Meika
Thành viên
- Tham gia
- 26/12/2023
- Bài viết
- 50
XTĂNGĐAN
Tóm tắt :
Mấy vở kịch rẻ tiền cũng như nhiều tác giả thường nói về những tên cướp Ý ở thế kỷ mười sáu mà - chính họ không biết - một cách khiến cho ngày nay, chúng ta nghĩ về chúng rất sai lạc.
Thật ra, nói chung họ là những người chống đối mấy chính quyền tồi tệ đã thay thế cho các chế độ cộng hòa thời trung cổ ở nước Ý. Người bạo chúa thường là kẻ giàu có nhất trong chính phủ cộng hòa quá cố và để mua chuộc đám thứ dân, hắn trang trí cho thành phố những nhà thờ tráng lệ và những bức hội họa tuyệt vời. Không có một sự gia nào ở các tiểu quốc ấy dám thuật lại những vụ đầu độc và mưu sát diễn ra không biết bao nhiêu mà kể do sự hoảng sợ của bọn tiểu bạo chúa này, chúng muốn hạ thủ trước những người mà chúng nghi ngại. Bọn sử gia đạo mạo này là thủ hạ ăn lương của chúng. Hãy chú ý là mỗi tiểu bạo chúa ấy biết đích thân người thù ghét mình, và rất nhiều những tiểu chúa đó đã bị ám sát, rồi thì các bạn sẽ hiểu những thù hận sâu sắc, những nghi kỵ trường cửu đã làm nên trí thông minh và lòng dũng cảm của người Ý ở thế kỷ XVI và ban thiên tài ấy cho các nghệ sĩ của họ.
Các bạn sẽ thấy những tình cảm mãnh liệt đó đã ngăn cản sự hình thành tập quán lố bịch mà người ta gọi là danh dự vào thời Xêvinhê phu nhân, cái tập quán hy sinh tính mệnh để phụng sự lãnh chúa của mình và làm cho phụ nữ mến ưa.Ở nước pháp thế kỷ mười sáu, chỉ ở chiến trường hoặc trong những cuộc đấu tay đôi, người ta mới có thể tỏ ra là người hoạt động và xứng đáng đoạt được sự ngưỡng mộ của thiên hạ, và vị phụ nữ thích tính can đảm, nhất là sự táo bạo, họ trở nên người phán xét tối cao về phẩm giá của người đàn ông. Vì vậy tinh thần phong nhã phát sinh, nó dần dà thủ tiêu hết các nhiệt tình, kể cả tình yêu để nhường chỗ cho tên chúa tể tàn ác là bệnh hiếu danh.
Ở Ý hồi đó, ai có tài gì thì được trọng vọng về tài ấy, về những đường kiếm lừng lẫy cũng như về những phát hiện trong kho sách cổ : chẳng hạn như Pêtrác, thần tượng của thời đại ông. Một phụ nữ thế kỷ mười sáu yêu một người thông thạo chữ Hy- lạp cũng ngang, có khi còn hơn yêu một người gan dạ ở chiến trường.
Vì thế nước Ý đã sản sinh những Raphaen, những Gioócgiông, những Titiêng, những Coregiơ, trong khi nước Pháp sản sinh ra những chiến tướng dũng mãnh của thế kỷ mười sáu, mỗi tướng đã giết vô số kẻ thù, nhưng tới nay thì không ai biết đến nữa.
Tôi xin lỗi bạn đọc về những sự thật khó nghe ấy. Dẫu sao, những sự trả thù ghê gớm và cần thiết của các tiểu bạo chúa Ý thời Trung cổ đã khiến cho nhân dân có cảm tình với những kẻ lục lâm. Người ta ghét họ khi họ cướp ngựa, lúa mì và tiền bạc của dân, nhưng dân chúng vẫn có cảm tình với họ ; còn những cô gái làng thì thích các bạn trẻ đã có một lần vào núi sống bên cạnh kẻ cướp sau một hành động khinh xuất nào đó.
Cho đến nay cũng vậy, mọi người đều ngại gặp kẻ cướp dĩ nhiên ; nhưng khi chúng bị trừng phạt thì lại thương hại chúng. Là vì cái dân tộc tế nhị, hóm hỉnh thường cười cợt những văn kiện do các ông chủ công bố, lại thường xuyên thích đọc những bài thơ nồng nhiệt nêu thành tích của những kẻ cướp trứ danh. Những gì anh hùng ở trong các sự tích ấy làm rung động các thớ nghệ sĩ trong d.a thịt mấy tầng lớp bần cùng kia ; vả lại họ ngấy những lời tán tụng chính thức đối với một số nhân vật, cho nên những gì không cho kẻ quyền thế đưa ra lại dội thẳng vào lòng họ. Ngay cách đây mười lăm năm, trước khi chính phủ đập tan những toán kẻ cướp, thì những vụ kẻ cướp về trừng trị quan lại không phải là hiếm thấy. Nếu những kẻ cướp này không trừng trị nổi những tên những tên huyện lệnh độc tài đó thì ít ra họ cũng thách thức chúng, chế nhạo chúng và đó không phải là điều bị xem thường đối với cái dân tộc thông minh này.
Ở thế kỷ mười sáu, nếu có một người nghèo hèn bị kết án tử hình vì nhà quyền thế không ưa thì ta thường thấy kẻ cướp đánh phá nhà ngục để giải thoát cho người bị ức hiếp đó. Về phía mình, cái gia đình có quyền thế ấy cũng không chỉ biết trông cậy vào chín hay mười người lính canh ngục, cho nên họ mộ một đội gia binh, cho cắm trại trong vùng quanh quất và đội này sẽ áp tải tên tội phạm nhân khốn khổ đến nơi thọ hình.
Tình trạng xã hội như vậy như thế khiến cho luân lý, đạo đức kêu rên, tôi công nhận ; nhưng những phong tục tập quán của thế kỷ mười sáu đó ở Ý vô cùng thích hợp để tạo nên những con người xứng đáng với danh hiệu là người. Nhiều sử gia ngày nay được khen ngợi đã tìm cách che dấu tình trạng đó. Có vài sử gia muốn nói sự thật thì bị khủng bố. Bởi vậy, muốn hiểu biết lịch sử Ý thì việc đầu tiên cần làm là đừng tìm đọc những sử gia chính thống. Chẳng nơi nào sự nói dối được có giá trị như triều đại các tiểu vương này ...
Sau khi kể biết bao chuyện bi thảm - tác giả bản sách chép tay ở Flôrăngxơ viết như thế - tôi kết thúc bằng một câu chuyện mà thuật lại tôi hết sức não lòng (...)
<Hêlen đơ Căngpirêly sinh năm 1542 ở thành phố Anbanđô xinh đẹp, sát đại bản doanh của bọn cướp. Thân sinh nàng là một nhà quý tộc giàu nhất xứ, và với cương vị đó, ông đã kết hôn với Vichtoa Carafafa, một nữ địa chủ lớn trong vương quốc Nắplơ. Tôi có thể kể ra mấy cụ già hãy còn sống và đã biết rõ Vichtoa Carafafa và con gái của bà ta. Vichtoa là một mẫu mực về tính thận trọng và sự thông minh, nhưng với tất cả tài trí của mình, bà vẫn không ngăn ngừa được sự sụp đổ của gia đình bà. Lạ thay ! những tai họa khủng khiếp diễn ra trong câu chuyện thê lương tôi sắp kể ra đây, tôi thấy không thể gán riêng trách nhiệm cho bất cứ một nhân vật nào mà tôi sẽ giới thiệu với độc giả. Tôi thấy có những người bất hạnh, mà thú thật không tìm thấy kẻ làm nên tội lỗi (...)
<Vị lãnh chúa Đơ Căngpirêly ấy được tiếng là người phong nhã và giàu lòng từ thiện, nhưng rất thiếu thông minh, bặt thiệp, do đó dần dà ông từ bỏ nơi cư trú Rômơ và cuối cùng hầu như quanh năm sống trong lâu đài riêng ở Anbanô. Ông lo khai thác đất đai của ông trải ra ở vùng đồng bằng đặc biệt phì nhiêu nằm ở khoảng giữa thành phố và biển cả. Theo lời khuyên của vợ, ông cố tạo nên một nền giáo dục huy hoàng cho cậu con trai Fablô, một thanh niên rất tự hào về dòng dõi của mình, và cô con gái helen, một tuyệt thế giai nhân như người ta còn được chiêm ngưỡng qua chân dung nàng trong bộ sưu tập ở lâu đài Faendơ. Từ khi tôi bắt đầu viết về cuộc đời nàng, tôi đã đến lâu đài Faendơ để quan sát cái dung mạo phù sinh mà trời đã ban cho người phụ nữ ấy, con người mà số mệnh nghiệt ngã đã làm chấn động dư luận đương thời và mãi cho đến ngày nay, ký ức của người đời vẫn còn nhắc nhở. Mặt trái xoan, vầng trán rộng, tóc màu vàng tơ đậm. Vẻ mặt lại như tươi cười, cặp mắt to, có cái bộc lộ thắm thiết điều cảm nghĩ, lông mày màu hạt dẻ hình cánh cung mẫu mực, cặp môi rất mọng, đường viền miệng như đã được họa sĩ Côregiơ trứ danh vẽ nên. Ngắm nàng giữa những bức chân dung quây chung quanh ở nhà bảo tàng Faendơ, nàng có vẻ như một nữ hoàng. Quả hiếm có một dáng dấp tươi tắn, kết hợp với một dung nhan uy nghi dường ấy.
< Sau khi làm cô học trò tá túc tám năm liền trong tu viện Viditaxiôngở thành Caxtrô - hiện nay đã bị tàn phá, nhưng vào thời ấy là nơi đa số các vương tước ở Rômơ gửi con gái của họ đến trọ -Hêlen trở về quê cha đất tổ ; nàng chỉ rời tu viện sau khi đã cúng vào chính điện một bình dâng rượu lễ lộng lẫy. Hêlen vừa đến Anbanô thì cha nàng cho người đến Rômơ gọi nhà thơ nổi tiếng Xêxinô, lúc bấy giờ đã cao tuổi, và trả tiền hậu hĩ để ông ta bồi dưỡng cho Hêlen những vần thơ bất hủ của thi sĩ Viêcgin thần kỳ và của Pêtraccơ,Ariôxtơ, Đănglơ, những đồ đệ lừng danh của người.>
(Đến đây người dịch buộc phải bỏ qua bản luận thuyết dài về những loại danh vọng mà thế kỷ XVI dành cho những thi nhân vĩ đại ấy.
Hình như Hêlen biết tiếng Latinh. Những câu thơ người ta bắt nàng học thuộc lòng nói về tình yêu, một thứ tình yêu mà chúng ta hẳn cho là lố bịch nếu chúng ta gặp nó năm 1839, tôi muốn nói tình yêu đắm say được nuôi dưỡng bằng những hy sinh lớn lao, chỉ có thể tồn tại giữa những tình huống bí mật, và luôn luôn gắn liền với những nỗi bất hạnh khủng khiếp.
Đây là thứ tình yêu mà Giuyn Brăngxifoóc đã nhen lên trong lòng Hêlhe, khi nàng vừa đến tuổi mười bảy. Giuyn là một người láng giềng rất nghèo ; chàng sống trong một căn nhà đơn sơ dựng trên núi, ở cách thành phố một phần tư dặm đường, giữa thị trấn Anbo đổ nát, trên bờ cái vực sâu năm mươi thước phủ xanh cây lá quay bọc nước hồ. Căn nhà ấy dựng sát các lùm đại thụ rợp bóng và sẫm màu của khu rừng Fagiôla, khu rừng này đã bị phá hủy sau khi người ta xây dựng nhà tu Paraduyôla. Chàng thanh niên nghèo chẳng có gì đặc biệt ngoài dáng vẻ nhanh nhẹn và sống động, và thái độ thản nhiên chịu đựng số phận hẩm hiu của mình. Điểm nổi bật có thể khen ngợi ở chàng là gương mặt tuy không đẹp nhưng rất linh hoạt. Cũng phải nói chàng là chàng từng chiến đấu anh dũng dưới sự chỉ huy của hoàng thân Côlonna và ở trong hàng ngũ những gia binh của ông hai ba cuộc xuất quân hết sức nguy hiểm. Bất kể cảnh nghèo, bất kể cái bề ngoài không lấy gì làm điểm trai, tất cả các cô gái Anbanô đều coi là một vinh dự nếu chiếm được trái tim chàng. Tuy được tiếp đón nồng hậu khắp nơi Giuyn Brăngxifoóc chỉ có những cuộc tình duyên dễ dãi, cho đến khi Hêlen từ nhà tu thành Caxtro trở về.
<Ít lâu sau đó, khi nhà thơ Xêxinô vĩ đại rời La mã đến lâu đàiCăngpirêli dạy văn chương cho cô gái ấy. Giuyn,có quen biết ông, gửi cho ông một bài thơ ; một bài thơ băng tiếng Latinh nói về niềm hạnh phúc của nhà thơ trong tuổi già mà được thấy cặp mắt đẹp nhường kia dán vào con người mình, và thấy một tâm hồn trong trắng tuyệt vời tràn trề diễn phúc khi nhà thơ hạ cố tán thành ý kiến của mình. Sự ghen tuông và bực tức của các cô gái trước đây được Giuyn để ý đã khiến cho các cách phòng ngừa của chàng hòng che dấu mối tình chớm nở trở nên vô hiệu ; riêng tôi phải công nhận rằng đôi trai gái hai mươi hai và mười bảy tuổi ấy đã bắt đầu cuộc yêu đương một cách không được khôn khéo lắm. Chưa đầy ba tháng sau ngày Hêlen trở về, ngàu Căngpirêli nhận thấy Giuyn Băngxifoóc qua lại quá nhiều dưới các cửa sổ của lâu đài ngài (mà người ta còn thấy ở quãng giữa đường phố lớn đi về phía hồ)>
Tính thẳng thắn và thái độ cục cằn- hậu quả tất nhiên của tình trạng tự do,- mà các thể chế cộng hòa phải gánh chịu, và sự phát triển những dục vọng thô bạo, mà phong thế quân chủ chưa lấn át được, biểu lộ một cách trâng tráo trong lần tiếp xúc đầu tiên của lãnh chúa Căngpirêli với Giuyn Băngxifoóc. Ngay hôm ông ta thấy khó chịu về sự xuất hiện nhiều lần của chàng trai Băngxifoóc, ông ta sỉ vả chàng thế này :
<Sao ngươi dám cả gan cứ lai vãng trước nhà ta, và ngước nhìn một cách hỗn xược vào các cửa sổ phòng con gái ta, ngươi, một con người không có đến một tấm áo tươm tất để che phân ? Nếu ta không sợ láng giềng hiểu lầm về hành vi của ta thì ta sẽ cho người ba đồng tiền vàng để ngươi đi Rômơ mua một chiếc áo dễ coi hơn. Như vậy, mắt của ta và mắt của con gái ba đỡ bị quần áo đắt rưới của ngươi xúc phạm >.
Có lẽ cha của Hêlen nói hơi quá ; quần áo của chàng trai Băngxifoóc không đến nỗi rách rưới, chúng đã được may bằng những thứ vải rất giản dị, nhưng mặc dù rất sạch sẽ và được giải bụi luôn, phải nói rằng trông bề ngoài vẫn thấy chúng đã được dùng quá lâu. Những lời mắng mỏ của chàng của ngài Căngpirêli làm cho Giuyn não lòng và chàng không dám qua lại trước nhà ông ban ngày.
Như chúng tôi đã nói, hai vòm cuốn, phế tích của một cầu máng cổ đại, được dùng làm những bức tường chính cho căn nhà của bố bác cộng Băngxifoóc- căn nhà này đã được ông để lại cho con trai- chỉ cách Anbanô năm sáu trăm bước. Đi từ đấy xuống thành phố mới, Giuyn phải đi qua trước lâu đài Căngpirêli ; Hêlen sớm nhận thấy sự vắng bóng của chàng thanh niên kỳ quặc đó, anh chàng, theo các cô bạn của nàng nói, đã ruồng bỏ tất cả các mối quan hệ khác để hoàn toàn tập trung vào niềm hạnh phúc dường như chàng đã tìm thấy khi nhìn thấy nàng.
Một đêm hè, khoảng nửa đêm, cửa sổ phòng Hêlen mở, nàng hít thở gió biển thổi mạnh trên đồi Anbanô, mặc dù giữa thành phố này và biển có một cánh đồng rộng ba dặm. Đêm tối om và rất yên lặng, có thể nghe tiếng một chiếc lá rơi. Hêlen tựa người lên cửa sổ, có lẽ đang nghĩ đến Giuyn thì thoáng thấy một vật gì như cánh lặng lẽ của một con chim đêm nhẹ nhàng lướt qua cửa sổ. Nàng sợ hãi lui vào. Nàng không hề nghĩ rằng vật ấy có thể do một người qua đường nào đấy giơ lên ; tầng hai của lâu đài, ở đây có cửa sổ phòng Hêlen, cách mặt đất hơn sáu mươi thuớc. Bỗng nhiên nàng như nhận ra một bó hoa ở cái vật kỳ lạ ấy, nó lượn qua lượn lại trước khung cửa sổ nàng đang tựa vào, giữa cảnh im lặng thăm thẳm; tim nàng đập mạnh. Bó hoa hình như cắm vào đầu hai hoặc ba cây sậy chắp lại, loại sậy lớn, giống như cây tre mọc ở vùng quê Rômơ, dài từ ba thuớc đến sáu thuớc. Thân cây sợi yếu ớt, gió biển thổi khá mạnh khiến Giuyn khó giữ được bó hoa ở vị trí đối diện với cửa sổ mà chàng cho rằng có Hêlen ; vả lại, bóng đêm dày đến mức từ đường phố không thể trông thấy gì ở độ cao ấy. Đứng im trước cửa sổ, Hêlen vô cùng xúc động. Đỡ lấy bó hoa ấy chẳng phải là tỏ ý đồng tình sao ? Cảm xúc của nàng trước tình huống như vậy không giống như cảm xúc của các cô gái ngày nay trong giới thượng lưu được giáo dục chu đáo trước khi bước vào đời. Vì cha và anh nàng lúc bây giờ đang ở trong nhà, điều nàng nghĩ đến trước hết là một tiếng động nhẹ sẽ kéo theo một phát súng hỏa mai chĩa vào Giuyn, nàng đâm thương hại vì mối nguy nan lớn đang đe dọa chàng thanh niên tội nghiệp. Lẽ nữa, mặc dù nàng mới biết quá ít về chàng, chàng đã là người mà nàng yêu mến nhất trần đời sau gia đình nàng. Cuối cùng, sau mấy phút do dự, nàng đỡ lấy bó hoa, và sờ vào đó trong đêm sâu, nàng cảm thấy có một tấm thiếp buộc vào cuống một bông hoa ; nàng liên chạy đến cầu thang lớn để đọc dưới ánh đèn chong trước tượng thánh Mẫu. <Mình quả là dại dột ! nàng tự nhủ khi đọc thấy khi đọc mấy dòng đầu bức thư khiến nàng đỏ mặt vì sung sướng ; nếu có ai trông thấy mình lúc này, mình sẽ nguy khốn và gia đình mình sẽ làm khổ anh chàng tội nghiệp cho đến cùng >. Nàng trở vào phòng và thắp đèn lên. Đối với Giuyn, đó là một khoảnh khắc khoái chá ; xấu hổ về hành vi của mình và như để lẩn trốn trong đêm tối, chàng dán mình vào một thân cây sồi lớn, giống sồi xanh tươi hình dáng kỳ dị vẫn còn sống đến ngày nay trước lâu đài Căngpirêli.
Trong thư Giuyn tường thuật hết sức thật thà lời xỉ vả mà bố Hêlen nói với chàng.
< Đúng là tôi nghèo, chàng viết tiếp, và nàng khó mà hình dung được cảnh nghèo quá quắt của tôi. Tôi chỉ có một căn nhà nhỏ mà hẳn là nàng đã trông thấy dưới đống vật liệu đổ nát của cái cầu máng ở Anbanô ; xung quanh nhà có một khoảnh vườn mà tôi gieo trồng lấy để sống bằng rau cỏ thu được. Tôi còn có một vườn nho tôi cho mướn với giá ba mươi đồng bạc mỗi năm. Thật tình tôi không biết tại sao tôi yêu nàng ; chắc là tôi không thể mong nàng chia sẻ cảnh nghèo với tôi. Tuy nhiên, nếu nàng không yêu tôi, cuộc đời đối với tôi sẽ chẳng có còn có nghĩa lý gì nữa ; không cần phải nói rằng vì nàng, tôi có thể hy sinh tính mạng nghìn lần. Thế mà trước khi nàng ở nhà tu về, cuộc đời tôi không đến nỗi bạc bẽo ; trái lại nó đầy mơ mộng huy hoàng. Do đó tôi có thể nói rằng biển cảnh hạnh phúc lại làm tôi đau khổ. Trước kia đúng là không một ai dám lăng mạ tôi như ông bố nàng ; nếu có, mũi dao găm của tôi sẽ trừng trị ngay tức khắc người đó. Trước kia với gan dạ sẵn có và vũ khí trong tay, tôi tự hào là không thua kém ai, tôi không thiếu thứ gì. Bây giờ đây, tất cả thay đổi ; tôi biết sợ. Tôi thấy viết thế này là đã quá nhiều rồi, có lẽ nàng khinh tôi. Nếu ngược lại, nàng có đôi chút thương hại đối với tôi, bất kể bất kể bộ quần áo nghèo nàn cho thân tôi, nàng sẽ nhận thấy rằng tối tối, khi hồi chuông nửa đêm vang lên từ tu viện dòng Capuyxanh (dòng thánh Frăngxoa) trên đỉnh đồi, tôi nép mình dưới cây sồi cổ thụ, đối diện với cái cửa sổ mà tôi không ngừng quan sát, vì tôi cho đấy là cửa sổ phòng nàng. Nếu nàng không khinh tôi như cha nàng, nàng hãy ném cho tôi một bông hoa ngắt trong bó hoa của tôi, nhưng xin nàng chú ý đừng để cho nó rơi vào đường gờ ngang tường hoặc vào một lan can ở lâu đài> !
Thư ấy được đọc đi đọc lại nhiều lần ; dần dần mắt Hêlen tràn lệ ; lòng dạ bồi hồi, nàng ngắm nghía bó hoa mà các bông được bó lại bằng một sợi chỉ lụa rất chắc. Nàng thử rút một bông nhưng không được ; bỗng nhiên nàng đâm ra băn khoăn. Đám con gái ở Rômơ tin rằng ngắt một đóa hoa hoặc làm thương tổn bằng bất cứ cách nào bó hoa của người yêu trao tặng là tự mình gây khả năng cho mối tình giữa hai người tan vỡ. Sợ Giuyn nóng lòng sốt ruột, nàng vội chạy lại bên cửa sổ, nhưng tới đó, nàng chợt nghĩ ra rằng nàng sẽ dễ bị lộ, vì ánh đèn chiếu sáng khắp gian phòng. Hêlen chẳng biết nên sử dụng một tín hiệu nào ; nàng e tín hiệu nào cũng sẽ nói ra quá nhiều
Xấu hổ, nàng chạy vội trở vào phòng. Nhưng thời gian cứ trôi qua ; bỗng nhiên nằm nghỉ đến một điều khiến nàng hết sức hoang mang ; Giuyn sẽ cho rằng, cũng như cha nàng, nàng khinh cảnh nghèo của chàng. Nàng trong thấy một mẫu nhỏ cẩm thạch quí để trên bàn, liền buộc viên đá vào khăn tay của mình, và ném xuống gốc cây sồi đối diện với cửa sổ phòng nàng. Sau đó, nàng ra hiệu cho chàng đi ; nàng nghe thấy Giuyn tuân theo ; vì trong lúc rồi nơi ấy mà đi, chàng không rón rén bước từng bước lặng lẽ nữa. Khi chàng đi tới đỉnh vành đai núi đá ngăn hồ với những ngôi nhà cuối cùng của thị của thị trấn Anbanô, nàng nghe thấy chàng hát lên một bản tình ca ; nàng ra hiệu tạm biệt, lần này mạnh dạn hơn, rồi đọc lại lá thư.
Hôm sau và những ngày tiếp theo, thư từ và những cuộc gặp gỡ như vậy lại tái diễn. Nhưng trong một làng Ý, người ta để mắt đến tất cả những gì xảy ra, Hêlen lại là đám giàu nhất xứ, bỏ xa cách đám khác, cho nên ngài Căngpirêli được báo là đêm nào cũng vậy, vào khoảng nửa đêm, người ta thấy đèn thắp sáng trong phòng con gái ngài ; và điều kỳ lạ hơn nữa, cửa sổ mở rộng, có cả Hêlen đứng ở đấy như chẳng sợ gì giống muỗi Zanhza (một giống muỗi độc, rất khó chịu, làm hỏng các buổi tối đẹp trời ở nông thôn vùng Rômơ. Đến đây tôi lại một lần nữa yêu cầu bạn đọc dung thứ cho. Khi người ta muốn tìm hiểu về phong tục của các nước ngoài phải chờ đón những quan niệm hết sức kỳ cục, khác hẳn những quan niệm của chúng ta).Ngài Căngpirêli chuẩn bị cái súng hỏa mai của ông ta và cây súng của con trai ông. Đêm đến, đồng hồ vừa đánh mười một giờ ba khắc, ông báo cho Fabiô biết, và cả hai người nhẹ nhàng và hết sức giữ im lặng, lần từng bước đến một lan can lớn bằng đá ở tầng một của lâu đài, ngay dưới cửa sổ phòng Hêlen. Hàng cột đồ sổ của của cái lan can bằng đá che đổ cho họ đến thắt lưng những viên đạn bắn bằng súng từ bên ngoài. Chuông nửa đêm đổ, cha con họ nghe thấy một tiếng động khẽ dưới rặng cây ven đường phố đối diện với lâu đài của họ ; nhưng điều khiến họ ngạc nhiên là không có ánh sáng ở cửa sổ phòng Hêlen. Từ trước. đến nay rất đỗi chấp pháp và cử động xốc nổi như một đứa trẻ, cô gái ấy cô gái ấy đã. đã thay đổi tính tình từ khi yêu. Nàng biết là một chút sơ hở sẽ gây nguy hại cho tính mạng của người yêu, nếu một lãnh chúa có danh vọng như cha nàng mà giết một người nghèo khổ như Giuyn Brăngxifoóc, thì ông chỉ cần tránh mặt trong ba tháng, đi Nắplơ chẳng hạn, trong lúc đó, bạn bè của ông ở Rômơ sẽ dàn xếp công việc, và tất cả sẽ kết thúc bằng một cây đèn bằng bạc trị giá vài trăm đồng dâng lên bàn thờ Thánh Mẫu, lúc bấy giờ đang được sùng bái. Trong bữa ăn sáng, Hêlen đã nhận thấy trên nét mặt cha một cơn thịnh nộ khá dữ dội và mỗi khi ông nhìn trộm nàng, nàng cảm thấy cơn thịnh nộ hình như nhằm vào nàng. Sau bữa ăn, nàng vội vàng rắc ngay một ít bụi vào báng gỗ của năm cây súng hỏa mai lộng lẫy mà cha nàng treo bên gi.ường ngủ. Nàng cũng rắc một lớp bụi mỏng lên các con dao găm và các thanh kiếm của cha. Suốt ngày nàng tỏ ra vui vẻ lạ thường, nàng không ngớt đi lại khắp nhà, từ trên xuống dưới ; chốc chốc nàng đến sát các cửa sổ, quyết định ra hiệu cho Giuyn tránh xa, nếu may mắn trông thấy chàng. Nhưng nàng không làm được ; chàng trai tội nghiệp đã bị lãnh chúa giàu có Căngpirêli lăng nhục quá đáng, nên chàng không lúc nào xuất hiện ở Anbanô vào ban ngày ; nghĩa vụ buộc chàng phải đến đó ngày chủ nhật đi dự lễ ở nhà thờ xứ thôi. Mẹ Hêlen, rất yêu mến nàng và luôn luôn chiều nàng, ngày đó đi ra ngoài phố ba lần với nàng nhưng vô ích ; Hêlen không thấy Giuyn đâu cả. Nàng vô cùng thất vọng. Nàng sững sờ khi vào chiều tối, đến quan sát vũ khí của cha, nàng thấy hai cây súng hỏa mai đã nạp đạn và hầu hết các dao găm và các thanh kiếm đã được vận dụng. Nàng cố gắng quên nỗi lo chết người bằng cách giả vờ sinh hoạt bình thường để gia đình không nghi ngờ gì cả. Trở về phòng vào lúc mười giờ tối, nàng khóa trái cửa lại phòng này đối với căn ngoài phòng mẹ nàng, rồi phủ phục xuống sàn, sát cửa sổ để từ bên ngoài không ai trông thấy. Không thể tưởng tượng được nỗi lo âu của nàng mỗi khi nghe thấy tiếng chuông điểm giờ ; lúc này không còn là lúc nàng cứ tự trách mình về sự gắn bó với Giuyn quá mau mắn, có ý nghĩa ấy vào lúc này sẽ khiến nàng tự thấy mình kém xứng đáng với tình yêu của chàng. Ngày hôm ấy, cuộc tình duyên của Giuyn tiến triển nhanh hơn sáu tháng thề thốt và thủy chung <Tại sao lại tự dối mình nhỉ ? Hêlen tự nhủ, mình đã chẳng yêu chàng với tất cả tâm hồn rồi sao ? >
Vào lúc mười một giờ rưỡi nàng trông thấy rõ ràng cha và anh nàng đến mai phục ở lan can lớn bằng đá dưới cửa sổ phòng nàng. Hai phút sau khi hồi chuông nửa đêm vang lên ở tu viện dòng Capuyxanh, nàng cũng nghe thấy khá rõ bước đi của người yêu dừng lại dưới cây sồi đại thụ, nàng mừng thầm là cha và anh nàng hình như không nghe thấy gì cả, phải có nội thấp thỏm vì yêu mới nhận ra một tiếng động khẽ như vậy.
<Bấy giờ, nàng tự nhủ, cha và anh ta sắp giết ta đây, nhưng bằng bất cứ giá nào ta cũng phải tránh không cho gia đình bắt được lá thư này ; bắt được thư đó là cha và anh ta sẽ khủng bộ sẽ khủng bố chàng Giuyn tội nghiệp đến cùng > Nàng làm dấu thánh và dùng một tay bám giữ lan can bằng sắt ở cửa sổ phòng mình, nàng nhoài người ra, cố nhoài hết sức mình trên đường phố. Một phần tư phút chưa trôi qua thì bó hoa buộc trên đầu cái gậy dài đã đập vào cánh tay nàng. Nàng nắm lấy bó hoa, nhưng rút vội hoa ra khỏi đầu gậy, nàng làm cho gậy đập vào lan can đá. Hai phát súng lập tức nổ ran, tiếp theo là sự yên lặng hoàn toàn. Đó là vì anh nàng, Fabiô trong đêm tối tưởng tiếng động mạnh vào lan can cho sợi dây thừng Giuyn sử dụng để trượt từ phòng em y xuống, bèn bắn vào lan can ; hôm sau nàng nhận thấy dấu viên đạn giập trên sắt. Ngài Căngpirêli thì nổ súng trên mặt đường ở phía dưới lan can đá, vì Giuynđã gây nên một tiếng động nhỏ trong khi giữ không để cho cái gậy rơi xuống. Về phía mình, nghe thấy tiếng động trên đầu, Giuyn đã phỏng đoán được cái gì sẽ xảy ra, chàng liền nấp dưới phần nhô ra ngoài của lan can.
Fabiô nhanh chóng nạp lại đạn vào súng, và, mặc dù ông bố nói thế nào, y cũng cứ chạy ra vườn lâu đài, nhẹ nhàng mở cái cửa con thông ra phố bên cạnh, và rón rén đi ra đấy. quan sát kín đáo những người dạo chơi dưới lan can. Vào lúc đó Giuyn- tối hôm đó chàng được hộ vệ chu đáo- đang đứng cách y hai muoi bước, tựa sát vào một gốc cây. Hêlen, nghiêng mình trên lan can và run sợ cho người yêu, vội lớn tiếng gợi chuyện với anh nàng, mà nàng nghe thấy tám bước chân trên mặt đường ; nàng hỏi anh đã giết được kẻ trộm chưa
- Đồ xỏ lá, cô đừng tưởng tôi mắc mưu cô- y rảo bước ngang dọc, vừa thét lên từ mặt đường- nhưng cô hãy chuẩn bị trước mắt, tôi sẽ giết chết tên hỗn láo dám đụng đến cửa sổ phòng cô.
Những lời ấy chưa dứt thì Hêlen nghe thấy mẹ nàng đập cửa phòng nàng.
Hêlen vừa vội vàng mở cửa vừa nói không rõ tại sao cửa phòng lại bị khóa chặt.
-Con cưng của mẹ, bà nói, đừng có đóng kịch với mẹ ; cha con đang nổi giận và có lẽ sẽ giết con ; con hãy vào gi.ường nằm cạnh mẹ ; và nếu con có một bức thư nào đấy, con hãy đưa cho mẹ, mẹ sẽ cất giấu cho con.
Hêlen nói với mẹ :
- Bó hoa đằng kia, bức thư giấu trong đó.
Hai mẹ con vừa lên gi.ường thì ngài Căngpirêli trở vào phòng vợ ; ông vừa ở điện thờ ra và ông đã xô đổ tất cả ở đấy. Điều làm cho Hêlen phải chú ý làm mặt mày cha nàng nhợt nhạt như một xác chết, còn cử động thì chậm rãi như đã phải dứt khoát quyết định điều gì. <Mình chết mất !> Hêlen tự nhủ.
-Chúng ta vui mừng vì có con- ông cụ vừa nói vừa đi sát gi.ường vợ để qua phòng con gái ; ông run lên vì căm giận, nhưng vờ hoàn toàn bình tĩnh ; -chúng ta vui mừng vì có con nhưng, lạy Chúa ! lẽ ra chúng ta phải tuôn ra những giọt lệ máu khi chúng là con gái ! Có thể nào để như thế được ; sự nhẹ dạ của chúng có thể làm ô uế danh dự một người đã sáu mươi năm trường không để cho nó mảy may vướng mắc. Ông vừa nói vừa đi qua phòng con gái :
-Con nguy rồi ! Hêlen nói với mẹ, mấy bức thư giấu dưới bệ cây thánh giá, cạnh cửa sổ.
Bà mẹ nhảy ra khỏi gi.ường, và chạy theo chồng ; bà lớn tiếng nêu lên những lý do hết sức vô nghĩa hòng làm ông phát khùng ; bà đã hoàn toàn đạt được mục đích. Ông già nổi trận lôi đình, đập nát tất cả trong phòng con gái ; nhưng bà mẹ đã lén lấy mấy bức thư đi không để cho ông trông thấy. Một giờ sau, khi ngài Căngpirêli đã trở về phòng mình cạnh phòng bà vợ, và tất cả đều yên lặng ở trong nhà, bà mẹ nói với con gái :
-Đây là tập thư của con, mẹ không muốn đọc, con đã thấy chúng ta suýt nguy khốn vì những bức thư ấy chưa ! Ở vào thế của con, mẹ sẽ đốt đi. Cầu Chúa phù hộ cho con, con hôn mẹ nào !
Hêlen trở về phòng mình, nước mắt ràn rụa ; nàng tưởng như mình đã nghe mẹ nói đến như vậy thì cũng chẳng còn yêu Giuyn nữa. Rồi nàng chuẩn bị đốt đốt tập thư, nhưng trước khi đốt, nàng không thể tự ngăn mình đọc lại lần nữa. Nàng đọc đi đọc lại không biết chán, mãi cho đến khi mặt trời lên khá cao mới quyết định làm theo lời khuyên bổ ích đó.
Hôm sau chủ nhật, Hêlen đi với mẹ đến nhà thờ xứ ; may là cha nàng không đi theo. Người đầu tiên nàng trông thấy trong nhà thờ là Giuyn Brăngxifoóc. Nàng nhận thấy chàng không bị thương. Nàng vô cùng sung sướng ; những biến cố đêm trước tức thời lùi xa thăm thẳm trong ký ức nàng. Nàng đã chuẩn bị năm sáu mảnh giấy nhỏ bằng giấy sách cũ nhàu nát, đầy vết đất bùn, như người ta thường thấy trên đá lát nền ở một nhà thờ ; tất cả những mảnh giấy ấy đều mang một lời dặn dò; <Họ đã khám phá ra tất cả, ngoài cái tên người ấy. Người ấy không nên đi ra ngoài đường phố nữa ; người ta sẽ hăng tới đây.>
Hêlen đánh rơi một mảnh giấy rách đó ; nàng đưa mắt báo cho Giuyn biết ; chàng nhặt mảnh giấy và biến đi. Trở về nhà, một giờ sau, nàng thấy trên thang lớn của lâu đài một mảnh giấy giống hệt như những mảnh mà nàng đã sử dụng hồi sáng. Nàng nhặt lấy trong khi bà mẹ nàng không trông thấy gì ; nàng đọc :
< Ba ngày nữa anh ấy sẽ ở Rômơ về, anh ấy buộc phải tới đó, người ta sẽ hát giữa ban ngày, những ngày họp chợ, giữa tiếng ồn ào của nông dân, lúc chừng mười giờ >.
Việc đi Rômơ có vẻ lạ lùng đối với Hêlen. <Phải chăng là chàng e ngại những phát súng của anh mình ? Nàng buồn rầu tự nhủ. Tình tình yêu tha thứ tất cả, trừ cái việc tự ý vắng mặt ; vì đó là nhục hình tồi tệ nhất. Lẽ ra phải đắm mình trong một giấc mơ êm đềm và mải mê suy nghĩ về những lý do khiến mình yêu người ta, thì lòng mình lại dày vò bởi những hoài nghi khốc liệt. < Nhưng xét cho cùng, liệu có thể ngờ chàng không yêu mình nữa chăng ? > Hêlen tự nhủ như vậy trong ba ngày dài dằng dặc vắng bóng Brăngxifoóc.
Bất thần nỗi buồn của nàng lại nhường chỗ cho một niềm vui đến như phát điên ; ngày thứ ba nàng thấy chàng xuất hiện giữa trưa và dạo bước trong phố trước lâu đài của cha nàng. Chàng mặc một bộ quần áo khá tinh tươm. Chưa bao giờ dáng đi cao nhã và vẻ chân thật tươi tắn và kiên cường thể hiện trên nét mặt chàng rạng rỡ đến thế ! Cũng chưa bao giờ, trước ngày đó, ở Anbanô, người ta nói đến cảnh nghèo của Giuyn nhiều đến thế ! Đấy là bọn đàn ông, nhất là đám thanh niên, chúng cứ nhai đi nhai lại cái từ đầy ác ý ấy ; đàn bà nhất là các cô gái, thì không ngớt trầm trồ về gương mặt tươi tắn của chàng.
Giuyn dạo chơi suốt ngày trong thành phố ; dường như chàng muốn bù đắp những tháng ngày mà cảnh nghèo buộc chàng phải tự giam h.ãm. Như kẻ si tình thường phải đề phòng, Giuyn đã tự vũ trang chu đáo dưới cái áo dài mới. Ngoài thanh đoản kiếm và con dao găm, chàng mặc một chiếc áo dài gilê dài bằng mắt lưới sắt ; áo này mặc vào rất khó chịu, nhưng nó chữa cho trái tim của những người Ý một căn bệnh hiểm nghèo hoành hành dữ dội vào thời ấy, tôi muốn nói đến mối lo bị giết ở một chỗ đường ngoẹo bởi một trong những kẻ thù của mình. Ngay hôm ấy, Giuyn hy vọng nhìn thấy Hêlen ; vả lại, chàng không muốn chỉ có mình đối diện với mình trong căn nhà cô quạnh, lý do như sau ; Ranuyxơ một lính cũ của cha chàng, sau khi tham gia mười chiến dịch với ông trong các đội lính đánh thuê, và cuối cùng trong đội quân của Maccô Xiara, đã đi theo chỉ huy của mình khi các vết thương buộc ông này phải rút lui khỏi hàng ngũ. Đầu lĩnh Brăngxifoóc có lý do để không sống ở Rômơ ; ở đấy ông có thể gặp con cái của những người mà ông đã giết ; ngay cả ở Anbanô, ông cũng không tin cậy nhiều ở cái chính quyền hợp pháp. Đáng lẽ mua hoặc thuê một ngôi nhà trong thành phố, ông chủ trương xây dựng một cơ ngơi từ đó có thể trông thấy từ xa những người khách đến thăm. Ông tìm thấy trong thị trấn Anbơ hoang tàn một vị trí tuyệt vời ; ông có thể lẩn trốn trong khu rừng nằm dưới quyền trị vì của hoàng thân Fabrixơ Côlonna,vừa là bạn vừa là chủ cũ của ông ; lẩn trốn như thế thì những người khách tò mò không thể phát hiện được. Đầu lĩnh chẳng quan tâm chút nào đến tương lai của con trai. Khi rút khỏi đội ngũ, ông mới có năm mươi tuổi, nhưng người đầy thương tích ; ông tin rằng ông có thể sống khoảng năm mười năm nữa, cho nên nhà xây xong, ông chi tiêu mỗi năm một phần mười khoản của cải mà ông đã góp nhặt được trong các cuộc cướp bóc các thành phố và làng mạc mà ông được vinh dự tham gia.
Ông tậu khoảnh vườn nho mang lại cho con trai khoản lợi túc đồng niên ba mươi êquy, để đáp lại câu nói đùa châm chọc của một tay tư sản ở Anbanô .Chả là trong một cuộc tranh luận sôi nổi về quyền lợi và danh dự của thị trấn, tay tư sản nói rằng đúng là một nghiệp chủ cỡ bự như ông cần phải làm cố vấn cho các bậc kỳ cựu ở Anbanô. Đầu lĩnh tậu vườn nho và tuyên bố rằng ông sẽ tậu nhiều vườn nữa ; sau đó, gặp con người đùa cợt khả ố ở một nơi vắng vẻ, ông khử ngay tay ấy bằng một phát súng ngắn.
Sau tám năm sống kiểu như vậy, đầu lĩnh qua đời ; võ tướng tùy tùng của ông Ranuyxơ, yêu quý Giuyn hết mực, tuy nhiên, chán với cảnh nhàn, Ranuyxơ lại tái đăng trong đội quân của hoàng thân Côlonna. Ông thường đến thăm cậu con trai Giuyn của ông, ông gọi chàng như vậy, và, trước hôm tham gia vào cuộc chiến đấu chống trả đòn tấn công nguy hiểm vào pháo đài của hoàng thân ở Pơtrenla, ông đã mang Giuyn theo để cùng ông tham chiến. Thấy chàng rất dũng cảm ông nói : - Có là điên, lại còn bị phỉnh phờ nữa mới chịu sống cùng cực nhất trong đám dân hèn ở Anbanônày này, trong khi với lòng gan dạ của cháu mà ta đã chứng kiến, với tên tuổi của cha cháu, cháu có thể trở thành một tay quân nhân giang hồ lừng lẫy và còn trở nên giàu sụ nữa cơ.
Những lời ấy làm cho Giuyn vô cùng băn khoăn ; một linh mục đã dạy tiếng Latinh cho chàng, nhưng vì cha chàng thường chế nhạo tất cả những gì linh mục nói ngoài tiếng Latinh, chàng hoàn toàn không có một chút học vấn nào.
Ngược lại, bị khinh miệt vì nghèo, sống cô độc trong căn nhà hẻo lánh, chàng đã tạo cho mình một thứ lương tri nào đó, khá táo bạo, có thể làm cho các nhà thông thái phải ngạc nhiên. Ví dụ, trước khi yêu Hêlhe, và không rõ tại sao, chàng sùng bái chiến tranh, nhưng chàng ghê tởm những hành động cướp bóc, mà theo con mắt đầu lĩnh cha chàng và Ranuyxơ, thì đấy là màn kịch phụ gây cười tiếp theo tấn kịch bi hùng. Từ khi chàng yêu Hêlen, thứ lẽ phải ấy, cho những suy nghĩ cô đơn của chàng tạo nên, làm cho nàng chàng đau khổ. Tâm hồn ấy, trước đó vô tư biết bao, nay không dám phân trần với ai về những mối hoài nghi của mình ; đó là một tâm hồn đắm say và não nề. Ngài Căngpirêli còn nói gì mà không được khi ông biết chàng là quân nhân giang hồ ? Ông có căn cứ để sỉ vả chàng. Giuyn lúc nào cũng nghĩ đến nghề lính như một nguồn thu nhập chắc chắn khi chàng đã tiêu tán hết những dây chuyền vàng và đồ nữ trang khác lấy ra từ hòm sắt của cha chàng. Mặc dù nghèo, Giuyn không ngại bắt cóc con gái ngài Căngpirêli giàu có, vì thời ấy người cha có quyền tùy ý sử dụng di sản của mình và ngài rất có thể chỉ để lại cho con gái một nghìn đồng bạc mà thôi. Nhưng một vấn đề khác làm bận rộn tâm trí quá rối ren của Giuyn : 1. Chàng sẽ định cư cho Hêlen ở thành phố nào sau khi cưới nàng và cướp nàng đi từ tay cha nàng ? 2. Chàng lấy tiền đâu để nuôi sống nàng ?
Sau khi ngài Căngpirêli sỉ vả chàng đến ứa máu, khiến chàng cảm thấy vô cùng thấm thía, Giuyn như phát điên lên và cực kỳ đau khổ suốt hai ngày. Chàng không thể quyết định hoặc giết lão già hỗn xược, hoặc cứ để cho lão sống. Chàng khóc suốt mấy đêm trường ; cuối cùng chàng quyết định hỏi Ranuyxơ, người bạn duy nhất trên đời ; nhưng liệu ông ta có thấu cho chàng không ? Chàng tìm ông ta khắp khu rừng Fagiôla mà không gặp, chàng buộc phải đi theo con đường đến Naplơ, đi quá Venlơtri, ở đấy Ranuyxơ chỉ huy một toán phục kích ; cùng với một số đông quân lính, ông ta đợi tướng Tây Ban Nha Ruidơ Đavôlox, đi Rômơ bằng đường bộ, tướng này không nhớ rằng ngày trước giữa nơi đông người, mình đã nói đến đám quân nhân giang hồ của Côlonna với giọng khinh bỉ. Cha tuyên úy của tướng Đavalôx đã nhắc ông đúng lúc về những chuyện đó, và ông ta quyết định vũ trang một chiếc thuyền để đi Rômơ bằng đường biển sâu.
Sau khi đầu lĩnh Ranuyxơ nghe hết câu chuyện của Giuyn, ông nói :
- Cháu hãy miêu tả cho ta một cách chính xác hình dáng lãnh chúa Căngpirêli ấy để cho thái độ khinh suất của lão đừng làm cho một dân lành ở Anbanô chết oan. Một khi công việc giữ chúng mình ở đây kết thúc bằng thành công hoặc bằng thất bại xong rồi, thì cháu sẽ đi Rômơ ; ở đấy cháu sẽ xuất hiện ở các khách sạn và những nơi công cộng khác suốt ngày ; không nên để cho người ta nghi ngờ cháu vì mối tình của cháu với con gái lão.
Giuyn mất nhiều công phu để xoa dịu cơn giận dữ của người đồng đội cũ của cha. Chàng buộc phải phát cáu lên :
- Chú tưởng cháu cậy đến thanh kiếm của chú sao ? Cuối cùng chàng nói thế. Rõ ràng là cháu cũng có một thanh kiếm. Cháu chỉ cầu xin ở chú một lời chỉ bảo khôn ngoan.
Ranuyxơ cứ luôn kết thúc lời dẫn giải của ông bằng câu :
- Cháu đang còn trẻ, cháu không có thương tật ; cháu bị lăng mạ công khai, mà một người âu danh ô danh thì bị mọi người, cả đến phụ nữ nữa, khinh rẻ.
Giuyn nói với ông là chàng muốn suy nghĩ thêm để sáng tỏ về lòng mình. Mặc dù Ranuyxơ hết sức vật nài để chàng tham gia trận tập kích đoàn hộ vệ tướng quân Tây Ban Nha - theo ông, đây là một dịp để đạt danh vọng, không kể những đồng vàng bạc Tây Ban nha, - Giuyn vẫn một mình trở về căn nhà nhỏ của chàng. Chính ở nơi đây, một ngày hôm trước lãnh chúa Căngpirêli bắn một phát súng vào chàng, chàng đã tiếp Ranuyxơ và viên cai của ông từ vùng Venlơtri trở về. Ranuyxơ buộc Giuyn phải cho ông xem chiếc hòm sắt nhỏ trong đó xưa kia chủ của ông, thủ lĩnh Brăngxifoóc, cất giữ những dây chuyền vàng và các đồ nữ trang khác, những thứ này thủ lĩnh cho là đem bán đi để lấy tiền tiêu dùng ngay sau một trận tập kích không thích hợp. Ranuyxơ thấy trong đó có hai đồng bạc.
- Chú khuyên cháu nên đi tu, ông nói với Giuyn cháu có tất cả những đức tính để trở thành tu sĩ ; yêu thích cảnh nghèo, cái đó bộc lộ sờ sờ ra đấy ; nhẫn nhục ; cháu để cho một tên trọc phú Anbanô mắng nhiếc giữa đường phố ; cháu chỉ còn thiếu tính giả dối và tật ham ăn.
Ranuyxơ cưỡng bức đặt năm mươi đồng vàng Tây Ban Nha vào hòn sắt và nói với Giuyn :
- Chú bảo đảm với cháu rằng nếu trong vòng một tháng mà lão Căngpirêli không được chôn cất với tang lễ tương xứng với cương vị quý tộc và sự giàu có của lão, thì viên cai của chú có mặt ở đây sẽ đến với ba mươi tên lính san bằng căn nhà nhỏ và thiêu hủy những bàn ghế thảm hại của cháu. Con của thủ lĩnh Brăngxifoóc không thể làm một người nhân danh tình yêu mà mang một cái mặt mo trên thế gian này.
Lúc lãnh chúa Căngpirêli và con trai ông bắn hai phát súng, rani và viên cai đã nấp dưới lan can bằng đá và Giuyn phải cố gắng một cách phi thường mới ngăn được họ giết pizza, hoặc ít ra là bắt cóc hắn khi hắn dại dột băng qua vườn để ra ngoài, như chúng tôi đã thuật lại ở trên đây. Lý do khiến rani dịu đi là ; không nên giết một thanh niên có thể trở nên một nhân vật hữu ích, trong khi có một lão già đầy tội lỗi đã sai quấy nặng hơn y và chỉ còn đợi vùi sâu chôn chặt chứ chẳng ích lợi gì nữa.
Ngày hôm sau, rani đi vào rừng sâu và Giuyn lên đường đi Rômơ. Niềm vui đến đấy để sắm quần áo đẹp với những đồng vàng mà rani cho chàng bị giảm sút một cách đáng buồn bởi ý niệm hết sức kỳ lạ vào thời ấy, báo hiệu con đường hiển đạt cao quý mà Giuyn sẽ tiến tới sau này ; chàng tự nhủ : Hêlen phải biết là ta ta là người thế nào. Bất cứ người nào ở lứa tuổi ở lứa tuổi ấy vào thời đại của chàng cũng chỉ nghĩ tới chuyện tận hưởng tình yêu và bắt cóc Hêlen, tuyệt nhiên không nghĩ đến số phận nàng sau sáu tháng sau, cũng như không cần tự hỏi nàng sẽ nghĩ gì về mình.
Trở về Anbanô,và ngay chiều cái hôm đó chàng phô trương trước mắt mọi người bộ quần áo đẹp chàng đưa từ Rômơ về, nhờ lão Xcôtti, người bạn tuổi tác của chàng, chàng được biết là Fabiô đã cưỡi ngựa ra khỏi thành phố đi ba dặm đến một cơ ngơi của cha y ở đồng bằng, trên bờ biển. Sau đó, lão thấy Căngpirêli cùng với hai linh mục đi vào con đường dưới rặng cây sồi đại thụ xanh tươi ven miệng núi lửa, ở dưới là hồ Anbanô. là hồ Anbanô. Mười phút sau, một bà lão mạnh dạn bước vào lâu đài Căngpirêli, với cớ là để bán những quả cây tươi tốt ; người đầu tiên bà lão gặp là ả hầu phòng bé nhỏ Marietta, người tâm phúc của cô chủ Hêlen. Cô này đỏ bừng mặt khhi tiếp nhận một bó hoa tuyệt đẹp. Bức thư giấu trong đó quá dài : Giuyn thuật lại tất cả những gì chàng đã trải qua sau đêm nổ ra mấy phát súng, nhưng với một sự dè dặt quá đáng, chàng không dám thú nhận điều mà bất cứ chàng trai nào ở thời đại chàng cũng lấy làm hãnh diện, tức là việc chàng là con của một thủ lĩnh lừng danh hào kiệt, và chính chàng cũng đáng mặt trai tài trong không ít trận mạc. Chàng tưởng như vẫn nghe thấy văng vẳng bên tai những lời dị nghị mà các hành vi ấy gợi lên trong tâm trí lão Căngpirêli. Nên biết rằng thế kỷ XV, các cô gái, gần gũi hơn với lương truy cộng hòa, đánh giá một chàng trai theo cái chính chàng đã làm nhiều hơn là theo của cải hoặc những chiến công hiển hách của cha ông. Nhưng đấy thường là quan niệm của các cô gái bình dân. Những cô thuộc tầng lớp giàu có hoặc quý tộc sợ kẻ cướp, và tất nhiên là họ trọng vọng giai cấp quý tộc và cảnh sung túc. Giuyn kết thúc bức thư như sau < Tôi không biết là những chiếc áo tươm tất mà tôi đưa từ Rômơ về có khiến nàng quên đi không lời xỉ vả độc ác mà trước đây một người nàng kính trọng đã ném vào tôi, vì cái bề ngoài thiểu não của tôi ; tôi có thể rửa hận, đáng lẽ tôi phải làm như vậy, danh dự buộc tôi phải làm như vậy ; tôi không làm vì tôi nghĩ rằng hành động oán thù của tôi sẽ khiến đôi mắt của người mà tôi yêu quý phải tuôn lệ. Điều này có thể chứng tỏ với nàng nếu, khốn khổ cho tôi, nàng vẫn chưa tin, rằng người ta có thể rất nghèo nhưng vẫn có tâm hồn cao thượng. Vả chăng, tôi phải bộc lộ với nàng một bí mật ghê gớm ; thật ra tôi có thể nói ra điều ấy với bất cứ một người phụ nữ nào một cách dễ dàng ; nhưng không hiểu sao tôi lại run lên khi nghĩ đến chuyện bộc lộ với nàng. Nó có thể, trong chốc lát, phá hủy mối tình của nàng đối với tôi ; tôi sẽ không hài lòng với bất cứ lời thanh minh nào của nàng. Tôi muốn tìm thấy trong đôi mắt nàng tác động mà sự thú nhận của tôi sẽ gây nên. Một ngày kia khi đêm xuống, tôi sẽ gặp nàng trong vườn lâu đài. Hôm đó, Fabiô và phụ thân nàng sẽ vắng nhà ; khi tôi nắm chắc là mặc dù thái độ khinh miệt của cụ nhà và anh nàng đối với một thanh niên nghèo ăn mặc tồi tàn, họ vẫn không thể ngăn cản chúng ta trò chuyện với nhau bốn mươi lăm phút hoặc một giờ, thì một người sẽ xuất hiện dưới các cửa sổ lâu đài và phô cho trẻ em hàng phố xem một con cáo thuần hóa. Sau đó, lúc chuông nguyện Avê Maria vang lên, nàng sẽ nghe thấy một phát súng nổ từ xa ; và lúc ấy nàng sẽ đến gần bức tường quanh vườn, và, nếu còn có người nào khác cạnh mình thì nàng hãy hát lên. Còn như tất cả đều yên lặng thì nô lệ của nàng sẽ run rẩy xuất hiện dưới chân nàng, và sẽ kể cho nàng nghe những chuyện có lẽ khiến cho nàng ghê tởm. Trong khi chờ đợi ngày quyết định, ngày ghê gớm ấy đối với tôi, tôi sẽ không phiêu lưu dâng hoa cho nàng vào lúc nửa đêm nữa ; nhưng vào khoảng hai giờ đêm, tôi sẽ vừa đi qua vừa hát, và đứng ở bao lơn bằng đá, nên chăng nàng sẽ để rơi xuống một đóa hoa nàng hái trong vườn nhà. Đó có thể là những dấu hiệu âu yếm cuối cùng mà nàng dành cho gã Giuyn tội nghiệp này >,
Ba ngày sau, cha và anh Hêlen đi ngựa về cơ ngơi của họ ở bờ biển ; lẽ ra họ phải từ đó trở về trước khi mặt trời lặn một ít để đến nhà vào khoảng hai giờ đêm. Nhưng, lúc sắp lên đường, không những đôi ngựa của họ, mà tất cả bầy ngựa trong trang trại đều đã biến mất. Rất đỗi ngạc nhiên về vụ trộm táo bạo ấy, họ đi tìm bầy ngựa, mà người ta chỉ thấy vào ngày hôm sau, trong rừng đại ngàn ven biển. Hai cha con Căngpirêli đêm ấy buộc phải trở về Anbanô trên một chiếc cỗ xe nông thôn bò kéo.
Tối hôm ấy, lúc Giuyn quỳ dưới chân Hêlen thì màn đêm đã dày đặc, và cô gái tội nghiệp vô cùng sung sướng vì bóng tối đó, nàng xuất hiện lần đầu tiên trước mặt người mà nàng yêu đằm thắm, chính chàng cũng biết quá rõ như vậy, nhưng dù sao nàng cũng nàng cũng chưa hề trò chuyện với chàng bao giờ.
Nàng nói lên một lời nhận xét khiến chàng tỏ ra táo bạo hơn một chút. Giuyn mặt mày nhợt nhạt và còn run rẩy hơn nàng nữa. Nàng trong thấy chàng quỳ bên chân nàng < Thật tình tôi không thể nói gì cả > chàng nói. Rõ ràng là họ đang sống những giây phút vô cùng hạnh phúc ; họ nhìn nhau mà chẳng thể thốt ra nửa lời, bất động như một quần tượng bằng cẩm thạch có ý nghĩa. Giuyn quỳ gối nắm một bàn tay của Hêlen, còn Hêlen thì cúi xuống, đăm đăm nhìn chàng.
Giuyn thừa biết, theo lời khuyên của mấy bạn trẻ trụy lạc, là chàng nên giở một trò gì đấy ; nhưng chàng ghê tởm ý định ấy. Từ trạng thái ngây ngất, có lẽ đấy cũng là trạng thái hạnh phúc mãnh liệt nhất mà tình yêu có thể tạo nên, một ý nghĩ khiến chàng thức tỉnh, đó là ý nghĩ thời giờ đi vùn vụt, cha con Căngpirêli sắp về đến lâu đài. Chàng cảm thấy một con người chu đáo, mình không thể tìm thấy hạnh phúc bền vững chừng nào chưa thú nhận với nàng một điều khủng khiếp, điều này hẳn bạn bè của chàng ở Rômơ cho rằng đem ra mà nói với người yêu là hết sức ngu xuẩn. Cuối cùng chàng nói :
- Tôi đã nói với nàng về một điều mà tôi sẽ tự thú, nhưng có lẽ tôi không nói ra thì hơn.
Mặt Giuyn bỗng nhiên tái mét ! chàng nói tiếp một cách khó nhọc như người hụt hơi :
- Có lẽ cái tình cảm, mà tôi ao ước là lẽ sống của tôi, sẽ biến mất. Nàng biết là tôi nghèo ; không phải chỉ có thế đâu ! Tôi là một kẻ cướp và là con đẻ của một kẻ cướp.
Nghe vậy, Hêlen, con gái của một người giàu có và luôn luôn có những lo sợ của đẳng cấp mình, Hêlen cảm thấy mình sắp ngất ; nàng sợ ngã xuống < Buồn thảm biết bao cho chàng Giuyn tội nghiệp ! nàng nghĩ thầm, chàng tưởng bị khinh rẻ mất >. Chàng vẫn quỳ trước chân nàng. Để cho khỏi ngã, nàng tựa vào chàng, và sau đó ngã vào hai cánh tay chàng, như bất tỉnh.
Như bạn đọc thấy đấy, ở thế kỷ XVI, người ta chuộng sự chính xác trong các câu truyện tình. Vì trí tuệ không phán xét các câu chuyện đó, chỉ có trí tưởng tượng cảm thấy mà thôi, và nhiệt tình của độc giả đồng nhất với sự nồng nàn của của các nhân vật chính. Hai bản chép tay mà chúng tôi sử dụng, nhất là bản có chứa đựng một số câu với cấu trúc đặc biệt của thổ nữ của thổ ngữ Flôrăngxơ, cung cấp nhiều chi tiết về quá trình diễn biến của tất cả các cuộc hò hẹn tiếp theo cuộc gặp gỡ này. Tình thế hiểm nghèo khiến cô gái không còn ân hận gì nữa. Lắm khi nỗi hiểm nghèo uy hiếp cao độ, nhưng nó lại càng làm cho lửa tình trong lòng họ bốc cháy ngùn ngụt ; đối với họ tất cả những cảm giác bắt nguồn từ tình yêu đều là hạnh phúc. Nhiều lần Fabiô và cha y suýt bắt được quả tang. Họ nổi giận, cho rằng họ bị coi thường ; người ta đồn Giuyn là tình nhân của Hêlen, nhưng cha con họ không sao bắt gặp, Fabiô, một thanh niên hùng hổ và tự hào về giòng dõi của mình, bàn với cha sai người giết Giuyn. Y nói :
- Hắn còn sống trên đời này ngày nào thì ngày ấy tai biến còn luôn đe dọa em con. Ai có thể đảm bảo là một lúc nào đó danh dự của chúng ta sẽ không buộc chúng ta phải nhúng tay vào máu của con bé bướng bỉnh ? Nó đã táo bạo đến mức không chối cãi mối tình của nó ; cha đã thấy là đối với những lời khiển trách của cha, nó tỏ thái độ im lặng lạnh lùng, sự im lặng ấy là bản án tử hình của Giuyn Brăngxifoóc.
- Con nên biết cha nó xưa kia là người thế nào. Căngpirêli đáp. Tất nhiên, đối với chúng ta, đến ở Rômơ sáu tháng chẳng khó khăn gì ; trong thời gian đó tên Brăngxifoóc kia sẽ biến mất. Nhưng biết đâu cha hắn- dù với tất cả những tội ác của lão, lão vẫn là một con người dũng cảm và hào hiệp, hào hiệp đến mức làm giàu cho nhiều bộ hạ của lão tuy bản thân lão cứ an phận nghèo- biết đâu cha hắn không còn bạn bè, hoặc trong đội ngũ của công tước Môngtê Marianô, hoặc trong đội ngũ của Côlônna, thủ lĩnh này thường chiếm cứ các khu rừng vùng Fagiôla, cách lâu đài của chúng ta nửa dặm ? Trong trường hợp ấy, tất cả gia đình chúng ta chắc chắn sẽ bị sát hại, con, cha, và có lẽ cả mẹ tội nghiệp của con nữa.
Những cuộc trò ch.uyện ấy giữa hai cha con nhiều lần tái diễn, chỉ giấu giếm phần nào đối với Victoa Carafa, mẹ của Hêlen, nên bà ta vô cùng lo sợ. Các cuộc tranh luận ấy đưa đến kết quả là để bảo toàn danh dự, không thể điềm nhiên chịu đựng những tiếng đồn tiếp tục lan khắp Anbanô. Trừ khử Brăngxifoóc còn là một hành động thiếu thận trọng- tay này ngày càng tỏ ra hỗn láo ; mặt khác, bây giờ ăn diện vào, hắn ngạo mạn đến mức dám bắt chuyện với Fabiô giữa công chúng, hoặc với chính ngày Căngpirêli- do đó phải lựa chọn một trong hai biện pháp sau đây, hoặc cả hai cùng lúc ; một là toàn bộ gia đình phải dời trở về cư trú ở Rômơ, hai là phải đưa Hêlen trở lại tu viện Viditaxiông ở Caxtrô, con bé sẽ ở đấy cho đến khi chúng ta kiếm được cho nó một đám xứng đáng.
Chưa bao giờ Hêlen thú nhận với mẹ mối tình của nàng ? hai mẹ con rất mực âu yếm nhau, họ luôn luôn sống bên nhau ; vậy mà chưa bao giờ họ đả động đến vấn đề đó, một vấn đề mà cả hai đều quan tâm với mức độ hầu như ngang nhau. Lần đầu tiên vấn đề gần như duy nhất chi phối tư tưởng họ được tiết lộ bằng lời nói, là khi bà mẹ nói bóng cho con gái hiểu là gia đình sắp dời về cư trú tại Rômơ, và có lẽ phải đưa nàng trở lại tu viện Caxtrô ít năm nữa.
Tiết lộ điều ấy Victoa Carafa đã tỏ ra thiếu thận trọng và chỉ có thể thông cảm là vì bà yêu con gái bà một cách cuồng nhiệt. Hêlen si tình muốn tỏ cho người yêu thấy rằng nàng không lấy làm xấu hổ về cảnh nghèo của chàng và nàng tin tưởng tuyệt đối ở tính trong sạch của chàng. <Ai ngờ thế chứ ? tác giả người Flôrăngxơ thốt lên, sau bao nhiêu cuộc gặp gỡ táo bạo và kề bên cái chết rùng rợn, diễn ra ở khu vườn và thậm chí đôi ba lần ngay trong buồng Hêlhe, nàng vẫn trong trắng ! Tin tưởng vào tiết hạnh của mình, nàng ngỏ ý với người yêu cùng ra khỏi lâu đài, vào nửa đêm, vượt qua khu vườn, và đi đến căn nhà nhỏ bé của chàng xây dựng trên phế tích Anbơ, cách lâu đài một phần tư dặm, rồi ở đấy cho đến hết đêm. Họ cải trag thành tu sĩ dòng thánh Frăngxoa. Hêlen có tấm thân mảnh dẻ, và, trang phục như thế, nàng có vẻ như một thầy dòng tập sự mười tám đôi mươi. Điều không thể tin được, và biểu lộ rõ ý trời là, trên lối đi chật hẹp xén trong đá, hiện nay vẫn còn men qua tu viện dòng Capuyxanh, Giuyn và người yêu ngụy trang thành tu sĩ, gặp lãnh chúa Căngpirêli và người con trai của ông, Fabiô : hai bố con đi từ Caxten Găngđônfô, phố thị trấn bên bờ hồ gần đấy về, mang theo bốn gia nhân vũ trang đầy đủ và một thị đồng đi trước cầm cây đuốc đốt sáng. Sung sướng biết bao cho Hêlen nếu nàng bị nhận ra lúc đó ! Chắc chắn là cha hoặc anh nàng đã giết nàng bằng một phát súng và như vậy nàng chỉ đau đớn trong chốc lát ! nhưng trời đã xếp đặt khác đi.
< Người ta còn thêm một tình huống về cuộc gặp gỡ kỳ lạ ấy mà Căngpirêli phu nhân vào tuổi già khụ xấp xỉ bách tuế, còn đôi khi nhắc lại ở Rômơ trước những nhân vật đạo mạo, cũng già nua, và những vị này đã thuật lại cho tôi, vì khao khát tìm hiểu, tôi đã hỏi họ về sự việc ấy và nhiều sự việc khác.
< Fabiô là một thanh niên tự phụ về dũng khí của mình và hết sức kiêu căng ; khi nhận thấy người tu sĩ nhiều tuổi hơn không chào cha con y lúc đi sát bên mình, y đã kêu lên :
- Cha thấy đó, tay tu sĩ đốn mạt này kiêu căng đến thế là cùng ! Có trời mới biết hắn định đi ra ngoài tu viện làm gì, hắn và bạn của hắn, vào cái giờ xét tiệt này ! Con không biết cái gì ngăn cản con lật phăng tấm che mặt của chúng lên, chúng ta hẳn sẽ thấy rõ mặt mũi chúng.
Nghe thấy thế, Giuyn nắm chặt đốc cây kiếm ở dưới chiếc áo dài tu sĩ, và đứng chắn giữa Fabiô và Hêlen. Lúc ấy chàng cách Fabiô chỉ ba bốn tấc ; nhưng trời đã quyết định khác, và bằng một phép màu, xoa dịu cơn giận dữ của hai người mà chẳng bao lâu sau đó, sẽ mặt đối mặt với nhau.
Sau này, trong vụ án Hêlen, người ta muốn trình bày cuộc dạo chơi ban đêm ấy như là một bằng chứng về sự hư hỏng của nàng. Đây là hiện tượng cuồng nhiệt của một trái tim trẻ trung cháy bỏng tình yêu, nhưng trái tim ấy hoàn toàn trong trắng.
NỮ TRƯỞNG TU VIỆN CAXTRÔ
I
I
Tóm tắt :
Mấy vở kịch rẻ tiền cũng như nhiều tác giả thường nói về những tên cướp Ý ở thế kỷ mười sáu mà - chính họ không biết - một cách khiến cho ngày nay, chúng ta nghĩ về chúng rất sai lạc.
Thật ra, nói chung họ là những người chống đối mấy chính quyền tồi tệ đã thay thế cho các chế độ cộng hòa thời trung cổ ở nước Ý. Người bạo chúa thường là kẻ giàu có nhất trong chính phủ cộng hòa quá cố và để mua chuộc đám thứ dân, hắn trang trí cho thành phố những nhà thờ tráng lệ và những bức hội họa tuyệt vời. Không có một sự gia nào ở các tiểu quốc ấy dám thuật lại những vụ đầu độc và mưu sát diễn ra không biết bao nhiêu mà kể do sự hoảng sợ của bọn tiểu bạo chúa này, chúng muốn hạ thủ trước những người mà chúng nghi ngại. Bọn sử gia đạo mạo này là thủ hạ ăn lương của chúng. Hãy chú ý là mỗi tiểu bạo chúa ấy biết đích thân người thù ghét mình, và rất nhiều những tiểu chúa đó đã bị ám sát, rồi thì các bạn sẽ hiểu những thù hận sâu sắc, những nghi kỵ trường cửu đã làm nên trí thông minh và lòng dũng cảm của người Ý ở thế kỷ XVI và ban thiên tài ấy cho các nghệ sĩ của họ.
Các bạn sẽ thấy những tình cảm mãnh liệt đó đã ngăn cản sự hình thành tập quán lố bịch mà người ta gọi là danh dự vào thời Xêvinhê phu nhân, cái tập quán hy sinh tính mệnh để phụng sự lãnh chúa của mình và làm cho phụ nữ mến ưa.Ở nước pháp thế kỷ mười sáu, chỉ ở chiến trường hoặc trong những cuộc đấu tay đôi, người ta mới có thể tỏ ra là người hoạt động và xứng đáng đoạt được sự ngưỡng mộ của thiên hạ, và vị phụ nữ thích tính can đảm, nhất là sự táo bạo, họ trở nên người phán xét tối cao về phẩm giá của người đàn ông. Vì vậy tinh thần phong nhã phát sinh, nó dần dà thủ tiêu hết các nhiệt tình, kể cả tình yêu để nhường chỗ cho tên chúa tể tàn ác là bệnh hiếu danh.
Ở Ý hồi đó, ai có tài gì thì được trọng vọng về tài ấy, về những đường kiếm lừng lẫy cũng như về những phát hiện trong kho sách cổ : chẳng hạn như Pêtrác, thần tượng của thời đại ông. Một phụ nữ thế kỷ mười sáu yêu một người thông thạo chữ Hy- lạp cũng ngang, có khi còn hơn yêu một người gan dạ ở chiến trường.
Vì thế nước Ý đã sản sinh những Raphaen, những Gioócgiông, những Titiêng, những Coregiơ, trong khi nước Pháp sản sinh ra những chiến tướng dũng mãnh của thế kỷ mười sáu, mỗi tướng đã giết vô số kẻ thù, nhưng tới nay thì không ai biết đến nữa.
Tôi xin lỗi bạn đọc về những sự thật khó nghe ấy. Dẫu sao, những sự trả thù ghê gớm và cần thiết của các tiểu bạo chúa Ý thời Trung cổ đã khiến cho nhân dân có cảm tình với những kẻ lục lâm. Người ta ghét họ khi họ cướp ngựa, lúa mì và tiền bạc của dân, nhưng dân chúng vẫn có cảm tình với họ ; còn những cô gái làng thì thích các bạn trẻ đã có một lần vào núi sống bên cạnh kẻ cướp sau một hành động khinh xuất nào đó.
Cho đến nay cũng vậy, mọi người đều ngại gặp kẻ cướp dĩ nhiên ; nhưng khi chúng bị trừng phạt thì lại thương hại chúng. Là vì cái dân tộc tế nhị, hóm hỉnh thường cười cợt những văn kiện do các ông chủ công bố, lại thường xuyên thích đọc những bài thơ nồng nhiệt nêu thành tích của những kẻ cướp trứ danh. Những gì anh hùng ở trong các sự tích ấy làm rung động các thớ nghệ sĩ trong d.a thịt mấy tầng lớp bần cùng kia ; vả lại họ ngấy những lời tán tụng chính thức đối với một số nhân vật, cho nên những gì không cho kẻ quyền thế đưa ra lại dội thẳng vào lòng họ. Ngay cách đây mười lăm năm, trước khi chính phủ đập tan những toán kẻ cướp, thì những vụ kẻ cướp về trừng trị quan lại không phải là hiếm thấy. Nếu những kẻ cướp này không trừng trị nổi những tên những tên huyện lệnh độc tài đó thì ít ra họ cũng thách thức chúng, chế nhạo chúng và đó không phải là điều bị xem thường đối với cái dân tộc thông minh này.
Ở thế kỷ mười sáu, nếu có một người nghèo hèn bị kết án tử hình vì nhà quyền thế không ưa thì ta thường thấy kẻ cướp đánh phá nhà ngục để giải thoát cho người bị ức hiếp đó. Về phía mình, cái gia đình có quyền thế ấy cũng không chỉ biết trông cậy vào chín hay mười người lính canh ngục, cho nên họ mộ một đội gia binh, cho cắm trại trong vùng quanh quất và đội này sẽ áp tải tên tội phạm nhân khốn khổ đến nơi thọ hình.
Tình trạng xã hội như vậy như thế khiến cho luân lý, đạo đức kêu rên, tôi công nhận ; nhưng những phong tục tập quán của thế kỷ mười sáu đó ở Ý vô cùng thích hợp để tạo nên những con người xứng đáng với danh hiệu là người. Nhiều sử gia ngày nay được khen ngợi đã tìm cách che dấu tình trạng đó. Có vài sử gia muốn nói sự thật thì bị khủng bố. Bởi vậy, muốn hiểu biết lịch sử Ý thì việc đầu tiên cần làm là đừng tìm đọc những sử gia chính thống. Chẳng nơi nào sự nói dối được có giá trị như triều đại các tiểu vương này ...
II
Sau khi kể biết bao chuyện bi thảm - tác giả bản sách chép tay ở Flôrăngxơ viết như thế - tôi kết thúc bằng một câu chuyện mà thuật lại tôi hết sức não lòng (...)
<Hêlen đơ Căngpirêly sinh năm 1542 ở thành phố Anbanđô xinh đẹp, sát đại bản doanh của bọn cướp. Thân sinh nàng là một nhà quý tộc giàu nhất xứ, và với cương vị đó, ông đã kết hôn với Vichtoa Carafafa, một nữ địa chủ lớn trong vương quốc Nắplơ. Tôi có thể kể ra mấy cụ già hãy còn sống và đã biết rõ Vichtoa Carafafa và con gái của bà ta. Vichtoa là một mẫu mực về tính thận trọng và sự thông minh, nhưng với tất cả tài trí của mình, bà vẫn không ngăn ngừa được sự sụp đổ của gia đình bà. Lạ thay ! những tai họa khủng khiếp diễn ra trong câu chuyện thê lương tôi sắp kể ra đây, tôi thấy không thể gán riêng trách nhiệm cho bất cứ một nhân vật nào mà tôi sẽ giới thiệu với độc giả. Tôi thấy có những người bất hạnh, mà thú thật không tìm thấy kẻ làm nên tội lỗi (...)
<Vị lãnh chúa Đơ Căngpirêly ấy được tiếng là người phong nhã và giàu lòng từ thiện, nhưng rất thiếu thông minh, bặt thiệp, do đó dần dà ông từ bỏ nơi cư trú Rômơ và cuối cùng hầu như quanh năm sống trong lâu đài riêng ở Anbanô. Ông lo khai thác đất đai của ông trải ra ở vùng đồng bằng đặc biệt phì nhiêu nằm ở khoảng giữa thành phố và biển cả. Theo lời khuyên của vợ, ông cố tạo nên một nền giáo dục huy hoàng cho cậu con trai Fablô, một thanh niên rất tự hào về dòng dõi của mình, và cô con gái helen, một tuyệt thế giai nhân như người ta còn được chiêm ngưỡng qua chân dung nàng trong bộ sưu tập ở lâu đài Faendơ. Từ khi tôi bắt đầu viết về cuộc đời nàng, tôi đã đến lâu đài Faendơ để quan sát cái dung mạo phù sinh mà trời đã ban cho người phụ nữ ấy, con người mà số mệnh nghiệt ngã đã làm chấn động dư luận đương thời và mãi cho đến ngày nay, ký ức của người đời vẫn còn nhắc nhở. Mặt trái xoan, vầng trán rộng, tóc màu vàng tơ đậm. Vẻ mặt lại như tươi cười, cặp mắt to, có cái bộc lộ thắm thiết điều cảm nghĩ, lông mày màu hạt dẻ hình cánh cung mẫu mực, cặp môi rất mọng, đường viền miệng như đã được họa sĩ Côregiơ trứ danh vẽ nên. Ngắm nàng giữa những bức chân dung quây chung quanh ở nhà bảo tàng Faendơ, nàng có vẻ như một nữ hoàng. Quả hiếm có một dáng dấp tươi tắn, kết hợp với một dung nhan uy nghi dường ấy.
< Sau khi làm cô học trò tá túc tám năm liền trong tu viện Viditaxiôngở thành Caxtrô - hiện nay đã bị tàn phá, nhưng vào thời ấy là nơi đa số các vương tước ở Rômơ gửi con gái của họ đến trọ -Hêlen trở về quê cha đất tổ ; nàng chỉ rời tu viện sau khi đã cúng vào chính điện một bình dâng rượu lễ lộng lẫy. Hêlen vừa đến Anbanô thì cha nàng cho người đến Rômơ gọi nhà thơ nổi tiếng Xêxinô, lúc bấy giờ đã cao tuổi, và trả tiền hậu hĩ để ông ta bồi dưỡng cho Hêlen những vần thơ bất hủ của thi sĩ Viêcgin thần kỳ và của Pêtraccơ,Ariôxtơ, Đănglơ, những đồ đệ lừng danh của người.>
(Đến đây người dịch buộc phải bỏ qua bản luận thuyết dài về những loại danh vọng mà thế kỷ XVI dành cho những thi nhân vĩ đại ấy.
Hình như Hêlen biết tiếng Latinh. Những câu thơ người ta bắt nàng học thuộc lòng nói về tình yêu, một thứ tình yêu mà chúng ta hẳn cho là lố bịch nếu chúng ta gặp nó năm 1839, tôi muốn nói tình yêu đắm say được nuôi dưỡng bằng những hy sinh lớn lao, chỉ có thể tồn tại giữa những tình huống bí mật, và luôn luôn gắn liền với những nỗi bất hạnh khủng khiếp.
Đây là thứ tình yêu mà Giuyn Brăngxifoóc đã nhen lên trong lòng Hêlhe, khi nàng vừa đến tuổi mười bảy. Giuyn là một người láng giềng rất nghèo ; chàng sống trong một căn nhà đơn sơ dựng trên núi, ở cách thành phố một phần tư dặm đường, giữa thị trấn Anbo đổ nát, trên bờ cái vực sâu năm mươi thước phủ xanh cây lá quay bọc nước hồ. Căn nhà ấy dựng sát các lùm đại thụ rợp bóng và sẫm màu của khu rừng Fagiôla, khu rừng này đã bị phá hủy sau khi người ta xây dựng nhà tu Paraduyôla. Chàng thanh niên nghèo chẳng có gì đặc biệt ngoài dáng vẻ nhanh nhẹn và sống động, và thái độ thản nhiên chịu đựng số phận hẩm hiu của mình. Điểm nổi bật có thể khen ngợi ở chàng là gương mặt tuy không đẹp nhưng rất linh hoạt. Cũng phải nói chàng là chàng từng chiến đấu anh dũng dưới sự chỉ huy của hoàng thân Côlonna và ở trong hàng ngũ những gia binh của ông hai ba cuộc xuất quân hết sức nguy hiểm. Bất kể cảnh nghèo, bất kể cái bề ngoài không lấy gì làm điểm trai, tất cả các cô gái Anbanô đều coi là một vinh dự nếu chiếm được trái tim chàng. Tuy được tiếp đón nồng hậu khắp nơi Giuyn Brăngxifoóc chỉ có những cuộc tình duyên dễ dãi, cho đến khi Hêlen từ nhà tu thành Caxtro trở về.
<Ít lâu sau đó, khi nhà thơ Xêxinô vĩ đại rời La mã đến lâu đàiCăngpirêli dạy văn chương cho cô gái ấy. Giuyn,có quen biết ông, gửi cho ông một bài thơ ; một bài thơ băng tiếng Latinh nói về niềm hạnh phúc của nhà thơ trong tuổi già mà được thấy cặp mắt đẹp nhường kia dán vào con người mình, và thấy một tâm hồn trong trắng tuyệt vời tràn trề diễn phúc khi nhà thơ hạ cố tán thành ý kiến của mình. Sự ghen tuông và bực tức của các cô gái trước đây được Giuyn để ý đã khiến cho các cách phòng ngừa của chàng hòng che dấu mối tình chớm nở trở nên vô hiệu ; riêng tôi phải công nhận rằng đôi trai gái hai mươi hai và mười bảy tuổi ấy đã bắt đầu cuộc yêu đương một cách không được khôn khéo lắm. Chưa đầy ba tháng sau ngày Hêlen trở về, ngàu Căngpirêli nhận thấy Giuyn Băngxifoóc qua lại quá nhiều dưới các cửa sổ của lâu đài ngài (mà người ta còn thấy ở quãng giữa đường phố lớn đi về phía hồ)>
Tính thẳng thắn và thái độ cục cằn- hậu quả tất nhiên của tình trạng tự do,- mà các thể chế cộng hòa phải gánh chịu, và sự phát triển những dục vọng thô bạo, mà phong thế quân chủ chưa lấn át được, biểu lộ một cách trâng tráo trong lần tiếp xúc đầu tiên của lãnh chúa Căngpirêli với Giuyn Băngxifoóc. Ngay hôm ông ta thấy khó chịu về sự xuất hiện nhiều lần của chàng trai Băngxifoóc, ông ta sỉ vả chàng thế này :
<Sao ngươi dám cả gan cứ lai vãng trước nhà ta, và ngước nhìn một cách hỗn xược vào các cửa sổ phòng con gái ta, ngươi, một con người không có đến một tấm áo tươm tất để che phân ? Nếu ta không sợ láng giềng hiểu lầm về hành vi của ta thì ta sẽ cho người ba đồng tiền vàng để ngươi đi Rômơ mua một chiếc áo dễ coi hơn. Như vậy, mắt của ta và mắt của con gái ba đỡ bị quần áo đắt rưới của ngươi xúc phạm >.
Có lẽ cha của Hêlen nói hơi quá ; quần áo của chàng trai Băngxifoóc không đến nỗi rách rưới, chúng đã được may bằng những thứ vải rất giản dị, nhưng mặc dù rất sạch sẽ và được giải bụi luôn, phải nói rằng trông bề ngoài vẫn thấy chúng đã được dùng quá lâu. Những lời mắng mỏ của chàng của ngài Căngpirêli làm cho Giuyn não lòng và chàng không dám qua lại trước nhà ông ban ngày.
Như chúng tôi đã nói, hai vòm cuốn, phế tích của một cầu máng cổ đại, được dùng làm những bức tường chính cho căn nhà của bố bác cộng Băngxifoóc- căn nhà này đã được ông để lại cho con trai- chỉ cách Anbanô năm sáu trăm bước. Đi từ đấy xuống thành phố mới, Giuyn phải đi qua trước lâu đài Căngpirêli ; Hêlen sớm nhận thấy sự vắng bóng của chàng thanh niên kỳ quặc đó, anh chàng, theo các cô bạn của nàng nói, đã ruồng bỏ tất cả các mối quan hệ khác để hoàn toàn tập trung vào niềm hạnh phúc dường như chàng đã tìm thấy khi nhìn thấy nàng.
Một đêm hè, khoảng nửa đêm, cửa sổ phòng Hêlen mở, nàng hít thở gió biển thổi mạnh trên đồi Anbanô, mặc dù giữa thành phố này và biển có một cánh đồng rộng ba dặm. Đêm tối om và rất yên lặng, có thể nghe tiếng một chiếc lá rơi. Hêlen tựa người lên cửa sổ, có lẽ đang nghĩ đến Giuyn thì thoáng thấy một vật gì như cánh lặng lẽ của một con chim đêm nhẹ nhàng lướt qua cửa sổ. Nàng sợ hãi lui vào. Nàng không hề nghĩ rằng vật ấy có thể do một người qua đường nào đấy giơ lên ; tầng hai của lâu đài, ở đây có cửa sổ phòng Hêlen, cách mặt đất hơn sáu mươi thuớc. Bỗng nhiên nàng như nhận ra một bó hoa ở cái vật kỳ lạ ấy, nó lượn qua lượn lại trước khung cửa sổ nàng đang tựa vào, giữa cảnh im lặng thăm thẳm; tim nàng đập mạnh. Bó hoa hình như cắm vào đầu hai hoặc ba cây sậy chắp lại, loại sậy lớn, giống như cây tre mọc ở vùng quê Rômơ, dài từ ba thuớc đến sáu thuớc. Thân cây sợi yếu ớt, gió biển thổi khá mạnh khiến Giuyn khó giữ được bó hoa ở vị trí đối diện với cửa sổ mà chàng cho rằng có Hêlen ; vả lại, bóng đêm dày đến mức từ đường phố không thể trông thấy gì ở độ cao ấy. Đứng im trước cửa sổ, Hêlen vô cùng xúc động. Đỡ lấy bó hoa ấy chẳng phải là tỏ ý đồng tình sao ? Cảm xúc của nàng trước tình huống như vậy không giống như cảm xúc của các cô gái ngày nay trong giới thượng lưu được giáo dục chu đáo trước khi bước vào đời. Vì cha và anh nàng lúc bây giờ đang ở trong nhà, điều nàng nghĩ đến trước hết là một tiếng động nhẹ sẽ kéo theo một phát súng hỏa mai chĩa vào Giuyn, nàng đâm thương hại vì mối nguy nan lớn đang đe dọa chàng thanh niên tội nghiệp. Lẽ nữa, mặc dù nàng mới biết quá ít về chàng, chàng đã là người mà nàng yêu mến nhất trần đời sau gia đình nàng. Cuối cùng, sau mấy phút do dự, nàng đỡ lấy bó hoa, và sờ vào đó trong đêm sâu, nàng cảm thấy có một tấm thiếp buộc vào cuống một bông hoa ; nàng liên chạy đến cầu thang lớn để đọc dưới ánh đèn chong trước tượng thánh Mẫu. <Mình quả là dại dột ! nàng tự nhủ khi đọc thấy khi đọc mấy dòng đầu bức thư khiến nàng đỏ mặt vì sung sướng ; nếu có ai trông thấy mình lúc này, mình sẽ nguy khốn và gia đình mình sẽ làm khổ anh chàng tội nghiệp cho đến cùng >. Nàng trở vào phòng và thắp đèn lên. Đối với Giuyn, đó là một khoảnh khắc khoái chá ; xấu hổ về hành vi của mình và như để lẩn trốn trong đêm tối, chàng dán mình vào một thân cây sồi lớn, giống sồi xanh tươi hình dáng kỳ dị vẫn còn sống đến ngày nay trước lâu đài Căngpirêli.
Trong thư Giuyn tường thuật hết sức thật thà lời xỉ vả mà bố Hêlen nói với chàng.
< Đúng là tôi nghèo, chàng viết tiếp, và nàng khó mà hình dung được cảnh nghèo quá quắt của tôi. Tôi chỉ có một căn nhà nhỏ mà hẳn là nàng đã trông thấy dưới đống vật liệu đổ nát của cái cầu máng ở Anbanô ; xung quanh nhà có một khoảnh vườn mà tôi gieo trồng lấy để sống bằng rau cỏ thu được. Tôi còn có một vườn nho tôi cho mướn với giá ba mươi đồng bạc mỗi năm. Thật tình tôi không biết tại sao tôi yêu nàng ; chắc là tôi không thể mong nàng chia sẻ cảnh nghèo với tôi. Tuy nhiên, nếu nàng không yêu tôi, cuộc đời đối với tôi sẽ chẳng có còn có nghĩa lý gì nữa ; không cần phải nói rằng vì nàng, tôi có thể hy sinh tính mạng nghìn lần. Thế mà trước khi nàng ở nhà tu về, cuộc đời tôi không đến nỗi bạc bẽo ; trái lại nó đầy mơ mộng huy hoàng. Do đó tôi có thể nói rằng biển cảnh hạnh phúc lại làm tôi đau khổ. Trước kia đúng là không một ai dám lăng mạ tôi như ông bố nàng ; nếu có, mũi dao găm của tôi sẽ trừng trị ngay tức khắc người đó. Trước kia với gan dạ sẵn có và vũ khí trong tay, tôi tự hào là không thua kém ai, tôi không thiếu thứ gì. Bây giờ đây, tất cả thay đổi ; tôi biết sợ. Tôi thấy viết thế này là đã quá nhiều rồi, có lẽ nàng khinh tôi. Nếu ngược lại, nàng có đôi chút thương hại đối với tôi, bất kể bất kể bộ quần áo nghèo nàn cho thân tôi, nàng sẽ nhận thấy rằng tối tối, khi hồi chuông nửa đêm vang lên từ tu viện dòng Capuyxanh (dòng thánh Frăngxoa) trên đỉnh đồi, tôi nép mình dưới cây sồi cổ thụ, đối diện với cái cửa sổ mà tôi không ngừng quan sát, vì tôi cho đấy là cửa sổ phòng nàng. Nếu nàng không khinh tôi như cha nàng, nàng hãy ném cho tôi một bông hoa ngắt trong bó hoa của tôi, nhưng xin nàng chú ý đừng để cho nó rơi vào đường gờ ngang tường hoặc vào một lan can ở lâu đài> !
Thư ấy được đọc đi đọc lại nhiều lần ; dần dần mắt Hêlen tràn lệ ; lòng dạ bồi hồi, nàng ngắm nghía bó hoa mà các bông được bó lại bằng một sợi chỉ lụa rất chắc. Nàng thử rút một bông nhưng không được ; bỗng nhiên nàng đâm ra băn khoăn. Đám con gái ở Rômơ tin rằng ngắt một đóa hoa hoặc làm thương tổn bằng bất cứ cách nào bó hoa của người yêu trao tặng là tự mình gây khả năng cho mối tình giữa hai người tan vỡ. Sợ Giuyn nóng lòng sốt ruột, nàng vội chạy lại bên cửa sổ, nhưng tới đó, nàng chợt nghĩ ra rằng nàng sẽ dễ bị lộ, vì ánh đèn chiếu sáng khắp gian phòng. Hêlen chẳng biết nên sử dụng một tín hiệu nào ; nàng e tín hiệu nào cũng sẽ nói ra quá nhiều
Xấu hổ, nàng chạy vội trở vào phòng. Nhưng thời gian cứ trôi qua ; bỗng nhiên nằm nghỉ đến một điều khiến nàng hết sức hoang mang ; Giuyn sẽ cho rằng, cũng như cha nàng, nàng khinh cảnh nghèo của chàng. Nàng trong thấy một mẫu nhỏ cẩm thạch quí để trên bàn, liền buộc viên đá vào khăn tay của mình, và ném xuống gốc cây sồi đối diện với cửa sổ phòng nàng. Sau đó, nàng ra hiệu cho chàng đi ; nàng nghe thấy Giuyn tuân theo ; vì trong lúc rồi nơi ấy mà đi, chàng không rón rén bước từng bước lặng lẽ nữa. Khi chàng đi tới đỉnh vành đai núi đá ngăn hồ với những ngôi nhà cuối cùng của thị của thị trấn Anbanô, nàng nghe thấy chàng hát lên một bản tình ca ; nàng ra hiệu tạm biệt, lần này mạnh dạn hơn, rồi đọc lại lá thư.
Hôm sau và những ngày tiếp theo, thư từ và những cuộc gặp gỡ như vậy lại tái diễn. Nhưng trong một làng Ý, người ta để mắt đến tất cả những gì xảy ra, Hêlen lại là đám giàu nhất xứ, bỏ xa cách đám khác, cho nên ngài Căngpirêli được báo là đêm nào cũng vậy, vào khoảng nửa đêm, người ta thấy đèn thắp sáng trong phòng con gái ngài ; và điều kỳ lạ hơn nữa, cửa sổ mở rộng, có cả Hêlen đứng ở đấy như chẳng sợ gì giống muỗi Zanhza (một giống muỗi độc, rất khó chịu, làm hỏng các buổi tối đẹp trời ở nông thôn vùng Rômơ. Đến đây tôi lại một lần nữa yêu cầu bạn đọc dung thứ cho. Khi người ta muốn tìm hiểu về phong tục của các nước ngoài phải chờ đón những quan niệm hết sức kỳ cục, khác hẳn những quan niệm của chúng ta).Ngài Căngpirêli chuẩn bị cái súng hỏa mai của ông ta và cây súng của con trai ông. Đêm đến, đồng hồ vừa đánh mười một giờ ba khắc, ông báo cho Fabiô biết, và cả hai người nhẹ nhàng và hết sức giữ im lặng, lần từng bước đến một lan can lớn bằng đá ở tầng một của lâu đài, ngay dưới cửa sổ phòng Hêlen. Hàng cột đồ sổ của của cái lan can bằng đá che đổ cho họ đến thắt lưng những viên đạn bắn bằng súng từ bên ngoài. Chuông nửa đêm đổ, cha con họ nghe thấy một tiếng động khẽ dưới rặng cây ven đường phố đối diện với lâu đài của họ ; nhưng điều khiến họ ngạc nhiên là không có ánh sáng ở cửa sổ phòng Hêlen. Từ trước. đến nay rất đỗi chấp pháp và cử động xốc nổi như một đứa trẻ, cô gái ấy cô gái ấy đã. đã thay đổi tính tình từ khi yêu. Nàng biết là một chút sơ hở sẽ gây nguy hại cho tính mạng của người yêu, nếu một lãnh chúa có danh vọng như cha nàng mà giết một người nghèo khổ như Giuyn Brăngxifoóc, thì ông chỉ cần tránh mặt trong ba tháng, đi Nắplơ chẳng hạn, trong lúc đó, bạn bè của ông ở Rômơ sẽ dàn xếp công việc, và tất cả sẽ kết thúc bằng một cây đèn bằng bạc trị giá vài trăm đồng dâng lên bàn thờ Thánh Mẫu, lúc bấy giờ đang được sùng bái. Trong bữa ăn sáng, Hêlen đã nhận thấy trên nét mặt cha một cơn thịnh nộ khá dữ dội và mỗi khi ông nhìn trộm nàng, nàng cảm thấy cơn thịnh nộ hình như nhằm vào nàng. Sau bữa ăn, nàng vội vàng rắc ngay một ít bụi vào báng gỗ của năm cây súng hỏa mai lộng lẫy mà cha nàng treo bên gi.ường ngủ. Nàng cũng rắc một lớp bụi mỏng lên các con dao găm và các thanh kiếm của cha. Suốt ngày nàng tỏ ra vui vẻ lạ thường, nàng không ngớt đi lại khắp nhà, từ trên xuống dưới ; chốc chốc nàng đến sát các cửa sổ, quyết định ra hiệu cho Giuyn tránh xa, nếu may mắn trông thấy chàng. Nhưng nàng không làm được ; chàng trai tội nghiệp đã bị lãnh chúa giàu có Căngpirêli lăng nhục quá đáng, nên chàng không lúc nào xuất hiện ở Anbanô vào ban ngày ; nghĩa vụ buộc chàng phải đến đó ngày chủ nhật đi dự lễ ở nhà thờ xứ thôi. Mẹ Hêlen, rất yêu mến nàng và luôn luôn chiều nàng, ngày đó đi ra ngoài phố ba lần với nàng nhưng vô ích ; Hêlen không thấy Giuyn đâu cả. Nàng vô cùng thất vọng. Nàng sững sờ khi vào chiều tối, đến quan sát vũ khí của cha, nàng thấy hai cây súng hỏa mai đã nạp đạn và hầu hết các dao găm và các thanh kiếm đã được vận dụng. Nàng cố gắng quên nỗi lo chết người bằng cách giả vờ sinh hoạt bình thường để gia đình không nghi ngờ gì cả. Trở về phòng vào lúc mười giờ tối, nàng khóa trái cửa lại phòng này đối với căn ngoài phòng mẹ nàng, rồi phủ phục xuống sàn, sát cửa sổ để từ bên ngoài không ai trông thấy. Không thể tưởng tượng được nỗi lo âu của nàng mỗi khi nghe thấy tiếng chuông điểm giờ ; lúc này không còn là lúc nàng cứ tự trách mình về sự gắn bó với Giuyn quá mau mắn, có ý nghĩa ấy vào lúc này sẽ khiến nàng tự thấy mình kém xứng đáng với tình yêu của chàng. Ngày hôm ấy, cuộc tình duyên của Giuyn tiến triển nhanh hơn sáu tháng thề thốt và thủy chung <Tại sao lại tự dối mình nhỉ ? Hêlen tự nhủ, mình đã chẳng yêu chàng với tất cả tâm hồn rồi sao ? >
Vào lúc mười một giờ rưỡi nàng trông thấy rõ ràng cha và anh nàng đến mai phục ở lan can lớn bằng đá dưới cửa sổ phòng nàng. Hai phút sau khi hồi chuông nửa đêm vang lên ở tu viện dòng Capuyxanh, nàng cũng nghe thấy khá rõ bước đi của người yêu dừng lại dưới cây sồi đại thụ, nàng mừng thầm là cha và anh nàng hình như không nghe thấy gì cả, phải có nội thấp thỏm vì yêu mới nhận ra một tiếng động khẽ như vậy.
<Bấy giờ, nàng tự nhủ, cha và anh ta sắp giết ta đây, nhưng bằng bất cứ giá nào ta cũng phải tránh không cho gia đình bắt được lá thư này ; bắt được thư đó là cha và anh ta sẽ khủng bộ sẽ khủng bố chàng Giuyn tội nghiệp đến cùng > Nàng làm dấu thánh và dùng một tay bám giữ lan can bằng sắt ở cửa sổ phòng mình, nàng nhoài người ra, cố nhoài hết sức mình trên đường phố. Một phần tư phút chưa trôi qua thì bó hoa buộc trên đầu cái gậy dài đã đập vào cánh tay nàng. Nàng nắm lấy bó hoa, nhưng rút vội hoa ra khỏi đầu gậy, nàng làm cho gậy đập vào lan can đá. Hai phát súng lập tức nổ ran, tiếp theo là sự yên lặng hoàn toàn. Đó là vì anh nàng, Fabiô trong đêm tối tưởng tiếng động mạnh vào lan can cho sợi dây thừng Giuyn sử dụng để trượt từ phòng em y xuống, bèn bắn vào lan can ; hôm sau nàng nhận thấy dấu viên đạn giập trên sắt. Ngài Căngpirêli thì nổ súng trên mặt đường ở phía dưới lan can đá, vì Giuynđã gây nên một tiếng động nhỏ trong khi giữ không để cho cái gậy rơi xuống. Về phía mình, nghe thấy tiếng động trên đầu, Giuyn đã phỏng đoán được cái gì sẽ xảy ra, chàng liền nấp dưới phần nhô ra ngoài của lan can.
Fabiô nhanh chóng nạp lại đạn vào súng, và, mặc dù ông bố nói thế nào, y cũng cứ chạy ra vườn lâu đài, nhẹ nhàng mở cái cửa con thông ra phố bên cạnh, và rón rén đi ra đấy. quan sát kín đáo những người dạo chơi dưới lan can. Vào lúc đó Giuyn- tối hôm đó chàng được hộ vệ chu đáo- đang đứng cách y hai muoi bước, tựa sát vào một gốc cây. Hêlen, nghiêng mình trên lan can và run sợ cho người yêu, vội lớn tiếng gợi chuyện với anh nàng, mà nàng nghe thấy tám bước chân trên mặt đường ; nàng hỏi anh đã giết được kẻ trộm chưa
- Đồ xỏ lá, cô đừng tưởng tôi mắc mưu cô- y rảo bước ngang dọc, vừa thét lên từ mặt đường- nhưng cô hãy chuẩn bị trước mắt, tôi sẽ giết chết tên hỗn láo dám đụng đến cửa sổ phòng cô.
Những lời ấy chưa dứt thì Hêlen nghe thấy mẹ nàng đập cửa phòng nàng.
Hêlen vừa vội vàng mở cửa vừa nói không rõ tại sao cửa phòng lại bị khóa chặt.
-Con cưng của mẹ, bà nói, đừng có đóng kịch với mẹ ; cha con đang nổi giận và có lẽ sẽ giết con ; con hãy vào gi.ường nằm cạnh mẹ ; và nếu con có một bức thư nào đấy, con hãy đưa cho mẹ, mẹ sẽ cất giấu cho con.
Hêlen nói với mẹ :
- Bó hoa đằng kia, bức thư giấu trong đó.
Hai mẹ con vừa lên gi.ường thì ngài Căngpirêli trở vào phòng vợ ; ông vừa ở điện thờ ra và ông đã xô đổ tất cả ở đấy. Điều làm cho Hêlen phải chú ý làm mặt mày cha nàng nhợt nhạt như một xác chết, còn cử động thì chậm rãi như đã phải dứt khoát quyết định điều gì. <Mình chết mất !> Hêlen tự nhủ.
-Chúng ta vui mừng vì có con- ông cụ vừa nói vừa đi sát gi.ường vợ để qua phòng con gái ; ông run lên vì căm giận, nhưng vờ hoàn toàn bình tĩnh ; -chúng ta vui mừng vì có con nhưng, lạy Chúa ! lẽ ra chúng ta phải tuôn ra những giọt lệ máu khi chúng là con gái ! Có thể nào để như thế được ; sự nhẹ dạ của chúng có thể làm ô uế danh dự một người đã sáu mươi năm trường không để cho nó mảy may vướng mắc. Ông vừa nói vừa đi qua phòng con gái :
-Con nguy rồi ! Hêlen nói với mẹ, mấy bức thư giấu dưới bệ cây thánh giá, cạnh cửa sổ.
Bà mẹ nhảy ra khỏi gi.ường, và chạy theo chồng ; bà lớn tiếng nêu lên những lý do hết sức vô nghĩa hòng làm ông phát khùng ; bà đã hoàn toàn đạt được mục đích. Ông già nổi trận lôi đình, đập nát tất cả trong phòng con gái ; nhưng bà mẹ đã lén lấy mấy bức thư đi không để cho ông trông thấy. Một giờ sau, khi ngài Căngpirêli đã trở về phòng mình cạnh phòng bà vợ, và tất cả đều yên lặng ở trong nhà, bà mẹ nói với con gái :
-Đây là tập thư của con, mẹ không muốn đọc, con đã thấy chúng ta suýt nguy khốn vì những bức thư ấy chưa ! Ở vào thế của con, mẹ sẽ đốt đi. Cầu Chúa phù hộ cho con, con hôn mẹ nào !
Hêlen trở về phòng mình, nước mắt ràn rụa ; nàng tưởng như mình đã nghe mẹ nói đến như vậy thì cũng chẳng còn yêu Giuyn nữa. Rồi nàng chuẩn bị đốt đốt tập thư, nhưng trước khi đốt, nàng không thể tự ngăn mình đọc lại lần nữa. Nàng đọc đi đọc lại không biết chán, mãi cho đến khi mặt trời lên khá cao mới quyết định làm theo lời khuyên bổ ích đó.
Hôm sau chủ nhật, Hêlen đi với mẹ đến nhà thờ xứ ; may là cha nàng không đi theo. Người đầu tiên nàng trông thấy trong nhà thờ là Giuyn Brăngxifoóc. Nàng nhận thấy chàng không bị thương. Nàng vô cùng sung sướng ; những biến cố đêm trước tức thời lùi xa thăm thẳm trong ký ức nàng. Nàng đã chuẩn bị năm sáu mảnh giấy nhỏ bằng giấy sách cũ nhàu nát, đầy vết đất bùn, như người ta thường thấy trên đá lát nền ở một nhà thờ ; tất cả những mảnh giấy ấy đều mang một lời dặn dò; <Họ đã khám phá ra tất cả, ngoài cái tên người ấy. Người ấy không nên đi ra ngoài đường phố nữa ; người ta sẽ hăng tới đây.>
Hêlen đánh rơi một mảnh giấy rách đó ; nàng đưa mắt báo cho Giuyn biết ; chàng nhặt mảnh giấy và biến đi. Trở về nhà, một giờ sau, nàng thấy trên thang lớn của lâu đài một mảnh giấy giống hệt như những mảnh mà nàng đã sử dụng hồi sáng. Nàng nhặt lấy trong khi bà mẹ nàng không trông thấy gì ; nàng đọc :
< Ba ngày nữa anh ấy sẽ ở Rômơ về, anh ấy buộc phải tới đó, người ta sẽ hát giữa ban ngày, những ngày họp chợ, giữa tiếng ồn ào của nông dân, lúc chừng mười giờ >.
Việc đi Rômơ có vẻ lạ lùng đối với Hêlen. <Phải chăng là chàng e ngại những phát súng của anh mình ? Nàng buồn rầu tự nhủ. Tình tình yêu tha thứ tất cả, trừ cái việc tự ý vắng mặt ; vì đó là nhục hình tồi tệ nhất. Lẽ ra phải đắm mình trong một giấc mơ êm đềm và mải mê suy nghĩ về những lý do khiến mình yêu người ta, thì lòng mình lại dày vò bởi những hoài nghi khốc liệt. < Nhưng xét cho cùng, liệu có thể ngờ chàng không yêu mình nữa chăng ? > Hêlen tự nhủ như vậy trong ba ngày dài dằng dặc vắng bóng Brăngxifoóc.
Bất thần nỗi buồn của nàng lại nhường chỗ cho một niềm vui đến như phát điên ; ngày thứ ba nàng thấy chàng xuất hiện giữa trưa và dạo bước trong phố trước lâu đài của cha nàng. Chàng mặc một bộ quần áo khá tinh tươm. Chưa bao giờ dáng đi cao nhã và vẻ chân thật tươi tắn và kiên cường thể hiện trên nét mặt chàng rạng rỡ đến thế ! Cũng chưa bao giờ, trước ngày đó, ở Anbanô, người ta nói đến cảnh nghèo của Giuyn nhiều đến thế ! Đấy là bọn đàn ông, nhất là đám thanh niên, chúng cứ nhai đi nhai lại cái từ đầy ác ý ấy ; đàn bà nhất là các cô gái, thì không ngớt trầm trồ về gương mặt tươi tắn của chàng.
Giuyn dạo chơi suốt ngày trong thành phố ; dường như chàng muốn bù đắp những tháng ngày mà cảnh nghèo buộc chàng phải tự giam h.ãm. Như kẻ si tình thường phải đề phòng, Giuyn đã tự vũ trang chu đáo dưới cái áo dài mới. Ngoài thanh đoản kiếm và con dao găm, chàng mặc một chiếc áo dài gilê dài bằng mắt lưới sắt ; áo này mặc vào rất khó chịu, nhưng nó chữa cho trái tim của những người Ý một căn bệnh hiểm nghèo hoành hành dữ dội vào thời ấy, tôi muốn nói đến mối lo bị giết ở một chỗ đường ngoẹo bởi một trong những kẻ thù của mình. Ngay hôm ấy, Giuyn hy vọng nhìn thấy Hêlen ; vả lại, chàng không muốn chỉ có mình đối diện với mình trong căn nhà cô quạnh, lý do như sau ; Ranuyxơ một lính cũ của cha chàng, sau khi tham gia mười chiến dịch với ông trong các đội lính đánh thuê, và cuối cùng trong đội quân của Maccô Xiara, đã đi theo chỉ huy của mình khi các vết thương buộc ông này phải rút lui khỏi hàng ngũ. Đầu lĩnh Brăngxifoóc có lý do để không sống ở Rômơ ; ở đấy ông có thể gặp con cái của những người mà ông đã giết ; ngay cả ở Anbanô, ông cũng không tin cậy nhiều ở cái chính quyền hợp pháp. Đáng lẽ mua hoặc thuê một ngôi nhà trong thành phố, ông chủ trương xây dựng một cơ ngơi từ đó có thể trông thấy từ xa những người khách đến thăm. Ông tìm thấy trong thị trấn Anbơ hoang tàn một vị trí tuyệt vời ; ông có thể lẩn trốn trong khu rừng nằm dưới quyền trị vì của hoàng thân Fabrixơ Côlonna,vừa là bạn vừa là chủ cũ của ông ; lẩn trốn như thế thì những người khách tò mò không thể phát hiện được. Đầu lĩnh chẳng quan tâm chút nào đến tương lai của con trai. Khi rút khỏi đội ngũ, ông mới có năm mươi tuổi, nhưng người đầy thương tích ; ông tin rằng ông có thể sống khoảng năm mười năm nữa, cho nên nhà xây xong, ông chi tiêu mỗi năm một phần mười khoản của cải mà ông đã góp nhặt được trong các cuộc cướp bóc các thành phố và làng mạc mà ông được vinh dự tham gia.
Ông tậu khoảnh vườn nho mang lại cho con trai khoản lợi túc đồng niên ba mươi êquy, để đáp lại câu nói đùa châm chọc của một tay tư sản ở Anbanô .Chả là trong một cuộc tranh luận sôi nổi về quyền lợi và danh dự của thị trấn, tay tư sản nói rằng đúng là một nghiệp chủ cỡ bự như ông cần phải làm cố vấn cho các bậc kỳ cựu ở Anbanô. Đầu lĩnh tậu vườn nho và tuyên bố rằng ông sẽ tậu nhiều vườn nữa ; sau đó, gặp con người đùa cợt khả ố ở một nơi vắng vẻ, ông khử ngay tay ấy bằng một phát súng ngắn.
Sau tám năm sống kiểu như vậy, đầu lĩnh qua đời ; võ tướng tùy tùng của ông Ranuyxơ, yêu quý Giuyn hết mực, tuy nhiên, chán với cảnh nhàn, Ranuyxơ lại tái đăng trong đội quân của hoàng thân Côlonna. Ông thường đến thăm cậu con trai Giuyn của ông, ông gọi chàng như vậy, và, trước hôm tham gia vào cuộc chiến đấu chống trả đòn tấn công nguy hiểm vào pháo đài của hoàng thân ở Pơtrenla, ông đã mang Giuyn theo để cùng ông tham chiến. Thấy chàng rất dũng cảm ông nói : - Có là điên, lại còn bị phỉnh phờ nữa mới chịu sống cùng cực nhất trong đám dân hèn ở Anbanônày này, trong khi với lòng gan dạ của cháu mà ta đã chứng kiến, với tên tuổi của cha cháu, cháu có thể trở thành một tay quân nhân giang hồ lừng lẫy và còn trở nên giàu sụ nữa cơ.
Những lời ấy làm cho Giuyn vô cùng băn khoăn ; một linh mục đã dạy tiếng Latinh cho chàng, nhưng vì cha chàng thường chế nhạo tất cả những gì linh mục nói ngoài tiếng Latinh, chàng hoàn toàn không có một chút học vấn nào.
Ngược lại, bị khinh miệt vì nghèo, sống cô độc trong căn nhà hẻo lánh, chàng đã tạo cho mình một thứ lương tri nào đó, khá táo bạo, có thể làm cho các nhà thông thái phải ngạc nhiên. Ví dụ, trước khi yêu Hêlhe, và không rõ tại sao, chàng sùng bái chiến tranh, nhưng chàng ghê tởm những hành động cướp bóc, mà theo con mắt đầu lĩnh cha chàng và Ranuyxơ, thì đấy là màn kịch phụ gây cười tiếp theo tấn kịch bi hùng. Từ khi chàng yêu Hêlen, thứ lẽ phải ấy, cho những suy nghĩ cô đơn của chàng tạo nên, làm cho nàng chàng đau khổ. Tâm hồn ấy, trước đó vô tư biết bao, nay không dám phân trần với ai về những mối hoài nghi của mình ; đó là một tâm hồn đắm say và não nề. Ngài Căngpirêli còn nói gì mà không được khi ông biết chàng là quân nhân giang hồ ? Ông có căn cứ để sỉ vả chàng. Giuyn lúc nào cũng nghĩ đến nghề lính như một nguồn thu nhập chắc chắn khi chàng đã tiêu tán hết những dây chuyền vàng và đồ nữ trang khác lấy ra từ hòm sắt của cha chàng. Mặc dù nghèo, Giuyn không ngại bắt cóc con gái ngài Căngpirêli giàu có, vì thời ấy người cha có quyền tùy ý sử dụng di sản của mình và ngài rất có thể chỉ để lại cho con gái một nghìn đồng bạc mà thôi. Nhưng một vấn đề khác làm bận rộn tâm trí quá rối ren của Giuyn : 1. Chàng sẽ định cư cho Hêlen ở thành phố nào sau khi cưới nàng và cướp nàng đi từ tay cha nàng ? 2. Chàng lấy tiền đâu để nuôi sống nàng ?
Sau khi ngài Căngpirêli sỉ vả chàng đến ứa máu, khiến chàng cảm thấy vô cùng thấm thía, Giuyn như phát điên lên và cực kỳ đau khổ suốt hai ngày. Chàng không thể quyết định hoặc giết lão già hỗn xược, hoặc cứ để cho lão sống. Chàng khóc suốt mấy đêm trường ; cuối cùng chàng quyết định hỏi Ranuyxơ, người bạn duy nhất trên đời ; nhưng liệu ông ta có thấu cho chàng không ? Chàng tìm ông ta khắp khu rừng Fagiôla mà không gặp, chàng buộc phải đi theo con đường đến Naplơ, đi quá Venlơtri, ở đấy Ranuyxơ chỉ huy một toán phục kích ; cùng với một số đông quân lính, ông ta đợi tướng Tây Ban Nha Ruidơ Đavôlox, đi Rômơ bằng đường bộ, tướng này không nhớ rằng ngày trước giữa nơi đông người, mình đã nói đến đám quân nhân giang hồ của Côlonna với giọng khinh bỉ. Cha tuyên úy của tướng Đavalôx đã nhắc ông đúng lúc về những chuyện đó, và ông ta quyết định vũ trang một chiếc thuyền để đi Rômơ bằng đường biển sâu.
Sau khi đầu lĩnh Ranuyxơ nghe hết câu chuyện của Giuyn, ông nói :
- Cháu hãy miêu tả cho ta một cách chính xác hình dáng lãnh chúa Căngpirêli ấy để cho thái độ khinh suất của lão đừng làm cho một dân lành ở Anbanô chết oan. Một khi công việc giữ chúng mình ở đây kết thúc bằng thành công hoặc bằng thất bại xong rồi, thì cháu sẽ đi Rômơ ; ở đấy cháu sẽ xuất hiện ở các khách sạn và những nơi công cộng khác suốt ngày ; không nên để cho người ta nghi ngờ cháu vì mối tình của cháu với con gái lão.
Giuyn mất nhiều công phu để xoa dịu cơn giận dữ của người đồng đội cũ của cha. Chàng buộc phải phát cáu lên :
- Chú tưởng cháu cậy đến thanh kiếm của chú sao ? Cuối cùng chàng nói thế. Rõ ràng là cháu cũng có một thanh kiếm. Cháu chỉ cầu xin ở chú một lời chỉ bảo khôn ngoan.
Ranuyxơ cứ luôn kết thúc lời dẫn giải của ông bằng câu :
- Cháu đang còn trẻ, cháu không có thương tật ; cháu bị lăng mạ công khai, mà một người âu danh ô danh thì bị mọi người, cả đến phụ nữ nữa, khinh rẻ.
Giuyn nói với ông là chàng muốn suy nghĩ thêm để sáng tỏ về lòng mình. Mặc dù Ranuyxơ hết sức vật nài để chàng tham gia trận tập kích đoàn hộ vệ tướng quân Tây Ban Nha - theo ông, đây là một dịp để đạt danh vọng, không kể những đồng vàng bạc Tây Ban nha, - Giuyn vẫn một mình trở về căn nhà nhỏ của chàng. Chính ở nơi đây, một ngày hôm trước lãnh chúa Căngpirêli bắn một phát súng vào chàng, chàng đã tiếp Ranuyxơ và viên cai của ông từ vùng Venlơtri trở về. Ranuyxơ buộc Giuyn phải cho ông xem chiếc hòm sắt nhỏ trong đó xưa kia chủ của ông, thủ lĩnh Brăngxifoóc, cất giữ những dây chuyền vàng và các đồ nữ trang khác, những thứ này thủ lĩnh cho là đem bán đi để lấy tiền tiêu dùng ngay sau một trận tập kích không thích hợp. Ranuyxơ thấy trong đó có hai đồng bạc.
- Chú khuyên cháu nên đi tu, ông nói với Giuyn cháu có tất cả những đức tính để trở thành tu sĩ ; yêu thích cảnh nghèo, cái đó bộc lộ sờ sờ ra đấy ; nhẫn nhục ; cháu để cho một tên trọc phú Anbanô mắng nhiếc giữa đường phố ; cháu chỉ còn thiếu tính giả dối và tật ham ăn.
Ranuyxơ cưỡng bức đặt năm mươi đồng vàng Tây Ban Nha vào hòn sắt và nói với Giuyn :
- Chú bảo đảm với cháu rằng nếu trong vòng một tháng mà lão Căngpirêli không được chôn cất với tang lễ tương xứng với cương vị quý tộc và sự giàu có của lão, thì viên cai của chú có mặt ở đây sẽ đến với ba mươi tên lính san bằng căn nhà nhỏ và thiêu hủy những bàn ghế thảm hại của cháu. Con của thủ lĩnh Brăngxifoóc không thể làm một người nhân danh tình yêu mà mang một cái mặt mo trên thế gian này.
Lúc lãnh chúa Căngpirêli và con trai ông bắn hai phát súng, rani và viên cai đã nấp dưới lan can bằng đá và Giuyn phải cố gắng một cách phi thường mới ngăn được họ giết pizza, hoặc ít ra là bắt cóc hắn khi hắn dại dột băng qua vườn để ra ngoài, như chúng tôi đã thuật lại ở trên đây. Lý do khiến rani dịu đi là ; không nên giết một thanh niên có thể trở nên một nhân vật hữu ích, trong khi có một lão già đầy tội lỗi đã sai quấy nặng hơn y và chỉ còn đợi vùi sâu chôn chặt chứ chẳng ích lợi gì nữa.
Ngày hôm sau, rani đi vào rừng sâu và Giuyn lên đường đi Rômơ. Niềm vui đến đấy để sắm quần áo đẹp với những đồng vàng mà rani cho chàng bị giảm sút một cách đáng buồn bởi ý niệm hết sức kỳ lạ vào thời ấy, báo hiệu con đường hiển đạt cao quý mà Giuyn sẽ tiến tới sau này ; chàng tự nhủ : Hêlen phải biết là ta ta là người thế nào. Bất cứ người nào ở lứa tuổi ở lứa tuổi ấy vào thời đại của chàng cũng chỉ nghĩ tới chuyện tận hưởng tình yêu và bắt cóc Hêlen, tuyệt nhiên không nghĩ đến số phận nàng sau sáu tháng sau, cũng như không cần tự hỏi nàng sẽ nghĩ gì về mình.
Trở về Anbanô,và ngay chiều cái hôm đó chàng phô trương trước mắt mọi người bộ quần áo đẹp chàng đưa từ Rômơ về, nhờ lão Xcôtti, người bạn tuổi tác của chàng, chàng được biết là Fabiô đã cưỡi ngựa ra khỏi thành phố đi ba dặm đến một cơ ngơi của cha y ở đồng bằng, trên bờ biển. Sau đó, lão thấy Căngpirêli cùng với hai linh mục đi vào con đường dưới rặng cây sồi đại thụ xanh tươi ven miệng núi lửa, ở dưới là hồ Anbanô. là hồ Anbanô. Mười phút sau, một bà lão mạnh dạn bước vào lâu đài Căngpirêli, với cớ là để bán những quả cây tươi tốt ; người đầu tiên bà lão gặp là ả hầu phòng bé nhỏ Marietta, người tâm phúc của cô chủ Hêlen. Cô này đỏ bừng mặt khhi tiếp nhận một bó hoa tuyệt đẹp. Bức thư giấu trong đó quá dài : Giuyn thuật lại tất cả những gì chàng đã trải qua sau đêm nổ ra mấy phát súng, nhưng với một sự dè dặt quá đáng, chàng không dám thú nhận điều mà bất cứ chàng trai nào ở thời đại chàng cũng lấy làm hãnh diện, tức là việc chàng là con của một thủ lĩnh lừng danh hào kiệt, và chính chàng cũng đáng mặt trai tài trong không ít trận mạc. Chàng tưởng như vẫn nghe thấy văng vẳng bên tai những lời dị nghị mà các hành vi ấy gợi lên trong tâm trí lão Căngpirêli. Nên biết rằng thế kỷ XV, các cô gái, gần gũi hơn với lương truy cộng hòa, đánh giá một chàng trai theo cái chính chàng đã làm nhiều hơn là theo của cải hoặc những chiến công hiển hách của cha ông. Nhưng đấy thường là quan niệm của các cô gái bình dân. Những cô thuộc tầng lớp giàu có hoặc quý tộc sợ kẻ cướp, và tất nhiên là họ trọng vọng giai cấp quý tộc và cảnh sung túc. Giuyn kết thúc bức thư như sau < Tôi không biết là những chiếc áo tươm tất mà tôi đưa từ Rômơ về có khiến nàng quên đi không lời xỉ vả độc ác mà trước đây một người nàng kính trọng đã ném vào tôi, vì cái bề ngoài thiểu não của tôi ; tôi có thể rửa hận, đáng lẽ tôi phải làm như vậy, danh dự buộc tôi phải làm như vậy ; tôi không làm vì tôi nghĩ rằng hành động oán thù của tôi sẽ khiến đôi mắt của người mà tôi yêu quý phải tuôn lệ. Điều này có thể chứng tỏ với nàng nếu, khốn khổ cho tôi, nàng vẫn chưa tin, rằng người ta có thể rất nghèo nhưng vẫn có tâm hồn cao thượng. Vả chăng, tôi phải bộc lộ với nàng một bí mật ghê gớm ; thật ra tôi có thể nói ra điều ấy với bất cứ một người phụ nữ nào một cách dễ dàng ; nhưng không hiểu sao tôi lại run lên khi nghĩ đến chuyện bộc lộ với nàng. Nó có thể, trong chốc lát, phá hủy mối tình của nàng đối với tôi ; tôi sẽ không hài lòng với bất cứ lời thanh minh nào của nàng. Tôi muốn tìm thấy trong đôi mắt nàng tác động mà sự thú nhận của tôi sẽ gây nên. Một ngày kia khi đêm xuống, tôi sẽ gặp nàng trong vườn lâu đài. Hôm đó, Fabiô và phụ thân nàng sẽ vắng nhà ; khi tôi nắm chắc là mặc dù thái độ khinh miệt của cụ nhà và anh nàng đối với một thanh niên nghèo ăn mặc tồi tàn, họ vẫn không thể ngăn cản chúng ta trò chuyện với nhau bốn mươi lăm phút hoặc một giờ, thì một người sẽ xuất hiện dưới các cửa sổ lâu đài và phô cho trẻ em hàng phố xem một con cáo thuần hóa. Sau đó, lúc chuông nguyện Avê Maria vang lên, nàng sẽ nghe thấy một phát súng nổ từ xa ; và lúc ấy nàng sẽ đến gần bức tường quanh vườn, và, nếu còn có người nào khác cạnh mình thì nàng hãy hát lên. Còn như tất cả đều yên lặng thì nô lệ của nàng sẽ run rẩy xuất hiện dưới chân nàng, và sẽ kể cho nàng nghe những chuyện có lẽ khiến cho nàng ghê tởm. Trong khi chờ đợi ngày quyết định, ngày ghê gớm ấy đối với tôi, tôi sẽ không phiêu lưu dâng hoa cho nàng vào lúc nửa đêm nữa ; nhưng vào khoảng hai giờ đêm, tôi sẽ vừa đi qua vừa hát, và đứng ở bao lơn bằng đá, nên chăng nàng sẽ để rơi xuống một đóa hoa nàng hái trong vườn nhà. Đó có thể là những dấu hiệu âu yếm cuối cùng mà nàng dành cho gã Giuyn tội nghiệp này >,
Ba ngày sau, cha và anh Hêlen đi ngựa về cơ ngơi của họ ở bờ biển ; lẽ ra họ phải từ đó trở về trước khi mặt trời lặn một ít để đến nhà vào khoảng hai giờ đêm. Nhưng, lúc sắp lên đường, không những đôi ngựa của họ, mà tất cả bầy ngựa trong trang trại đều đã biến mất. Rất đỗi ngạc nhiên về vụ trộm táo bạo ấy, họ đi tìm bầy ngựa, mà người ta chỉ thấy vào ngày hôm sau, trong rừng đại ngàn ven biển. Hai cha con Căngpirêli đêm ấy buộc phải trở về Anbanô trên một chiếc cỗ xe nông thôn bò kéo.
Tối hôm ấy, lúc Giuyn quỳ dưới chân Hêlen thì màn đêm đã dày đặc, và cô gái tội nghiệp vô cùng sung sướng vì bóng tối đó, nàng xuất hiện lần đầu tiên trước mặt người mà nàng yêu đằm thắm, chính chàng cũng biết quá rõ như vậy, nhưng dù sao nàng cũng nàng cũng chưa hề trò chuyện với chàng bao giờ.
Nàng nói lên một lời nhận xét khiến chàng tỏ ra táo bạo hơn một chút. Giuyn mặt mày nhợt nhạt và còn run rẩy hơn nàng nữa. Nàng trong thấy chàng quỳ bên chân nàng < Thật tình tôi không thể nói gì cả > chàng nói. Rõ ràng là họ đang sống những giây phút vô cùng hạnh phúc ; họ nhìn nhau mà chẳng thể thốt ra nửa lời, bất động như một quần tượng bằng cẩm thạch có ý nghĩa. Giuyn quỳ gối nắm một bàn tay của Hêlen, còn Hêlen thì cúi xuống, đăm đăm nhìn chàng.
Giuyn thừa biết, theo lời khuyên của mấy bạn trẻ trụy lạc, là chàng nên giở một trò gì đấy ; nhưng chàng ghê tởm ý định ấy. Từ trạng thái ngây ngất, có lẽ đấy cũng là trạng thái hạnh phúc mãnh liệt nhất mà tình yêu có thể tạo nên, một ý nghĩ khiến chàng thức tỉnh, đó là ý nghĩ thời giờ đi vùn vụt, cha con Căngpirêli sắp về đến lâu đài. Chàng cảm thấy một con người chu đáo, mình không thể tìm thấy hạnh phúc bền vững chừng nào chưa thú nhận với nàng một điều khủng khiếp, điều này hẳn bạn bè của chàng ở Rômơ cho rằng đem ra mà nói với người yêu là hết sức ngu xuẩn. Cuối cùng chàng nói :
- Tôi đã nói với nàng về một điều mà tôi sẽ tự thú, nhưng có lẽ tôi không nói ra thì hơn.
Mặt Giuyn bỗng nhiên tái mét ! chàng nói tiếp một cách khó nhọc như người hụt hơi :
- Có lẽ cái tình cảm, mà tôi ao ước là lẽ sống của tôi, sẽ biến mất. Nàng biết là tôi nghèo ; không phải chỉ có thế đâu ! Tôi là một kẻ cướp và là con đẻ của một kẻ cướp.
Nghe vậy, Hêlen, con gái của một người giàu có và luôn luôn có những lo sợ của đẳng cấp mình, Hêlen cảm thấy mình sắp ngất ; nàng sợ ngã xuống < Buồn thảm biết bao cho chàng Giuyn tội nghiệp ! nàng nghĩ thầm, chàng tưởng bị khinh rẻ mất >. Chàng vẫn quỳ trước chân nàng. Để cho khỏi ngã, nàng tựa vào chàng, và sau đó ngã vào hai cánh tay chàng, như bất tỉnh.
Như bạn đọc thấy đấy, ở thế kỷ XVI, người ta chuộng sự chính xác trong các câu truyện tình. Vì trí tuệ không phán xét các câu chuyện đó, chỉ có trí tưởng tượng cảm thấy mà thôi, và nhiệt tình của độc giả đồng nhất với sự nồng nàn của của các nhân vật chính. Hai bản chép tay mà chúng tôi sử dụng, nhất là bản có chứa đựng một số câu với cấu trúc đặc biệt của thổ nữ của thổ ngữ Flôrăngxơ, cung cấp nhiều chi tiết về quá trình diễn biến của tất cả các cuộc hò hẹn tiếp theo cuộc gặp gỡ này. Tình thế hiểm nghèo khiến cô gái không còn ân hận gì nữa. Lắm khi nỗi hiểm nghèo uy hiếp cao độ, nhưng nó lại càng làm cho lửa tình trong lòng họ bốc cháy ngùn ngụt ; đối với họ tất cả những cảm giác bắt nguồn từ tình yêu đều là hạnh phúc. Nhiều lần Fabiô và cha y suýt bắt được quả tang. Họ nổi giận, cho rằng họ bị coi thường ; người ta đồn Giuyn là tình nhân của Hêlen, nhưng cha con họ không sao bắt gặp, Fabiô, một thanh niên hùng hổ và tự hào về giòng dõi của mình, bàn với cha sai người giết Giuyn. Y nói :
- Hắn còn sống trên đời này ngày nào thì ngày ấy tai biến còn luôn đe dọa em con. Ai có thể đảm bảo là một lúc nào đó danh dự của chúng ta sẽ không buộc chúng ta phải nhúng tay vào máu của con bé bướng bỉnh ? Nó đã táo bạo đến mức không chối cãi mối tình của nó ; cha đã thấy là đối với những lời khiển trách của cha, nó tỏ thái độ im lặng lạnh lùng, sự im lặng ấy là bản án tử hình của Giuyn Brăngxifoóc.
- Con nên biết cha nó xưa kia là người thế nào. Căngpirêli đáp. Tất nhiên, đối với chúng ta, đến ở Rômơ sáu tháng chẳng khó khăn gì ; trong thời gian đó tên Brăngxifoóc kia sẽ biến mất. Nhưng biết đâu cha hắn- dù với tất cả những tội ác của lão, lão vẫn là một con người dũng cảm và hào hiệp, hào hiệp đến mức làm giàu cho nhiều bộ hạ của lão tuy bản thân lão cứ an phận nghèo- biết đâu cha hắn không còn bạn bè, hoặc trong đội ngũ của công tước Môngtê Marianô, hoặc trong đội ngũ của Côlônna, thủ lĩnh này thường chiếm cứ các khu rừng vùng Fagiôla, cách lâu đài của chúng ta nửa dặm ? Trong trường hợp ấy, tất cả gia đình chúng ta chắc chắn sẽ bị sát hại, con, cha, và có lẽ cả mẹ tội nghiệp của con nữa.
Những cuộc trò ch.uyện ấy giữa hai cha con nhiều lần tái diễn, chỉ giấu giếm phần nào đối với Victoa Carafa, mẹ của Hêlen, nên bà ta vô cùng lo sợ. Các cuộc tranh luận ấy đưa đến kết quả là để bảo toàn danh dự, không thể điềm nhiên chịu đựng những tiếng đồn tiếp tục lan khắp Anbanô. Trừ khử Brăngxifoóc còn là một hành động thiếu thận trọng- tay này ngày càng tỏ ra hỗn láo ; mặt khác, bây giờ ăn diện vào, hắn ngạo mạn đến mức dám bắt chuyện với Fabiô giữa công chúng, hoặc với chính ngày Căngpirêli- do đó phải lựa chọn một trong hai biện pháp sau đây, hoặc cả hai cùng lúc ; một là toàn bộ gia đình phải dời trở về cư trú ở Rômơ, hai là phải đưa Hêlen trở lại tu viện Viditaxiông ở Caxtrô, con bé sẽ ở đấy cho đến khi chúng ta kiếm được cho nó một đám xứng đáng.
Chưa bao giờ Hêlen thú nhận với mẹ mối tình của nàng ? hai mẹ con rất mực âu yếm nhau, họ luôn luôn sống bên nhau ; vậy mà chưa bao giờ họ đả động đến vấn đề đó, một vấn đề mà cả hai đều quan tâm với mức độ hầu như ngang nhau. Lần đầu tiên vấn đề gần như duy nhất chi phối tư tưởng họ được tiết lộ bằng lời nói, là khi bà mẹ nói bóng cho con gái hiểu là gia đình sắp dời về cư trú tại Rômơ, và có lẽ phải đưa nàng trở lại tu viện Caxtrô ít năm nữa.
Tiết lộ điều ấy Victoa Carafa đã tỏ ra thiếu thận trọng và chỉ có thể thông cảm là vì bà yêu con gái bà một cách cuồng nhiệt. Hêlen si tình muốn tỏ cho người yêu thấy rằng nàng không lấy làm xấu hổ về cảnh nghèo của chàng và nàng tin tưởng tuyệt đối ở tính trong sạch của chàng. <Ai ngờ thế chứ ? tác giả người Flôrăngxơ thốt lên, sau bao nhiêu cuộc gặp gỡ táo bạo và kề bên cái chết rùng rợn, diễn ra ở khu vườn và thậm chí đôi ba lần ngay trong buồng Hêlhe, nàng vẫn trong trắng ! Tin tưởng vào tiết hạnh của mình, nàng ngỏ ý với người yêu cùng ra khỏi lâu đài, vào nửa đêm, vượt qua khu vườn, và đi đến căn nhà nhỏ bé của chàng xây dựng trên phế tích Anbơ, cách lâu đài một phần tư dặm, rồi ở đấy cho đến hết đêm. Họ cải trag thành tu sĩ dòng thánh Frăngxoa. Hêlen có tấm thân mảnh dẻ, và, trang phục như thế, nàng có vẻ như một thầy dòng tập sự mười tám đôi mươi. Điều không thể tin được, và biểu lộ rõ ý trời là, trên lối đi chật hẹp xén trong đá, hiện nay vẫn còn men qua tu viện dòng Capuyxanh, Giuyn và người yêu ngụy trang thành tu sĩ, gặp lãnh chúa Căngpirêli và người con trai của ông, Fabiô : hai bố con đi từ Caxten Găngđônfô, phố thị trấn bên bờ hồ gần đấy về, mang theo bốn gia nhân vũ trang đầy đủ và một thị đồng đi trước cầm cây đuốc đốt sáng. Sung sướng biết bao cho Hêlen nếu nàng bị nhận ra lúc đó ! Chắc chắn là cha hoặc anh nàng đã giết nàng bằng một phát súng và như vậy nàng chỉ đau đớn trong chốc lát ! nhưng trời đã xếp đặt khác đi.
< Người ta còn thêm một tình huống về cuộc gặp gỡ kỳ lạ ấy mà Căngpirêli phu nhân vào tuổi già khụ xấp xỉ bách tuế, còn đôi khi nhắc lại ở Rômơ trước những nhân vật đạo mạo, cũng già nua, và những vị này đã thuật lại cho tôi, vì khao khát tìm hiểu, tôi đã hỏi họ về sự việc ấy và nhiều sự việc khác.
< Fabiô là một thanh niên tự phụ về dũng khí của mình và hết sức kiêu căng ; khi nhận thấy người tu sĩ nhiều tuổi hơn không chào cha con y lúc đi sát bên mình, y đã kêu lên :
- Cha thấy đó, tay tu sĩ đốn mạt này kiêu căng đến thế là cùng ! Có trời mới biết hắn định đi ra ngoài tu viện làm gì, hắn và bạn của hắn, vào cái giờ xét tiệt này ! Con không biết cái gì ngăn cản con lật phăng tấm che mặt của chúng lên, chúng ta hẳn sẽ thấy rõ mặt mũi chúng.
Nghe thấy thế, Giuyn nắm chặt đốc cây kiếm ở dưới chiếc áo dài tu sĩ, và đứng chắn giữa Fabiô và Hêlen. Lúc ấy chàng cách Fabiô chỉ ba bốn tấc ; nhưng trời đã quyết định khác, và bằng một phép màu, xoa dịu cơn giận dữ của hai người mà chẳng bao lâu sau đó, sẽ mặt đối mặt với nhau.
Sau này, trong vụ án Hêlen, người ta muốn trình bày cuộc dạo chơi ban đêm ấy như là một bằng chứng về sự hư hỏng của nàng. Đây là hiện tượng cuồng nhiệt của một trái tim trẻ trung cháy bỏng tình yêu, nhưng trái tim ấy hoàn toàn trong trắng.