Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỷ XIX Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội(25)

Meika

Thành viên
Tham gia
26/12/2023
Bài viết
30
CHO MỘT CỐC ĐÂY



Guy đơ Môpatxăng



Tại sao tối hôm đó tôi lại vào tiệm bia ấy nhỉ. Tôi không hề biết. Trời rét. Một làn mưa nhẹ, một màn bụi nước li ti bay lượn, phủ lên những ngọn đèn ngoài đường một áng sương trong suốt, làm loáng lên những vỉa hè thấp thoáng ánh đèn từ các cửa hiệu, rọi sáng chất bùn ẩm ướt và những bàn chân lấm của khách qua đường.

Tôi không định đến nơi nào cả. Sau bữa ăn chiều, tôi đi dạo đôi chút. Tôi qua nhà Tín dụng Lyông, qua phố Viviên, qua những phố khác nữa. Bỗng tôi thấy một tiệm bia lớn gần đông chật. Tôi bước vào một cách thật vô cớ. Tôi không khát.

Tôi đưa mắt tìm một chỗ nào không chen chúc lắm và tôi đến ngồi bên một gã đàn ông trông đã già, đang hút một ống điếu loại hai xu, bằng đất, đen như than. Sáu hoặc tám chiếc cốc thủy tinh chồng lên bàn, trước mặt gã, nói lên số bia gã đã uống. Tôi chẳng quan sát gã làm gì. Chỉ nhìn qua một cái, tôi đã nhận ra ngay một tay cạn cốc, một trong những khách hàng quen của tiện bia, cứ sáng sớm lúc mở cửa hiệu thì đến và buổi tối khi đóng cửa thì ra về. Gã bẩn thỉu, đỉnh đầu hói, trong khi những sợi tóc dài, hoa râm, bết nhẫy, xõa xuống cổ áo rơđanhgôt. Quần áo gã rộng thùng thình, dáng chừng may từ hồi gã còn to béo. Người ta đoán ra rằng quần không được chặt lắm và chắc gã cử đi mươi bước lại phải xốc giữ lấy tấm y phục lỏng lẻo ấy. Chẳng biết gã có mặc gilê hay không ? Chỉ nghĩ đến đôi giày của gã và các thứ chứa đựng trong ấy là tôi đã hết vía rụng rời. Cửa tay áo sờn rách, đen kịt ở mép, cũng như móng tay gã.

Khi tôi đã ngồi xuống bên cạnh, nhân vật ấy nói với tôi bằng một giọng bình thản : « Cậu khỏe chứ ? »

Tôi giật thót mình quay lại phía gã và nhìn vào mặt gã. Gã tiếp : « Cậu không nhận ra mình à ? »

– Không.

– Đê Barê

Tôi sửng sốt. Đó là bá tước Giăng đê Barê, bạn học cũ của tôi hồi ở trường trung học.

Tôi bắt tay gã, bàng hoàng đến mức không biết nói năng gì.

Cuối cùng tôi ấp úng : « Còn cậu, cậu khỏe chứ ? »

Gã thản nhiên trả lời : « Mình à, thường thôi ».

Gã lặng yên. Tôi muốn niềm nở, tôi kiếm lời để nói :

– Và... cậu làm gì nhỉ ?

Gã trả lời một cách nhẫn nhục : « Cậu trông đấy ».

Tôi cảm thấy mình đỏ mặt. Tôi gặng hỏi : « Nhưng ngày nào cũng thế ư ? »

Gã vừa nói vừa thả ra những hơi khói đặc : « Ngày nào cũng như vậy cả ».

Rồi gã lấy một đồng xu rơi lăn lóc, gõ xuống bàn, kêu : « Cho hai cốc đây ! »

Một giọng xa xa nhắc lại : « Bàn bốn, hai cốc !». Một giọng khác xa hơn buông một tiếng « Đây » lảnh lót. Rồi một người đàn ông khoác tạp dề trắng xuất hiện, mang hai cốc bia, y chạy và làm sóng sánh những giọt màu vàng xuống mặt sàn rải cát.

Đê Barê uống một hơi cạn cốc của mình và vừa đặt cốc xuống bàn vừa hít bọt bia dính ở ria mép.

Rồi gã hỏi : « Có gì mới lạ không ? »

Quả thật tôi chẳng biết điều gì mới lạ để nói với gã. Tôi ấp úng : « Chẳng có gì cả, cậu ạ. Mình buôn bán»

Gã vẫn nói bằng cái giọng đều đều bình thản của gã : « Và... cậu thích à ? »

– Không, nhưng cậu bảo làm thế nào được ? Cũng phải làm một cái gì chứ !

– Tại sao vậy ?

– Thì để... để có công có việc.

– Như vậy ích gì ? Mình, mình chẳng làm gì cả, như cậu trông đấy, chẳng bao giờ làm gì cả. Khi người ta không có tiền, mình hiểu là người ta cần làm việc. Khi đã đủ sinh sống thì làm là vô ích. Làm việc để làm gì chứ ? Cho cậu hay cho kẻ khác ? Nếu cậu làm cho cậu, tức là điều đó khiến cậu thích thú, thế thì rất tốt, nếu cậu làm cho kẻ khác, thì cậu chỉ là thằng ngốc.

Rồi, đặt ống điếu xuống mặt bàn đá, gã lại kêu : « Cho một cốc đây !». Và gã tiếp : « Vì nói nên mình khát. Mình không quen nói. Phải, mình chẳng làm gì hết, mình cứ để buông trôi, mình già đi. Chết đi mình không tiếc gì cả. Mình chẳng có kỷ niệm nào khác ngoài cái tiệm bia này. Không vợ, không con, không lo âu, không buồn phiền, không có gì hết. Như vậy lại hơn ».

Gã uống cạn cốc bia họ mang đến, liếm môi, rồi lại cầm điếu lên hút. Tôi kinh hãi nhìn gã. Tôi hỏi gã :

– Nhưng có phải bao giờ cậu cũng như thế này đâu ?

– Xin lỗi, bao giờ cũng vậy, từ hồi đi học.

– Cậu ạ. như vậy không phải là một cuộc sống. Thật khủng khiếp. Này, cậu có làm cái gì chứ, cậu có yêu thích một cái gì, cậu có bạn bè chứ ?

– Không. Minh dậy vào mười hai giờ trưa. Mình đến đây, mình ăn sáng, mình uống bia rồi mình đợi trời tối, mình ăn tối, mình uống bia ; một giờ rưỡi sáng mình về ngủ vì họ đóng cửa. Đó là điều làm mình rầy nhất. Mười năm trời nay, thì sáu năm mình ở trên cái ghế này, trong cái xó của mình ; còn bao nhiêu là trong gi.ường của mình, chẳng bao giờ ở nơi nào khác. Đôi khi mình cũng chuyện trò với người quen.

– Nhưng khi mới đến Pari, thoạt tiên cậu làm gì ?

– Minh đã học luật... ở tiệm cà phê Mêđixit.

– Rồi sau đó ?

– Sau đó.. mình qua sông và sang đây.

– Tại sao cậu lại chịu mất công như thế ?

– Làm thế nào được hở cậu, không thể ở xóm Latinh suối đời được. Sinh viên làm ồn quá. Bây giờ thì minh sẽ không nhúc nhích nữa. Cho một cốc đây !

Tổ tưởng gã giễu tôi. Tôi hỏi gặng :

– Này cậu nói thật đi. Cậu gặp một chuyện rất buồn phải không ? Thất tình chứ gì ? Chắc chắn cậu là một người bị điều bất hạnh. Cậu bao nhiêu tuổi ?

– Ba mươi ba. Nhưng trông mình ít ra cũng phải bốn mươi nhăm.

Tôi nhìn thẳng vào mặt gã. Bộ mặt răn reo, không sửa sang, trông gần như mặt một ông già. Trên đỉnh đầu, vải sợi tóc dài phơ phất trên làn da không lấy gì làm sạch sẽ. Lông mày gã to tướng, ria mép dày, râu rậm. Không hiểu sao đột nhiên tôi có cảm giác nhìn thấy một chậu đầy nước đen xỉn, giá như nước ấy rửa tất cả những râu tóc này.

Tôi bảo gã : « Đúng, cậu có vẻ già hơn tuổi. Chắc chắn cậu đã gặp nhiều chuyện buồn » .

Gã đáp : « Mình cam đoan với cậu là không. Mình già vì mình không bao giờ ra nơi thoáng khí. Chẳng có gì làm xuy người bằng cuộc sống ở tiệm ».

Tôi không tin gã : « Chắc cậu cũng chơi bời chứ không yêu đương nhiều, không thể hói như cậu được. »

Gã bình tĩnh lắc đầu, làm rụng lả tả xuống lưng những bụi gầu trăng trắng rơi từ những sợi tóc cuối cùng của gå : « Không, xưa nay mình vẫn đứng đắn ». Rồi ngước nhìn lên bóng đèn treo đang chiếu nóng đầu chúng tôi : « Mình hói vì hơi đốt đèn đấy. Nó là kẻ thù của tóc.

– Cho một cốc đây ! – Cậu không khát ư ? »

– Không, cám ơn cậu. Nhưng quả thực cậu làm mình phải chú ý. Cậu nản chí đến mức này từ bao giờ thế ? Đó là điều không bình thường, không tự nhiên. Có cái gì ở bên trong đây.

– Phải, chuyện từ thuở nhỏ kia. Hồi bé mình bị một vố, nó đã khiến mình chán chường cho đến chết.

– Chuyện gì thế ?

– Cậu muốn biết ư ? Cậu nghe nhé. Cậu còn nhớ tòa lâu đài nơi mình lớn lên ở đấy chứ, vì cậu đã đến dăm sáu bận vào dịp hè mà. Chắc cậu còn nhớ tòa nhà lớn màu xám, ở giữa một khu vườn lớn, và những con đường dài trồng toàn sồi, lồng lộng hướng về bốn phương trời. Chắc cậu còn nhớ bố mẹ mình, cả hai đều lễ nghi kiểu cách, trịnh trọng và nghiêm nghị.

Tôi yêu quý mẹ, tôi gờm sợ bố, và tôi kính trọng cả hai, vả lại tôi đã quen thấy ai ai cũng cúi rạp xuống trước hai người. Trong vùng, bố mẹ tôi là Ngài bá tước và phu nhân bá tước ; và cả láng giềng của chúng tôi, nhà Ravolê, Tanơma, Brenơvin cũng đều trọng vọng bố mẹ tôi.

Dạo ấy tôi mười ba tuổi. Tôi vui tươi, hài lòng với hết thảy mọi sự, như con người ta vào lứa tuổi ấy, tràn trề niềm hạnh phúc được sống.

Thế rồi, vào cuối tháng chín, vài ngày trước khi trở lại trường, tôi đang chơi giả làm chó sói ở các lùm cây trong vườn, đang chạy giữa các nhành, lá, thì lúc tạt ngang qua một con đường, tôi nhìn thấy bố mẹ đang đi dạo.

Tôi còn nhớ rõ như mới hôm qua đây. Ngày hôm ấy trời lộng gió. Cả hàng cây rạp mình xuống dưới những cơn gió, rền rĩ, như đang kêu la, những tiếng kêu trầm đục, sâu thẳm, mà rừng rú thường thốt lên trong bão táp.

Những chiếc lá bị cuốn đi, đã vàng úa, bay vèo như chim, quay cuồng, rơi xuống, rồi chạy suốt dọc lối đi như những con vật nhanh nhẹn.

Trời ngả về chiều. Trong các bụi rậm, tối âm u. Gió, cành lay động đã kích thích tôi, khiến tôi chạy lồng lên như điên, và la hét để bắt chước chó sói.

Nhìn thấy bố mẹ, tôi liền nấp dưới các cành cây, rón rén đi về phía hai người, để bắt chợt họ, như thể tôi là một kẻ gian thực sự.

Nhưng tôi bỗng dừng lại, hoảng sợ, cách họ vài bước. Bố tôi, giận dữ một cách kinh khủng, quát lên :

– Mẹ cô là một kẻ ngu đần ; vả lại, đây không phải chuyện mẹ cô, mà là cô kia. Tôi bảo cho cô biết là tôi cần số tiền ấy, và tôi muốn cô phải ký vào.

Mẹ tôi trả lời bằng một giọng kiên quyết :

– Tôi không ký. Đó là tài sản của thằng Giăng. Tôi giữ cho nó, và tôi không muốn ông lại ăn hết tài sản ấy với gái điếm và con hầu, như ông đã ăn gia tài của ông.

Thế là bố tôi, run lên vì cuồng giận, quay người lại, nằm lấy cổ mẹ tôi, dùng tay kia đánh hết sức mạnh, vào giữa mặt bà.

Mũ mẹ tôi rơi xuống, tóc bà xổ ra, sõa sượi, bà cố tránh đòn nhưng không được. Và cha tôi, như điên lên, cứ đánh, cứ đánh. Mẹ tôi lăn lộn trên mặt đất, lấy hai cánh tay ôm mặt. Thế là bố tôi lật ngửa bà lên để lại đánh nữa, vạch hai bàn tay che mặt ra.

Còn tôi, bạn ạ, tôi tưởng như đến ngày tận thế, tưởng như các luật lệ vĩnh cửu đều đổi thay. Tôi cảm thấy sự đảo lộn mà con người thấy, trước những điều dị thường, trước những sự đổ vỡ khủng khiếp, trước những tai họa không phương cứu chữa. Đầu óc trẻ thơ của tôi hoảng lên, loạn lên. Và tôi bèn dốc toàn lực la hét, không hiểu vì sao, kinh hoàng, đau đớn, hoang mang một cách kinh khủng. Bố tôi nghe thấy, quay lại, nhìn thấy tôi và đứng dậy, tiến về phía tôi. Tôi tưởng ông sắp giết tôi, và tôi bỏ chạy như một con vật bị săn đuổi, cứ nhằm thẳng trước mặt mà chạy trong rừng.

Có lẽ tôi đã chạy một giờ, hai giờ, tôi không biết nữa. Đêm đến, tôi ngã lăn xuống mặt cỏ, và tôi nằm lại đấy, bàng hoàng, thảng thốt vì sợ hãi, dày vò vì một nỗi buồn có thể làm tan vỡ mãi mãi một tấm lòng trẻ thơ tội nghiệp. Tôi rét, có thể là tôi đói. Trời sáng. Tôi không dám ngồi dậy, không dám đi, không dám quay về, không dám chạy trốn, sợ gặp phải bố tôi, người mà tôi không muốn nhìn lại nữa.

Có lẽ tôi sẽ chết vì khổ sở, và vì đói ở cái gốc cây ấy, nếu người coi rừng không phát hiện ra tôi và dùng vũ lực đem tôi về.

Tôi thấy bố mẹ tôi với vẻ mặt bình thường hàng ngày. Mẹ tôi chỉ bảo tôi : « Con hư lắm, con làm mẹ sợ quá, cả đêm mẹ không ngủ ». Tôi không đáp, nhưng tôi òa lên khóc. Bố tôi không nói một lời.

Tám ngày sau, tôi trở lại trường.

Này bạn ạ, đối với tôi thế là hết đấy. Tôi đã nhìn thấy mặt trái của sự vật, mặt xấu xa ; từ ngày hôm ấy tôi không thấy mặt tốt nữa. Cái gì đã xảy ra trong trí óc tôi nhỉ ? Một hiện tượng kỳ quái nào đã xoay chuyển tư tưởng của tôi ? Tôi không biết. Nhưng tôi chẳng thích thú một cái gì nữa, chẳng thiết gì nữa, chẳng yêu ai, chẳng có một h.am m.uốn nào, một tham vọng hoặc hy vọng nào nữa. Và tôi luôn nhìn thấy người mẹ tội nghiệp của tôi, nằm dưới đất, ở lối đi, trong khi bố tôi đánh đập bà.

Mấy năm sau, mẹ tôi chết. Bố tôi vẫn còn sống. Tôi không gặp lại ông ta. – Cho một cốc đây ! ....

Họ đem đến cho gã một cốc, gã nốc một hơi cạn sạch. Nhưng khi cầm lại ống điếu, vì run tay, gã đánh vỡ điếu. Gã liền phác một cử chỉ tuyệt vọng, và nói : « Này ! đây quả là một chuyện buồn thực sự. Phải mất một tháng trời mình mới lại hút cho ống điếu mới ám khói thành cao ».

Và gã buông ra, qua gian phòng rộng, giờ đây đầy khói và khách, tiếng kêu muôn thuở của gã : « Cho một cốc đây – và một ống điếu mới nhé ! »



LÊ HỒNG SÂM dịch​
 
×
Quay lại
Top Bottom