Meika
Thành viên
- Tham gia
- 26/12/2023
- Bài viết
- 47
GUY ĐƠ MÔPATXĂNG (GUY DE MAUPASSANT)
Tiếp nối Xtăngđan, Bandắc, Flôbe, các nhà hiện thực danh tiếng thế kỷ XIX, Guy đơ Môpatxăng (1850 – 1893) có những đóng góp riêng vào thành tựu của trào lưu rực rỡ này.
Trong thời gian sáng tác không dài (1), ông viết nhiều thể loại - thơ, ký, tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn – song bộ phận xuất sắc nhất, khiến tên tuổi ông vang dội, là truyện ngắn.
(1) Viên mỡ bò, truyện vừa đầu tay, khiến Mopatxăng nồi tiếng, ra đời năm 1880. Lòng ta, cuốn tiểu thuyết cuối cùng, xuất bản năm 1890. Khoảng từ 1882, Mopatxăng đã viết rất khó khăn, do bệnh thần kinh tiến triển. Đầu năm 1892, ông phát điên và cho đến khi chết, không tỉnh lại.
Truyện của Mopatxăng đa dạng về sắc thái, về âm điệu. Có lẽ cũng vì thế mà người đọc dễ có những ấn tượng, những nhận xét một chiều, nếu thường tiếp xúc với riêng một loại truyện : người trách ông phê phán quá tàn nhẫn, người chê ông bông đùa tếu, đôi khi nhảm nhí... Chúng ta đã dịch khá nhiều truyện hay của ông. Trong khi chọn một số truyện chưa được giới thiệu, chúng tôi làm rõ tính chất phong phú về âm điệu. Bên Cái thúng con tàn nhẫn, Người đã khuất ảm đạm, Bà Écmê u ám, có Sáng trăng dịu êm, man mác như một bài thơ, có Bố của Ximông trong veo, tươi mát, một trong những truyện hiếm hoi kết thúc ngọt ngào (song không hề rơi vào kiểu « có hậu » dễ dãi). Giọng điệu người kể cũng phong phú, phụ thuộc vào bộ mặt tinh thần, vào trạng thái tâm lý của người đó – một chàng trẻ tuổi si tình thác loạn, một ông già độc thân mẫn cảm dưới vẻ ngoài hoài nghi v.v... Giọng điệu khác nhau này lại hòa hợp thường xuyên, khăng khít với giọng điệu riêng, muôn vẻ của các nhân vật, tạo thành một thể thống nhất độc đáo nhiều yếu tố phức tạp, nhiều âm điệu đối lập. Trong Sáng trăng, có những trường hợp (thường là đỉnh điềm của mỗi đoạn, mỗi phần truyện) chỉ một câu tổng hợp cả giọng của người kể – giễu cợt, hơi trịch thượng – cả giọng của tu sĩ – hùng biện, trang trọng, gợi nhớ phong cách Thánh thư và thói quen thuyết giáo – cả âm điệu trữ tình đầy xúc cảm của Môpatxăng – tác giả, khi nói tới phụ nữ, tình yêu và đặc biệt khi mô tả thiên nhiên.
Trong sự thể hiện không gian của Môpatxăng, nhiều ảnh hưởng khác nhau khúc xạ một cách độc đáo. Môi trường gắn với nhân vật, lý giải nhân vật, in dấu vào nhân vật và mang dấu ấn của nhân vật... cho thấy truyền thống Bandac. Tính chân thực của những quan sát được biểu đạt bằng từ ngữ chuẩn xác, chắt lọc (Môpatxăng không bao giờ bằng lòng với những từ chỉ « xấp xỉ gần đúng », điều muốn biểu đạt ) nói lên công phu đào tạo của ông thầy nghiêm khắc Flôbe. Một lời, vài tiếng, thế là hiện lên nền đất nâu mấp mô, những tấm rèm che cửa sổ xưa trắng, nay vàng và đầy vết ruồi bậu, trong căn buồng của nông dân (Con quỷ) hay « cái mê cung ngoắt ngoéo những ngôi nhà lụp xụp, những đường phố nhớp nháp, ri rỉ nước hôi hám » nơi Frăngxoadơ sống, và sau đó người dọc không ngạc nhiên như Xêlextanh là sao cô chẳng nhận ra anh (Bến cảng). Song, nổi bật trong truyện ngắn, cũng như trong tiểu thuyết Môpatxăng là một thiên nhiên sống, cảm thông hoặc thờ ơ với con người, một thiên nhiên nói lên tâm trạng tính cách nhân vật, còn nói lên sự cảm thụ thế giới của tác giả, người câu cá, nhà săn bắn, nghệ sĩ nhạy cảm, say mê sự sống sắc màu, âm thanh, hương vị. Đồng quê oi bức ngày hè có mùi cỏ, mùi lúa mì, mùi lá khô nỏ dưới sức nóng ban trưa, có tiếng châu chấu lao xao lách tách (Con quỷ), mảnh vườn ươm « xinh như nụ cười hiền của bà già tuổi tác ” vào tháng năm – mùa xuân – vi vu tiếng ong, thoang thoảng hương hoa bay lượn (Mơnuyê). Trường phái ấn tượng trong hội họa giúp Môpatxăng cái nhìn nghệ thuật mới, phân biệt trong thiên nhiên – cũng như trong tâm trạng con người – vô vàn sắc thái tế nhị và những biến đổi, lưu chuyển từng khoảnh khắc, cho đến bấy giờ chưa được nghệ thuật thể hiện. Gần gụi các họa sĩ ấn tượng. Mopatxăng chú ý đến sự uyển chuyển của hình thề, đến những biến thái tinh vi của màu sắc, và đặc biệt đến tác động của ánh sáng rọi chiếu lên cảnh vật ( trong Cô Châu, ông đã nói về cái tia nắng bất ngờ phát lộ vẻ đẹp của chiếc ghế bành cũ trước nay chẳng ai để ý ), ánh đèn đường lấp loáng so, những bàn chân lấm của khách qua đường trong đêm mưa rét ( Cho một cốc đây! ), ngọn đèn « mờ ám » sau mặt kính to màu đã xỉn trên cửa các nhà chứa (Bến cảng), nắng chiều dội xuống đám người, xe trên đại lộ Săng Êlide (Đi ngựa), những giọt nắng rắc qua kẽ lá trong công viên Luychxămbua, tà áo dài đầm đìa ánh sáng (Mơnuyê)... Và thiên truyện mang cái tên không chút ngẫu nhiên Sáng trăng có những đoạn được coi như sự chuyển đạt bằng phương tiện nghệ thuật ngôn từ, những hình ảnh thị giác của họa sĩ ấn tượng. Sự chồng chất các tính từ, danh từ đồng nghĩa và giàu sức biểu cảm, các động từ, các ẩn dụ có hồn, cách cấu tạo câu ở thể chủ động, dựng nên phong cảnh mỹ lệ, sống, tràn ngập chất thơ như trong tranh Clôt Mônê. Từ ngữ biểu đạt không chỉ bản thân vẻ đẹp quyến rũ của một đêm xuân huy hoàng trăng sáng, mà cả rung động do cái đẹp ấy gây nên ở nhân vật, ở người thuật truyện. Và ảnh hưởng của hội họa ấn tượng bộc lộ ngay trong ưu thế này của tâm trạng so với đường nét, sắc màu.
Một đóng góp mới của Môpatxăng với văn xuôi thế kỷ XIX chính là sự nắm bắt và tái hiện những trạng thái tâm lý, những xung đột, diễn biến bên trong, nảy sinh ở những tình thế phong phú vô tận của cuộc đời : cái đẹp và sự sống làm đổ vỡ những tín điều khô cằn, giả tạo (Sáng trăng), một chấn thương tinh thần thời thơ ấu đảo lộn và đầu độc cả một đời người (Cho một cốc đây!) rồi những nỗi đau bí ẩn « càng sâu ra hơn bởi dường như êm nhẹ, càng nhức nhối hơn bởi dường như mơ hổ, càng dai dẳng hơn bởi dường như không thực », (Manuye)... Trong truyện ngắn, nhà văn không thể miêu tả quá trình tâm lý mà thường nắm bắt một trạng thái, một thời điểm, một khoảnh khắc, được triển khai trọn vẹn, tinh vi, đa dạng. Ở đây, quan niệm về thời gian và cách xử lý thời gian của Môpatxăng đáng chú ý. Trong những thiên truyện mẫu mực về sự dồn nén, ngắn gọn – những đặc tính dường như mâu thuẫn với khả năng nhận thức chiều dài thời gian, Môpatxăng vẫn cho thấy tác động của thời gian. Khoảnh khắc miêu tả thường có cái nguồn từ một quá khứ được cô đúc trong vài dòng. Và chính thời gian ngầm ẩn này, chính những năm tháng chứa đựng trong vài dòng này khiến nhân vật có đúng trạng thái tâm lý ấy, trong tình huống ấy. Những truyện mà nhân vật tính chỉ tự bộc lộ trong thời điểm hiện tại, lại được mở rộng kích thước bằng mấy lời, đôi khi mấy từ, gợi lên viễn cảnh về sau. Và trong truyện Môpatxăng, thời gian trôi qua ít khi đem lại điều tốt đẹp. Thời gian gắn với khái niệm tàn rữa, phá hủy, mất mát (Bà Ecme, Bến cảng, Cho một cốc đây !) Những khoảnh khắc hạnh phúc hoặc con người đã để lỡ (Cổ Châu), hoặc chỉ thoáng qua để không bao giờ tái diễn, đôi khi lại dẫn đến tai họa (Đi ngựa).
Nhà văn khó có quan niệm khác bởi ông không còn lòng tin ở tương lai. Cũng như Flôbe, Môpatxăng sáng suốt và nhạy bén trong sự phủ định đầy tính chất tiến bộ và dân chủ, song ý thức dân chủ, tiến bộ trong khuôn khổ hệ ý thức tư sản lúc bấy giờ đã mất khả năng cảm nhận tính biến đổi đi lên của sự sống. Đồng thời, mẫn cảm một cách khác thường với cái đẹp cũng như với cái xấu, Môpatxăng không thể không chịu ít nhiều tác động của những khuynh hướng suy đồi mới nảy sinh trong nền văn hóa Pháp. Cùng với niềm ngờ vực khả năng thay đổi, phát triển của hiện thực, ý nghĩ chua xót về sự tích xấu xa – thể chất và tinh thần – của con người, về sự bất lực của trí tuệ, những ám ảnh về nỗi cô đơn định mệnh, về cái chết càng về những năm cuối đời càng rõ nét, do ảnh hưởng của sự khủng hoảng chung trong nền văn hóa tư sản, và của bệnh tái riêng ngày một tăng.
Với vẻ ngoài nhẹ nhàng, bao giờ cũng lý thú và đôi khi như bông đùa, truyện Môpatxăng thường phát hiện bi kịch của con người, không chỉ trong tình huống khủng khiếp, đặc biệt mà cả trong những hoàn cảnh bình thường, hàng ngày. Người ta hay nói đến « nhiều lớp ý nghĩa », đến dư vị bằng khoảng thầm kín, đến sắc điệu châm biếm phức tạp của truyện Môpatxăng, Hãy lấy Đi ngựa làm một thí dụ. Nụ cười chế giễu bà già xảo quyệt và anh công chức huênh hoang muốn phô bày trong khoảnh khắc cái bóng của quá khứ vàng son xa lắc, hòa lẫn niềm xót thương, bởi trong cuộc đấu tranh tuyệt vọng giành giật miếng ăn, kẻ quẫn bách này thành nạn nhân của kẻ bần cùng kia. Rồi ý nghĩ day dứt về vận mệnh bấp bênh của con người, trò chơi trong tay những ngẫu nhiên tai ác, khiến câu chuyện hài hước bỗng thành buồn bã, phảng phất chút bi quan.
Các nhà hiện thực tiền bối đã phân tích sâu nguồn gốc và bản chất các mối quan hệ tư sản, các tính cách tư sản. Môpatxăng chú ý đến sự thoái hóa nhân cách trong thế giới tư hữu, đến sự tàn bạo bao trùm mọi lĩnh vực của cuộc sống, do thói vị kỷ, do lòng tham, do tâm lý tư hữu phổ cập ở mọi tầng lớp xã hội, khiến “chất người», thui chột (Con quỷ, Cái thùng con, Bà Êcmê, Cho một cốc đây !).
Những văn đề nghiêm túc này đòi hỏi không chỉ sự tinh tế trong xúc cảm, mà cả chiều sâu của những suy nghĩ và khái quát xã hội, tâm lý – đạo đức. Vài trang ngắn ngủi của Môpatxăng chứa đựng cốt tủy của những tập sách mà các nhà tiểu thuyết khác chắc phải viết rất dày ˮ, đó là nhận xét – khiêm tốn và đúng – của Êmin Đôla, tác giả bộ Ruyông Maca đồ sộ, chính vì thế mà, vẫn theo Êmin Đôla “Đọc Mopatxăng, ta khóc, ta cười và ta suy nghĩ ».
LỜI GIỚI THIỆU
Tiếp nối Xtăngđan, Bandắc, Flôbe, các nhà hiện thực danh tiếng thế kỷ XIX, Guy đơ Môpatxăng (1850 – 1893) có những đóng góp riêng vào thành tựu của trào lưu rực rỡ này.
Trong thời gian sáng tác không dài (1), ông viết nhiều thể loại - thơ, ký, tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn – song bộ phận xuất sắc nhất, khiến tên tuổi ông vang dội, là truyện ngắn.
(1) Viên mỡ bò, truyện vừa đầu tay, khiến Mopatxăng nồi tiếng, ra đời năm 1880. Lòng ta, cuốn tiểu thuyết cuối cùng, xuất bản năm 1890. Khoảng từ 1882, Mopatxăng đã viết rất khó khăn, do bệnh thần kinh tiến triển. Đầu năm 1892, ông phát điên và cho đến khi chết, không tỉnh lại.
Truyện của Mopatxăng đa dạng về sắc thái, về âm điệu. Có lẽ cũng vì thế mà người đọc dễ có những ấn tượng, những nhận xét một chiều, nếu thường tiếp xúc với riêng một loại truyện : người trách ông phê phán quá tàn nhẫn, người chê ông bông đùa tếu, đôi khi nhảm nhí... Chúng ta đã dịch khá nhiều truyện hay của ông. Trong khi chọn một số truyện chưa được giới thiệu, chúng tôi làm rõ tính chất phong phú về âm điệu. Bên Cái thúng con tàn nhẫn, Người đã khuất ảm đạm, Bà Écmê u ám, có Sáng trăng dịu êm, man mác như một bài thơ, có Bố của Ximông trong veo, tươi mát, một trong những truyện hiếm hoi kết thúc ngọt ngào (song không hề rơi vào kiểu « có hậu » dễ dãi). Giọng điệu người kể cũng phong phú, phụ thuộc vào bộ mặt tinh thần, vào trạng thái tâm lý của người đó – một chàng trẻ tuổi si tình thác loạn, một ông già độc thân mẫn cảm dưới vẻ ngoài hoài nghi v.v... Giọng điệu khác nhau này lại hòa hợp thường xuyên, khăng khít với giọng điệu riêng, muôn vẻ của các nhân vật, tạo thành một thể thống nhất độc đáo nhiều yếu tố phức tạp, nhiều âm điệu đối lập. Trong Sáng trăng, có những trường hợp (thường là đỉnh điềm của mỗi đoạn, mỗi phần truyện) chỉ một câu tổng hợp cả giọng của người kể – giễu cợt, hơi trịch thượng – cả giọng của tu sĩ – hùng biện, trang trọng, gợi nhớ phong cách Thánh thư và thói quen thuyết giáo – cả âm điệu trữ tình đầy xúc cảm của Môpatxăng – tác giả, khi nói tới phụ nữ, tình yêu và đặc biệt khi mô tả thiên nhiên.
Trong sự thể hiện không gian của Môpatxăng, nhiều ảnh hưởng khác nhau khúc xạ một cách độc đáo. Môi trường gắn với nhân vật, lý giải nhân vật, in dấu vào nhân vật và mang dấu ấn của nhân vật... cho thấy truyền thống Bandac. Tính chân thực của những quan sát được biểu đạt bằng từ ngữ chuẩn xác, chắt lọc (Môpatxăng không bao giờ bằng lòng với những từ chỉ « xấp xỉ gần đúng », điều muốn biểu đạt ) nói lên công phu đào tạo của ông thầy nghiêm khắc Flôbe. Một lời, vài tiếng, thế là hiện lên nền đất nâu mấp mô, những tấm rèm che cửa sổ xưa trắng, nay vàng và đầy vết ruồi bậu, trong căn buồng của nông dân (Con quỷ) hay « cái mê cung ngoắt ngoéo những ngôi nhà lụp xụp, những đường phố nhớp nháp, ri rỉ nước hôi hám » nơi Frăngxoadơ sống, và sau đó người dọc không ngạc nhiên như Xêlextanh là sao cô chẳng nhận ra anh (Bến cảng). Song, nổi bật trong truyện ngắn, cũng như trong tiểu thuyết Môpatxăng là một thiên nhiên sống, cảm thông hoặc thờ ơ với con người, một thiên nhiên nói lên tâm trạng tính cách nhân vật, còn nói lên sự cảm thụ thế giới của tác giả, người câu cá, nhà săn bắn, nghệ sĩ nhạy cảm, say mê sự sống sắc màu, âm thanh, hương vị. Đồng quê oi bức ngày hè có mùi cỏ, mùi lúa mì, mùi lá khô nỏ dưới sức nóng ban trưa, có tiếng châu chấu lao xao lách tách (Con quỷ), mảnh vườn ươm « xinh như nụ cười hiền của bà già tuổi tác ” vào tháng năm – mùa xuân – vi vu tiếng ong, thoang thoảng hương hoa bay lượn (Mơnuyê). Trường phái ấn tượng trong hội họa giúp Môpatxăng cái nhìn nghệ thuật mới, phân biệt trong thiên nhiên – cũng như trong tâm trạng con người – vô vàn sắc thái tế nhị và những biến đổi, lưu chuyển từng khoảnh khắc, cho đến bấy giờ chưa được nghệ thuật thể hiện. Gần gụi các họa sĩ ấn tượng. Mopatxăng chú ý đến sự uyển chuyển của hình thề, đến những biến thái tinh vi của màu sắc, và đặc biệt đến tác động của ánh sáng rọi chiếu lên cảnh vật ( trong Cô Châu, ông đã nói về cái tia nắng bất ngờ phát lộ vẻ đẹp của chiếc ghế bành cũ trước nay chẳng ai để ý ), ánh đèn đường lấp loáng so, những bàn chân lấm của khách qua đường trong đêm mưa rét ( Cho một cốc đây! ), ngọn đèn « mờ ám » sau mặt kính to màu đã xỉn trên cửa các nhà chứa (Bến cảng), nắng chiều dội xuống đám người, xe trên đại lộ Săng Êlide (Đi ngựa), những giọt nắng rắc qua kẽ lá trong công viên Luychxămbua, tà áo dài đầm đìa ánh sáng (Mơnuyê)... Và thiên truyện mang cái tên không chút ngẫu nhiên Sáng trăng có những đoạn được coi như sự chuyển đạt bằng phương tiện nghệ thuật ngôn từ, những hình ảnh thị giác của họa sĩ ấn tượng. Sự chồng chất các tính từ, danh từ đồng nghĩa và giàu sức biểu cảm, các động từ, các ẩn dụ có hồn, cách cấu tạo câu ở thể chủ động, dựng nên phong cảnh mỹ lệ, sống, tràn ngập chất thơ như trong tranh Clôt Mônê. Từ ngữ biểu đạt không chỉ bản thân vẻ đẹp quyến rũ của một đêm xuân huy hoàng trăng sáng, mà cả rung động do cái đẹp ấy gây nên ở nhân vật, ở người thuật truyện. Và ảnh hưởng của hội họa ấn tượng bộc lộ ngay trong ưu thế này của tâm trạng so với đường nét, sắc màu.
Một đóng góp mới của Môpatxăng với văn xuôi thế kỷ XIX chính là sự nắm bắt và tái hiện những trạng thái tâm lý, những xung đột, diễn biến bên trong, nảy sinh ở những tình thế phong phú vô tận của cuộc đời : cái đẹp và sự sống làm đổ vỡ những tín điều khô cằn, giả tạo (Sáng trăng), một chấn thương tinh thần thời thơ ấu đảo lộn và đầu độc cả một đời người (Cho một cốc đây!) rồi những nỗi đau bí ẩn « càng sâu ra hơn bởi dường như êm nhẹ, càng nhức nhối hơn bởi dường như mơ hổ, càng dai dẳng hơn bởi dường như không thực », (Manuye)... Trong truyện ngắn, nhà văn không thể miêu tả quá trình tâm lý mà thường nắm bắt một trạng thái, một thời điểm, một khoảnh khắc, được triển khai trọn vẹn, tinh vi, đa dạng. Ở đây, quan niệm về thời gian và cách xử lý thời gian của Môpatxăng đáng chú ý. Trong những thiên truyện mẫu mực về sự dồn nén, ngắn gọn – những đặc tính dường như mâu thuẫn với khả năng nhận thức chiều dài thời gian, Môpatxăng vẫn cho thấy tác động của thời gian. Khoảnh khắc miêu tả thường có cái nguồn từ một quá khứ được cô đúc trong vài dòng. Và chính thời gian ngầm ẩn này, chính những năm tháng chứa đựng trong vài dòng này khiến nhân vật có đúng trạng thái tâm lý ấy, trong tình huống ấy. Những truyện mà nhân vật tính chỉ tự bộc lộ trong thời điểm hiện tại, lại được mở rộng kích thước bằng mấy lời, đôi khi mấy từ, gợi lên viễn cảnh về sau. Và trong truyện Môpatxăng, thời gian trôi qua ít khi đem lại điều tốt đẹp. Thời gian gắn với khái niệm tàn rữa, phá hủy, mất mát (Bà Ecme, Bến cảng, Cho một cốc đây !) Những khoảnh khắc hạnh phúc hoặc con người đã để lỡ (Cổ Châu), hoặc chỉ thoáng qua để không bao giờ tái diễn, đôi khi lại dẫn đến tai họa (Đi ngựa).
Nhà văn khó có quan niệm khác bởi ông không còn lòng tin ở tương lai. Cũng như Flôbe, Môpatxăng sáng suốt và nhạy bén trong sự phủ định đầy tính chất tiến bộ và dân chủ, song ý thức dân chủ, tiến bộ trong khuôn khổ hệ ý thức tư sản lúc bấy giờ đã mất khả năng cảm nhận tính biến đổi đi lên của sự sống. Đồng thời, mẫn cảm một cách khác thường với cái đẹp cũng như với cái xấu, Môpatxăng không thể không chịu ít nhiều tác động của những khuynh hướng suy đồi mới nảy sinh trong nền văn hóa Pháp. Cùng với niềm ngờ vực khả năng thay đổi, phát triển của hiện thực, ý nghĩ chua xót về sự tích xấu xa – thể chất và tinh thần – của con người, về sự bất lực của trí tuệ, những ám ảnh về nỗi cô đơn định mệnh, về cái chết càng về những năm cuối đời càng rõ nét, do ảnh hưởng của sự khủng hoảng chung trong nền văn hóa tư sản, và của bệnh tái riêng ngày một tăng.
Với vẻ ngoài nhẹ nhàng, bao giờ cũng lý thú và đôi khi như bông đùa, truyện Môpatxăng thường phát hiện bi kịch của con người, không chỉ trong tình huống khủng khiếp, đặc biệt mà cả trong những hoàn cảnh bình thường, hàng ngày. Người ta hay nói đến « nhiều lớp ý nghĩa », đến dư vị bằng khoảng thầm kín, đến sắc điệu châm biếm phức tạp của truyện Môpatxăng, Hãy lấy Đi ngựa làm một thí dụ. Nụ cười chế giễu bà già xảo quyệt và anh công chức huênh hoang muốn phô bày trong khoảnh khắc cái bóng của quá khứ vàng son xa lắc, hòa lẫn niềm xót thương, bởi trong cuộc đấu tranh tuyệt vọng giành giật miếng ăn, kẻ quẫn bách này thành nạn nhân của kẻ bần cùng kia. Rồi ý nghĩ day dứt về vận mệnh bấp bênh của con người, trò chơi trong tay những ngẫu nhiên tai ác, khiến câu chuyện hài hước bỗng thành buồn bã, phảng phất chút bi quan.
Các nhà hiện thực tiền bối đã phân tích sâu nguồn gốc và bản chất các mối quan hệ tư sản, các tính cách tư sản. Môpatxăng chú ý đến sự thoái hóa nhân cách trong thế giới tư hữu, đến sự tàn bạo bao trùm mọi lĩnh vực của cuộc sống, do thói vị kỷ, do lòng tham, do tâm lý tư hữu phổ cập ở mọi tầng lớp xã hội, khiến “chất người», thui chột (Con quỷ, Cái thùng con, Bà Êcmê, Cho một cốc đây !).
Những văn đề nghiêm túc này đòi hỏi không chỉ sự tinh tế trong xúc cảm, mà cả chiều sâu của những suy nghĩ và khái quát xã hội, tâm lý – đạo đức. Vài trang ngắn ngủi của Môpatxăng chứa đựng cốt tủy của những tập sách mà các nhà tiểu thuyết khác chắc phải viết rất dày ˮ, đó là nhận xét – khiêm tốn và đúng – của Êmin Đôla, tác giả bộ Ruyông Maca đồ sộ, chính vì thế mà, vẫn theo Êmin Đôla “Đọc Mopatxăng, ta khóc, ta cười và ta suy nghĩ ».
LÊ HỒNG SÂM