Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỷ XIX Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội(11)

Meika

Thành viên
Tham gia
26/12/2023
Bài viết
30
VICHTO HUYGÔ

NGÀY CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI BỊ KẾT ÁN

I​

Rixêt'rơ (1)​

Bị kết án tử hình !

Đã năm tuần nay, tôi chung sống với ý nghĩ trên, một mình với nó ; thường xuyên sự hiện diện của nó làm tôi lạnh buốt, thường xuyên sức mạnh của nó đè bẹp tôi.

Xưa kia, bởi vì hình như đấy là cách đây hàng bao nhiều năm, chứ không phải chỉ có mấy tuần, tôi cũng là một người như bao người khác. Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, đều có ý riêng của nó. Trí óc tôi, trẻ trung và phong phú, chứa đầy những điều tưởng tượng phóng túng. Trải dài chúng ra, lộn xộn và vô tận, óc tôi thường thêu chúng thành những đường arabexk (2) biến diễn không ngừng trên tấm vải đời thô và mỏng. Đó có khi là hình ảnh những cô thiếu nữ hoặc áo lễ của các giám mục, có khi lại là những trận chiến thắng hay những nhà hát đầy tiếng động và ánh sáng, rồi lại đến các cô thiếu nữ và những cuộc dạo chơi u án trong đêm, dưới cánh tay rộng của các cây dẻ. Bao giờ cũng là ngày hội trong tri tưởng tượng của tôi. Tôi có thể nghĩ tới điều gì mà tôi muốn, tôi tự do.

Bây giờ tôi bị cầm tù. Cơ thể tôi bị giam cầm trong một nhà ngục, trí óc tôi bị cầm tù trong một ý nghĩ. Một ý nghĩ kinh khủng, đỏ lòm, khắc nghiệt. Tôi chỉ còn một tư tưởng, một xác tín, một khẳng định : bị kết án tử hình.

Tôi muốn làm gì thì làm, cái ý nghĩ ma quái đó lúc nào cũng đứng đẩy, cạnh tôi, một thứ bóng ma nặng trịch, đơn độc và nghi kỵ, xua đuổi mọi ý nghĩ khác, mặt giáp mặt với thằng tôi khốn khổ, lấy hai hay băng giá lắc tôi mỗi lần tôi muốn quay đầu đi hoặc muốn nhắm mắt lại. Nó lách vào mọi hình thái mà trí óc tôi muốn tìm trốn chạy tới, nó xen vào lời mọi người nói với tôi như một điệp khúc hãi hùng, nó dính chặt vào những song sắt hãi hùng của phòng giam, nó ám ảnh tôi khi thức, nó rình mò tôi khi bất chợt thiếp đi, để rồi lại xuất hiện trong cơn mê của tôi như một con dao nhọn.

Bị nó đeo đuổi, tôi vừa giật mình tỉnh dậy và tự bảo « À, đó chỉ là một cơn mê ! », thể thì ngay trước khi mi mắt nặng trĩu của tôi có thì giờ hé mở, đủ để nhìn thấy ý nghĩ chết chóc đó ghi rõ trong thực tại đáng sợ bao quanh tôi, trên hòn đá lát ẩm ướt của phòng giam, trong những tia nhợt nhạt của ánh đèn đêm, trong lần vải thô của áo tôi, trên gương mặt đen tối của tên lính gác, túi đạn đang lấp loáng qua khung của nhà khám, ngay trước khi đó, hình như đã có một tiếng nói thì thầm bên tai tôi:

- Bị kết án tử hình !

(1) Nơi chứa người già và người điên (hiện nay thuộc khu Kream-land Bi-xê-rơ).

(2) Những đường lượn trang hoàng bản vẽ hay điêu khắc.


II​

Điều ấy đã xảy ra vào một buổi sáng tháng Tám đẹp trời.

Tính đã được ba ngày kể từ khi bắt đầu phiên tòa của tôi, ba ngày kể từ khi tên họ và tội ác của tôi tập hợp một dàn người xem, mỗi buổi sáng, đến đậu trên ghế của phòng xét xử, như những con quạ quanh một xác chết ; đã ba ngày kể từ khi chuỗi bóng ma huyền áo của những quan tòa, những nhân chứng, luật sư, biện lí, đi đi lại lại trước mặt tôi, lúc thì kệch cỡm, lúc thì gớm ghiếc, bao giờ cũng đen tối và đầy vẻ chết chóc. Trong hai đêm đầu, vì lo âu và sợ hãi tôi không ngủ được, đến đêm thứ ba tôi ngủ thiếp đi vì buồn chán và mệt mỏi. Giữa đêm tối, tôi rời khỏi các vị bồi thẩm đang biện luận liên miên. Người ta lại đưa tôi trở về với đệm rơm của phòng giam và tôi rơi ngay lập tức vào một giấc ngủ say, một giấc ngủ quên lãng. Đó là những giờ nghỉ ngơi đầu tiên, kể từ khá nhiều ngày.

Tôi còn đang chìm sâu nhất trong giấc ngủ say đó thì người ta đến đánh thức tôi dậy. Lần này thì chỉ bước chân nặng và đôi giày đóng đế sắt của người trực gác, chỉ tiếng lanh canh của chùm khóa, chỉ tiếng kin kít khô khan của ô khóa cũng chưa đủ, phải có cả giọng nói ồm ồm của anh ta bên tai tôi và bàn tay thô ráp của anh ta đặt trên cánh tay tôi–Nào dậy di!– tôi mới mở được mắt ra và ngồi vụt dậy, ngơ ngác. Ngay khi đó, qua khe cửa sổ cao và hẹp của phòng giam, tôi thấy trên trần của hành lang bên cạnh−nền trời duy nhất mà tôi được phép bắt gặp−cái ánh vàng mà những đôi mắt quen với bóng đêm của nhà ngục nhận biết ngay là mặt trời.

- Hôm nay trời đẹp, tôi nói với người lính gác.

Anh ta lặng đi một lúc, như thể không hiểu có nên đáng để phí một câu trả lời vào việc đó không, rồi dường như cố gắng ít nhiều, anh ta đột nhiên lầm bầm:

- Có thể.

Tôi nín lặng, óc còn nửa thức nửa ngủ, miệng tươi cười, mắt dán vào cái hồi quang dịu dàng vàng óng đang ánh lên trên trần nhà.

- Hôm nay trời đẹp, tôi lặp lại.

- Vâng, anh ta trả lời, họ đang đợi ông.

Chỉ vài lời đó, giống như sợi dây làm đứt cánh bay của loài côn trùng, cũng đủ ném tôi trở về với thực tế. Tôi thấy lại như trong một ảnh chớp, tòa đại hình u ám, vành móng ngựa của các quan tòa đầy những giẻ vấy máu, ba hàng nhân chứng mặt mũi ngu độn, hai người linh sen đầm ở hai đầu ghế của tôi, cả những áo choàng đen đang lúc lắc, rồi đầu của đám đông nghìn nghịt như kiến trong bóng tối ; và, dừng lại trên tôi, cái nhìn trừng trừng của mười hai vị quan tòa vẫn đang thức trong khi tôi ngủ. Tôi đứng dậy, răng tôi đánh lập cập, tay run bần bật không sao tìm ra quần áo, chân đứng không vững. Bước được một bước, tôi ngã rụi xuống như người phu khuân vác quá nặng. Tuy vậy rồi tôi vẫn đi theo người gác ngục.

Hai người lính sen đầm đợi tôi ngoài cửa khám. Người ta lại cùm tay tôi lại. Cái cùm này có một ổ khóa nhỏ phức tạp mà họ đóng lại rất cẩn thận. Tôi kệ cho họ làm, đó cũng chỉ là một cái máy trên một cái máy mà thôi.

Chúng tôi đi qua cải sân trong. Không khi buổi sáng lành lạnh làm tôi tỉnh hẳn. Tôi ngửng đầu lên. Trời xanh và những ánh mặt trời ấm áp, bị những lò sưởi dài cắt ra thành những góc lớn ánh sáng phía trên nóc các bức tường cao và xám xịt của nhà giam. Trời đẹp thật.

Chúng tôi leo lên một cái cầu thang hình xoáy tròn ốc. Chúng tôi đi qua một cái hành lang, một cái nữa rồi một cái nữa, và một cánh cửa thấp mở ra. Một luồng không khí ẩm lẫn với tiếng động, đập vào mặt tôi, đó là hơi thở của đám đông trong phòng.

Khi tôi xuất hiện, bỗng tiếng vũ khí kêu lách cách và tiếng người rầm rì hẳn lên. Ghế xê dịch ầm ĩ, các ngăn bàn kêu ken két, và trong khi đi qua căn phòng dài giữa hai mảng dân chúng ngăn bằng lính, tôi cảm thấy hình như tôi là trung tâm nối liền tất cả các sợi dây đang giật cho các khuôn mặt mồm há hốc và nghé sang mộ bên này, hoạt động.

Khi đó tôi mới nhận ra là tôi không bị cùm nữa nhưng tôi không rõ người ta đã cắt cùm đi ở đâu và vào lúc nào.

Căn phòng đột nhiên im phăng phắc. Tôi đã đến chỗ ngồi. Khi tiếng ồn kết thúc trong đám đông thì đồng thời nó cũng kết thúc trong đầu óc tôi. Tôi hiểu ngay một cách minh bạch cái điều mà cho tới lúc ấy tôi chỉ cảm thấy một cách mơ hồ, nghĩa là thời điểm quyết định đã đến và tôi đến đây đề nghe lời phán quyết.

Muốn giải thích ra sao thì giải thích, nhưng theo cách mà ý nghĩ đó đến với tôi thì nó không hề làm tôi sợ hãi. Các cánh cửa sổ đều mở, không khí và tiếng động của thành phố tràn từ ngoài vào, căn phòng sáng như cho một ngày cưới, ánh mặt trời vui tươi vẽ lại ở nơi này nơi kia, gương mặt sáng rực của các ô cửa, lúc thì chạy dài trên nền nhà, lúc thì trải ra trên mặt bàn, lúc thì gẫy khúc ở góc tường, và từ những hình trám sáng rực đó cho đến các của sở, mỗi luồng ánh sáng lại cắt trên không trung một lăng kính bụi vàng óng.

Các quan tòa ở cuối phòng, có vẻ mãn nguyện chắc là vì sắp xong rồi. Khuôn mặt của vị chủ tịch ánh lên một cách dịu dàng do phản chiếu của một cánh cửa kính, có một cái gì đó hiền hậu và bình thản ; và một trợ tá nói chuyện gần như vui vẻ, vừa nói vừa vò vò cái cổ bẻ của áo mình, với một phu nhân xinh đẹp đội mũ hồng, được ưu tiên ngồi ngay sau chỗ ông ta.

Chỉ có các bồi thẩm là mặt trắng bệch và mệt mỏi nhưng chắc là do thức suốt đêm mà thôi. Một vài ông đang ngáp, không có một cái gì trong tư thế của họ báo hiệu rằng họ là những người vừa quyết định một bản ản tử hình và trên khuôn mặt của những ông trưởng giả tốt bụng đó, tôi chỉ đoán thấy một cơn buồn ngủ ghê gớm.

Trước mặt tôi có một cánh cửa sổ mở rộng. Tôi nghe thấy tiếng cười của các cô bán hoa trên bến, và trên bậu cửa, một cây hoa vàng nhỏ xinh đẹp ngập tràn ánh mặt trời, đang đùa rỡn với gió trong một khe đá.

Sao một ý niệm hung ác lại có thể nảy sinh giữa bao nhiều là cảm giác êm đềm như vậy ? Ngập tràn không khí và ánh mặt trời, tôi không thể nghĩ tới điều gì khác ngoài tự do ; hy vọng đến sáng rực trong tôi như ánh mặt trời bao quanh tôi, và đầy tin tưởng, tôi chờ đợi bản án của tôi như người ta chờ đợi giải phóng và sự sống.

Trong khi đó, luật sư của tôi vừa đến. Người ta đợi ông. Ông vừa ăn sáng rất thịnh soạn và ngon lành. Đến chỗ ngồi, ông cúi về phía tôi với một nụ cười :

- Tôi tin tưởng, ông ta nói vậy với tôi.

- Đúng vậy phải không ông ? tôi hỏi lại, nhẹ nhõm và cũng tươi cười.

- Vâng, ông trả lời, tôi chưa biết lời công bố của họ, nhưng chắc họ đã loại trừ vấn đề có dự mưu và như vậy thì chỉ là tù khổ sai chung thân thôi.

- Ông nói gì vậy, thưa ông ? tôi trả lời, rất giận dữ, như vậy thì trăm lần thà chết.

Vâng, thà chết ! Vả chăng, không biết một tiếng bên trong nào lặp lại với tôi như vậy, nói như vậy tôi cũng chẳng sợ cái gì. Có bao giờ người ta đọc án tử hình ngoài lúc đọc vào giữa đêm, dưới ánh đuốc, trong một căn phòng tối và đen kịt, vào một ngày mùa đông lạnh lẽo. Còn vào tháng tám, lúc tám giờ của một ngày đẹp như thế này, với những vị thẩm phán tốt bụng như vậy, điều ấy không thể có được, và mắt tôi lại trở lại nhìn chăm chăm vào bông hoa bé mầu vàng xinh đẹp dưới ánh mặt trời.

Đột nhiên, người chủ tịch chỉ đợi ông luật sư, mời tôi đứng dậy. Tốp lính bồng súng chào ; như bị điện giật, cả cử tọa cùng đứng lên một lúc. Một bộ mặt vô nghĩa và tầm thường đặt ở cái bàn phía dưới tòa án – theo tôi nghĩ, đây chắc là một lục sự đứng lên phát biểu và tuyên đọc bản án mà những thẩm phán đã quyết định khi tôi vắng mặt. Cả người tôi toát mồ hôi và tôi dựa vào tường để khỏi ngã xuống.

- Luật sư, ngài có điều gì cần nói về việc áp dụng sự trừng phạt không ? ông chủ tịch hỏi.

Phía tôi, tôi có nhiều điều để nói nhưng chẳng nghĩ ra được điều gì. Lưỡi tôi dính chặt vào vòm họng.

Người bảo vệ đứng dậy.

Tôi hiểu rằng ông ta tìm cách giảm nhẹ lời công bố của đoàn bồi thẩm và giảm xuống không phải là án này mà là án kia, cái đã làm tôi rất bực tức khi nghe thấy ông ta hy vọng.

Chắc rằng nỗi bực tức của tôi phải lớn lắm vì nó đã lấn át được muôn ngàn xúc động đang tràn ngập lòng tôi. Tôi muốn lặp lại thật to cái mà tôi đã tự bảo : Ngàn lần chết còn hơn ! nhưng tôi bị hụt hơi và chỉ còn có thể giận dữ ngăn ông ta bằng cánh tay và thét giẫy nảy lên : Không!

Viên chưởng lý, đã phản đối ý kiến của luật sư và với một sự hài lòng ngu xuân, tôi nghe ông ta nói. Rồi các quan tòa đi ra, rồi họ lại quay trở lại và chủ tịch hội đồng đọc cho tôi nghe quyết định.

- Bị kết án tử hình, đám đông lặp lại và trong khi người ta mang tôi đi, thì tất cả đám dân chúng đó xô theo tôi với tiếng ầm của một tòa nhà đang đổ sập.

Còn tôi, tôi đi như say, bàng hoàng. Một cuộc cách mạng vừa diễn ra trong tôi lúc ấy. Cho đến khi nhận bản án tử hình, tôi tự cảm thấy mình hít thở, rung cảm, sống trong cùng một môi trường với mọi người, bấy giờ tôi mới nhận rõ rằng dường như có một vách tường ngăn cách giữa tôi và mọi người. Không một cái gì xuất hiện trước mắt tôi là còn giống trước đây. Tất cả các cánh cửa sổ rộng sáng trưng ánh mặt trời đẹp đẽ, bầu trời trong veo, bông hoa nhỏ xinh, tất cả những cái đó bây giờ đều trắng bệch, đúng mầu của vải liệm... Những người đàn ông, đàn bà những đứa trẻ đang chen chúc quanh tôi, tôi thấy họ giống những bóng ma.

Phía dưới cầu thang một cái xe đen bẩn thỉu đợi tôi. Lúc bước lên, tôi ngẫu nhiên nhìn ra quảng trường– « Một tên tử tù!» –những người đi đường vừa chạy theo xe vừa kêu lên. Sau đám mây dường như đang xen vào giữa tôi và sự vật, tôi nhận ra hai cô gái đang nhìn theo tôi, mắt hau háu.

- Được, cô trẻ hơn vừa nói vừa vô tay, như vậy là khoảng sáu tuần nữa.

III​

Bị kết án tử hình.

Ừ, thế thì tại sao không ? Con người, mọi người đều là những kẻ bị xử tử hình với những án treo mà thôi, tôi nhớ rằng đã đọc câu này trong một cuốn sách nào đó, trong ấy chỉ có mỗi câu này là hay thôi. Có điều gì thay đổi ghê gớm lắm trong tình trạng của tôi nào ?

Từ giờ phút bản án của tôi được tuyên bố tới nay, có biết bao nhiêu người đã chết, mà họ thì cũng đã chuẩn bị sẽ sống lâu dài : Biết bao nhiêu người đã đi trước tôi, họ cũng trẻ, tự do, khoẻ và cũng tính chuyện đi xem đầu tôi rơi ở quãng trường Grevơ một ngày nào đó ! Từ nay đến khi đó, còn biết bao nhiêu người nữa có lẽ đang đi đứng và hít thở ngoài trời, đang ra vào theo ý muốn của mình, cũng sẽ ra đi trước tôi.

Vả lại cuộc sống có gì đáng tiếc đến như vậy đối với tôi ? Sự thực, ngày tối tăm và bánh mì đen của nhà ngục, khẩu phần xúp nghèo nàn đọng lại ở thùng ăn của người tù khổ sai, lại bị đối xử tàn nhẫn – tôi vốn được giáo dục một cách mềm mỏng – , bị bọn cai tù đầy đọa, không bao giờ được gặp một người có thể nghĩ rằng tôi đáng để họ bắt chuyện và đáng được trả lời, luôn luôn giật mình về việc tôi đã làm và về việc người ta sẽ làm đối với tôi, đấy hầu như là những tài sản duy nhất mà đao phủ có thể tước đoạt của tôi.

- Mặc dù vậy, vẫn là kinh khủng !

IV​

Cái xe mầu đen đã đưa tôi tới đây, tới tòa Bixêt’ rơ tối tăm này.

Nhìn từ xa tòa nhà này có một cái gì đó oai nghiêm. Nó trải dài ra ở chân trời, trên một ngọn đồi và từ một khoảng cách, nó còn giữ một vẻ gì đó của sự rạng rỡ xưa kia, một dáng vẻ lâu đài vua chúa. Nhưng càng đến gần, lâu dài càng trở thành lều nát. Hồi nhà đã bị hủy hoại, như đâm vào mắt. Tôi không rõ có một cái gì đó nhục nhã và nghèo nàn đã làm bẩn các mặt tiền vương giả này ; dường như các bức tường bị một thứ hủi gậm nhấm. Không còn cửa kính và gương trên các khung cửa, đấy chỉ còn là những song sắt nặng đan chéo, trên ấy đây đó lại thấy dán vào gương mặt héo hó của một người tù khổ sai hay của một người điên.

Đó chính là cuộc đời ở cận cảnh.

V​

Vừa tới nơi, những bàn tay sắt tóm lấy tôi. Người ta cẩn thận lên gấp bội : không có dao, không có dĩa cho các bữa ăn của tôi ; một cái áo trói — một kiểu túi bằng vải dù buộc chặt tay tôi. Người ta phải chịu trách nhiệm về kiếp sống của tôi. Tôi đã xin chống án. Người ta có thể mất sáu, bảy tuần vào cái việc tốn kém này và điều thiết yếu là phải giữ tôi an toàn cho Quảng trường Grevơ.

Những ngày đầu họ đối xử theo một kiểu dịu dàng khiến tôi ghê người. Sự lễ phép của cai ngục sặc mùi máy chém. May mắn là sau ít ngày, thói quen lại vượt lên trên, họ hòa lẫn tôi với những người tù thường trong một lối đối xử tàn nhẫn và không còn giữ các kiểu cách phân biệt lịch sự bất thường khiến tôi luôn nghĩ tới đao phủ. Đó không phải là sự cải thiện duy nhất. Tuổi trẻ và sự phục tùng của tôi, những săn sóc của cha tuyên úy nhà ngục, và nhất là vài tiếng la tinh tôi nói với người gác cổng mà ông ta không hiểu, mở ra cho tôi các cuộc dạo mát tuần một lần với những người tù khác, và làm biến mất cái áo trói đã làm người tôi tê bại. Sau nhiều do dự, họ cũng cho tôi cả mực, giấy bút và một cây đèn đêm.

Ngày chủ nhật, sau buổi lễ, họ thả tôi ra sân vài giờ giải lao. Ở đó tôi nói chuyện với những phạm nhân khác cần phải thế. Họ đều là người tốt, những kẻ khốn khổ ấy. Họ kể cho tôi nghe các ngón của họ, đến phát kinh lên, nhưng tôi biết là họ khoe mẽ. Họ dạy tôi nói tiếng lóng–ruxcaiê bigoocnơ – như họ thường bảo. Đó là một thứ tiếng mọc trồi lên ngôn ngữ chung như một khối u kinh tởm, như một nốt ruồi. Thỉnh thoảng lại xuất hiện một sức mạnh kỳ lạ, một sự ngoạn mục khiếp khủng : có nho ép trên đường đi (có máu trên đường đi), lấy mụ vợ góa (bị chết treo cổ) như thể giây treo cổ là vợ góa của tất cả những người bị treo cổ. Đầu một tên trộm có hai tên gọi : xoocbon (1) khi nó lý luận và bày ra tội ác, trông sơ (2) khi nó bị đao phủ cắt cổ. Thỉnh thoảng lại có giọng kịch bông : khăn ca sơ mia mày (dỏ của người bán đồng nát), con lắt léo (cái lưỡi) và luôn luôn có những từ kỳ quái, bí mật, xấu xí, bỉ ổi không rõ từ đâu đến... Ta tưởng như đó là những con cóc và những con nhện. Khi nghe nói thứ tiếng này tôi cảm thấy một cái gì đó dơ bẩn, bụi bậm, như thể một đống giẻ mà người ta rũ trước mặt anh.

Ít nhất, những kẻ đó thương tôi, những người duy nhất thương tôi. Còn những người gác cổng, những người giữ khóa, —tôi chẳng thù ghét gì họ—thì nói cười và nói về tôi trước mặt tôi như nói về một đồ vật.

(1) Cái đầu (tiếng lóng)

(2) Cái thủ (từ tục)



VI​

Tôi tự bảo :

- Nếu tôi có phương tiện để viết, tại sao tôi không làm việc đó nhỉ ? Bị cầm tù giữa bốn bức tường đá trần trụi, lạnh lẽo, bước chân không tự do, mắt không được nhìn thấy chân trời, cả ngày chỉ có một giải trí duy nhất là đưa mắt dõi theo sự chuyên di chậm chạp của hình vuông trăng trắng, mà lỗ nhìn của cánh cửa cắt lên mặt tường sẫm màu đối diện, mặt đối mặt với một ý nghĩ duy nhất, ý nghĩ về tội ác và sự trừng phạt, về giết người và cái chết ! Tôi có gì để nói nữa không, tôi vốn không còn gì để làm trên đời này nữa ? và tôi còn tìm thấy gì đáng viết nữa không trong cái sọ héo hắt và trống rỗng này ?

Tại sao không ? Nếu tất cả quanh tôi là đơn điệu và tẻ nhạt thì có phải trong tôi vẫn còn một cơn bão, một xung đột, một bi kịch không ? Cái ý niệm cố định đã tóm chặt lấy tôi, có phải mỗi giờ mỗi phút lại xuất hiện trong tôi dưới một hình thái mới, lúc nào cũng hãi hùng đẫm máu hơn, mỗi khi mà thời điểm tới gần ? Tại sao tôi không thể tự nói với tôi tất cả những cái gì là dữ dội, là chưa từng thấy trong hoàn cảnh bị ruồng bỏ của tôi ? Tất nhiên, chất liệu là phong phú. Và mặc dù cuộc sống của tôi có rút ngắn đến bao nhiêu chăng nữa, thì cũng vẫn còn biết bao những nỗi lo âu, những sợ hãi, những khắc khoải chứa đầy từ giờ phút này cho đến giây lát cuối cùng, đủ để làm mòn chiếc ngòi bút và cạn lọ mực này — Vả chăng, cách duy nhất để khỏi quá đau khổ về những nỗi khổ đau, đó là quan sát chúng, và miêu tả chúng sẽ làm cho tôi khuây khỏa.

Hơn nữa, cái tôi sắp viết đây chắc sẽ không hoàn toàn vô ích. Nhật ký về những nỗi đau khổ của tôi, từng giờ một, từng phút một, từng tra tấn một, nếu tôi đủ sức lực dẫn dắt nó cho đến giây phút mà về thể xác tôi không thể làm được nữa, câu chuyện về các cảm xúc của tôi tất yếu sẽ bỏ dở này nhưng lại vẫn trọn vẹn nhất, bản thân nó chắc đâu lại không sẽ mang một ý nghĩ răn dậy lớn lao sâu sắc ? Chắc đâu không có trong biên bản của một dòng suy nghĩ đang hấp hối này, trong sự diễn biến của những khổ đau ngày càng tăng, trong cái kiểu tự mổ xẻ về tinh thần của một người bị kết án tử hình, chắc đâu không có nhiều bài học cho những kẻ được kết án ? Có khi đọc được những dòng này, bàn tay họ sẽ không nhẹ nhàng đến thế mỗi khi họ lại muốn ném một cái đầu biết nghĩ, một cái đầu người lên cái mà họ gọi là cán cân công lý ? Có lẽ họ chưa bao giờ nghĩ tới những kẻ bất hạnh đó, đến sự tiếp diễn chậm chạp của những nỗi khắc khoải chứa đựng trong công thức chóng vánh của một bản án tử hình ? Có bao giờ họ dừng lại trên ý nghĩ xót xa là trong con người mà họ loại trừ có một sự thông minh, một sự thông minh đã tin cậy vào cuộc sống, một tâm hồn không tự chuẩn bị cho cái chết không ? Họ chỉ trông thấy trong tất cả những cái đó một con dao hình tam giác rơi từ trên xuống dưới, và nghĩ rằng chắc là đối với người tù phạm, không có cái gì trước và cũng chẳng có cái gì sau.

Các trang giấy này sẽ làm họ tỉnh ngộ. Một ngày kia được xuất bản, biết đâu chúng sẽ chẳng làm trí óc họ dừng lại một vài phút trên những đau khổ của một đầu óc ; bởi vì trước đây họ chưa hề nghĩ tới những điều đó. Họ mãn nguyện vì đã có thể giết người mà không làm cơ thể đau đớn. Nhưng, có phải chỉ điều ấy là đáng quan tâm đâu. Nỗi đau đớn vật chất có là gì cạnh nỗi đau khổ tinh thần. Sợ hãi và thương xót, cần có những luật pháp sinh ra từ những cái đó. Có lẽ một ngày sẽ tới, lúc những hồi ký này, những lời tâm sự cuối cùng của một kẻ khốn khổ sẽ tham gia vào một việc làm như vậy.

Chỉ mong là sau khi tôi chết, gió sẽ không đùa rỡn với những mảnh giấy bị lấm bùn này ngoài sân chơi, hoặc chúng sẽ không bị dán vào cửa kính nhà người gác ngục và bị mưa gió làm mục nát.



VII​

Mong rằng cái tôi viết đây một ngày nào đó sẽ có lợi cho kẻ khác, mong rằng cái này sẽ ngăn quan tòa sắp xét xử lại, rằng nó sẽ cứu thoát những kẻ khốn khổ có tội hay vô tội, khỏi cơn hấp hối mà tôi đang chịu đựng. Tại sao ? Để làm gì ? Có ích gì ? Khi đầu tôi đã lìa khỏi cổ, thì việc người ta cắt những cái đầu khác có quan thiết gì đến tôi ? Tôi có thể nghĩ đến làm những điều điên rồ đến thể chăng ? Phá vỡ đoạn đầu đài sau khi tôi đã leo lên ? Tôi thử hỏi bạn xem điều đó sẽ lợi gì cho tôi nào ?

Sao, mặt trời, mùa xuân, những cánh đồng đầy hoa, chim chóc tỉnh dậy, buổi sáng mai, mây, cây cỏ, thiên nhiên, tự do, cuộc sống, tất cả những cái đó sẽ không còn thuộc về sở hữu của tôi nữa chăng ?

Ôi chính tôi là người cần được cứu thoát ! Có thật điều đó có thể xảy ra, rằng tôi sẽ phải chết ngày mai, có khi hôm nay và sẽ là như vậy ? Trời ơi, ý nghĩ kinh khủng đến mức có thể đập ngay đầu vào tường nhà ngục !

VIII​

Hãy tính xem tôi còn lại bao nhiêu ngày nữa ? Như vậy là đã mất ba ngày, thời hạn sau khi bản án được công bố để chờ việc chống án.

Tám ngày bỏ quên trong Viện Công tố tòa Đại hình : sau đó, hồ sơ như họ thường nói, được gửi lên bộ trưởng.

Mười lăm ngày chờ đợi ở chỗ ông Bộ trưởng, là người cho đến bây giờ vẫn chưa hay biết gì về sự tồn tại của chúng, nhưng tuy vậy vẫn được người ta cho rằng đã trao chúng lại, sau khi nghiên cứu, cho Tòa Thượng thẩm.

Ở đấy, xếp hàng, đánh dấu, ghi số bởi vì máy chém cũng bề bộn và mỗi người cũng đến lân mới được ra đi.

Mười lăm ngày để xem anh có được hưởng quyền ngoại lệ gì không ? Sau đó Tòa họp lại, thường là vào ngày thứ năm phủ quyết một lúc hai mươi trường hợp chống án và gửi trả lại ngài Bộ trưởng, ngài gửi trả cho thầy chưởng lý, ông này gửi trả lại cho đao phủ : ba ngày !

Đến sáng ngày thứ tư, ông thẩm phán thay mặt ngài chưởng lý, trong khi đeo cà vạt, tự bảo rằng : – Dù sao cũng phải kết thúc việc này – Và nếu phụ tá của ông lục sự không có một bữa tiệc nào với bạn bè khiến ông ta bận rộn, thì lệnh xử tử sẽ được thảo ra, ghi lại, chép sạch, gửi đi và ngày hôm sau từ sáng tinh mơ người ta sẽ nghe tiếng đóng một cái khung gỗ ở Quảng trường Grevơ, và rồi tiếng của những người rao khàn khàn vang lên ở các ngã ba.

Tất cả là sáu tuần. Cô bé nói đúng : Vậy mà bây giờ ít nhất đã là năm tuần rồi, từ khi tôi ở trong cái khám của Bixêt’ rơ này, có lẽ sáu cũng nên tôi không dám tính nữa và tôi thấy hình như cách đây ba ngày là ngày thứ năm.

IX​

Tôi vừa viết di chúc xong. Để làm gì ? Tôi bị kết án xử tử, phải thanh toán và cái tôi có cũng chỉ vừa đủ cho việc đó. Máy chém cũng đắt đỏ lắm.

Tôi để lại một người mẹ, tôi để lại một người vợ, tôi để lại một đứa con.

Một đứa con gái ba tuổi, dịu dàng, hồng hào, mỏng mảnh với đôi mắt to đen láy và một mớ tóc dài màu hạt dẻ.

Khi tôi gặp nó lần cuối nó vừa hai năm một tháng.

Như vậy sau khi tôi chết có ba người phụ nữ không con, không chồng, không bố, ba kẻ mồ côi theo ba kiểu, ba người góa bụa về phương diện luật pháp.

Tôi công nhận là tôi đáng bị trừng phạt, nhưng còn những người đàn bà vô tội đó, họ có tội gì ? Mặc kệ, người ta làm cho họ bị nhục, người ta tước đoạt họ, đó là công lý.

Không phải tôi lo âu về bà mẹ già, bà đã 64 tuổi, bà sẽ chết sau việc này. Còn nếu bà còn sống được ít ngày, bà sẽ chẳng nói gì, miễn là cho bà một ít tro nóng trong lò sưởi.

Cô vợ tôi cũng chẳng làm tôi phải lo âu ; cô ta yếu sức khỏe và đầu óc không bình thường, cô ta cũng sẽ chết.

Trừ phi cô ta phát điên ! Người ta nói rằng điên thì sống được ; nhưng ít nhất, trí óc không đau khổ, cô ta ngủ và như vậy cô ta cũng sẽ như chết.

Nhưng còn con gái tôi, con tôi, con Mari bé bỏng tội nghiệp của tôi, đang cười, đang chơi, đang hát vào cái giờ này và không nghĩ gì, chính nó làm tôi đau khổ.

X​

Phòng giam của tôi là như sau:

Tám phê (1) vuông, bốn bức tường đá hộc tựa thẳng đứng trên một nền bằng đá lát cao hơn một bực so với hành lang ngoài.

Bên phải là cửa ra vào, khi bước vào có một loại hốc giả là gi.ường. Người ta ném vào đấy một bó rạ làm chỗ cho người tù nghỉ và ngủ, mặc quần vải và một cái áo vải chéo, đông cũng như hè.

Phía trên đầu gi.ường lôi, giả làm bầu trời, một cái vòm đen ngòm hình ô-gi-vơ (2) – đấy chính là tên nó –trên nền đó từng tảng dày những mạng nhện treo lủng lẳng như mớ giẻ rách.

Còn lại, không có cửa, không có cả xupirai (3), một cái cửa sắt che cả gỗ.

Tôi nhầm, ở giữa cánh cửa, phía trên, có một lỗ khoét chừng chín tấc, che lưới mắt cáo, đến đêm người trực gác có thể đóng lại.

Phía ngoài một hành lang khá dài chiếu sáng và thông thoáng nhờ có những xupirai hẹp phía trên tường hành lang ; chia thành những ngăn xây thông với nhau bằng một loạt cửa hình vòm và thấp, mỗi ngăn đó dùng như một kiểu phòng đợi cho những phòng giam giống của tôi. Chính trong phòng giam ấy, người ta giam những người tù khổ sai bị giám đốc nhà ngục bắt phạt nặng.

Ba ngăn đầu dành cho những người bị kết án tử hình, bởi vì gần với nhà ngục hơn, tiện cho người cai ngục hơn.

Các phòng giam này là cái còn lại của lâu đài Bixêt’ rơ nguyên như khi nó mới được linh mục Uynsexk xây vào thế kỷ XV, ông này chính là người thiêu Gian Đa (4). Tôi nghe điều này từ những kẻ tò mò hôm trước đến xem tôi trong lô và đứng từ xa nhìn tôi như một con vật ở vườn Bách thú – người trực gác nhờ vậy được một trăm xu.

Tôi còn quên nói rằng ngày đêm có một người lính gác trực ở cửa khám tôi, mỗi lần ngước lên phía cửa sổ con hình vuông, mắt tôi không thể không gặp đôi mắt lúc nào cũng mở trừng trừng của người đó.

Ngoài ra, người ta vẫn đồ rằng trong cái hộp sắt này có không khí và ánh sáng.

1) Mỗi piê khoảng 30cm

2) Hình cung nhọn.

3) Cửa tầng hầm.

4) Nữ anh hùng Pháp (thế kỷ XV) chống cuộc xâm lăng của nước Anh.

XI​

Ngày chưa tới, biết làm gì trong đêm ? Tôi nảy ra một ý nghĩ. Tôi đứng dậy và soi đèn lên bốn bức tường của phòng giam. Chúng phủ đầy những chữ, những bức vẽ, những hình thù kì quái, những tên họ, cái nọ lẫn vào cái kia tên nọ xóa tên kia. Hình như mỗi người tù đều muốn đề lại dấu vết của mình, ít nhất là ở đây. Bằng bút chì, bằng phấn, bằng than, những chữ đen chữ trắng, chữ xám, có chữ khắc sâu vào đá và đây đó là những vết hoen ố như thể viết bằng máu. Tất nhiên, nếu đầu óc tôi tự do hơn tôi sẽ quan tâm đến cuốn sách kỳ lạ đang giở từng trang, từng trang dưới mắt tôi, trên mỗi viên đá của nhà giam này.

Tôi ưa thích cấu tạo lại thành một thể, những mảnh vụn ý nghĩ vương vãi trên viên đá, để tìm lại mỗi con người dưới mỗi cái tên, để hoàn lại ý nghĩa và cuộc sống cho các chữ khắc đã bị hủy hoại, cho các câu què cụt, cho các từ mất nét, giống như thân không đầu của những người đã viết chúng.

Ngang đầu gi.ường tôi có hai trái tim rực lửa bị một mũi tên xuyên thủng và ở phía trên: Yêu cho đến

trọn đời.


Con người khốn khổ đó đã không đăng kí cho một thời hạn dài lâu gì.

Bên cạnh là một mũ ba góc ở dưới là khuôn mặt bé nhỏ vẽ một cách thô thiển, kèm theo mấy chữ : Hoàng đế muôn năm! 1824.

Rồi lại những trái tim rực lửa với những chữ khắc sau đây đặc trưng cho nhà ngục : Tôi yêu, tôi thờ phụng Machiơ Đăng Van ». GIẮC

Trên bức tường trước mặt, người ta đọc thấy tên Papavoan. Chữ P hoa thêm thắt những đường lượn và tô điểm rất cẩn thận.

Rồi một đoạn trong một bài hát bản thỉu.

Một cái mũ tự do khắc rất sâu vào đá phía dưới đề – Bôri – Nước Cộng hòa. Đó là một trong bốn hạ sĩ quan của La Rôsen. Tội nghiệp anh chàng thanh niên... Cho một ý niệm, một mộng mị, một khái niệm trìu tượng : Cái thực tế khủng khiếp mà người ta gọi là máy chém – Thế mà tôi, tôi dám than phiền khi tôi là kẻ khốn khổ đã phạm một tội ác thực sự, là đã giết người.

Tôi không đi xa hơn nữa trong những tìm tòi của tôi. Tôi vừa thấy ở góc tường, vẽ bằng phấn trắng, một hình vẽ khủng khiếp, hình cái đoạn đầu đài mà tôi chắc rằng vào giờ này có lẽ đang được dựng lên cho chính tôi : Xuýt nữa cái đèn rơi khỏi tay tôi.

XII​

Tôi trở về, ngồi ngay trên rơm, đầu rũ xuống gối ! Rồi nỗi khiếp sợ trẻ con ấy tan đi, và một sự tò mò kì lạ lại khiến tôi tiếp tục đọc trên mặt tường.

Bên cạnh tên Papavoan, tôi rút ra một mảng mạng nhện to tướng đầy những bụi căng trên góc tường. Dưới mạng nhện đó có bốn năm tên viết rất rõ, lẫn trong nhiều tên khác chỉ còn những vết ở trên tường. ĐÔ TOONG 1815, PU LANH 1818, GIĂNG MACTANH 1821, CAXTANH 1823. Tôi đọc các tên đó và những kỉ niệm u ám đến với tôi. Đôtoong là kẻ đã chặt em mình thành từng mảnh và đang đêm đi giữa Pari ném đầu vào một cái giếng, thân vào một cái cống. Pulanh là người đã giết vợ ; Giăng Mactanh là người đã dùng súng bắn vào bố khi ông này đang mở cửa sổ ; Caxtanh là tay bác sĩ đã đầu độc bạn mình, khi chăm sóc bạn lần cuối, đáng lẽ cho thuốc, lại cho uống thuốc độc ; và bên cạnh những người đó là Papavoan, thằng điên ghê tởm đã giết những đứa con mình bằng cách dùng dao đâm vào đầu.

Đấy, tôi tự bảo, rồi tôi run lên như cơn sốt, đây là những người đã đến trước tôi ở phòng giam này, chính ở đây, trên nền đá tôi ngồi, họ đã nghĩ những ý nghĩ cuối cùng của họ, những con người chém giết và đổ máu ! Chính xung quanh bức tường này, trong cái ô vuông hẹp này mà những bước chân cuối cùng của họ đã quay trở như bước con thú dữ. Họ đã nối tiếp nhau trong một khoảng cách ngắn, hình như phòng giam này không bao giờ vắng. Họ đã để lại chỗ ngồi còn nóng và họ đã để lại nó cho tôi. Đến lượt tôi tôi sẽ đi theo họ đến nghĩa địa Clama ở đấy cỏ mọc um tùm biết bao nhiêu.

Tôi không phải là người tự cho rằng mình có phép thiên cảm, tôi cũng không mê tín, nhưng chắc là những ý nghĩ trên đã làm tôi phát sốt, vì trong khi tôi đang mơ mộng như vậy, đột nhiên những tên họ chết chóc đó như được viết bằng lửa trên bức tưởng đen, rồi một tiếng lanh canh ngày càng gấp vang lên bên tai tôi, một ánh sáng đỏ phủ lên mắt tôi rồi hình như tôi thấy phòng giam đầy những người kì quái cầm đầu họ trong bàn tay trái và cầm nơi miệng vì không còn tóc nữa. Tất cả đều dơ nắm đấm về phía tôi, trừ kẻ giết cha.

Tôi nhắm mắt lại vì khiếp sợ nhưng lúc đó lại càng thấy rõ hơn.

Mộng mị, ảo tưởng hay thực tại, tôi sẽ phát điên lên nếu một cảm xúc đột ngột không thức tỉnh tôi đúng lúc. Tôi gần như ngã ngửa ra khi cảm thấy dưới bàn chân tôi một cái gì lành lạnh và những cẳng chân đày lông. Đó là con nhện mà tôi đã làm phiền và nó đang chạy trốn. Cái đó làm tôi tỉnh lại. Ôi, những bóng ma kinh khủng !

Không, đấy chỉ là một làn khói, một hoang tưởng trong đầu óc trống rỗng và hóa điên của tôi. Hoang tưởng theo kiểu Mácbét. Những người chết đều đã chết, nhất là những người ấy. Họ đã được khóa kín trong mồ. Đó không phải là những nhà ngục mà người ta có thể trốn thoát. Tại sao tôi lại phát sợ lên như vậy?

Cánh cửa của nấm mồ đâu có thể mở từ bên trong ?

XIII​

Những ngày vừa qua, tôi đã thấy một sự kiện kinh khủng.

Trời chưa sáng, nhà lao đã đầy tiếng động. Người ta nghe thấy tiếng những cảnh cửa nặng nề mở ra, đóng vào, tiếng ổ khóa kêu ken két, tiếng các chùm chìa khóa đập vào nhau trên thắt lưng những người gác ngục kêu lanh canh, tiếng các cầu thang từ trên xuống dưới rung lên dưới những bước chân vội vã, tiếng người vang lên gọi nhau từ hai phía những hành lang dài. Các bạn tù của tôi, những người tù khổ sai đang chịu phạt có vẻ vui hơn mọi ngày. Tất cả khu Bixêt’ rơ như thể đang cười, hát, chạy nhảy,...

Chỉ có mình tôi là câm lặng trong sự ầm ĩ đó, ngạc nhiên và chú ý, tôi lắng nghe.

Một người gác ngục đi qua.

Tôi thử gọi anh ta để hỏi xem có phải là ngày hội trong khám không.

- Gọi là ngày hội cũng được, anh ta trả lời. Chính ngày hôm nay người ta đóng cùm tù khổ sai để ngày mai đi Tulông. Anh có muốn xem không ? Chắc anh sẽ thích thú.

Quả thật đối với một kẻ bị cầm tù, khi có một quang cảnh gì đó, dù hỗn loạn đến bao nhiêu, cũng là một dịp may. Tôi chấp nhận sự giải trí đó.

Người gác ngục, xem lại rất cẩn thận cách giữ tôi rồi dẫn tôi đến một phòng trống, hoàn toàn không có đồ lề gì, chỉ có một cánh cửa sổ chăng lưới, nhưng là một khung cửa sổ thực sự ngang với tầm đứng và qua đó người ta có thể thấy bầu trời thực sự.

- Đây này, anh ta nói, ở đây anh sẽ thấy và nghe được ; anh sẽ một mình trong lô như một ông vua.

Rồi anh ta đi ra khóa cả ổ khóa và cài cả then. Cho đến bấy giờ trời khá đẹp, và nếu gió bấc tháng mười làm không khí giá lạnh thì từng lúc từng lúc nó cũng mở ra giữa đám mù xám trên trời một khe hở từ đó rơi xuống một tia mặt trời. Nhưng khi những người tù khổ sai vừa cởi bỏ những mảnh áo rách nhà tù ra, đúng lúc họ đứng phơi trần ra cho bọn cai ngục khám xét mặc cho những kẻ tò mò đang quay xung quanh họ để ngắm nghía vai họ –thì trời bỗng đen kịt lại, một cơn mưa rào lạnh của mùa thu đột nhiên đổ xuống như trút lên cái sân vuông, lên những cái đầu, lên chân tay trần trụi của những người tù khổ sai trên những mảnh áo khốn khổ vứt trên vỉa hè... Một sự yên lặng buồn bã tiếp theo các trò vè ầm ỹ trước đây của họ. Họ run bần bật, răng đánh lập cập ; cẳng chân gầy, đầu gối xương xẩu của họ va vào nhau...

Khi họ đã mặc xong quần áo đi đường, người ta dẫn họ từng đoàn hai mươi đến ba mươi người sang phía bên kia sân chơi, ở đấy có những dây xích đặt sẵn dưới đất cho họ. Những dây xích này là những cái xích dài và khỏe cứ hai piê một lại cắt ngang bằng một cái xích ngắn hơn ; ở đầu có một cái gông cổ hình vuông, mở ra ở góc này bằng một cái bản lề bằng sắt đóng lại ở góc đối diện bằng một cái đinh bù loong bằng sắt, vít chặt vào cổ người tù khổ sai trong suốt chuyến đi.

Người ta bắt người tù khổ sai ngồi xuống bùn, trên nền đá lát ngập nước, thử xong các cùm cổ, có hai người thợ rèn của tóan tù, mang những đe cầm tay, đập choang choang vào các khối sắt vít lại, mà không phải dùng đến lò rèn. Đó là một thời điểm kinh khủng, ngay những kẻ táo tợn nhất cũng phải tái mặt đi. Mỗi một cú búa choang vào cái đe đặt trên lưng họ, làm cằm của nạn nhân nảy lên, chỉ cần cựa quậy một chút từ đằng trước ra đằng sau là sọ họ có thể vỡ tan như một cái vỏ hạt dẻ.

Sau việc này, họ trở nên âm thầm. Người ta chỉ còn nghe tiếng xích sắt loảng xoảng, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng kêu và tiếng gậy của nguời gác tù trên th.ân thể của những kẻ ngang bướng. Có những người khóc, còn những người nhiều tuổi thì run rẩy và cắn môi lại. Tôi khiếp sợ nhìn tất cả các gương mặt nhìn nghiêng ảm đạm ấy trong các khung sắt...

Một tia mặt trời xuất hiện. Ta tưởng như tia nắng đó đã làm bốc cháy tất cả các khối óc này. Tất cả các người tù khổ sai đứng vụt dậy cùng một lúc. Năm sợi dây nối lại bằng cái bàn tay và tù nhân làm thành một vòng tròn rộng mênh mông xung quanh cột đèn đường. Họ quay đến chóng cả mặt. Họ hát một bài hát của nhà tù khổ sai, một bản tình ca bằng tiếng lóng, trên một giai điệu có phần ảo não, lúc thì giận dữ, lúc thì vui vẻ. Đôi lúc lại còn nghe thấy những tiếng kêu the the. Những dịp cười xé ruột và hổn hển xen lẫn với những lời ca bí ẩn, sau đó là những tiếng hoan hô điên cuồng, và xiềng xích chạm vào nhau thành nhịp làm nhạc đệm cho tiếng hát còn khàn hơn và cả tiếng xiềng. Tôi không còn tìm hình ảnh nào hợp hơn với hình ảnh một cuộc khiêu vũ xa ba (1).

Người ta mang ra sàn một cái thùng lớn. Người gác tù dùng gậy cắt đứt điệu vũ của những người tù khổ sai và dẫn họ đến cái thùng, trong đó tôi nhìn thấy không hiểu một cái gì lềnh bềnh giữa một thứ nước bẩn thỉu bốc khói. Họ ăn.

Ăn xong, họ ném ngay vỉa hè những gì còn lại trên của xúp và bánh mì xấu rồi họ lại bắt đầu nhảy hát. Hình như người ta để cho họ cái tự do này trong ngày đóng cùm và đêm tiếp đó.

Tôi quan sát quang cảnh kì dị đó với một sự hiếu kì ghê gớm đầy xúc động và quan tâm, đến mức quên cả bản thân mình. Một cảm giác thương xót tràn ngập lòng tôi và tiếng cười của họ làm tôi phát khóc

Đột nhiên giữa lúc tôi đang đắm chìm trong mơ mộng thì tôi thấy vòng người đang la hét dừng lại và im lặng. Mắt mọi người đều dồn về phía cửa sổ của tôi.

- Người bị xử tử ! Người bị xử tử ! Họ kên và lấy tay chỉ vào tôi, và những cơn ồn ào của họ lại càng tăng lên.

Tôi sững sờ.

Tôi không rõ tại sao họ lại biết tôi và lại nhận ra tôi.

- Xin chào ! Xin chào ! họ thét lên với tôi trong những nhịp cười kinh khủng. Một trong những người tù khổ sai chung thân trẻ nhất, mặt bóng nhoáng da chì, nhìn tôi thèm muốn và nói: «Hắn sướng thật! Hắn sẽ được xén cụt, vĩnh biệt, bạn thân mến! »

Tôi không biết cái gì đang diễn ra trong tôi. Đích thực tôi là bạn của họ, quảng trường Grevơ là anh em với nhà tù Tulông. Tôi lại còn đứng thấp hơn họ. Họ còn là niềm vinh dự đối với tôi. Tôi rùng mình. Vâng, bọn họ ! Và vài ngày nữa đáng lẽ tôi lại là một quang cảnh cho họ xem.

Tôi đứng im lìm bên cửa sở, như cụt chân, tê liệt. Nhưng đến khi tôi thấy năm cái xiềng tiến ồn ào vào phía tôi cùng với những lời thân ái đáng sợ, khi tôi nghe tiếng xích loảng xoảng, tiếng chân họ rậm rịch ở chân tường ; tưởng đám quỷ này sẽ trèo lên phòng giam của tôi, kêu lên một tiếng, tôi nhảy xổ về phía cửa kia như muốn phá tan nó ra, nhưng không còn cách nào chạy trốn, người ta đã cài then từ phía ngoài. Tôi đập cửa, tôi gọi một cách điên dại. Rồi tôi tưởng như nghe tiếng những người tù khổ sai ngay cạnh tôi, tưởng như nhìn thấy cái đầu kinh khủng của họ xuất hiện ngay trên bậu cửa sổ của tôi. Tôi kêu lên một tiếng hãi hùng và ngã xuống ngất đi.

(1) Theo tín ngưỡng đó là hội họp vào nửa đêm của phù thủy do Xa tăng chủ trì.
 
×
Quay lại
Top Bottom