số tiền rất lớn cho mấy lính đánh thuê ở Rômơ, mà không ai dám nhận tấn công một đầu lĩnh - như họ thường gọi - của hoàng thân Côlonna ; họ thừa biết là bản thân họ và cả gia đình họ sẽ bị tận sát. Trước đấy chưa đến một năm, cả một làng đã bị thiêu hủy để trừng phạt vì cái chết của một người lính trong đội quân hoàng thân và tất cả những ai trong làng ấy, bất cứ đàn ông hay đàn bà, nếu tìm cách chạy trốn ra đồng, đều bị trói chân tay ném vào mấy cái nhà đang cháy.
Phu nhân Căngpirêli có những đất đai rộng lớn trong vương quốc Náplơ ; chồng bà ra lệnh cho bà gọi từ các nơi ấy đến những tay sát nhân, nhưng bà chỉ vâng lạnh nửa vời ; bà ngỡ con gái bà đã bị buộc chặt vào với Giuyn Brăngxifoóc không cách gì hồi vãn hồi được. Vì tin như thế, bà cho rằng Giuyn cần tham gia một vài chiến dịch trong các đội quân Tây-ban-nha lúc bấy giờ đang đi đánh dẹp những đám phiến loạn ở đất Frăngđrơ. Nếu y không bị giết thì - bà nghĩ thế - đó là dấu hiệu chứng tỏ Chúa không bác bỏ một cuộc hôn nhân cần thiết ; trong trường hợp ấy, bà sẽ cho con gái những đất đai của bà ở vương quốc Náplơ;Giuyn Brăngxifoóc sẽ lấy tên một trong những ấp ấy và sẽ cùng đi với vợ sang trú ngụ ở Tây-ban-nha mấy năm. Sau những thử thách đó có lẽ bà sẽ đủ can đảm để gặp chàng rể.
Thế nhưng việc xưng thú của con gái bà đã làm thay đổi tình hình : việc Hêlen lấy Brăngxifoóc trở nên không cần thiết nữa ; còn khác hơn nhiều, trong khi Hêlen viết cho người yêu bức thư chúng tôi vừa dịch, bà Căngpirêli viết thư đến Pexcara và Chiêti bảo các tá điền phái đến Caxtrô cho bà những người đáng tin cậy, có thể thực hiện một cuộc bạo hành. Bà nói toạc với họ là cần phải báo thù kẻ giết con bà, chàng Fabiô, ông chủ trẻ của họ. Những người giao thông mang các thư ấy lên đường vào lúc trời sắp tối.
NỮ TRƯỞNG TU VIỆN CAXTRÔ
IV
Vào đêm, trên đường đi về khu vực đóng quân của đơn vị chàng trong rừng, Giuyn nghĩ thầm : < Nếu mình không thanh minh với Hêlen nàng sẽ cho mình là một kẻ sát nhân. Có Chúa mới biết người ta sẽ bịa đặt nhiều chuyện xung quanh cuộc đụng độ tai hại ấy >.IV
Chàng đến xin chỉ thị hoàng thân trong lũy đài của ông ở Pêtrenla và xin phép ông đi casino. Fabrixơ Côlonna nhíu lông mày :
- Vụ đụng độ nhỏ kia chưa được dàn xếp với đức giáo hoàng. Chú phải biết rằng tôi đã nói sự thật, nghĩa là tôi hoàn toàn ở ngoài cái ch.uyện ấy, thậm chí mãi hôm sau tôi mới được biết, biết ngay ở đây, tại lũy đài Pêtrenla này. Tôi tin chắc rằng cuối cùng đức giáo hoàng cũng sẽ tin vào lời tâu báo trung thực này của tôi. Nhưng bọn Oócxini rất có thế lực, mà mọi người đều nói chú đã chiến đấu rất cừ trong cuộc xung đột ấy. Bọn Oócxini lại còn phao rằng nhiều tù binh đã bị treo cổ lên cành cây. Chú thừa biết, tin ấy là tin nhảm nhí ; nhưng chúng ta vẫn phải đề phòng sự trả thù
Sự ngạc nhiên sâu sắc ánh lên trong khóe mắt ngây thơ của đầu lĩnh non trẻ, khiến cho hoàng thân buồn cười : - tuy nhiên, trước vẻ ngay thật quá đỗi ấy, hoàng thân thấy cần phải cần nói rõ hơn.
- Tôi nhận thấy ở chú, ông nói tiếp, một đức tính dũng cảm tuyệt vời đã khiến cho cái tên Brăngxifoóc lừng danh khắp nước Ý. Tôi mong rằng đối với dòng họ tôi, chú cũng sẽ rất mực trung thành như cụ thân sinh chú xưa kia, một sự trung thành khiến hai chúng tôi gắn bó keo sơn, mà tôi muốn đền ơn trả nghĩa với chú. Đây là khẩu hiệu của đơn vị chúng tôi :
Không bao giờ nói sự thật về cái gì dính dáng đến tôi hoặc đến lính tráng của tôi. Trong trường hợp phải nói năng, dù chú không thấy nói dối mang lại lợi ích gì, chú vẫn cứ phải nói dối bừa đi và phải coi nói thật là một tội lỗi làm sa địa ngục. Chú phải biết cái sự thật, mà chú nói ra mặc dù hết sức nhỏ mọn, chắp với những tin khác, cũng có thể làm bại lộ những dự định của tôi. Vả lại, tôi biết rằng chú có một chút dan díu trong nhà tu Viditaxiông ở Caxtrô ; chú có thể đến vung phi mười lăm hôm ở cái thành phố nhỏ ấy, ở đấy hẳn là bọn Oócxini có vô số người cảm tình, thậm chí cả tay chân nữa. Chú hãy đến gặp tay quản lý của tôi, tay ấy sẽ đưa cho chú hai trăm đồng tiền vàng. Vì tình nghĩa của tôi đối với cụ cố, hoàng thân cười nói tiếp, tôi muốn hướng dẫn chú đôi điều để chú thực hiện thắng lợi cuộc hành chinh nợ duyên lẫn vũ kích này. Chú và ba tên lính của chú sẽ cải trang thành lái buôn, chú sẽ vờ cáu kỉnh với một tên, tên này sẽ đóng vai nát rượu, cứ luôn say khướt, như vậy hắn ta sẽ có nhiều bạn bằng cách chuốc rượu cho tất cả những tay vô công rỗi nghề. Mặt khác - hoàng thân đổi giọng nói tiếp - nếu bọn Oócxini bắt được chú và đem giết đi, chú không bao giờ được khai tên thật, càng không tiết lộ là người của tôi. Tôi không cần căn dặn chú viếng thăm tất cả các thành phố nhỏ và luôn luôn đi vào qua cái cửa ở ngược cái hướng chú đi tới.
Những lời giáo huấn thân tình ấy ở miệng một người xưa nay rất nghiêm khắc khiến Giuyn xúc động. Lúc đầu, trông thấy nước mắt chàng tuôn ra, hoàng thân mỉm cười, sau giọng nói của chính ông cũng lạc đi vì xúc cảm. Ông rút một chiếc nhẫn trong mấy chiếc đeo ở các ngón tay ; nhận chiếc nhẫn, Giuyn hôn bàn tay trứ danh ấy, bàn tay đã lập nên biết bao công trạng hiển hách
- Chưa bao giờ cha tôi dặn bảo tôi nhiều đến thế ! chàng thanh niên phấn khởi kêu lên.
Hai hôm sau, trước bình minh một chút, Giuyn đi vào đi vào thành Caxtrô, năm người lính đi theo chàng cũng ngụy trang như chàng, hai người đi tách ra và có vẻ như không quen biết chàng và ba người kia. Trước khi vào thị trấn, Giuyn trông thấy nhà tu Viditaxiông, một ngôi nhà bề thế, có tường đen bọc xung quanh, có phần giống một pháo đài. Chàng chạy đến nhà thờ, nhà thờ này rất tráng lệ.
Tóm tắt đoạn tiếp theo :
Nhà thờ này dành cho các nữ tu sĩ, các thiếu nữ tá túc ở tu viện, nhưng nhân dân cũng được đến dự lễ, một hàng chấn song sắt thiếp vàng ngăn đôi nhà thờ ra để cho các nữ tu sĩ và nữ tá túc dự lễ ở phần trong, thông với tu viện. Những nữ tu ở tu viện vốn là con gái nhà quý tộc thi nhau đem vật báu đến trang hoàng cho nhà thờ.
Giuyn chọn một chỗ ngồi rất dễ trông thấy, đối diện với phần bên trái của hàng song sắt, ở nơi sáng sủa nhất ; chàng thường dự lễ ở chỗ ấy. Vì cho là xung quanh mình toàn là nông dân, chàng mong rằng chàng sẽ được chú ý, ngay cả qua tấm màn đen mắc phía trong hàng chấn song. Lần đầu tiên trong đời, chàng thanh niên giản dị ấy muốn người ta chú ý đến mình, chàng phục sức trau chuốt ; chàng bố thí cho kẻ nghèo lúc vào nhà thờ và lúc ra. Bọn thủ hạ của chàng và chàng niềm nở với tất cả thợ thuyền và những người tiếp liệu vặt có quan hệ với tu viện. Tuy vậy, chung quy cũng phải đến ngày thứ ba chàng mới hy vọng gửi được cho Hêlen một bức thư. Theo lệnh chàng, thủ hạ theo sát hai bà phước nội trợ phụ trách mua một phần vật phẩm cho nhà tu ; một bà có quan hệ giao dịch với một người buôn bán nhỏ. Một lính của Giuyn, trước có đi tu, đánh bạn được với người ấy, và hứa cho bác ta một đống tiền vàng mỗi lần bác chuyển thư cho Hêlen Căngpirêli.
- Kỳ thật ! bác ta nói ngay hôm đầu, khi được nghe điều đó : chuyển một bức thư cho vợ tên cướp !
Cái mệnh danh ấy đã thông dụng ở Caxtrô, mặc dù Hêlen đến đó chưa được mười lăm hôm : cái gì đập vào trí tưởng tượng thì lan truyền rất nhanh trong cái dân tộc ham mê các chi tiết chính xác là thế đó !
Bác nói thêm :
- Ít ra cô này đã có cưới xin ! Nhưng biết bao cô khác không có cái lẽ cái chính đáng đó vẫn nhận từ ngoài vào không những chỉ có thư từ.
Trong bức thư đầu tiên, Giuyn thuật lại hết sức chi tiết tất cả những gì đã xảy ra trong ngày bất hạnh đánh dấu bằng cái chết của Fabiô : < Nàng có oán thù tôi không ? >. Chàng kết thúc bức thư như vậy.
Hêlen trả lời qua một dòng rằng không thù oán ai, nàng sẽ suốt đời cố gắng quên đi con người đã giết anh nàng.
Giuyn vội viết thư trả lời ; sau mấy câu oán trách số phận, một thái độ học theo Platông, lúc bấy giờ đang là thời thượng, chàng viết tiếp :
< - Như vậy nàng muốn quên đi lời Chúa dạy mà thánh thư đã truyền lại cho chúng ta sao ? Chúa dạy : Vợ phải rời bỏ gia đình và họ hàng để đi theo chồng. Liệu nàng có gan bảo nàng không phải là vợ tôi chăng ? Nàng hãy nhớ lại đêm lễ thánh Pie. Khi bình minh xuất hiện sau dãy Môngtê Cavi, nàng phục xuống dưới chân tôi ; tôi tự nguyện không lợi dụng nàng ; nàng đã thuộc về tôi nếu tôi muốn : nàng không thể cưỡng lại tình yêu của nàng đối với tôi lúc bấy giờ. Nhưng tôi đã nói với nàng nhiều lần, đã từ lâu tôi hy sinh cho nàng cả cuộc đời tôi và tất cả những gì tôi yêu quý nhất trên đời. Lúc bấy giờ, bất thần tôi thấy rằng nàng có thể trả lời tôi, - mặc dù không bao giờ nàng nói thế - rằng tất cả những hy sinh ấy đều không thể hiện bằng một hành động bên ngoài, cho nên nó có thể là tưởng tượng mà thôi. Một ý tưởng, đau đớn cho tôi, nhưng cơ bản là đúng, hiện lên trong đầu óc. Tôi nghĩ rằng không phải vô cớ mà sự tình cờ đã tạo cho tôi một dịp để hy sinh cái hạnh phúc lớn nhất mà tôi có thể mơ ước. Hai cánh tay tôi đã ôm chặt nàng, khiến nàng không thể chống cự được, nàng đừng quên điều đó ; đôi môi của nàng không dám từ chối. vào lúc ấy hồi chuông Avê Avê Maria buổi sáng rền vang ở cửa ở tu viện Môngtê Cavi, và, do có phép màu tạo nên sự ngẫu nhiên ấy, hồi chuông vang đến tận bên tai chúng ta. Nàng nói : Chàng hãy hy sinh vì đức thánh Mẫu, mẹ của sự trong trắng. Chính tôi, trước đó một lát, tôi cũng đã nghĩ tới sự hy sinh cao cả ấy, sự hy sinh cụ thể duy nhất mà tôi lúc đó tôi chưa bao giờ có dịp thực hiện đối với nàng. Tôi lấy làm lạ là nàng cũng có một ý nghĩ như vậy. Tôi thú nhận là hồi chuông xa Avê Maria lúc ấy khiến tôi xúc động. Tôi chiều ý nàng. Sự hy sinh ấy không hoàn toàn vì nàng ; tôi tưởng có thể đạt cuộc trăm năm trong tương lai của chúng mình dưới sự bảo trợ của thánh Mẫu. Lúc ấy tôi tưởng những trở ngại không phải do nàng, con người bội tín, nhưng chỉ do gia đình giàu sang và quyền quý của nàng gây ra. Nếu không có một sự can thiệp phi thường nào đấy, làm thế nào mà tôi mà hồi chuông Cầu Đức Mẹ ấy có thể từ xa xôi như vậy bay đến tận tai chúng mình, qua các ngọn cây của nửa khu rừng, lúc ấy đang lay động dưới gió ngàn buổi sáng ? Lúc ấy, nàng nhớ chứ ? nàng tựa vào hai đầu gối tôi ; tôi đứng dậy, tôi rút ra từ trước ngực cây thập tự, và nàng thề trên đó, trên cây thập tự hiện đặt trước mặt tôi, và trên điều răn sa đọa vĩnh cửu ở địa ngục, rằng sau này, bất cứ ở đâu, bất cứ biến cố nào, hễ tôi ra lệnh thì nàng sẽ hoàn toàn và tức khắc tự đặt mình dưới quyền xử lý của tôi trao thân gửi phận cho tôi như lúc hồi chuông Avê Maria từ Môngtê Cavi xa xôi vang đến tai nàng. Sau đó chúng mình tĩnh tâm cầu nguyện hai lần kinh Avê và hai lần kinh Pater ! Thế thì, vì tình yêu của nàng đối với tôi hồi đó, mà nếu nàng đã quên như tôi e ngại, thì nhân danh đều răng khổ kiếp vĩnh cửu của nàng, tôi lệnh cho nàng tiếp tôi đêm nay, trong phòng nàng hoặc trong vườn tu viện Viditaxiông >.
Sau bức thư này, tác giả lạ thay ghi lại nhiều thư dài của Giuyn Brăngxifoóc,nhưng lại chỉ trích đoạn các thư trả lời của Hêlen Căngpirêli.
Sau hai trăm bảy mươi tám năm, chúng ta đã quá xa lạ với những quan niệm về tình yêu và tôn giáo chứa đựng trong các bức thư ấy, tôi e rằng tường thuật toàn bộ các bức thư sẽ là quá dài.
Theo các thư ấy, hình như cuối cùng Hêlen đã làm theo lệnh trong bức thư mà chúng tôi vừa dịch rút ngắn lại. Giuyn đã tìm cách lọt vào tu viện ; có thể nói gọn là chàng đã cải trang làm phụ nữ. Hêlen chỉ tiếp chàng qua một cửa sổ song sắt ở tầng dưới, trông ra vườn. Vô cùng đau đớn, chàng nhận thấy cô gái ấy, ngày trước âu yếm thậm chí bồng bột biết bao, nay như một người xa lạ đối với chàng ; nàng đột xử với chàng như theo phép xã giao. Để cho chàng vào vườn, nàng chỉ tuân theo lời thề thiêng liêng. Cuộc gặp gỡ khá ngắn ngủi ; một lát sau, tính tự trọng của Giuyn, có lẽ phần nào kích thích bởi các sự kiện xảy ra mười lăm hôm vừa qua, đã thắng được nỗi đau sâu sắc của chàng.
Chàng tự nhủ : < Mình chỉ thấy trước mắt nấm mồ của Hêlen, còn người xưa kia trong thành Anbanô dường như đã trao thân gửi phận cho mình>.
Liền đó, việc quan trọng của Giuyn là che giấu hai hàng nước mắt mà lễ độ kiểu cách của Hêlen trong khi nói chuyện với chàng đã làm tuôn đầm đìa trên mặt chàng. Khi nàng đã ngừng nói và ngừng thanh minh vì một sự thay đổi, chỉ là tất nhiên, sau cái chết của một người anh. Giuyn chậm rãi nói :
- Cô không giữ lời thề nguyền của cô, cô không tiếp tôi ở trong vườn, cô không quỳ dưới chân tôi như lúc nọ, cô đã quỳ nửa phút, sau khi chúng ta nghe bài kinh Avê Maria từ nhà thờ Mông-tê Cavi vọng tới. Cô cứ việc quên lời thề nếu cô có thể quên được ; về phần tôi, tôi không quên gì cả. Cầu Chúa phù hộ cô !
Nói xong mấy lời đó, Giuyn rời bỏ cái cửa sổ có chấn song trong khi chàng có thể đứng lại ở đấy thêm khoảng gần một tiếng đồng hồ nữa. Giây lát trước, ai có thể bảo là chàng sẽ tự ý rút ngắn cuộc gặp gỡ ao ước biết bao đó ! Tự bức mình như thế, chàng đau đớn như xé gan ruột ; tuy nhiên, chàng nghĩ là chàng đáng cho cả Hêlen nữa cũng coi khinh nếu không đáp trả những lời lễ phép ngọt ngào của nàng bằng cách bỏ mặc nàng dày vò với lòng hối hận.
Giuyn ra khỏi tu viện trước lúc bình minh. Chàng lên ngựa và tức khắc ra lệnh cho lính của mình chờ mình một tuần liền ở Caxtrô, sau đó thì trở vào rừng. Chàng như say lả người vì tuyệt vọng. Lúc đầu chàng đi về hướng Rômơ. Mỗi bước chàng mỗi kêu thầm :
- Chao ôi ! ta rời xa nàng sao ? Chao ôi ! hai ta trở thành những người xa lạ với nhau rồi ư ! Ôi Fabiô ! Anh đã được báo thù xứng đáng !
Nhìn thấy người ta đi lại trên đường, chàng càng nổi nóng lên. Chàng thúc ngựa băng qua đồng, và cho tể về cái bãi hoang vắng chạy dài theo mép biển. Khi chàng không còn thấy lòng xao xuyến bởi gặp những người nông dân mà chàng thèm muốn cuộc sống yên lành, chàng mới thở được. Bây giờ chàng có thể nghĩ ngợi về số phận bạc bẽo của mình.
< Ở tuổi ta, chàng tự nhủ, cũng có cách đấy : cứ yêu một phụ nữ khác ! >
Ý nghĩ u hoài ấy càng khiến chàng cảm thấy thất vọng hơn ; chàng thấy quá rõ là đối với chàng, ở trên đời này, chỉ có một phụ nữ mà thôi. Chàng tưởng tượng thấy nỗi đau vò xé lòng chàng nếu chàng dám nói lời yêu đương với một người đàn bà không phải là Hêlen ; chỉ ý nghĩ đó cũng đủ làm nát ruột nát gan chàng.
Rồi thì chàng cười dài một tràng cười cay đắng.
< Ta nay, chàng tự bảo, ta nay y hệt những nhân vật của Ariôxtơ tiến bước cô đơn trên những xứ sở hoang vắng, khi họ cần quên những con tình nhân tráo trở mà họ vừa bắt gặp ở trong tay một hiệp sĩ khác ... Tuy nhiên, nàng có đâu tội lỗi đến như thế. Giuyn tự nhủ tiếp và tuôn nước mắt đầm đìa sau tràng cười điên loạn ; việc thiếu chung thủy của nàng đâu đến mức đi yêu một người khác ! Tâm hồn sôi nổi và trong trắng ấy đã bị nhiễu loạn bởi những lời kể lể gớm ghiếc về ta thôi ; hẳn là người ta đã làm cho nàng hình dung ta như là một kẻ cầm vũ khí tham gia cuộc chiến đấu tai hại ấy chỉ với cái mong muốn kín là tìm cơ hội giết anh nàng. Người ta còn đi xa hơn thế ; chắc người ta đã gán cho ta sự tính toán bần tiện này là một khi anh nàng chết, nàng sẽ là người kẻ thừa kế duy nhất về những của cải vô lượng ... Trong khi đó, ta, ta đã dại dột để mặc cho nàng trong mười lăm hôm trọn vẹn làm mồi cho những lời cám dỗ của bọn kẻ thù của ta ! Phải thừa nhận ta mà khốn khổ đến thế này là vì trời đã sinh ta quả không có chút lương tri nào để lái cuộc đời ta ! Ta là một đứa rất khốn khổ, rất đáng khinh bỉ ! Cuộc đời của ta không ích gì cho ai cả, càng không ích cho ta !
Lúc bấy giờ chàng trai Brăngxifoóc bỗng nảy ra một ý kiến hiếm có vào thời ấy : ngựa của chàng đi sát mé biển, và đôi lúc vó nhúng vào nước ; chàng thấy nên thúc nó đi tuốt vào biển, như thế sẽ kết liễu cái kiếp người quá ác nghiệt của chàng. Không phải sao, chàng còn làm gì được nữa sau khi con người duy nhất trên đời đã làm cho chàng cảm thấy hạnh phúc là một điều có thật, con người ấy rời bỏ chàng ? Rồi đột nhiên một ý kiến khác chặn bước chàng lại. Chàng tự nhủ :
< Những khổ đau đang dày vò ta có thấm vào đâu so với những thống khổ trong giây lát nữa ta phải chịu, khi cuộc sống khốn nạn của ta chấm dứt ? Lúc ấy, Hêlen đối với ta không phải chỉ là lạnh nhạt như trong thực tế vừa qua ; ta sẽ trông thấy nàng ở trong cánh tay của một kẻ tình địch, và kẻ tình địch ấy sẽ là một nhà quý tộc Rômơ nào đó giàu có và được trọng vọng ; bởi để vò xé tâm hồn ta, lũ quỷ sứ sẽ tìm tòi những cảnh tượng ác nghiệt nhất, vì bổn phận của chúng là thế. Như vậy thì ta đâu có thể đạt được sự lãng quên đối với Hêlen, dù là trong cái chết ; hơn thế niềm say mê của ta đối với nàng sẽ tăng lên bội phần bởi đó là cách chắc chắn nhất mà quyền lực vĩnh hằng sẽ tìm ra để trừng phạt ta về cái tội lỗi ghê tởm mà ta phạm >.
Để xua hẳn sự cám dỗ đi, Giuyn bèn đọc đi đọc lại một cách thành khẩn bài kinh Avê Maria. Trước đây, chính vì nghe thấy hồi chuông gọi người đọc kinh < Kính chào Đức Mẹ >, bài kinh hiến dâng thánh Mẫu, mà chàng thấy dìu dịu nỗi lòng rồi sa vào một hành động cao quý hào hiệp mà ngày nay chàng coi như điều lỗi lầm lớn nhất trong đời chàng. Tuy nhiên, vì kính cẩn, chàng không dám đi sâu hơn nữa, không dám diễn đạt tất cả ý nghĩ đã chiếm lĩnh trí óc chàng.
< Nếu vì cảm kích bởi Đức Mẹ, ta rơi vào một lỗi lầm tai hại, thì do hiệu lực của lòng công bằng vô biên của Người, Người há không làm nảy ra một hoàn cảnh có khả năng khôi phục hạnh phúc cho ta hay sao ? >.
Quan niệm về lòng công bằng của Đức Mẹ xua đuổi dần dần nỗi thất vọng của chàng. Chàng ngẩng đầu lên, và nhìn thấy trước mặt mình, đằng sau thị trấn Anbanô và khu rừng, quả đồi Môngtê Cavi xanh nghít cây lá và cái tu viện thiêng liêng mà đọc kinh Avê Maria buổi sớm đã đưa chàng đến điều mà bây giờ chàng gọi là một lầm lẫn phản phúc của mình. Cảnh tượng không ngờ của nơi thiêng ấy an ủi chàng. Chàng kêu lên :
< Không, không thể nào Đức Mẹ bỏ ta. Nếu Hêlen đã là vợ của ta, như tình yêu của nàng cho phép, và và danh dự thằng đàn ông ở ta đòi hỏi, thì khi nghe tường thuật cái chết của anh nàng, nàng sẽ nhớ lại mối giao tình buộc nàng vào ta. Nàng nàng sẽ tự bảo rằng nàng đã thuộc về ta từ lâu trước cái lúc mà ngẫu nhiên tai hại đặt ra đối diện với Fabiô trên một chiến trường. Y hơn ta hai tuổi ; y thành thạo hơn trong nghiệp võ, dù sao thì cũng mạnh dạn hơn, khỏe hơn. Hàng nghìn lý lẽ sẽ sẽ nhảy ra chứng thực cho vợ ta thấy rằng không phải tự ta đã gây nên cuộc đụng độ đó. Nàng hẳn đã nhớ rằng ta không có một chút thù hằn nào đối với anh nàng, kể cả khi anh ấy bắn một phát súng vào nàng. Ta còn nhớ khi đến cuộc hò hẹn đầu tiên, sau khi đi Rômơ, về ta đã nói với nàng : Biết làm sao chứ ? Danh dự buộc phải thế ; tôi không làm sao trách cứ một người anh được ! >
Niềm thành kính Đức Mẹ đã nhen nhúm lại hy vọng trong lòng Giuyn, chàng giục ngựa phóng lên và mấy giờ sau đã đến nơi đại đội chàng trú quân. Chàng thấy họ đang chuẩn bị chiến đấu : họ hành quân qua đồi Cátxanh để đến con đường từ Naplơ đến Rômơ. Người đầu lĩnh trẻ tuổi ấy thay ngựa rồi cùng đi với quân sĩ của mình. Ngày hôm đó, họ không đánh nhau. Giuyn không hỏi hành quân như thế để làm gì ; chàng không thiết. Lúc thấy mình lại cầm đầu đội quân của mình, chàng thoạt có một ý nghĩ mới về vận số của chàng. Chàng tự nhủ :
< Ta chỉ là một thằng ngốc thôi, ta bỏ Caxtrô mà đi là quá dại. Có lẽ Hêlen không đến nỗi tội lỗi như ta tưởng trong cơn tức giận. Không, cái tâm hồn đến ngây thơ, đến trong trắng ấy không hề có lúc nào là không gắn bó với ta, cái tâm hồn mà ta đã nhìn thấy những rung động đầu tiên của yêu đương. Đối với ta, nàng có một sự đắm say thấm thía và chân thành ! Không phải nàng đã hơn mười lần tình nguyện trốn theo ta hay sao trong khi ta nghèo đến thế ? và bảo sẽ đến nhờ một tu sĩ ở đồi Cavi làm lễ cưới cho chúng ta ? Ở Caxtrô, đáng lẽ ra trước hết ta phải yêu cầu được có một cuộc gặp gỡ thứ hai và thuyết phục nàng. Quả thật sự si tình làm cho ta đãng trí như một trẻ con ! Trời ơi ! Sao ta không có một người bạn để cầu xin một lời khuyên bảo chứ ? Cùng một hành động mà lúc đầu ta thấy đáng tởm rồi hai phút sau lại thấy tuyệt hay ! >
Tối hôm đó, khi đội quân rời đường cái đi vào rừng, Giuyn tiến đến bên hoàng thân và hỏi ông chàng có thể ở lại ít hôm nữa ở nơi mà ông đã biết không.
- Ma quỷ bắt chú cho xong ! Fabrixơ hét lên đáp lời chàng. Chàng tưởng lúc này là lúc tôi phải quan tâm đến những trò trẻ con ấy à ?
Một tiếng đồng hồ sau, Giuyn lại đi trở về Caxtrô. Ở đấy chàng gặp lại những bộ hạ của chàng. Tuy nhiên chàng không biết nên viết thư cho Hêlen như thế nào sau khi đã rời nàng ra đi một cách trịch thượng như vậy. Thư đầu tiên chỉ có mấy chữ : Người ta có vui lòng tiếp tôi vào đêm sau không ?
Người ta có thể đến cũng là tất cả lời đáp trong thư gửi lại.
Trước đây, khi Giuyn bỏ mà đi, Hêlen tưởng mình đã rời bỏ vĩnh viễn. Lúc bấy giờ, nàng mới thấy hết tầm nghiêm trọng trong luận lý của chàng trai tội nghiệp và đến điều đau khổ đó : nàng là vợ của chàng trước khi chàng mang cái hiểm họa gặp anh nàng trên chiến trường.
Lần này Giuyn được tiếp không với những cách điệu lịch sự mà chàng cảm thấy rất độc ác, như lần đầu. Thật ra Hêlen chỉ đứng sau cửa sổ có mắt lưới cáo mà tiếp Giuyn thôi : nhưng nàng run rẩy và bởi giọng nói của Giuyn dè dặt, và cung cách ngữ ngôn của chàng không khác gì đối với một người xa lạ, cho nên đến lượt Hêlen cảm thấy thấm thía tất cả nỗi độc ác trong lối nói gần như là trịnh trọng, kiểu cách ấy sau khi đã từng thân mật âu yếm làm hởi lòng mát dạ nàng xưa kia. Giuyn rất sợ tâm hồn mình bị vò xé bởi một tiếng lạnh lùng từ sâu trong lòng Hêlen thoát ra, cho nên đã lấy giọng một trạng sư để chứng minh Hêlen là vợ mình từ lâu trước khi xảy ra cuộc chiến đấu tai hại ở Xiăngpi. Hêlen cứ để yên cho chàng nói vì e sẽ khóc lên mất nếu đáp lại một cách khác chứ không phải bằng những tiếng cụt ngủn.
Cuối cùng, thấy mình sắp bộc lộ mất, nàng khuyên bạn hôm sau trở lại : đêm nay, vì sáng mai có lễ lớn cho nên buổi đọc kinh sáng sẽ diễn ra rất sớm, do đó cuộc hẹn hò bí mật của hai người dễ bị lộ. Xét đoán như một gã si tình, Giuyn đăm chiêu suy nghĩ khi từ vườn tu viện đi ra ; chàng không thể kết luận như thế là mình được tiếp chân thành hay lạnh lùng bạc bẽo.
Vì qua chuyện trò với các bạn chiến đấu, tư tưởng quân sự bắt đầu nảy mầm trong ký ức Giuyn cho nên chàng tự nhủ :
< Có lẽ rồi một ngày kia, cũng đến phải bắt cóc Hêlen mới xong >.
Thế rồi chàng lao vào suy xét về những cách thức đột nhập cưỡng bách vào vườn tu viện. Vì tu viện này rất giàu, có thể chẹt được nhiều của lắm, cho nên nó thuê một số gia nhân rất lớn, phần nhiều là binh sĩ giải ngũ : bọn này được xếp ở trong một thứ đồn trại mà các cửa sổ có chấn song mở ra trên một lối đi hẹp ; lối đi này, từ cái cổng ngoài của tu viện trổ trong bức tường thành cao hai mươi sáu thước, đưa người ta đến cổng trong do bà phước tiếp tân coi giữ. Trại canh ở bên trái lối đi ấy, còn bên phải là bức tường của khu vườn, cao mười thước. Mặt tiền tu viện trông ra quảng trường là một bức tường thô thiển, đen sẫm bởi tồn tại lâu đời, chỉ có hai khoảng thông ra ngoài là cái cổng ngoài ấy và một cửa sổ con duy nhất qua đó lính bảo vệ trông nhìn ra bên ngoài. Người ta có thể người ta có thể đoán biết dáng u buồn của bức tường lớn chỉ khoét một cái cửa có mấy tấm tôn dài đóng bằng những cái đanh to tướng cho thêm phần chắc, và một cái cửa sổ con duy nhất cao một thước ba, rộng năm tấc.
Chúng tôi không chép theo nguyên tác trong việc tường thuật lại những cuộc gặp gỡ tiếp theo đã được Hêlen đồng ý. Giọng điệu giữa đôi tình nhân đã trở lại hoàn toàn âu yếm như xưa, như ở trong vườn nơi thị trấn Anbanô ; duy chỉ có Hêlen không bao giờ chịu xuống vườn.
Một tối, Giuyn thấy Hêlen rất trầm tư : mẹ nàng từ Rômơ đến thăm nàng và ở lại mấy hôm trong tu viện. Bà mẹ ấy đến là âu yếm đối với con gái, lúc nào bà cũng có những thê tất tinh vi đối với những tình cảm mà bà đoán thấy ở lòng con, cho nên Hêlen cảm thấy ân hận sâu sắc khi buộc phải lừa dối mẹ ; bởi chung qui, làm sao nàng dám thổ lộ là nàng tiếp người đã làm cho bà mất đứt cậu con trai ? Cuối cùng Hêlen phải thú thật với Giuyn là nếu người mẹ hiền ấy gạn hỏi nàng một cách thế nào đó, thì chắc không bao giờ nàng có đủ can đảm trả lời mẹ bằng những câu dối trá. Giuyn cảm thấy hết nỗi nguy hiểm trong vị trí của chàng : số phận của chàng tùy thuộc và ngẫu nhiên có thể gợi nên một câu thế nào đấy ở miệng phu nhân Căngpirêli. Đêm hôm sau, chàng lấy vẻ kiên quyết nói :
-Ngày mai, tôi sẽ đến sớm hơn, tôi sẽ nhổ một thanh ở hàng chấn song này, em hãy xuống dưới vườn, tôi đưa em đến một nhà thờ ở đấy có một ông cố đạo tận tình với tôi sẽ làm lễ thành hôn cho chúng ta. Trước bình minh, em sẽ lại có mặt ở khu vườn. Một khi em là vợ của tôi rồi thì tôi không lo ngại gì nữa, và nếu bà cụ đòi phải có như là một sự chuộc tội về cái tai họa mà tất cả chúng ta đều lấy làm xót xa, tôi sẽ cam chịu tất, dù có phải nằm đợi tháng chờ không được gặp mặt em, tôi cũng đành lòng.
Thấy Hêlen có vẻ thảng thốt về đề nghị đó, Giuyn nói thêm :
- Hoàng thân gọi tôi trở về bên người ; danh dự và bao nhiêu lý do khác buộc tôi phải đi. Đề nghị của tôi là cách duy nhất đảm bảo tương lai của chúng ta ; nếu em không đồng tình thì chúng ta hãy vĩnh viễn xa rời nhau thôi, bắt đầu từ nơi này, vào giờ phút này. Tôi sẽ ra đi với nỗi ân hận về sự thiếu thận trọng của mình. Tôi trót tin lời hứa danh dự của cô, cô đã phụ lời thề thiêng liêng nhất, và tôi hy vọng là mãi rồi nỗi khinh bỉ chính đáng do tính nông nổi của cô gây ra sẽ chữa khỏi vết thương lòng từ bao lâu nay đã làm điêu đứng cuộc đời tôi.
Hêlen khóc sướt mướt. Nàng vừa khóc vừa kêu lên :
- Chúa cao cả ôi ! việc này nó kinh khủng làm sao đối với mẹ tôi !
Nhưng rồi cuối cùng nàng cũng chấp nhận lời đề nghị của Giuyn.
Nhưng, nàng nói thêm - người ta có thể phát hiện chúng ta ở vòng đi hoặc vòng về. Anh hãy nghĩ đến cái tai tiếng sẽ nổ ra, nghĩ đến cái vị trí gớm ghiếc của mẹ em nếu mà thế ; hãy chờ bà cụ đi đã, chỉ mấy hôm nữa thôi.
- Cô đã đạt kết quả làm tôi nghi ngờ đến cả điều đối với tôi là thần thánh và thiêng liêng nhất : đó là lòng tin tưởng của tôi ở lời hứa của cô. Tối mai chúng ta sẽ là vợ chồng hoặc giờ phút này là giờ phút chúng ta gặp nhau lần cuối khi còn ở bên này nấm mồ.
Nàng Hêlen đáng thương chỉ biết đáp lại bằng nước mắt ; nhất cái giọng cương quyết và cay độc của Giuyn vò xé lòng nàng. Nàng có thật đáng cho chàng khinh bỉ hay không ? Người tình nhân ngoan ngoãn và âu yếm trước kia đây ư ? Cuối cùng nàng thuận làm theo lệnh chàng.
Giuyn ra về. Kể từ lúc này, Hêlen đợi cái đêm sau tới với những cơn khắc khoải xé ruột xé gan. Giá nàng chuẩn bị để chết, chắc chắn chết, nỗi đau đớn của nàng hẳn sẽ ít vò xé hơn ; nàng hẳn đã tìm ra được ít nhiều dũng khí trong sự tưởng tượng về tình yêu của Giuyn và niềm âu yếm của mẹ nàng. Đêm chưa sáng, nàng đang còn nhiều lần thay đổi quyết định một cách đau khổ nhất. Có những lúc nàng muốn thú tất với mẹ. Ngày hôm sau, nàng xanh xao quá khi ra mắt mẹ, cho nên bà này quên tất cả những dự định khôn ngoan của mình, lao vào lòng lao vào lòng con mà kêu lên :
- Có việc gì xảy ra thế hở con ? Lạy Chúa, con hãy nói cho mẹ biết con đã làm gì hoặc sắp làm gì đi nào. Giá mà con cầm dao mà đâm vào tim mẹ, mẹ cũng còn ít đau đớn hơn là con cứ một mực yên lặng cay nghiệt như thế kia với mẹ.
Hêlen thấy quá rõ là mẹ mình yêu mình vô cùng tận nàng cũng thấy rõ ràng là không những mẹ không cường điệu tình cảm của mẹ, lại còn tìm cách diễn đạt cho có chừng mức, cho nên cuối cùng nàng cũng quá cảm kích ; nàng quỳ xuống dưới chân mẹ. Vì mẹ nàng muốn tìm biết điều bí mật tai hại và vừa kêu lên là Hêlen lánh mặt mình, nên Hêlen đáp ngày mai và tất cả những ngày sau, nàng sẽ luôn luôn sống bên cạnh mẹ, nhưng nàng van xin mẹ đừng đòi hỏi gì thêm nữa.
Cái câu nói hở đó đã mau chóng đưa tới một sự thú nhận trọn vẹn. Phu nhân Căngpirêli biết rằng kẻ sát hại con bà đang ở rất gần bà, thì lấy làm ghê tởm. Nhưng rồi lại có một sự vui lòng hả dạ sâu đậm và trong lành tiếp theo nỗi đau đớn ấy. Làm sao hình dung được sự hê hả của bà khi bà được biết rằng con gái bà không hề lầm lỡ sa ngã ?
Tất cả những dự định của bà mẹ thận trọng ấy đều thay đổi tức thời và đồng loạt. Bà tự cho phép trí trá với một người đối với bà không là gì cả. Lòng Hêlen bị vò xé bởi những biến động của của những tình cảm cay nghiệt ; sự thú nhận của nàng hết sức chân thành, tâm hồn rối bời ấy cần được thổ lộ. Bà Căngpirêli từ giây trước đã tự cho mình quyền làm tất, bèn nghĩ ra một loạt lý lẽ ghi ra đây thì quá dài dòng. Bà dễ dàng chứng minh cho cô con gái khốn khổ thấy rằng một cuộc hôn nhân bất hợp pháp luôn để lại vết nhơ trên cuộc đời một người đàn bà, không bằng một cuộc hôn nhân công khai hợp pháp ; nàng có thể đạt cuộc hôn nhân công khai đầy đủ danh dự ấy nếu nàng vui lòng chịu lui lại, chỉ tám ngày thôi, cái cử chỉ phục tùng mà nàng cần thực hiện đối với một người tính một người tình hào hiệp dường ấy.
Phu nhân Căngpirêli nói bà sắp đi Rômơ, bà sẽ trình bày với ông chồng là Hêlen đã kết hôn với Giuyn khá lâu trước khi xảy ra cuộc xung đột Xiăngpi ác hại ; lễ kết hôn hoàn thành chính vào cái đêm mà cải trang dưới chiếc áo thầy dòng. Hêlen đã gặp cha và anh ở bờ hồ, trên con đường trổ vào núi đá dọc theo tu viện dòng Capuyxanh. Bà mẹ cố tình bám con gái cả ngày hôm đó và cuối cùng vào chiều tối, Hêlen viết cho người yêu một bức thư ngây thơ và theo chúng tôi, rất cảm động, trong đó nàng thuật lại những dằn vặt xé lòng nàng. Cuối thư, nàng nói nàng quì xin chàng rộng lượng cho nàng hõan thời hạn tám hôm thôi. Nàng lại viết thêm :
< Khi viết cho anh bức thư này - mà người liên lạc của mẹ em đang chờ để mang đi - em cảm thấy hình như em thú thật với mẹ em là em sai trái. Em tưởng như anh nổi giận, mắt anh nhìn em với bao nỗi căm hờn ; lòng em vò xé bởi những ân hận khốc liệt. Anh sẽ bảo là tính em quá nhu nhược, quá nhút nhát, đáng khinh bỉ ; em cũng tự thú là thế hỏi thiên thần của lòng em. Nhưng anh hãy hình dung cảnh tượng mẹ em mặt dầm nước mắt gần như quỳ dưới chân em. Vậy nên em thấy không thể nào không nói cho mẹ biết là có một lý do nào đó ngăn trở em thuận theo lời mẹ yêu cầu. Một khi em đã hèn yếu nói lên cái lời bất cẩn đó, thì không biết có gì diễn ra trong tâm thần em mà em cảm thấy như không thể không kể lại tất cả những gì xảy ra giữa hai ta. Cố sức nhớ lại thì hình như tâm trí em lúc ấy không còn chút nghị lực nào đang cần có một lời khuyên bảo. Em đã hy vọng tìm thấy sự khuyên bảo đó trong lời lẽ của mẹ em... Anh ơi, em đã quên mất là quyền lợi của bà mẹ thân yêu đó lại trái ngược với quyền lợi của anh. Em quên cái bổn phận đầu tiên của em là vâng lời anh, và thấy khá rõ là em không có khả năng cảm thụ thứ tình yêu chân chính mà người ta bảo là vượt qua tất cả mọi thử thách. Anh hãy khinh bỉ em đi, anh Giuyn ơi, nhưng nhân danh Chúa, em van anh hãy cứ yêu em như trước. Anh cứ cướp em đi nếu anh muốn, nhưg xin anh hãy công nhận cho em nhờ là giá như không có mẹ em ở tu viện, thì những hiểm nguy ghê gớm nhất, cho đến sự nhục nhã nữa, không gì trên đời này ngăn trở được em vâng lệnh anh. Nhưng mà bà mẹ này tốt quá ! Anh hãy nhớ lại những điều em nói với anh trước đây. Khi bố em vào soát xét phòng em, mẹ đã cứu những bức thư từ của anh mà em chẳng còn cách gì cất giấu nữa ! thế rồi khi nguy biến đã qua, mẹ trả hết lại cho em, không màng xem, không nói một lời trách móc nào ! Ấy đấy, suốt đời em, mẹ đối với em lúc nào cũng như vào cái phút quyết liệt ấy. Anh thấy em đáng phải yêu mến mẹ em như thế nào ! Vậy mà trong khi viết thư cho anh đây, em cảm thấy hình như em thù ghét bà (nói điều này ra quả là ghê tởm !). Bà có bảo là vì trời nóng nực, bà muốn nghỉ đêm ở trong một cái lều dựng ngoài vườn ; em nghe thấy tiếng búa, lúc này người ta đang dựng đều dựng lều đây. Không thể gặp nhau đêm nay. Em lại còn e rằng buồng ngủ của những cô ký túc bị khóa lại, cũng như hai cái cửa ở cầu thang quay, tuy rằng lâu nay người ta không làm thế. Những đề phòng ấy làm cho em không thể xuống vườn được, dù em tin rằng hành động ấy sẽ giúp cho em làm dịu được sự giận dữ của anh. Ôi ! lúc này mà có cách thì em sẵn sàng trao thân gửi phận cho anh, em sẽ sung sướng lao đến ngôi nhà thờ, nơi người ta định làm lễ thành hôn cho chúng ta ! >.
Đoạn cuối thư gồm hai trang những câu điên dại, trong đó tôi thấy những luận lý say mê có vẻ học được ở triết học Platông. Tôi đã tước bỏ nhiều đoạn duyên dáng theo kiểu ấy trong bức thư tôi vừa dịch.
Giuyn Brăngxifoóc rất ngạc nhiên khi nhận thư khoảng một tiếng đồng hồ trước khi trước lúc đọc kinh Avê Maria buổi tối, đúng lúc chàng vừa thu xếp xong với ông cố đạo. Chàng khôn xiết căm giận :
- Con người nhu nhược và nhút nhát đó khỏi phải khuyên ta bắt cóc !
Nói xong chàng đi vào rừng Fagiôla tức khắc.
Về phần Căngpirêli phu nhân, tình thế của bà như sau : chồng bà đang sắp chết ; vì không báo thù Brăngxifoóc được, ông suy mòn đi dần về cõi chết. Ông đã hứa những số tiền rất lớn cho mấy lính đánh thuê ở Rômơ, mà không ai dám nhận tấn công một đầu lĩnh - như họ thường gọi - của hoàng thân Côlonna ; họ thừa biết là bản thân họ và cả gia đình họ sẽ bị tận sát. Trước đấy chưa đến một năm, cả một làng đã bị thiêu hủy để trừng phạt vì cái chết của một người lính trong đội quân hoàng thân và tất cả những ai trong làng ấy, bất cứ đàn ông hay đàn bà, nếu tìm cách chạy trốn ra đồng, đều bị trói chân tay ném vào mấy cái nhà đang cháy.
Phu nhân Căngpirêli có những đất đai rộng lớn trong vương quốc Náplơ ; chồng bà ra lệnh cho bà gọi từ các nơi ấy đến những tay sát nhân, nhưng bà chỉ vâng lạnh nửa vời ; bà ngỡ con gái bà đã bị buộc chặt vào với Giuyn Brăngxifoóc không cách gì hồi vãn hồi được. Vì tin như thế, bà cho rằng Giuyn cần tham gia một vài chiến dịch trong các đội quân Tây-ban-nha lúc bấy giờ đang đi đánh dẹp những đám phiến loạn ở đất Frăngđrơ. Nếu y không bị giết thì - bà nghĩ thế - đó là dấu hiệu chứng tỏ Chúa không bác bỏ một cuộc hôn nhân cần thiết ; trong trường hợp ấy, bà sẽ cho con gái những đất đai của bà ở vương quốc Náplơ;Giuyn Brăngxifoóc sẽ lấy tên một trong những ấp ấy và sẽ cùng đi với vợ sang trú ngụ ở Tây-ban-nha mấy năm. Sau những thử thách đó có lẽ bà sẽ đủ can đảm để gặp chàng rể.
Thế nhưng việc xưng thú của con gái bà đã làm thay đổi tình hình : việc Hêlen lấy Brăngxifoóc trở nên không cần thiết nữa ; còn khác hơn nhiều, trong khi Hêlen viết cho người yêu bức thư chúng tôi vừa dịch, bà Căngpirêli viết thư đến Pexcara và Chiêti bảo các tá điền phái đến Caxtrô cho bà những người đáng tin cậy, có thể thực hiện một cuộc bạo hành. Bà nói toạc với họ là cần phải báo thù kẻ giết con bà, chàng Fabiô, ông chủ trẻ của họ. Những người giao thông mang các thư ấy lên đường vào lúc trời sắp tối.