Ebook Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỷ XIX Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội(16)

Meika

Thành viên
Tham gia
26/12/2023
Bài viết
23
GUYXTAVƠ FLÔBE (GUSTAVE FLAUBERT)



LỜI GIỚI THIỆU​



GUYXTAVƠ FLÔBE (Gustave Flaubert 1821–1880) là nhà văn hiện thực nổi tiếng của nước Pháp nửa sau thế kỷ XIX.

Ông sáng tác chủ yếu trong thời đế chế II (1851 - 1870), dưới nền độc tài của Napôlêông III ; đối với nước Pháp, «nếu có một thời kỳ lịch sử được vẽ trên nền xám xịt thì đúng là thời kỳ này», như nhận định của Mác.

Flôbe thấy rõ giai cấp tư sản đã mất hết tính chất tiến bộ và cuối cùng trở thành phản động. Nhưng cuốn tiểu thuyết ông viết về thời hiện tại như Bà Bôvary (1856), Giáo dục tình cảm (1869) phủ định một cách dữ dội thực tế trưởng giả. Song hiện thực tầm thường, ti tiện được miêu tả trong tác phẩm dường như bất di bất dịch, còn những cố gắng của một vài nhân vật biết quằn quại, đau đớn, lại quá chật hẹp và vô bổ ! Cảm giác tuyệt vọng và tình trạng bế tắc này bắt nguồn từ cái nhìn bi quan của nhà văn, căm ghét và khinh bỉ bọn tư sản đến tột độ, nhưng không tin, thậm chí còn sợ hãi phong trào cách mạng của giai cấp vô sản.

Flôbe tìm lối thoát duy nhất trong nghệ thuật. Xưa nay, nói đến Flôbe, là người ta nói đến lao động sáng tạo nhọc nhằn, sự vật lộn với từ ngữ, những cố gắng gian khổ nhằm đạt tính hoàn mỹ của bút pháp. Tất nhiên, trong mối quan tâm đặc biệt dành cho hình thức này, bên yêu cầu khắt khe và trách nhiệm rất cao mà nghệ sĩ đặt cho mình, còn có những yếu tố cực đoan, khủng hoảng (1). Song không nên quên rằng Flôbe phản đối chủ nghĩa hình thức thuần túy, và luôn nhấn mạnh sự thống nhất của nội dung và hình thức.



(1) Không phải ngẫu nhiên mà ở phương Tây và Mỹ, khi thịnh hành phương pháp tiếp cận « nội tại » tác phẩm văn học, được coi như một cấu trúc khép kín, các công trình nghiên cứu về Flôbe tăng lên rất nhiều, và người ta nói đến hiện tượng «sùng bái Flôbe» (La Flaubertolâlrie. Tạp chi Littérature số 15 tháng 10 năm 1974).



Một tấm lòng chất phác là truyện hay nhất trong Ba truyện kể ra đời năm 1877. Tác phẩm cuối cùng xuất bản khi Flôbe còn sống này được giới phê bình đương thời ca ngợi, coi là «ba kiệt tác tuyệt vời và hoàn mỹ», sáng tạo bởi «một nhà thơ theo ý nghĩa khe khắt của từ này .»

Một nửa thế kỷ sau, nói chuyện với các nhà văn Xô viết, Macxim Gorki nhớ lại «ấn tượng diệu kỳ» của truyện : «cuốn Một tấm lòng chất phác của Flôbe, tôi đã đọc nó vào một buổi chiều ngày lễ Ba ngôi, trên một mái nhà mà tôi đã leo lên để tránh những con người tưng bừng hè hội. Truyện ngắn ấy làm tôi sững sờ, như đui như điếc, ngày hội xuân tưng bừng náo nhiệt khuất đi sau bóng dáng người đàn bà hết sức bình thường, người nấu bếp chưa làm nể : một kỳ công, một trọng tội nào ấy. Thật khó hiểu tại sao những từ ngữ đơn giản, quen thuộc đối với tôi, được người ta xếp đặt vào câu chuyện về cuộc đời «tầm thường» của người đàn bà nấu bếp lại có thể làm cho tôi xúc động đến thế – Ở đây tất có che giấu một trò ảo thuật gì không thể hiểu nỗi, và tôi không bịa đâu, đã nhiều lần tôi soi những trang giấy ra ánh sáng một cách vô ý thức, như một kẻ man rợ, như thể cố tìm giữa các dòng chữ lời giải đáp cho điều bí ẩn ấy».

Hiệu quả nghệ thuật lớn đến thế của câu chuyện nhỏ, nội dung « hết sức binh thường», phương tiện biểu đạt thật đơn giản, tất nhiên chỉ đạt được với rất nhiều tài năng và công sức. « Để viết được một trang rưỡi, tôi đã gạch xóa chi chít mười hai trang (Thư Flôbe ngày 14 tháng Bảy 1876). Trong từng chi tiết tưởng như nhẹ tênh, vô nghĩa, chất chứa sự phong phú và thăm thẳm chiều sâu của những quan sát xã hội tâm lý : một cử chỉ nhấc mũ của ông hầu tước già, một kiều giảng giải của Bure, một cái nhún vai của bà Obanh... Và mặc đù nhà văn chủ trương nghệ thuật «khách quan, phi ngã», sự bình giá vẫn toát lên từ bản thân điều mô tả.

Song âm điệu cơ bản của Một tấm lòng chất phác không phải là châm biếm ; truyện rất buồn, như mọi truyện của Flôbe. Không tin ở sự phát triển lịch sử, Flôbe nhìn đời người như một chuỗi quẩn quanh những cố gắng vô bổ, những hy vọng tan vỡ. (Về phương diện này, số phận hai người đàn bà thuộc hai tầng lớp xã hội khác nhau, được mô tả với những điều kiện sống và tư chất khác hẳn nhau, chỉ là những dạng của cùng một hiện tượng). Những yếu tố lặp lại trong cấu trúc – điều Flôbe ưa thích biểu đạt sự suy thoái, tổn thất : từ chàng trai yêu dấu chuyển sang con bà chủ, đứa cháu rồi ông lão ốm đau, đến con vẹt.. đối tượng gắn bó, yêu thương của Fêlixitê đi xuống dần, cuối cùng chỉ còn là cái xác chim nhồi ! Chuyến đi Hongflơ lắp lại ba lần cũng theo chiều hướng ấy : tiễn đưa một con người, vĩnh biệt một linh hồn, gửi đi một xác chim. Ta thấy sự tan rữa, tàn tạ, trong không gian miêu tả : ngôi nhà ẩm mốc, trại ấp cũ kỹ, căn gác dột nát ; trong đồ vật : cái mũ bị nhậy cắn lỗ chỗ, con vẹt nhồi «mặc dù không phải xác chết, sâu bọ vẫn ăn nó» ; trong con người già đi, yếu đi, tàng tật dần...

Tỏa sáng lên hết thảy, làm dịu cái nhìn có phần u ám, khiến truyện không thành bi quan, là tấm lòng chất phác cao quý của người phụ nữ lao động, nhận của đời nhiều đắng cay mất mát, của người nhiều thờ ơ xúc phạm, song không cằn cỗi đi mà «lòng nhân hậu rộng mở», ban phát cho xung quanh tình thương chân thành mộc mạc, sự hy sinh hồn nhiên bình dị. Đối lập với cái trưởng giả, với sự vị kỷ, Flôbe khẳng định lòng vị tha, khả năng yêu thương mà ông coi là khả năng cao quý nhất của con người. Ông đã từng viết : « Nếu chúng ta có phần nào đáng giá, đó là nhờ sức mạnh của tình yêu thương nơi ta». Từng chỗ, từng chỗ, một rung cảm ghìm nén, một âm thanh dịu dàng kín đáo, xuyên qua giọng kể «khách quan» truyền xúc động man mác tới người đọc ; nhà phê bình đương thời với Flôbe quả có lý khi nhận xét tác phẩm là « sự kết hợp tuyệt vời tính chính xác và chất thơ».

Macxim Gorki đã tâm sự với Rômanh Rôlăng «nếu anh muốn biết tôi quan niệm lý tưởng của nhà văn như thế nào thì đó là một quan niệm táo bạo và không khiêm tốn chút nào : phải viết như Flôbe. Đúng thế đấy.»

Nhu cầu giới thiệu các kiệt tác thế kỷ XIX lý giải viên định Flôbe, một việc làm «táo bạo» và hẳn «không khiêm tốn chút nào» nếu không có ý nghĩ bản dịch cần được hoàn chỉnh tiếp tục và nhiều lần.



LÊ HỒNG SÂM​
 
×
Quay lại
Top Bottom