Ebook Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỷ XIX Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội(15)

Meika

Thành viên
Tham gia
26/12/2023
Bài viết
30
ÊMIN DOLA



TẤN CÔNG VÀO CỐI XAY GIÓ



I​



Cái cối xay của lão Mecliê, vào buổi tối mùa hạ đẹp đẽ này, thật tưng bừng. Trong sân, người ta kê ba cái bàn, xếp liền nhau, và chúng đang đợi khách khứa. Cả vùng đều biết rằng hôm nay người ta làm lễ đính hôn cho cô con gái nhà Mecliê, Phơrăngxoadơ, với Đôminich, một anh chàng mà họ cho là lười nhác, nhưng các chị em, trong vòng ba dặm, mắt lại cứ rực lên khi nhìn anh ta, bởi anh ta rất có mã.

Cái cối xay ấy của lão Meclie là một niềm vui thực sự. Nó ở ngay giữa Rôcrơdơ, nơi mà con đường cái bẻ quẹo. Cái làng chỉ có một con đường, hai dãy lều nát, mỗi bờ đường là một dãy ; nhưng nơi đó, chỗ quẹo, những đồng cỏ mở rộng, các cây to dọc theo dòng sông Mórelơ, phủ kín nền thung lũng bằng bóng rợp nguy nga. Chẳng có nơi đâu, trong suốt vùng Loren, có một góc thiên nhiên đáng yêu hơn thế. Bên phải và bên trái, những khu rừng rậm, những rừng già cổ thụ thoai thoải xếp lớp, lấp đầy chân trời bằng một biển cây lá ; trong khi ấy, vào khoảng giữa trưa, đồng bằng trải ra, phì nhiêu tuyệt vời, buông lơi đến vô tận những mảnh đất cắt bởi các hàng rào tươi sắc. Nhưng cái đặc biệt làm nên vẻ hấp dẫn của Rôcrơdơ, chính là sự tươi mát của cái hẽm xanh tươi ấy, trong những ngày nóng nực nhất của tháng bảy và tháng tám. Con sông Môrelơ tuôn xuống từ những cánh rừng vùng Ganhy, và dường như bị thấm lạnh bởi những vòm lá cây dưới đó nó trôi chảy qua bao nhiêu dặm ; nó mang về tiếng động thì thầm, bóng râm mát lạnh và sâu lắng của những cánh rừng. Và nó không chỉ là sự mát mẻ : mọi loại dòng chảy ca hát dưới rừng cây, cứ mỗi bước chân, những dòng suối lại vọt ra : người ta cảm thấy, khi đi theo những đường mòn hẹp, dường như những hồ ngầm dưới mặt đất nhoi lên qua lần rêu và lợi dụng mọi khe hở, dưới các gốc cây giữa các tảng đá, để tuôn thành suối trong suốt. Giọng thì thầm của những con suối nọ cất lên muôn vàn tiếng và cao giọng, đến nỗi chúng át cả tiếng ca của những con sơn thước. Người ta tưởng như đang ở trong một khu vườn thần tiên, với những thác nước đổ xuống từ mọi phía.

Phía dưới, những đồng cỏ đều ướt đẫm. Những cây hạt dẻ khổng lồ tỏa bóng râm đen xẫm. Trên bờ các đồng cỏ, những tấm rèm dài bằng bạch dương xếp thành dãy những hàng trướng rì rào. Hai con đường lớn gồm những cây ngô đồng vươn qua các cánh đồng tới lâu đài cổ vùng Ganhy, ngày nay đã tan hoang. Trong vùng đất thường xuyên được tắm tưới ấy, cỏ mọc tốt lạ thường. Nơi đó giống như nền của vườn cảnh giữa hai cái đồi cây rừng, nhưng là một vườn cảnh thiên nhiên, mà những đồng cỏ là các hòn cỏ, và các cây cối khổng lồ vẽ thành những lẵng hoa kì vĩ. Khi mặt trời, vào giữa trưa, dọi thẳng đứng, các bóng râm xanh biếc lại, đám cỏ được nhóm lửa thiếp ngủ trong hơi nóng, trong lúc một luồng run rẩy lạnh giá tràn qua các khóm lá.

Và chính ở nơi ấy, cái cối xay của lão Mecliê đã làm rộn vui một góc cây lá cuồng dại với tiếng tíc tắc của nó. Cái kiến trúc làm bằng thạch cao và các thanh gỗ có vẻ già nua như thế gian này. Nó tắm một nửa trong dòng Môrelơ, tới chỗ này lại xoay tròn thành một lưu vực trong trẻo. Một đập chắn được xây dựng, thác tuôn cao vài mét trên cái bánh xe của cối xay, kêu răng rắc khi quay, với tiếng ho hen xuyễn của một mụ hầu già ở trong nhà. Khi người ta khuyên lão Mecliê thay nó đi, ông lắc đầu nói rằng một bánh xe mới sẽ lười nhác hơn và chẳng thạo nghề được như vậy, và ông lại chẳng đụp cái cũ với tất cả thứ gì vớ được, những mảnh ván của thùng rượu, các đồ sắt dỉ, kẽm, chì. Như thế cái bánh xe có vẻ vui hơn, với gương mặt nhìn nghiêng kỳ dị, quấn đầy tua cỏ và rêu. Khi bị nước dồi với làn sóng bạc, nó tự phủ đầy ngọc, người ta thấy cái hình hài kỳ dị của nó đi qua sau lần trang sức lộng lẫy bằng những chuỗi hạt xà cừ.

Phần ngâm mình dưới nước của cái cối xay như thế mang dáng dấp của một cái thuyền hoang sơ, mắc cạn ở đó. Phần lớn của ngôi nhà xây trên những cái cọc. Nước tuôn vào dưới sàn, ở đó có những cái hố mà vùng này rất thông thuộc vì lươn chạch và tôm lớn thường bị tóm ở đó. Phía dưới thác, lưu vực trong như một làn gương, và khi bánh xe không làm gợn bọt, người ta trông thấy những giải cá lớn bơi lội từ tốn tựa một đội thuyền đang diễu. Một cây cầu thang gãy dẫn xuống sông, gần nơi cái cọc có buộc một con đò. Một cái hành lang gỗ đi qua phía trên bánh xe. Những cửa số mở ra, trổ một cách không đều đặn. Đó là một mớ hẩu lốn những góc cạnh, những bức tường nhỏ, những chỗ mới xây thêm bất thần, những xà nhà và mái lợp mang lại cho cái cối xay gió một dáng vẻ của thành cổ tàn phá. Song những cây leo đã mọc lên, đủ mọi giống cây thân leo nút kín những kẽ nứt quá lớn và khoác cho ngôi nhà tấm áo choàng màu lục. Các tiểu thư thường đi qua đó, vẽ vào an-bom của họ cái cối xay gió nhà lão Mecliê.

Phía con đường, ngôi nhà vững chãi hơn. Một của chính bằng đá trò ra phía cái sân lớn, viền bởi những lều chứa dụng cụ và chuồng ngựa ở mẹ phải và mê trái. Gần cái giếng, một cây du vĩ đại che bóng kín nữa sân. Trong cùng, ngôi nhà chung ra bốn cái cửa sổ của tầng trên, với cái chuồng bồ câu vượt lên. Chút đỏm dáng duy nhất của lão Aleclic là cứ mười năm lại quét với cái mặt ngoài ấy. Nó lại vừa mới được quét vôi trắng, và làm rực rỡ cả khu làng, khi mặt trời nhóm nó sáng lên, giữa ban ngày.

Đã hai mươi năm, lão Mecliê là thôn trưởng của Rocrơdơ. Người ta kính trọng ông bởi cái gia tài mà ông đã làm nên. Người ta cho rằng ông có khoảng tám mươi ngàn phơrăng, gom góp từng đồng. Khi ông lấy Madơlen Guia, bà này mang về cái cối xay làm của hồi môn, ông chỉ có hai bàn tay trắng. Nhưng Madơlen chưa bao giờ hối hận về sự lựa chọn của mình, bởi ông ta biết cách điều khiển làm ăn ra trò trong gia đình. Giờ đây, bà vợ đã qua đời, ông ở góa cùng đứa con gái là Phơrăngxoadơ. Hiển nhiên là ông có thể nghỉ ngơi, mặc cho cái bánh xe của cối xay ngủ yên trong rêu ; nhưng ông hẳn sẽ phải chán lắm, và ngôi nhà đối với ông sẽ mất hết sức sống. Ông vẫn làm việc, vì ham thích. Bây giờ lão Mecliê đã là một ông già cao lớn, với khuôn mặt dài lặng lẽ, chẳng bao giờ cười, nhưng thật ra trong lòng ông rất vui. Người ta đã chọn ông làm thôn trưởng, do tiền bạc của ông và cũng do cái dáng đĩnh đạc mà ông biết tỏ ra lúc đứng ra làm một cuộc hôn lễ.

Phơrăngxoadơ Mecliê vừa tròn mười tám tuổi. Cô chẳng được coi là một trong những cô gái đẹp của vùng, bởi cô yếu đuối. Cho tới tuổi mười lăm, nom cô xấu là đằng khác. Ở Rôcrơdơ người ta chẳng hiểu được vì sao vợ chồng nhà Mecliê, cả hai đều có vóc dạc, mà cô con gái lại còi và chậm lớn. Nhưng tới tuổi mười lăm, trong khi vẫn mảnh mai như vậy, gương mặt nho nhỏ của cô trở nên xinh xắn lạ thường. Tóc đen, mắt đen, đã thế da cô lại hồng hồng ; một cái miệng chỉ rình để cười, với những lúm đồng tiền trên má, cái trán tinh khiết ở đó dường như có một vầng ánh sáng. Dù yếu đuối đối với dân vùng, nhưng có không gầy guộc, chẳng phải thế chút nào ; người ta chỉ muốn nói là cô ta chả nhắc nỗi một túi lúa mì ; nhưng cô trở nên lẳn người, với tuổi tác hẳn cô trở thành mũm mĩm và ngon mắt như một con cun cút vậy. Chỉ có điều là những sự im lặng kéo dài của cha cô khiến cô đã rất biết điều ngay từ lúc còn ít tuổi. Nếu cô hay cười, ấy là muốn làm vui lòng người. Thực ra, cô rất người lớn.

Dĩ nhiên, cả vùng đều theo đuổi cô, bởi những đồng ê-quy đã đành và bởi vẻ dễ thương của cô. Rút cục cô đã lựa chọn, việc đó khiến vùng này lời ra tiếng vào. Mé bên kia dòng Môrelơ, có một chàng trai cao lớn, mà người ta thường gọi là Đôminich Păngke. Anh chẳng phải người vùng Rôcrơdơ. Mười năm trước, anh từ Bỉ sang đây, để thừa hưởng gia sản của ông cậu, có tí chút của cải, ngay ở mép rừng Ganhy, thẳng ngay trước mặt cái cối xay, chỉ cách vài tầm súng. Anh đến để bán chút của cải ấy đi, anh ta nói vậy, và rồi trở về nhà mình. Nhưng cái xứ này quyến rũ anh, có lẽ vậy, bởi anh chả nhúc nhích khỏi đây nữa. Người ta thấy anh cày bừa đám đất của mình, thu hoạch được chút ít rau cỏ và sống vào đó. Anh câu cá, săn bắn ; nhiều lần bọn gác rừng suýt tóm anh và làm biên bản. Cuộc sống tự do, mà những người nông dân chẳng giải thích rõ được nguồn kiếm chác rốt cuộc khiến anh mang tiếng chẳng hay. Người ta tuồng như gán cho anh cái tên săn bắn trộm. Dù sao đi nữa anh là kẻ ươn lười, bởi lẽ người ta hay gặp anh ngủ quên trong cỏ, vào cái giờ mà đáng lẽ phải làm việc. Cái lều nát mà anh ở, dưới những cây cuối cùng của khu rừng, cũng chẳng có vẻ gì là ngôi nhà của một chàng trai lương thiện. Nếu anh có giao dịch gì với bọn cho sói trong những đống đồ mát của Ganhy, điều này cũng chẳng khiến các bà già ngạc nhiên. Tuy vậy, các cô gái, đôi khi lại toan bênh vực anh, bởi lẽ anh thật là tuyệt cái con người ám muội đó, mềm mại, và cao to như một cây bạch dương, da thật trắng, với một bộ râu và mớ tóc vàng hoe chẳng khác gì vàng dưới ánh mặt trời. Nay Phrăngxoadơ, một buổi sáng nọ, tuyên bố với lão Mecliê rằng cô yêu Đôminich và không bao giờ cô chịu lấy một chàng trai khác.

Người ta biết lão Mecliê phải chịu một đòn đau thế nào, hôm đó! Ông chả nói gì, vốn như lệ thường của ông. Ông giữ vẻ trầm ngâm, chỉ có điều, niềm vui bên trong không chiếu sáng trong đôi mắt nữa. Họ giận nhau suốt một tuần lễ. Phơrăngxoadơ, cô cũng vậy, rất nghiêm trang. Điều dày vò lão Mecliê, đó là biết được làm thế nào mà cái thằng săn trộm vô lại ấy lại mê hoặc được con gái ông. Đôminich chẳng bao giờ tới cối xay. Ông thợ xay rình và nhìn thấy gã người tình, phía bên kia đông Môrelơ, nằm dài trong cỏ và giả vờ ngủ. Phơrăngxoadơ, từ phòng mình, có thể thấy hắn. Việc đã rõ ràng, chúng hẳn đã yêu nhau, trong khi liếc mắt đưa tình qua cái bánh xe của cối xay.

Tuy thế, tám ngày nữa trôi qua. Phơrăngxoadơ ngày càng nghiêm trang hơn. Lão Mecliê vẫn chẳng nói chẳng rằng. Rồi, một tối, lặng lẽ, chính ông dẫn Đôminich về. Phơrăngxoadơ đúng lúc ấy đang bày bàn ăn. Cô chẳng có vẻ ngạc nhiên, cô chỉ bày thêm bát đĩa ; chỉ có điều, những lúm đồng tiền lại lộ trên má, và cái cười lại xuất hiện. Buổi sáng, lão Mecliê đã đến tìm Đôminich trong căn lều nát của anh ta, ở rìa rừng. Tại đó, hai người đàn ông đã nói chuyện với nhau trong ba tiếng đồng hồ, cửa ra vào và cửa sổ đều đóng kín. Không bao giờ có ai biết được họ nói với nhau chuyện gì. Có điều chắc chắn là lão Mecliê khi đi ra đã coi Đôminich như con trai của mình. Chắc hẳn là ông già đã thấy ở chàng trai mà ông đi tìm, một anh chàng tốt nết, thay vì cái thằng lười vẫn nằm ườn trên cỏ để quyến rũ bọn con gái.

Tất cả Rôcrơdơ la lối lên. Đàn bà, đứng trước cửa, chả bao giờ cạn hết chuyện về chứng dở người của lão Mecliê, đem rước vào nhà một thằng vô lại. Ông mặc cho họ nói. Có lẽ ông nhớ lại chính cuộc hôn nhân của mình. Chính lão cũng chẳng có một xu nhỏ, lúc cưới Mađơlen và cái cối xay của bà ; vậy mà điều ấy chẳng khiến lão không phải là người chồng tốt. Thêm nữa, Đôminich chấm dứt mọi lời eo sèo, khi anh lăn vào công việc, khiến cả vùng phải thán phục. Giữa lúc ấy tay phụ việc ở cối xay gió trúng thăm bắt lính và chẳng bao giờ Đôminich muốn người ta thay một người khác. Anh vác bao tải, kéo xe bò, vật lộn với cái bánh cối xay già nua, khi nó đòi dỗ dành mới chịu quay, tất cả những việc đó với cả tấm lòng, khiến người ta đến ngắm anh vì thích thú. Ông lão Mecliê lại lặng lẽ cười. Ông rất tự hào vì đã biết người biết của. Chẳng có gì mang lại can đảm cho thanh niên bằng tình yêu.

Giữa cái mớ bộn bề công việc ấy, Phơrăngxoadơ và Đôminich cùng mê mẩn. Họ chẳng nói năng gì, nhưng nhìn nhau với vẻ dịu dàng tươi tắn. Cho tới lúc ấy, lão Mecliê chưa hề nói một câu về chuyện hôn nhân ; và cả hai đều tôn trọng sự im lặng ấy, chờ đợi ý của ông già. Sau rốt, một hôm, vào giữa tháng bảy, ông cho kê ba cái bàn trong sân, dưới gốc cây du lớn, và mời các bạn ông ở Rôcrơdơ tới uống một chén vào buổi tối. Khi sân đã đầy và tất cả mọi người cốc rượu cầm tay, lão Mecliê nâng cốc rất cao, và nói :

– Đây là do gặp dịp muốn xin báo cùng các vị là Phơrăngxoadơ sẽ lấy cậu thanh niên này trong một tháng nữa, vào ngày lễ thánh Lui.

Lúc ấy, người ta chạm cốc ầm ĩ. Tất cả mọi người đều cười. Nhưng lão Mecliê cất cao giọng, lại nói thêm :

– Đôminich, hãy hôn vợ chưa cưới đi. Cái lệ nó phải thế. Và họ hôn nhau, đỏ mặt tía tai trong lúc các người ngồi dự cười càng to. Thật đúng là một ngày hội. Người ta uống cạn một thùng to-nô. Sau đó, khi chỉ còn những người bạn chí thiết, họ chuyện trò sẽ sàng hơn. Đêm xuống, một đêm lấp lánh sao và rất trong trẻo. Đôminich và Phơrăngxoadơ, ngồi trên chiếc ghế dài, sát gần nhau, chẳng nói năng gì. Một người nông dân già nói chuyện về cuộc chiến tranh mà hoàng đế vừa tuyên bố với nước Phổ (1). Tất cả trai tráng trong làng đã ra đi. Tối qua, lại có những toán quân đi qua. Sắp sửa nện nhau to.

– Chà! lão Mecliê nói với thói ích kỷ của một con người sung sướng. Đôminich là ngoại kiều, nó sẽ chẳng phải đi... Và nếu bọn Phổ tới đây, nó sẽ ở đây để bảo vệ vợ nó.

Cái ý nghĩ là bọn Phổ có thể tới tuồng như một chuyện bông đùa. Người ta sắp sửa cho chúng một trận ra trò, và thế là mọi chuyện sẽ xong xuôi rất lẹ.

– Tôi đã thấy bọn chúng tôi đã thấy bọn chúng người nông dân già nhắc đi nhắc lại bằng một giọng rè rè.

Một lát im lặng. Rồi người ta nâng cốc lượt nữa. Phơrăngxoadơ và Đôminich chẳng nghe thấy gì : họ lặng lẽ cầm tay nhau, đằng sau cái ghế dài, chẳng ai nhìn thấy được họ, và điều đó dễ chịu đến nỗi họ ngồi đó, mắt đắm chìm trong bóng đêm thăm thẳm.

Một đêm ấm áp và tuyệt diệu làm sao! Làng xóm ngủ thiếp đi trên hai bờ đường trắng, trong sự bình lặng của trẻ thơ. Người ta chỉ còn nghe thấy, từ vài chốn xa xôi nào đó, tiếng gáy của một con gà trống tỉnh dậy quá sớm. Từ các khu rừng lớn lân cận, tỏa xuống những làn hơi thở dài tràn qua các mái nhà như những cái vuốt ve. Đồng cỏ, với bóng xẫm đen, mang một vẻ uy nghi bí ẩn và sâu lắng, trong khi mọi con suối, mọi dòng chảy vọt ra từ bóng tối, giống như là hơi thở mát tươi và dìu dặt của cánh đồng yên ngủ. Chốc chốc, chiếc bánh xe cũ kỹ của cái cối xay ngái ngủ, dường như lơ mơ tựa những con chó già canh gác vẫn cứ vừa sủa vừa ngáy ; nó kêu kẽo kẹt, nói chuyện một mình, ru mình trong dòng thác của Môrelơ, và mặt nước hồi lại tiếng vang du dương và triền miên của một ông đàn đại phong cầm. Chưa bao giờ có một vẻ yên bình bao la trùm xuống một góc của thiên nhiên hạnh phúc đến như thế.



(1) Napôlêông III tuyên chiến với Phổ ngày 19 tháng Sáu năm



II​

Một tháng sau, đúng vào ngày ấy, vừa vặn hôm trước ngày lễ Thánh Lui, Rôcrơdơ nằm trong nỗi kinh hoàng. Bọn Phổ đã tấn công hoàng đế (1) và tiến quân miễn cưỡng về phía làng. Đã một tuần nay, những người đi qua con đường cái báo tin về bọn Phổ : « Chúng ở Loóc-mierơ, chúng ở Nôvelơ », và, khi nghe tin bọn chúng tiến gần tới nhanh như vậy, Rôcrơdơ, mỗi buổi sáng, tưởng như nhìn thấy chúng đi xuống từ những cánh rừng của Ganhy. Thế nhưng, chúng lại không tới, điều này càng gây hoảng sợ. Chắc hẳn là chúng sẽ ập vào làng giữa đêm và chúng sẽ cắt cổ tất cả mọi người.

Đêm hôm trước, trước khi trời sáng một chút, có một đợt báo động. Dân làng tỉnh dậy, khi nghe tiếng ồn ào của những người đi trên đường. Đàn bà đã quỳ sụp xuống và làm dấu thánh, khi người ta nhận ra những quần dài màu đỏ, lúc hé cửa sổ ra một cách thận trọng. Đó là một đơn vị lính Pháp. Viên chỉ huy đã lập tức đòi gặp thôn trưởng và ông ta ở lại cái cối xay, sau khi đã nói chuyện với lão Mecliê.

Mặt trời mọc lên thật vui tươi, ngày hôm ấy trời sẽ nóng, vào giữa trưa. Trên các cánh rừng, một vầng sáng vàng hoe chập chờn, trong lúc ở tận cùng, trên các đồng cỏ, những luồng hơi trắng bốc lên. Khu làng, sạch sẽ và xinh xắn, thức giấc trong tươi mát, và cánh đồng, cùng với dòng sông và những con suối của nó, mang duyên dáng đẫm nước của một bó hoa. Nhưng cái ngày đẹp đẽ ấy chẳng khiến ai cười. Người ta vừa trông thấy viên chỉ huy loay hoay quanh cái cối xay gió, nhìn các ngôi nhà lân cận, đi sang phía bên kia dòng Môrelơ và từ đó, nghiên cứu vùng này với một cái ống nhòm ; ông lão Mecliê, đi kèm bên ông ta, dường như đang giải thích điều gì. Tiếp đó, viên chỉ huy bố trí lính đàng sau những bức tường, trong các cái hõm. Phần lớn đơn vị đóng ở sân cối xay. Người ta sắp đánh nhau hay sao ? Và khi lão Mecliê trở về, họ hỏi ông. Ông ra hiệu gật đầu thật thấp, chẳng nói gì. Phải, người ta sắp sửa đánh nhau.

Phơrăngxoadơ và Đôminich đang ở đó, trong sân, nhìn ông. Cuối cùng ông bỏ tẩu khỏi miệng, và nói cái câu đơn giản như thế này :

– A ! tội nghiệp các con tôi, chẳng phải đến mai cha làm lễ cưới cho các con đâu !

Đôminich, môi mím chặt, với một nếp hằn giận dữ trên trán, thỉnh thoảng lại rướn mình lên, mắt đăm đăm dõi phía rừng Ganhy, dường như anh muốn nhìn thấy bọn Phổ kéo đến. Phơrăngxoadơ, mặc tái xanh, vẻ nghiêm trang, đi đi lại lại, cung cấp cho những người lính các thứ mà họ cần. Họ nấu món xúp ở một góc sân, và đùa bỡn, trong khi chờ bữa ăn.

Tuy nhiên, viên chỉ huy có vẻ phấn khởi. Ông ta đã đi xem các phòng và gian phòng lớn của chiếc cối xay quay ra phía sông. Bây giờ, ngồi gần giếng, ông nói chuyện với ông già Mecliê.

– Cụ có cả một pháo đài thực sự ở đây, ông ta nói. Chúng ta hẳn sẽ cầm cự được đến tối nay... Bọn kẻ cướp đến muộn quá. Đáng lẽ chúng phải ở đây rồi.

Ông thợ xay giữ vẻ trầm mặc. Ông nhìn cái cối xay của mình bốc cháy như một bó đuốc. Nhưng ông chẳng ca thán, bởi lẽ ông thấy việc ấy vô bổ. Ông chỉ hé miệng để nói rằng :

– Ông cần dấu cái thuyền ở đằng sau bánh xe. Ở đó có một cái hố kìm nó lại... Có thể nó sẽ dùng được việc.

Viên chỉ huy ra một mệnh lệnh. Người chỉ huy ấy là một gã bảnh trai vào khoảng bốn mươi tuổi, cao lớn và gương mặt dễ chịu. Nhìn thấy Phơrăngxoadơ và Đôminich ông có vẻ thú vị. Ông ta quan tâm đến họ, như thể đã quên một cuộc chiến đấu sắp tới. Ông nhìn theo Phơrăngxoadơ, với cái vẻ rõ ràng là ông thấy nàng có duyên. Rồi quay về phía Đôminich :

– Cậu không nhập ngũ hả, chàng trai ?

– Tôi là ngoại kiều, người thanh niên trả lời.

Viên chỉ huy có vẻ chẳng tin gì cái lý lẽ ấy. Ông nháy mắt và mỉm cười. Phơrăngxoadơ hấp dẫn hơn là khẩu súng đại bác. Bấy giờ, khi nhìn thấy ông mỉm cười, Đôminich bảo :

– Tôi là ngoại kiều, nhưng tôi tường đạn trúng quả táo, cách năm trăm mét... Kia kìa, khẩu súng săn của tôi ở kia, đằng sau ông ấy.

– Nó có thể có ích cho anh đấy, viên chỉ huy trả lời vắn tắt.

Phơrăngxoadơ bước tới gần, run run. Và, chẳng bận tâm tới mọi người đang ở đó, Đôminich nắm lấy và xiết chặt trong tay mình hai bàn tay mà cô chìa ra cho anh, như muốn được sự che chở. Viên chỉ huy lại mỉm cười, nhưng ông không nói thêm một lời nào. Ông ta ngồi đó, cây kiếm kẹp giữa đùi, đôi mắt đắm chìm, dường như đang mơ màng.

Đã tới mười giờ. Nóng nực tăng thêm. Im lặng bao trùm. Trong sân, dưới bóng những lều xưởng, quân lính ăn bữa xúp. Không một tiếng động từ phía làng, ở đó mọi người dân đều đã chặn kín ngôi nhà của họ, cửa ngõ ra vào, cửa sổ. Một con chó, còn lại một mình trên đường, rống lên. Từ những khu rừng và đồng cỏ lân cận chết lặng đi vì hơi nóng, một âm thanh xa xăm, kéo dài, hợp thành bởi muôn vàn giọng tản mác. Một con chim cu gáy lên. Rồi yên lặng càng lan ra.

Trong không khí ngái ngủ như vậy, đột nhiên, một tiếng súng nổ. Viên chỉ huy vùng đứng dậy, những người lính buông đĩa xúp của họ, đang còn tới nửa. Trong vài giây, tất cả đều đã ở địa điểm chiến đấu ; từ dưới lên trên cao cái cối xay đều có người. Tuy nhiên, viên chỉ huy hướng về phía con đường cái mà vẫn không nhìn thấy gì : bên phải, bên trái, con đường trải ra, trống không và trắng xóa. Một phát súng thứ hai vang lên, và vẫn không có gì hết, không một cái bóng. Nhưng, quay lại phía sau, ông nhìn thấy ở phía Ganhy, giữa hai cái cây, một luồng khói bốc lên, giống như một sợi tơ hồng. Khu rừng vẫn thăm thẳm và êm đềm.

– Bọn vô lại chui vào rừng rồi, ông lầm bầm. Chúng biết ta ở đây.

Lúc ấy, đạn tiếp tục nổ, ngày một thêm dày đặc, giữa những người lính Pháp bố trí quanh cối xay và bọn Phổ nấp sau rừng cây. Những viên đạn réo trên dòng Môrelơ, chẳng gây thiệt hại cho bên nào cả. Các phát súng bất thần, bắn ra từ bụi cây ; và người ta chỉ thấy những cụm khói nhỏ, bay vờn uể oải theo gió. Tình hình kéo như vậy trong hai tiếng. Viên sĩ quan hát nho nhỏ vẻ dửng dưng. Phơrăngxoadơ và Đôminich, vẫn đứng ở ngoài sân, rướn lên và nhìn qua bức tường thấp. Họ đặc biệt quan tâm đến một chú lính nhỏ, ở vị trí bên bờ sông Môrelơ, đằng sau khung của một cái thuyền cũ ; anh ta nằm ẹp, chờ đợi, bắn một phát, rồi lăn xuống một cái hố, hơi lui vào phía sau, để lắp đạn lại cho khẩu súng ; và cử động của anh ta nom buồn cười, láu lỉnh, mềm mại đến nỗi bất giác người ta mỉm cười khi nhìn anh. Hẳn anh ta nhìn thấy vài cái đầu của bọn Phổ, bởi anh vùng đứng dậy và kê súng bắn ; nhưng, chưa kịp bắn, anh thét lên một tiếng, quay tròn và rơi vào trong hố, đôi chân trong giây lát cứng đờ ra giống như cẳng một con gà bị chọc tiết. Chú lính nhỏ vừa bị đạn trúng giữa ngực. Đó là người đầu tiên chết. Bất giáo, Phơrăngxoadơ nằm lấy tay Đôminich và xiết chặt, với vẻ căng thẳng mất bình tĩnh.

– Đừng đứng chỗ ấy, viên chỉ huy nói. Đạn bay tới tận chỗ ấy đấy.

Quả nhiên một tiếng động khô khan vang lên phía cây du già và một mảnh cành cây du đưa rơi xuống. Nhưng đôi trẻ không hề đụng đậy, ngây ra vì cảnh tượng đáng sợ. Phía rìa rừng, một tên Phổ bỗng nhiên tiến ra từ sau một cái cây như từ một góc hậu trường, tay huơ lên không khí và ngã vật ra. Và chẳng chút gì còn động đậy, hai người chết dường như ngủ giữa thanh thiên bạch nhật, người ta vẫn chả nhìn thấy ai giữa cánh đồng ngột ngạt. Tiếng đạn nổ cũng ngừng bặt. Duy chỉ còn dòng Môrelơ thì thầm với tiếng động trong trẻo của nó.

Ông già Mecliê nhìn viên chỉ huy với vẻ ngạc nhiên, như muốn hỏi xem phải chăng thế là xong.

– Đây mới là đòn nặng, ông này nói nhỏ. Hãy coi chừng. Đừng đứng ở đó.

Ông ta chưa dứt lời thì một loạt đạn khủng khiếp nổ. Cây du lớn dường như bị phạt đi, một vạt lá bay xoáy tròn. May thay bọn Phổ đã nhắm bắn quá cao. Đôminích kéo theo, gần như là ẵm Phơrăngxoadơ đi, trong lúc ông lão Mecliê theo sau, và hét :

– Đi vào trong cái hầm nhỏ, tường nó chắc.

Nhưng họ không nghe lời, mà đi vào gian lớn, nơi chừng một chục người lính đang im lặng chờ đợi, cửa sổ đóng kín, rình bên khe của. Viên chỉ huy đứng lại một mình ở sân, ngồi xổm sau bức tường nhỏ, trong khi những tràng đạn tiếp tục dữ dội. Phía ngoài, những người lính mà ông ta đã bố trí, chỉ lùi từng bước. Tuy nhiên, họ bò trở về từng người một, khi kẻ thù bẩy họ ra khỏi chỗ nấp. Mệnh lệnh là kéo dài thời gian, đừng để lộ mặt, sao cho bọn Phổ không biết được lực lượng trước mặt là bao nhiêu. Lại một giờ nữa trôi qua. Và khi một viên đội tới đó, nói rằng chỉ còn hai hoặc ba người ở phía ngoài nữa, viên sĩ quan kéo chiếc đồng hồ ra xem, lẩm bẩm :

– Hai giờ rưỡi.. Thôi, phải cố giữ bốn tiếng.

– Ông ta cho đóng cánh cửa chính của sân và tất cả đều chuẩn bị cho một cuộc chống giữ kiên quyết. Bởi họn Phổ đang ở phía bên kia dòng Môrelơ, nên không sợ bị tấn công tức thì. Đúng là có một cái cầu cách đây hai cây, nhưng có lẽ bọn chúng không biết, và khó có chuyện chúng tìm cách lội qua sông. Viên sĩ quan chỉ cho theo dõi con đường cái mà thôi. Tất cả sức lực dành cho phía cánh đồng.

Tiếng súng lại ngừng. Cái cối xay gió dường như chết lặng dưới ánh mặt trời chói chang. Không một cánh cửa sổ hé mở, không một tiếng động vọng ra từ trong nhà. Tuy nhiên, dần dần, những tên Phổ xuất hiện ở rìa rừng Ganhy. Chúng rướn cổ, dạn dần lên. Phía bên trong cái cối xay, nhiều người đã chuẩn bị bắn ; nhưng viên chỉ huy hét :

– Không, không hãy chờ đã.. Để cho bọn chúng tới gần.

Chúng tiến đến rất thận trọng, nhìn cái cối xay gió với một vẻ ngờ vực. Căn nhà cũ kỹ nọ, lặng lẽ và âm thầm, với những màn cửa bằng dây leo, khiến chúng lo sợ. Tuy vậy, chúng vẫn tiến. Khi bọn chúng có khoảng năm chục đứa ở đồng cỏ, trước mặt, viên sĩ quan chỉ nói một tiếng :

– Nào!

Một tiếng xé vang lên, những phát đạn tiếp theo rời rạc. Phơrăngxoadơ người run lên, bất giác đưa hai tay lên bịt tai. Đôminich, sau lưng những người lính, đứng nhìn ; và khi làn khói đã hơi tan, anh nhìn thấy ba tên Phổ nằm sõng sượt giữa đồng cỏ. Những tên khác chạy ra sau các cây liễu và bạch dương. Và cuộc bao vây bắt đầu.

Trong hơn một tiếng đồng hồ, cái cối xay bị đạn băm vằm. Đạn quất vào những bức tường cũ như mưa đá. Khi đạn nện vào đá, người ta nghe thấy chúng bị nát ra và rơi xuống nước. Trong rừng, đạn xuyên sâu với tiếng vang rền. Đôi lúc, một tiếng răng rắc báo hiệu cái bánh cối xay vừa trúng đạn. Những người lính, ở trong nhà, dè sẻn các phát đạn, chỉ bắn khi họ có thể ngắm bắn được. Chốc chốc, viên chỉ huy lại nhìn đồng hồ. Và, khi một viên đạn xuyên thủng cánh cửa sổ rồi găm lên trần nhà :

– Bốn giờ, ông ta lẩm bẩm. Chúng ta chẳng còn giữ nổi nữa.

Dần dần, quả nhiên, đợt bắn khủng khiếp ấy rung chuyển cả cái cối xay già nua. Một cánh cửa sổ rơi xuống nước thủng lỗ chỗ như tấm ren, và phải thay nó bằng một tấm đệm. Ông lão Mecliê, chốc chốc lại xông pha để xem xét những hư hại của cái bánh xe khốn khổ mà mỗi tiếng răng rắc lại xuyên thẳng vào trái tim ông. Lần này, coi như thế là hết đời nó ; chả bao giờ ông có thể sửa chữa nó lại được nữa. Đôminich đã van nài Phơrăngxoadơ đi chỗ khác, nhưng cô muốn ở lại cùng anh, cô ngồi sau một cái tủ đứng lớn bằng gỗ sồi, nó che cho cô. Tuy vậy một viên đạn xuyên vào tủ, các mặt tủ âm lên trầm trầm. Bấy giờ, Đôminich ngồi ra phía trước Phơrăngxoadơ. Anh vẫn chưa bắn, anh cầm khẩu súng của mình ở tay, không tới gần các cửa sổ bởi được lính đứng kín. Cứ mỗi loạt đạn, cái sàn lại rung lên.

– Chú ý ! Chú ý ! đột nhiên viên chỉ huy kêu lên.

Ông vừa trông thấy cả một mảng xẫm từ khu rừng tiến ra. Liền sau đó súng bắn xả loạt dữ dội. Tuồng như một cây nước trút xuống cái cối xay. Một cánh cửa khác bay mất, và từ cái miệng cửa sổ há hốc, đạn bay vào. Hai người lính ngã quay trên sàn nhà. Một người không còn đụng đậy ; người ta đẩy anh ta vào sát tường, khỏi vướng víu. Người kia quằn quại và xin hãy cho mình chết đi ; nhưng chả ai nghe anh, đạn vẫn trút vào, mỗi người tìm chỗ nấp và lo kiếm lỗ châu mai để nhả đạn. Một người lính thứ ba bị thương ; người này chẳng hề nói một lời, buông mình trên rìa cái bàn, đôi mắt nhìn bất động và thảng thốt. Trước mặt những người chết, Phơrăngxoadơ khủng khiếp, đã bất giác đẩy cái ghế, ngồi xuống đất, tựa vào tường ; cô nghĩ rằng ở đó mình thu nhỏ lại và đỡ nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, người ta đã lấy tất cả các tấm nệm trong nhà, đã che kín nửa cái cửa sổ. Căn phòng đầy mảnh vỡ, vũ khí gẫy, đồ đạc vỡ toác.

– Năm giờ, viên chỉ huy nói. Giữ cho vững... Chúng sắp tìm cách qua sông.

Giữa lúc ấy, Phơrāngxoadơ thét lên một tiếng. Một viên đạn, nẩy bật lại, sượt qua trán cô. Vài giọt máu xuất hiện. Đôminich nhìn cô ; rồi, tới gần cửa sổ, anh bắn phát súng đầu tiên, và không ngừng tay nữa. Anh nạp đạn, bắn, chẳng hề quan tâm tới chuyện gì đang xảy ra quanh mình ; chỉ thỉnh thoảng, anh nhìn về phía Phơrăngxoadơ một chút. Vả chăng, anh chẳng vội vã, ngắm bắn cẩn thận. Bọn Phổ, men theo những cây bạch dương, tìm cách đi qua sông Môrelơ, như viên chỉ huy đã đoán trước ; nhưng, cứ mỗi lần một tên địch liều thử, thì lại ngã xuống do đạn của Đôminich bắn trúng đầu. Viên chỉ huy, theo dõi trò chơi nọ, rất thán phục. Ông ta khen chàng trai trẻ, nói rằng ông sẽ sung sướng nếu có được nhưng xạ thủ cỡ như anh. Đôminich chẳng hề lắng nghe ông ta. Một viên đạn bập vào vai, một viên khác làm toác cánh tay. Và anh vẫn cứ bắn.

Lại thêm hai người mới chết. Những tấm nệm, rách nát, chẳng còn che kín cửa sổ. Một loại đạn sau cùng dường như cuốn cả cái cối xay đi. Tình thế chẳng còn giữ được nữa. Tuy nhiên, viên chỉ huy nhắc lại :

– Hãy giữ vững... Còn nửa tiếng nữa.

Bây giờ, ông tính từng phút. Ông đã hứa với các cấp trên của mình là chặn chân kẻ thù lại ở đó cho tới lúc trời tối, và ông sẽ không lùi một ly trước giờ đã định cho cuộc rút quân. Ông vẫn giữ vẻ dễ thương của mình, mỉm cười với Phơrăngxoadơ, để cô yên lòng. Chính ông cũng đi nhặt một khẩu súng của một người lính đã chết và nhả đạn.

Chỉ còn có bốn người lính trong căn phòng. Bọn Phổ xuất hiện rất đông ở bờ bên kia dòng Môrelơ, và rõ ràng là chúng sẽ sang sông trong chốc lát. Vài phút nữa trôi qua, viên chỉ huy khăng khăng không muốn ra lệnh rút, cho tới khi một viên đội chạy tới, nói :

– Bọn chúng đang ở trên đường cái, chúng đến tóm ta từ phía sau.

Bọn Phổ hẳn đã tìm thấy cái cầu. Viên chỉ huy rút chiếc đồng hồ ra.

– Còn năm phút nữa, ông ta nói. Bọn chúng sẽ không tới đây trước năm phút.

Rồi, đến đúng sáu giờ, rốt cục ông chịu để cho người của ông thoát bằng một lối cửa nhỏ ra một cái ngõ. Từ đó, họ nhảy xuống một cái hào, đi ra rừng Xôvan. Viên chỉ huy, trước khi ra đi, đã chào ông Mecliê rất lễ phép, xin ông thứ lỗi. Và ông ta còn nói thêm.

– Ông hãy cho chúng bị bịp đi... Chúng tôi sẽ trở lại.

Tuy nhiên, Đôminich ở lại một mình trong gian phòng. Anh ta vẫn bắn, chẳng nghe thấy gì, chẳng hiểu gì. Anh chỉ cảm thấy cần phải bảo vệ Phơrăngxoadơ. Những người lính đã đi rồi mà anh cũng chẳng hề ngờ tới ch.uyện ấy. Anh ngắm bắn và tiêu diệt kẻ anh nhằm từng phát một. Đột nhiên, có tiếng ồn ào. Bọn Phổ, từ phía sau, vừa tràn vào sân. Anh bắn một phát cuối cùng, và bọn chúng nhảy xổ vào anh, trong khi cây súng của anh vẫn còn bốc khói.

Bốn người giữ lấy anh. Những tên khác la lối quanh anh, bằng một thứ tiếng kinh khủng. Chúng định cắt cổ anh ngay tức khắc. Phơrăngxoadơ nhảy bổ ra, van nài. Nhưng một viên sĩ quan bước vào và ra lệnh nộp tù binh cho y. Sau vài câu trao đổi bằng tiếng Đức với bọn lính, y quay lại phía Đôminich và nói với anh một cách cộc lốc, bằng tiếng Pháp rất sõi :

– Anh sẽ bị bắn chết trong hai tiếng nữa.



(1) Chỉ Napôlêông III.





III​

Đó là một quy định do bộ chỉ huy Đức đặt ra : mọi người Pháp không thuộc quân đội chính quy mà bị bắt đang cầm vũ khí, đều bị xử tử. Những đội quân tự nguyện cũng không được coi là quân chiến đấu. Nêu những tấm gương khủng khiếp như thế về những nông dân bảo vệ gia đình họ, bọn Đức muốn chặn cuộc nổi dậy hàng loạt mà chúng vẫn lo sợ.

Viên chỉ huy, một người cao lớn và khô, khoảng năm chục tuổi, hỏi cung Đôminich vắn tắt. Dùng y nói tiếng Pháp rất sõi, y vẫn có cái cứng nhắc của người Phổ.

– Anh người vùng này ?

– Không, tôi người Bỉ.

– Vì sao anh lại cầm súng ?... Tất cả chuyện này đáng lẽ không dính dáng gì tới anh.

Đôminich không trả lời. Lúc ấy, viên sĩ quan nhìn thấy Phơrăngxoadơ đứng đó và rất nhợt nhạt, đang lắng nghe ; trên vầng trán trắng trẻo, vết thương nhẹ hằn một vạch đỏ. Y nhìn hai người thanh niên cạnh nhau, có vẻ hiểu ra, và chỉ nói thêm :

– Anh không chối là đã bắn ?

– Tôi đã bắn hết sức mình, Đôminich điểm tĩnh trả lời.

Lời thú nhận ấy thật là thừa, bởi lẽ người anh xạm đen thuốc súng, đầy mồ hôi, lấm tấm vài giọt máu chảy từ vết xước ở vai.

– Được lắm, viên chỉ huy nhắc lại. Anh sẽ bị xử bắn trong hai tiếng nữa.

Phơrăngxoadơ không gào lên. Cô chắp hai bàn tay và giơ lên với một cử chỉ tuyệt vọng câm lặng. Viên chỉ huy nhận thấy cử chỉ ấy. Hai người lính đã mang Đôminich vào một phòng bên, nơi họ phải canh giữ anh không rời mắt. Cô gái ngã xuống một cái ghế, chân cẳng rã rời ; cô chẳng thể khóc lóc, cô ngạt thở. Tuy nhiên, viên sĩ quan vẫn quan sát cô. Sau cùng y nói với cô :

– Tay thanh niên kia là anh cô à ? Hẳn hỏi.

Cô lắc đầu để trả lời. Y vẫn khô khốc, chẳng hề mỉm cười. Rồi, sau một lát im lặng :

– Anh ta ở đây lâu rồi ?

Cô trả lời phải, vẫn bằng cách ra hiệu.

– Hẳn anh ta biết rõ những khu rừng lân cận ?

Lần này, cô cất tiếng :

– Vâng, thưa ông, cô vừa nói vừa nhìn y vẻ hơi ngạc nhiên.

Hắn không nói thêm gì và quay gót, đòi người ta dẫn trưởng thôn tới. Nhưng Phơrăngxoadơ đã đứng lên, mặt thoáng bừng đỏ tưởng đã nắm được mục đích của những câu hỏi của y và đầy hy vọng. Cô đích thân chạy đi tìm cha.

Ông lão Mecliê, ngay sau khi súng ngừng bắn, liền vội đi xuống phía hành lang gỗ để thăm cái bánh xe. Ông yêu quí con gái, rất mến Đôminich, con rể tương lai của ông ; nhưng cái bánh xe cũng chiếm một chỗ lớn trong trái tim ông. Một khi hai trẻ, như ông thường gọi họ, đã yên lành thoát ra khỏi cuộc đụng độ, ông nghĩ tới cục cưng kia của ông, nó phải đặc biệt chịu khổ đau. Và, cúi xuống cái khung gỗ lớn, ông xem xét những vết thương với một vẻ buồn rầu. Năm lá gỗ tan nát, cái sườn chính bị băm vằm. Ông luồn ngón tay vào các lỗ đạn, để đo chiều sâu ; ông suy tính cung cách xem chữa mọi thứ hư hại ấy thế nào. Phơrăngxoadơ tìm thấy ông đang lấp những kẽ hở bằng mảnh vụn rêu.

– Cha, cô nói, họ hỏi cha đấy.

Và cuối cùng cô đã khóc, trong khi kể lại điều cô vừa nghe thấy. Ông lão Mecliê lắc đầu. Họ không bắn người như vậy được. Phải xem sao. Và ông trở vào trong cõi xay, với vẻ lặng lẽ thanh thản vốn có. Khi viên sĩ quan đòi lương thực cho lính của y, ông trả lời rằng dân Rốcrơdơ không quen chịu cưỡng bách, và chẳng lấy gì được ở họ nếu sử dụng bạo lực. Ông sẽ làm tất, nhưng với điều kiện là để cho ông một mình hành động. Viên sĩ quan đầu tiên có vẻ bực vì cái giọng bình thản ấy ; rồi, y nhượng bộ, trước lời lẽ ngắn gọn và rành mạch của ông già. Thậm chí y còn gọi ông lại, để hỏi :

– Những khu rừng trước mặt, gọi là gì ?

– Rừng Xôvan.

– Chúng rộng khoảng bao nhiêu ?

Người thợ xay nhìn y chăm chú.

– Tôi không rõ, ông trả lời.

Và ông ra đi. Một giờ sau, số lương thực và tiền phải đóng góp cho quân chiếm đóng mà viên chỉ huy đòi đã được nộp ở sân cối xay. Đêm xuống, Phơrăngxoadơ lo lắng theo dõi hoạt động của binh lính. Cô không rời xa căn phòng giam Đôminich. Vào khoảng bảy giờ, cô bị một cơn xúc động dữ ; cô thấy viên sĩ quan vào chỗ giam người, và trong mười lăm phút, cô nghe hai người to tiếng với nhau. Một lúc, viên sĩ quan lại xuất hiện trên ngưỡng cửa để ra một lệnh bằng tiếng Đức, mà cô nghe không hiểu ; nhưng khi mười hai người ra xếp hàng ngoài sân ; súng trên tay, một cơn run rẩy choán lấy cô, cô tưởng như chết mất. Thế là xong ; cuộc xử bản sắp tiến hành. Mười hai người đứng đó trong mười phút, giọng Đôminich tiếp tục cất to lên như để phản đối kịch liệt. Rốt cuộc, viên chỉ huy đi ra, vừa sập mạnh cánh cửa vừa nói :

– Thôi được, hãy nghĩ lại đi... tôi cho anh tới sáng mai.

Và bằng một cử chỉ, y giải tán mười hai người lính. Phơrăngxoadơ như ngây dại. Ông lão Mecliê, vẫn tiếp tục hút tẩu thuốc của mình trong lúc nhìn tiểu đội lính bằng một vẻ tò mò bình thường, bước tới ôm lấy cô gái, với vẻ dịu hiền của người cha. Ông đưa cô trở về phòng.

– Con cứ bình tĩnh, ông nói với cô, cố ngủ đi... Ngày mai trời sẽ sáng, và ta sẽ liệu.

Lúc đi ra, ông cẩn thận giam cô gái lại. Nguyên tắc của ông là đàn bà chẳng làm nên công chuyện gì, và họ làm hỏng hết, mỗi khi đụng tới việc quan trọng. Tuy nhiên Phơrăngxoadơ không ngủ. Cô ngồi trên gi.ường hồi lâu, lắng nghe tiếng động trong ngôi nhà. Lính Đức, đóng ở sân, hát và cười ; hẳn chúng phải ăn uống tới mười một giờ, bởi tiếng ầm ĩ chẳng ngừng lúc nào. Ngay trong cối xay, những bước chân nặng nề vang lên chốc chốc, có lẽ tiếng chân đổi gác. Nhưng, điều làm cô quan tâm hơn cả, đó là những tiếng động nghe thấy được trong căn phòng dưới chân mình. Nhiều lần cô nằm xuống đất, áp tai vào sàn nhà. Căn phòng ấy chính là chỗ mà người là giam Đôminich. Hẳn anh phải bước từ tường tới của sổ, bởi lẽ cô nghe thấy tiếng nhịp đều của bước đi lại của anh rất lâu ; rồi, yên lặng hết sức, có lẽ anh đã ngồi xuống. Vả chăng, tiếng ồn ào ngừng bặt, tất cả đều yên ngủ. Khi ngôi nhà có vẻ thiếp đi, cô mở cái cửa sổ phòng mình hết sức nhẹ nhàng, tì tay lên đó.

Ngoài trời, đêm bình lặng ấm áp. Mảnh trăng lưỡi liềm, đang lăn sau các khu rừng Xôvan, chiếu sáng đồng quê bằng vàng sáng của một cây đèn ngủ. Bóng ngả dài của những cây to hằn đen trên đồng cỏ ; trong khi cỏ ở những chỗ không bị rợp mang cái mượt mà của những thảm nhung màu xanh lục. Nhưng Phơrăngxoadơ chẳng hề lưu ý tới vẻ quyến rũ bí ẩn của ban đêm. Cô quan sát cánh đồng, tìm những trạm gác mà bọn Đức chắc đã bố trí ở một bên. Cô nhìn thấy rất rõ bóng của chúng kéo thành hàng dọc theo dòng Môrelơ. Chỉ có một trạm ở trước cái cối xay, phía bên kia dòng sông, gần một cây liễu mà cành lá nhúng xuống nước. Phơrăngxoadơ nhìn thấy nó rất rõ. Đó là một gã cao lớn đứng im lìm, gương mặt ngẩng lên trời, có cái vẻ mơ màng của một chàng chăn cừu.

Bây giờ, khi đã xem xét mọi chỗ cẩn thận, cô trở lại ngồi lên gi.ường. Cô ngồi đó một tiếng đồng hồ, chìm đắm trong suy nghĩ. Rồi cô lại nghe ngóng : cả ngôi nhà lặng như tờ. Cô trở lại cửa sổ, nhìn qua ; nhưng có lẽ một mảnh sừng của vầng trăng hãy còn lộ sau cây cối, gây phiền nhức cho cô, bởi lẽ cô lại chờ đợi. Sau cùng, có vẻ đã là lúc thuận lợi cho cô. Đêm tối đen, cô chẳng còn nhìn thấy trạm gác trước mặt, cánh đồng trải ra tựa một đầm mực. Cô gióng tai một lát và quyết định. Ở chỗ đó, đi qua gần cửa sổ, có một cái thang bằng sắt, những thanh gắn chặt vào tường, bước từ bánh xe lên vựa lúa, và trước đây thường để cho các thợ xay dùng xem xét một số bánh xe ; rồi, máy móc đổi dời, từ lâu nay cái thang đã biến đi đằng sau những cây leo dày đặc phủ kín phía bên ấy của cối xay.

Phơrăngxoadơ rất gan góc, trèo lên cái lan can ở của sổ, nắm lấy một trong những thanh sắt và treo mình giữa không trung. Cô bắt đầu đi xuống. Nhưng cái váy lót cụt làm cô vướng víu nhiều. Đột nhiên, một viên đá lở ở tường rơi xuống dòng Môrelơ với tiếng dội am vang. Cô ngừng lại, lạnh ngắt đi vì run. Nhưng có hiểu rằng dòng thác đổ, với tiếng ào ào liên tục, át mọi tiếng động mà cô có thể gây nên ở một khoảng xa, và lúc ấy cô bước xuống mạnh dạn hơn, mò mẫm dây leo bằng bàn chân, để bám chắc vào các bậc thang. Khi ở ngang tầm căn phòng dùng để giam Đôminich, cô ngừng lại. Một khó khăn bất ngờ suýt khiến cô mất hết can đảm ; cái cửa sổ ở phòng dưới không được trổ ngay dưới cửa sổ phòng cô, nó cách quãng cái thang, và khi cô vươn tay, cô chỉ chạm vào tường. Phải chăng cô lại trở lên lại mà không thực hiện đến cùng dự định của mình ? Nhưng cánh tay mỏi rời, tiếng thì thầm của đòng Môrelơ, dưới chân cô, bắt đầu khiến cô chóng mặt. Lúc ấy, cô gỡ những mảnh thạch cao ở bức tường và ném vào cửa sổ Đôminich. Anh chẳng nghe thấy, có lẽ anh đang ngủ. Cô lại bẻ tường, làm xước cả ngón tay. Và cô đã kiệt sức, cô cảm thấy sắp ngã lộn, khi Đôminich cuối cùng đã nhè nhẹ mở cửa.

– Em đây, cô thì thào. Mau đỡ em, kẻo em sắp ngã.

Đó là lần đầu tiên cô xưng em với anh. Anh cúi xuống ôm lấy cô và mang cô vào trong phòng. Ở đấy, cô òa lên khóc, vừa cố kìm tiếng nấc, để người ta khỏi nghe thấy. Rồi, với một cố gắng phi thường, cô bình tĩnh lại.

– Anh bị canh giữ à ? cô hỏi nhỏ.

Đôminich, hãy còn sửng sốt vì thấy cô như vậy, chỉ ra hiệu gật đầu, chỉ vào cái cửa ra vào. Phía bên kia, người ta nghe thấy tiếng ngáy ; đứa canh gác, lăn ra ngủ, hắn đã nằm ra đất, sát cánh cửa, tự nhủ rằng bằng cách ấy, kẻ bị giam không thể nhúc nhích được.

– Phải trốn đi, cô nói nhanh. Tôi đến để van xin anh trốn đi và để từ biệt anh.

Nhưng anh có vẻ không nghe thấy cô nói. Anh lặp đi lặp lại :

– Thể nào, cô đấy ư, cô đấy ư... Ôi ! cô làm tôi sợ biết mấy ! Cô có thể chết mất đấy.

Anh cầm lấy tay cô, hôn tay cô.

– Tôi yêu cô biết mấy, Phơrăngxoadơ !...Cô vừa gan dạ lại vừa tốt. Tôi chỉ có một nỗi lo sợ, đó là chết mà chẳng gặp lại cô... Nhưng cô ở đây rồi, và bây giờ chúng cứ việc bắn tôi. Được ngồi với cô độ mười lăm phút rồi tôi sẽ sẵn sàng.

Dần dần, anh kéo cô sát người, và cô tựa đầu lên vai anh. Nỗi hiểm nguy xích gần họ lại. Họ quên mất mọi chuyện trong vòng tay xiết ấy.

– A ! Phơrăngxoadơ, Đôminich tiếp bằng một giọng êm ái, chính hôm nay là ngày Thánh Lui, ngày xiết bao chờ đợi cho lễ cưới của chúng ta. Chẳng còn có gì có thể chia cắt chúng ta, bởi vì, chúng mình chỉ có hai đứa với nhau, đúng với lời hẹn gặp gỡ... Đúng không nào ? giờ này chính là buổi mai của lễ cưới.

– Vâng, vâng, cô nhắc lại, buổi mai của lễ cưới.

Họ run rẩy hôn nhau. Nhưng, đột nhiên, cô gỡ vòng tay, thực tế khủng khiếp sừng sững trước mắt cô.

– Phải trốn đi, phải trốn đi, cô lắp bắp. Đừng để mất một phút nào.

Và khi anh giang cánh tay trong bóng tối để ôm cô, cô lại xưng hô âu yếm với anh :

– Ôi ! em van anh, hãy nghe em... Nếu anh chết, em sẽ chết mất. Một tiếng nữa, trời sẽ sáng. Em muốn anh đi ngay tức khắc.

Lúc ấy, rất vội vã, cô nói ngay kế hoạch. Cái thang sắt đi xuống tận bánh xe ; ở đó, anh có thể dùng những lá gỗ giúp sức và leo vào trong cái thuyền nhỏ nằm ở cái hốc. Việc sang bờ sông bên kia và chạy thoát sau đó là chuyện dễ dàng.

– Nhưng chắc phải có các trạm gác chứ ? anh nói.

– Chỉ có một cái, trước mặt, dưới chân cây liễu thứ nhất.

– Và nếu nó trông thấy tôi, nếu nó định kêu lên.

Phơrăngxoadơ run lên. Cô đặt vào tay anh một con tay mà cô đã mang xuống. Một phút im lặng.

– Còn cha cô, và còn cô ? Đôminich tiếp. Nhưng không, tôi không thể trốn đi.. Khi tôi không còn ở đây nữa, bọn lính này có thể sẽ giết cô... Cô không hiểu bọn chúng đâu. Chúng đã hẹn tha cho tôi, nếu tôi nhận dẫn đường cho chúng trong rừng Xôvan. Khi chúng không còn thấy tôi sẽ chẳng còn gì kìm tay chúng nữa.

Cô gái không chịu đuối lý. Để trả lời mọi lý lẽ của anh cô chỉ nói :

– Vì tình yêu tôi, hãy trốn đi... Nếu anh yêu tôi. Đôminich, đừng ở đây một phút nào nữa.

Rồi có hứa sẽ trở lại phòng mình. Người ta không biết rằng cô đã giúp anh. Cuối cùng cô ôm lấy anh, hôn anh, để thuyết phục anh, với sự bồng bột say đắm khác thường. Còn anh, anh đã chịu thua. Anh chỉ hỏi thêm một câu :

– Có thể là cha cô biết việc làm của cô và ông cũng khuyên tôi chạy trốn ?

– Chính cha tôi đã bảo tôi đến đây, Phơrăngxoadơ hăng hái trả lời.

Cô nói dối. Trong giây phút ấy, cô chỉ có một nhu cầu rất lớn, được biết anh yên ổn, thoát khỏi cái ý nghĩ kinh khủng rằng mặt trời sẽ là dấu hiệu báo cái chết của anh. Khi anh đi xa rồi, mọi bất hạnh sẽ có thể sập xuống cô, điều đó đối với cô thật êm ái, nếu anh sống được. Thói ích kỉ trong tình thương yêu của cô muốn rằng anh sống, hơn tất cả mọi điều khác

– Được rồi. Đôminich nói, tôi sẽ làm theo ý cô.

Bấy giờ, họ không nói thêm gì nữa. Đôminich lại ra mở của sổ. Nhưng, đột nhiên, một tiếng động khiến họ lạnh ngắt cả người. Cảnh cửa ra vào bị lay, và họ tưởng là người ta sẽ mở. Hẳn là một tốp đi tuần nghe thấy tiếng họ. Và cả hai đứng đó, sát cạnh nhau, chờ đợi với nỗi lo lắng khôn tả. Cánh cửa lại vừa bị lay ; nhưng nó không bật ra. Họ cùng thở dài không ra tiếng ; họ vừa hiểu ra, đó hẳn là tên lính nằm ngủ vắt ngang ngưỡng của, đã trở mình. Quả nhiên, im lặng trở lại, những tiếng ngáy lại bắt đầu.

Đôminich nhất định muốn rằng Phơrăngxoadơ hãy trở lại phòng cô đã. Anh ôm nàng trong tay, nói với nàng lời từ biệt câm lặng. Rồi, anh giúp nàng nắm cái thang và anh cũng bám vào đó. Nhưng anh không chịu leo một bậc nào trước khi thấy nàng đã ở trong phòng. Khi Phơrăngxoadơ đã trở về phòng, cô nói nhẹ như trong một hơi thở.

– Tạm biệt, em yêu anh !

Cô tựa ở đó, cố gắng theo dõi Đôminich. Đêm vẫn rất mịt mù. Cô tìm trạm gác nhưng không thấy ; chỉ có cây liễu làm thành một vệt mờ, giữa tối tăm. Trong giây lát, cô nghe thấy tiếng chạm của người Đôminich dọc theo cây leo. Sau đó cái bánh xe kẽo kẹt, và có tiếng bập bõm nhẹ, báo cho cô biết rằng chàng trai vừa tìm thấy cái thuyền con. Một phút sau, quả nhiên, cô nhận ra bóng xậm của con thuyền trên mặt nước xám của dòng Môrelơ. Lúc ấy, một nỗi lo sợ kinh khủng đè lên ngực cô. Chốc chốc, cô tưởng như nghe thấy tiếng kêu báo động của trạm gác ; mọi tiếng động nhỏ nhất, tản mác trong bóng tối, đối với cô tưởng như tiếng chân dồn dập của những người lính, những tiếng va chạm của vũ khí, tiếng súng lên đạn. Tuy nhiên, những giây đồng hồ trôi qua, đồng quê vẫn giữ vẻ yên bình trang trọng, Đôminich hẳn đã cặp bờ bên kia. Phơrăngxoadơ không nhìn thấy gì nữa. Im lặng thật tôn nghiêm. Và cô nghe thấy tiếng chân dậm, một tiếng kêu khan, tiếng người đổ xuống nặng nề. Rồi yên lặng càng sầu thảm. Bấy giờ, dường như có cảm thấy cái chết đi qua, cô đứng đó lạnh ngắt, trước đêm dày.



IV​

Sau lúc trời hửng, những tiếng nói rung động cả cái cối xay. Ông già Mecliê đến mở cửa cho Phơrăngxoadơ. Cô bước xuống sân, tái xanh và rất điềm đạm. Nhưng tới đó, cô không ghìm được run rẩy, khi đứng trước cái xác của một người lính Phổ, nằm dài gần cái giếng, trên một tấm áo choàng trải rộng.

Quanh cái xác, nhiều người lính giơ tay, hét lên bằng một giọng giận dữ. Nhiều người trong bọn họ giơ nắm đấm về phía làng. Tuy nhiên, viên sĩ quan vừa cho gọi lão Mecliê, lý trưởng của thôn.

– Đây, y nói bằng một giọng nghẹn đi vì tức giận, một người của chúng tôi vừa tìm thấy bị giết chết trên bờ sông... Chúng tôi cần có một tấm gương đích đáng và tôi tính rằng ông sẽ giúp chúng tôi tìm ra tên giết người.

– Tất cả mọi điều mà ông muốn, người thợ xay nói với vẻ thản nhiên của ông. Chỉ có điều, ch.uyện ấy cũng chẳng dễ dàng gì.

Viên sĩ quan cúi xuống để gạt một mảnh áo choàng che khuôn mặt người chết. Bấy giờ một vết thương kinh khủng lộ ra. Tên gác bị đâm vào cổ, và vũ khí vẫn còn nằm trong vết thương. Đó là một con dao bếp cán đen.

– Hãy nhìn con dao này, viên chỉ huy nói với ông Mecliê, có thể nó giúp ta khi truy tìm.

Ông lão rùng mình. Nhưng ông bình tĩnh lại ngay, và trả lời, chẳng một thớ thịt trên gương mặt rung động :

– Tất cả mọi người đều có những con dao giống nhau, ở chỗ quê chúng tôi đây... Có lẽ là lính của ông đã chán đánh nhau và tự làm lấy việc đó. Nhìn thì biết.

– Ông im ngay ! viên sĩ quan hét lên tức tối. Tôi không biết cái gì còn kìm tôi khỏi đốt cháy bốn góc làng lên.

May là cơn giận dữ đã khiến y không nhận ra gương mặt Phơrăngxoadơ đang biến sắc rõ rệt. Cô phải ngồi xuống cái ghế đá, gần giếng. Dù chẳng muốn, mắt cô vẫn không rời được cái xác nọ, nằm sõng sượt dưới đất, gần như dưới chân cô. Đó là một chàng trai to lớn và đẹp, giống như Đôminich, với mớ tóc vàng hoe và mắt xanh lơ. Vẻ giống nhau ấy làm đau nhói trái tim cô. Cô nghĩ có lẽ người chết bỏ lại ở nơi đó, bên Đức, một người tình nào đó đang sắp khóc than. Và cô nhận ra con dao trong cổ người chết. Cô đã giết anh ta.

Tuy nhiên, khi viên chỉ huy đang nói đến chuyện dùng những ngón trừng phạt khủng khiếp đối với Rôcrơdơ, thì những lính chạy đến. Người ta chỉ mới vừa biết việc Đôminich trốn. Chuyện đó gây xúc động đặc biệt. Viên sĩ quan tới tận nơi, nhìn cái cửa sổ để ngỏ, hiểu ra tất cả và giận dữ trở lại.

Ông lão Mecliê có vẻ rất bực bội về việc Đôminich trốn.

– Thằng ngu ! ông lẩm bẩm, nó làm hỏng mọi việc.

Phơrăngxoadơ nghe thấy vậy, đâm hoảng sợ. Cha cô, vả chăng, không ngờ tới chuyện cô đã giúp sức. Ông lắc đầu, nói nhỏ với cô :

– Bây giờ, ta mới thật khốn đây !

– Chính cái thằng khốn nạn ấy ! Cái thằng khốn nạn ấy ! viên sĩ quan gào lên. Nó chắc đã thoát ra rừng... Nhưng phải tìm ra nó cho ta, nếu không cả làng sẽ phải đền tội cho nó.

Và y nói với ông thợ xay :

– Thế nào, chắc ông phái biết rõ nó trốn đâu chứ ?

Ông lão Mecliê cười lặng lẽ, chỉ những đồi cây trải rộng :

– Làm sao ông muốn tìm được một người giữa chỗ ấy ? Ông nói.

– Ồ ! hắn phải có những cái hõm mà ông biết rõ. Tôi sẽ cho ông mười người. Ông sẽ dẫn họ đi.

– Tôi sẵn sàng. Chỉ có điều, phải mất tám ngày để quần cho hết những cánh rừng lân cận.

Vẻ bình thản của ông già làm viên chỉ huy điên tiết. Hắn thực tình đã hiểu ra cái lố bịch của việc săn đuổi nọ. Chính lúc ấy y nhìn thấy Phơrăngxoadơ tái xanh và run rẩy trên cái ghế dài. Vẻ lo lắng của người con gái đập vào mắt y. Y yên lặng một lát, nhìn hết người thợ xay đến Phơrăngxoadơ.

– Có phải cái gã ấy, cuối cùng y hỏi ông già một cách thô lỗ, hắn là nhân tình của con gái ông ?

Ông lão Mecliê tím mặt lại, và người ta tưởng như ông sắp lao vào viên sĩ quan để bóp cổ nó. Ông thẳng đờ người không đáp. Phơrăngxoadơ úp mặt vào hai bàn tay.

– Phải, đúng rồi, tên Phổ nói, ông hoặc con gái ông đã giúp nó trốn. Các người là tòng phạm với nó... Một lần cuối cùng, các người có muốn nộp nó cho chúng tôi không ?

Ông thợ xay không trả lời. Ông quay đi, nhìn về phía xa với vẻ dửng dưng, dường như viên sĩ quan không phải đang nói với ông. Điều đó khiến cơn tức giận của tên này lên đến tột độ.

– Thôi được, y tuyên bố, ông sẽ bị bắn thay nó. Và y tập hợp một lần nữa tiểu đội hành quyết. Ông lão Mecliê giữ vẻ phớt tỉnh của ông. Ông chỉ khẽ nhún vai, tất cả tấn kịch ấy có vẻ quá nhạt nhẽo đối với ông. Có lẽ ông không tin rằng người ta bắn một con người quá dễ đến như vậy. Rồi, khi tiểu đội đã ở đó, ông nghiêm trang nói :

– Thật vậy đấy à ?... Tôi sẵn sàng. Nếu ông nhất thiết cần một người, thì tôi hơn là một kẻ khác.

Nhưng, Phơrăngxoadơ đứng dậy, hoảng hốt, lắp bắp :

– Hãy tha cho, thưa ông, xin đừng làm hại cha tôi. Hay giết tôi thay cho cha tôi. Chính tôi đã giúp Đôminich trốn. Là tôi có tội.

– Im đi, con nhỏ, ông lão Meclie kên lên. Tại sao con nói dối ?. Suốt đêm nó bị giam trong phòng, thưa ông. Nó nói dối, tôi xin đoán chắc như thế.

– Không, tôi không nói dối, người con gái nồng nhiệt nói tiếp, tôi tụt xuống qua cửa sổ, tôi đã thúc Đôminich chạy trốn... Đó là sự thật, chỉ có điều ấy là sự thật...

Ông lão tái xanh người. Ông nhìn thấy rất rõ trong mắt cô là cô không nói dối, và câu ch.uyện ấy khiến ông kinh hoàng. A ! những đứa trẻ ấy, với trái tim họ, họ đã làm hỏng mọi việc ! Bấy giờ, ông nổi cáu.

– Nó điên rồi, ông đừng nghe nó. Nó kể cho ông toàn chuyện vớ vẩn... Thôi, hãy kết thúc chuyện này đi.

Cô muốn cam quyết thêm. Cô quỳ xuống, chắp tay lại. Viên sĩ quan, rất thản nhiên, nhìn cảnh dằng xé đau đớn ấy.

– Lạy chúa, cuối cùng y nói, tôi bắt cha cô, vì tôi không tóm được tên kia... Cô mà tìm thấy tên ấy, và cha cô sẽ được tự do.

Trong giây lát, cô nhìn hắn, mắt mở to vì tính chất chủng khiếp của đề nghị ấy.

– Thật kinh khủng, cô lẩm bẩm. Ông muốn tôi tim được Đôminich ở đâu, bây giờ ? Anh ấy đi rồi, tôi chẳng biết gì nữa.

– Thôi, cứ lựa chọn đi, hoặc hắn, hoặc cha cô.

– Ôi, lạy Chúa ! Phải đâu tôi có thể lựa chọn ? Nhưng rồi biết Đôminich ở đâu, tôi cũng chả thể lựa chọn ! Ông đã xé trái tim tôi ra đó... Tôi muốn thà chết ngay bây giờ. Vâng, thà như vậy ngay đi. Hãy giết chết tôi đi, tôi van ông, giết tôi đi...

Cảnh tượng tuyệt vọng và thảm thiết ấy rốt cục làm viên sĩ quan sốt ruột. Hắn kêu lên :

– Thôi đủ rồi đấy ! Tôi muốn làm điều tốt, tôi đồng ý cho cô hai tiếng... Nếu, trong hai tiếng nữa, người tình của cô không ở đây, cha cô sẽ đền tội thay cho hắn.

Rồi y cho dẫn ông lão Mecliê vào căn phòng từng dùng làm phòng giam Đôminich. Ông lão xin thuốc và bắt đầu hút. Trên gương mặt lạnh lùng của ông người ta không hề thấy một chút xúc động. Chỉ có, khi ông còn một mình, vừa hút, ông để rơi hai giọt nước mắt lớn chảy chậm chạp trên má. Đứa con khốn khổ thân yêu của ông, nó sẽ đau đớn biết nhường nào !

Phơrăngxoadơ đứng lại giữa sân. Những tên lính Phổ đi qua cười cợt. Có mấy tên buông những chữ, những câu bỡn cợt mà cô không hiểu. Cô nhìn cánh cửa nơi cha cô vừa mất hút. Rồi, với cử chỉ chậm chạp, cô đưa tay lên trán, dường như để ngăn nó khỏi vỡ tung.

Viên sĩ quan quay gót, nhắc lại :

– Cô có hai tiếng. Hãy liệu mà sử dụng nó.

Cô có hai tiếng. Cái câu ấy quay cuồng trong đầu cô. Lúc ấy, cô bước khỏi sân một cách máy móc, cô tiến về phía trước. Đi đâu ? Làm gì ? Cô cũng chẳng định quyết đoán điều gì, bởi cô thấy rất rõ sự cố gắng của mình là vô ích. Tuy nhiên, cô muốn gặp Đôminich. Hai người sẽ hiểu nhau, và có lẽ sẽ tìm ra một giải pháp. Và, giữa những ý nghĩ rối bời, cô đi xuống bờ dòng Môrelơ, qua mạn dưới đập nước, ở cái nơi có nhiều viên đá lớn. Bàn chân hướng cô tới cây liễu đầu tiên, ở góc đồng cỏ. Lúc cúi xuống cô nhìn thấy một vũng máu khiến cô tái mặt. Đúng là ở đó. Và cô đi theo dấu vết của Đôminich trong cỏ bị xéo ; hẳn anh đã phải chạy, người ta nhìn thấy một vệt chân lớn xuyên ngang đồng cỏ. Rồi, qua đó, cô mất hút vết chân anh Nhưng, ở một cánh đồng cỏ bên cạnh, dường như cô tìm thấy lại dấu vết. Nó dẫn cô tới rìa rừng, nơi mọi dấu tích mất hẳn.

Phơrăngxoadơ tuy vậy vẫn dấn sâu vào dưới cây cối. Được có một mình khiến cô nhẹ người. Cô ngồi xuống một lát. Rồi, nghĩ rằng thời khắc trôi qua, cô đứng dậy. Cô đã đi khỏi cái cối xay bao lâu rồi ? Năm phút ? Nửa tiếng ? Cô chẳng có ý thức gì về giờ giấc nữa. Có lẽ Đôminich đã ẩn trong một rừng cây đang đốn giở mà cô biết, ở đó hai người, một chiều nọ đã cùng ăn hạt dẻ với nhau. Cô tới thăm lại khu rừng ấy. Một con sáo bay lên, hót lên lời êm đềm và buồn bã. Bấy giờ, cô nghĩ rằng anh đã ẩn mình trong một hẽm đả, nơi thỉnh thoảng anh vẫn phục chờ thú ở đó ; nhưng cái hẽm đã trống không. Tìm anh làm gì ? Cô sẽ chẳng tìm thấy được ; và dần dà, h.am m.uốn tìm được anh khiến cô say sưa, cô đi rất nhanh. Ý nghĩ là có thể anh leo lên một cái cây bất chợt ập đến. Từ đó cô bước đi, mắt ngước lên, và để anh biết là cô đang ở gần, cứ mươi lăm hoặc hai chục bước cô lại gọi anh. Những con chim cu gáy đáp lại, một luồng gió lướt qua cành cây khiến cô tưởng rằng anh đang ở đó và anh đang xuống. Có một lần, thậm chí cô tưởng tượng là nhìn thấy anh ; cô dừng lại, ngạt thở, muốn chạy đi. Cô sắp nói gì với anh đây ? Thế ra cô tới để mang anh đi và khiến anh bị bắn chết hay sao ? Ồ ! không, cô sẽ chả nói gì về ch.uyện ấy. Cô sẽ nói với anh là hãy chạy đi, rằng đừng ở lại vùng quanh đây. Rồi, nghĩ đến người cha đang chờ, cô cảm thấy nỗi đau đớn nhói lên. Cô xụp xuống bãi cỏ, vừa khóc vừa cao giọng lặp lại :

– Lạy Chúa tôi ! Lạy Chúa tôi ! Sao tôi lại ở đây !

Cô điên lên vì đã đi tới đây. Rồi, dường như hoảng sợ, cô chạy, cô tìm cách đi xa khỏi rừng. Ba lần, cô bị nhầm đường, và tưởng rằng mình không trở lại được cối xay nữa, cho tới lúc cô đi tới một cánh đồng cỏ, ngay trước mặt Rôcrơdơ. Khi nhìn thấy cái làng, cô dừng lại. Phải chăng có sắp trở về có một mình ?

Cô đứng đó, khi có tiếng gọi cô rất khẽ.

– Phơrăngxoadơ! Phơrăngxoadơ !

Và cô nhìn thấy Đôminich đang ngẩng đầu, bên bờ một cải hào. Ôi ! Chúa công minh ! cô đã tìm thấy anh ! Trời muốn anh phải chết hay sao ? Cô kìm lại tiếng kêu nhảy xuống cái hào.

– Em tìm anh ư ? anh hỏi.

– Vâng, cô trả lời, đầu óc quay cuồng, chẳng hiểu đang nói gì.

– A ! Có chuyện gì thế ?

Cô nhìn xuống, cô lắp bắp :

– Nhưng, có gì đâu, em lo, em muốn gặp anh.

Lúc ấy, yên chí, anh giảng giải cùng cô rằng anh không muốn đi xa. Anh lo cho họ. Bọn Phổ khốn kiếp ấy rất có thể trả thù đàn bà và người già. Rốt cuộc, mọi chuyện yên ổn, và anh vừa cười vừa nói thêm.

– Lễ cưới sẽ tổ chức trong tám ngày nữa, thế là xong. Nhưng, thấy cô bàng hoàng, anh trở lại nghiêm trang :

– Nhưng có chuyện gì thế ? em giấu anh chuyện gì ấy.

– Không, em xin thề với anh. Em đã phải chạy khi tới đây.

Anh hôn cô, nói rằng thật nguy hiểm cho cô và cho anh nếu cứ nói chuyện tiếp và anh muốn trèo lên khỏi hào, để trở về rừng. Cô giữ anh lại. Cô run lên.

– Nghe này, có lẽ anh nên ở lại đây thì hơn. Chả có ai tìm anh, anh không phải sợ gì hết.

– Phơrăngxoadơ, em giấu anh chuyện gì ấy, anh ta nhắc lại.

Lần này cô lại thề rằng cô không giấu anh chuyện gì cả. Chỉ có điều, cô muốn thấy anh ở gần cô hơn. Và cô còn lắp bắp mấy lý do nữa. Cô có vẻ khang khác, đến nỗi chính anh giờ cũng không muốn rời xa đây nữa. Vả chăng, anh tin rằng quân Pháp trở lại. Người ta trông thấy những toán quân ở Xôvan.

– A, mong sao họ nhanh lên, họ ở đây càng sớm càng hay ! Cô lẩm bẩm đầy tin tưởng.

Đúng lúc ấy, mười một giờ điểm ở gác chuông Rôcrơdơ. Tiếng chuông vọng tới trong trẻo và rõ ràng. Cô đứng dậy, hoảng hốt ; cô đã rời cối xay hai tiếng rồi.

– Nghe đây, cô nói vội, nếu nhà cần đến anh, em sẽ trèo lên phòng em và em sẽ vẫy cái khăn tay.

Và cô chạy đi, trong lúc Đôminich rất băn khoăn, năm dài trên bờ hào, để theo dõi cái cối xay. Khi cô sắp về tới Rôcrơdơ, Phơrăngxoadơ gặp một ông già ăn xin, ông lão Bôngtăng, ông quen biết cả vùng. Lão chào cô, lão vừa nhìn thấy ông thợ xay ở giữa bọn Phổ, rồi, vừa làm dấu thánh vừa rì rầm những chữ ngắt quãng, ông tiếp tục đi.

– Hai giờ đã trôi qua rồi, viên sĩ quan nói khi Phơrăngxoadơ xuất hiện.

Ông lão Mecliê ngồi đó, trên cái ghế dài, gần giếng. Ông vẫn hút thuốc. Cô gái, lại một lần nữa, van nài, khóc lóc, quỳ xuống. Cô muốn kéo dài thời gian. Hy vọng thấy quân Pháp trở lại đã bừng lên trong cô, và trong lúc cô than khóc, cô tưởng như nghe thấy những nhịp bước đều của một đội quân ở phía xa. Ôi ! Nếu họ xuất hiện, nếu họ giải phóng tất cả.

– Xin ông nghe cho, một giờ, một giờ nữa. Ông rất có thể cho chúng tôi thêm một tiếng nữa !

Nhưng viên sĩ quan vẫn khăng khăng. Hắn lại còn hạ lệnh cho hai người xốc lấy cô và mang đi, để thực hiện việc xử bắn ông già dễ dàng. Lúc ấy, một sự dằng xé khủng khiếp diễn ra trong tim Phơrăngxoadơ. Cô không thể để cha cô bị sát hại như thế. Không, không, thà cô chết cùng Đôminich, và cô lao lên phía phòng mình, giữa lúc chính Đôminich bước vào sân.

Viên sĩ quan và bọn lính thốt lên tiếng kêu đắc thắng, Nhưng anh ta, dường như chỉ thấy, có Phơrăngxoadơ ở đó, bước và phía cô, thanh thản, hơi nghiêm khắc.

– Thật là không hay, anh nói. Sao cô không dẫn tôi trở về ngay ? May có ông lão Bôngtăng kể cho tôi mọi chuyện... Rốt cục, tôi đã về đây.



V​

Đã ba giờ. Những đám mây đen lớn từ từ choán lấy bầu trời, phần rớt lại của một trận bão nào đó ở lân cận. Cái bầu trời vàng khè ấy, những mớ tả tơi nhuốm màu đồng ấy làm biến đổi thung lũng Rôcrơdơ, vốn tươi vui khi trời nắng, nay trở thành một hẽm đường ngập trong bóng tối ám muội. Viên sĩ quan Phổ cho giam Đôminich lại, mà chẳng hề phán quyết gì về số phận hắn định dành cho anh. Từ giữa trưa, Phơrăngxoadơ nửa sống nửa chết trong một nỗi lo âu kinh khủng. Cô không chịu rời cái sân, mặc dù cha cô đã thúc giục. Cô chờ quân Pháp. Nhưng những tiếng đồng hồ trôi qua, đêm sắp tới, và cô càng khổ sở hơn vì tất cả thời gian kéo dài ấy dường như chẳng thể thay đổi cái kết cục bi thảm.

Tuy nhiên, vào khoảng ba giờ, bọn Phố chuẩn bị rút di. Từ nãy, viên sĩ quan, giống như hôm qua, lại vào ngồi trong phòng Đôminich. Phơrăngxoadơ hiểu rằng sinh mệnh của người thanh niên ấy đang được quyết định. Bấy giờ, cô chắp tay, cầu Chúa. Ông lão Mecliê, bên cạnh cô, giữ cái vẻ lặng ngắt và cứng cỏi của người nông dân già, không hề cưỡng lại tính chất định mệnh của sự việc.

– Ôi ! Lạy Chúa ! Ôi ! Lạy Chúa ! Phơrăngxoadơ lẩm bẩm, chúng sắp giết anh mất.

Người thợ xay, kéo cô đến bên mình và nhắc cô lên lòng như một đứa bé.

Giữa lúc ấy, viên sĩ quan đi ra, trong khi sau hắn, hai người dẫn Đôminich đi.

– Không đời nào, không đời nào ! anh ta hét lên. Tôi sẵn sàng chết.

– Hãy nghĩ kỹ đi, viên sĩ quan tiếp tục. Cái việc mà anh không chịu nhận, một kẻ khác sẽ làm cho chúng tôi. Tôi mở đường cho anh sống, tôi rộng lượng... Chỉ cần dẫn chúng tôi qua Môntơrơđông, xuyên rừng. Phải có đường mòn.

Đôminich không trả lời nữa.

– Thế nào, anh cứ ương gàn à ?

– Giết chết tôi đi, xong mọi chuyện đi, anh trả lời.

Phơrăngxoadơ, tay chắp lại, khẩn cầu anh từ xa. Cô quên hết, cô có thể khuyên anh điều hèn nhát. Nhưng ông lão Mecliê nắm lấy tay cô, để bọn Phổ khỏi nhìn thấy cái cử chỉ của người đàn bà đã bị hoảng loạn.

– Nó nói đúng, ông thì thầm, thà chết còn hơn.

Tiểu đội hành quyết đã ở đó. Viên sĩ quan chờ một sự yếu đuối của Đôminich. Hắn vẫn mong lay chuyển anh. Im lặng một lát. Xa xa, người ta nghe thấy tiếng sấm dữ đội. Một hơi nóng nặng nề đè nén đồng quê. Và chính trong sự yên lặng ấy một tiếng kêu vang lên :

– Quân Pháp ! Quân Pháp ! Phơrăngxoadơ vừa hét vừa vỗ tay.

Cô gần như điên dại. Cô vừa thoát khỏi vòng tay của cha, và cô cười, tay huơ lên. Rốt cuộc, họ đã tới rồi, và họ đến kịp, bởi lẽ Đôminich hãy còn đó, đang đứng đó.

Một loạt đạn dữ dội nổ như sấm đánh bên tai cô, khiến cô ngảnh đi. Viên sĩ quan vừa lầm bầm :

– Trước tiên, hãy giải quyết xong các việc này.

Và tự mình đẩy Đôminich vào tường của một cái lều chứa dụng cụ, hắn ra lệnh bắn. Khi Phơrăngxoadơ quay lại, Đôminich đã ở giữa đất, mười hai phát đạn xuyên qua ngực.

Cô không khóc, mà đứng ngây dại. Đôi mắt không chớp, cô tới ngồi dưới mái lều, cách cái thi hài vài bước. Cô nhìn vào đó, đôi lúc tay cô phác một cử chỉ mơ hồ và con nít. Bọn phổ đã bắt giữ ông Mecliê như một con tin.

Đó là một trận đánh hay. Rất mau lẹ, viên sĩ quan đã bố tri lính của hắn, và hiểu rõ rằng hắn không thể rút lui mà không bị tiêu diệt. Thà rằng hãy bán lấy giá đắt cuộc sống còn hơn. Bây giờ, quân Phổ lại bảo vệ cái cối xay, mà quân Pháp tấn công nó. Súng bắt đầu bắn rất rát. Trong liền nửa tiếng, nó không dứt. Rồi, một tiếng nổ rền vang lên, và viên đạn súng lớn làm gẫy một nhánh chính của cây du cổ thụ. Quân pháp có đại bác. Một đơn vị Pháp, bố trí ở ngay trên miệng hào mà Đôminich đã nấp ở đó, quét đạn vào phố lớn của Rôcrơdơ. Cuộc chiến đấu, giờ đây, chẳng còn bao lâu nữa.

A ! Cái cối xay đáng thương ! Những viên đạn lớn xuyên thủng nó nhiều chỗ. Một nửa mái nhà đã bị tốc. Hai bức tường bị sập. Nhưng chính phía bên sông Môrelơ là bị thiệt hại nặng nhất. Những cây leo, bị dứt khỏi các bức tường đổ, lòng thòng tựa giẻ rách, dòng sông cuốn theo những mảnh vụn đủ các kiểu, và, người ta nhìn thấy, qua một vết nứt, căn phòng của Phơrăngxoadơ với cái gi.ường, mà những tấm rèm trắng được kéo cẩn thận. Từng phát một, cái bánh xe cũ kỹ trúng hai viên đạn súng lớn, và nó rên lên tiếng cuối cùng : những lá gỗ cuốn theo dòng nước, cái khung tan vỡ. Đó là linh hồn của cái cối xay tươi vui đang vừa trút khỏi.

Rồi quân Pháp tiến công. Một trận đánh gươm trần quyết liệt diễn ra. Dưới gầm trời màu dỉ sắt, con đường hẻm của thung lũng đầy ắp người chết. Những cánh đồng cỏ rộng dường như hung tợn, với cây cối to lớn cách quãng, với những tấm rèm bạch dương in thành vệt trong bóng râm. Mé phải và mé trái, các khu rừng giống như những bức tường của một rạp xiếc bao bọc các người lính chiến, khi các dòng suối, khe và mọi dòng nước chảy cất lên tiếng nức nở, giữa cảnh tê liệt của đồng quê.

Dưới mái lều chứa dụng cụ, Phơrăngxoadơ không hề nhúc nhích, quỳ trước xác Đôminich. Ông lão Mecliê vừa bị một viên đạn lạc chết tức thì. Bấy giờ, bọn Phổ đã bị tiêu diệt và cái cối xay bốc cháy, viên chỉ huy Pháp là người đầu tiên bước vào sân. Từ lúc bắt đầu chiến trận, đây là thắng lợi duy nhất ông ta thu được. Bởi thế, đầy nhuệ khí, vươn thân hình cao lớn, ông ta cười nói với cái vẻ dễ thương của chàng kép bảnh trai. Và, nhìn thấy Phơrăngxoadơ ngây dại giữa xác chồng và cha, trong đổ nát ám khói của cái cối xay gió, ông ta vừa t.ình tứ chào cô bằng ngọn kiếm, vừa kêu lên:

Thắng lợi ! Thắng lợi !



ĐẶNG ANH ĐÀO dịch.​
 
×
Quay lại
Top Bottom