Meika
Thành viên
- Tham gia
- 26/12/2023
- Bài viết
- 47
Vichto Huygô (Victor Hugo)
Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Huygô, tác phẩm văn xuôi không dài này thuộc vào giai đoạn sáng tác thứ nhất vốn được coi như không quan trọng bằng giai đoạn thứ hai. Mặc dù vậy Ngày cuối cùng của người bị kết án vẫn đang được nhiều nhà nghiên cứu Pháp về Huygô quan tâm như một tác phẩm tiêu biểu của ông, không phải do mức độ hoàn chỉnh về sự phát triển tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện, mà do ý nghĩa khai phá, báo hiệu và cách tân cho giai đoạn sáng tác sau này của ông, phần nào cho thể loại văn xuôi thế kỷ XIX.
Nguồn cảm hứng của tác phẩm này ít nhiều cũng gắn bó với khái niệm bác ái về « sự chuộc tội » : « Mỗi cá nhân phạm lội đều có thể được dẫn trở về với xã hội ». Nhưng ở Huygô, không một khái niệm triết học và đạo đức nào lại không gắn với mối quan tâm xã hội của ông. Năm 1820, Huygô dự cuộc hành quyết Luven là người đã giết quận công Beri ; năm 1825, ông nhìn thấy một người phạm tội giết cha, bị hành quyết bằng rìu ; năm 1828 ông cùng với bạn bè chứng kiến cảnh tù khổ sai bị đóng đinh bịt sắt để đưa đi Tulông. Mùa thu năm 1828, tác phẩm này ra đời không mang tên tác giả. Năm 1832, tác phẩm được tái bản : trong Bài tựa, Huygô đã nói cho độc giả rõ rằng việc đấu tranh chống án tử hình của ông qua tác phẩm này không có gì chung với ý định giả dối của Viện Nguyên lão, một lúc nào đó trong năm 1830, đa muốn « chay làng » cho bốn thượng thư – « bốn người của giới thượng lưu như ông và như tôi» - can tội ác lớn, thoát khỏi án tử hình. Ngược lại, ông chống lại việc hành hình « những người khốn khổ », những người mà « tuổi thơ rách rưới đã chạy chân không trong vũng bùn của các ngã ba... những kẻ đáng thương mà đói đẩy tới ăn cắp, ăn cắp tới mọi cái khác....., mà nhà trừng giới lấp vào lúc 12 tuổi, nhà tù khổ sai lúc 18 và máy chém lúc 40 tuổi ». Câu kết luận của bài Tựa là một lời buộc tội đối với bộ máy luật pháp tư sản.
« Một trong những chia khóa mở ra sự nghiệp sáng tác của Huygô trên cả hai bình diện tâm lý và mỹ học» : nhận định này của một nhà huygôliêng nổi tiếng được chứng minh rất rõ khi ta nghiên cứu kết cấu tác phẩm. Khi đọc Ngày cuối cùng, giống như đối với tác phẩm Người lạ của Camuy (1), người đọc muốn tìm xem nhân vật - người bị kết án, đã viết nhật ký này trong những thời điểm nào của ngày, nghĩa là tác giả đã tổ chức việc kể chuyện của mình ra sao để đảm bảo được sự « hợp lý thẩm mỹ ». Ta có thể thấy rằng cuốn nhật ký được viết theo ba mạch, với những chương hồi thường không thề hiện trình tự thời gian mà những đoạn mạch suy nghĩ và xúc cảm.
(1) Nhà văn Pháp hiện đại Rôgiê Boócđiê trong bài tựa toàn tập tiểu thuyết Huygô (1971) đã đề cập đến “ biết bao nhiêu sự giống nhau ” giữa hai tác phẩm:“Cũng cách kể chuyện lạnh lùng ở ngôi thứ nhất, cũng giọng điệu vừa khắc nghiệt, vừa dồn nén, cũng tình huống rất tri tuệ của người bị kết án tử hình đợi ngày xử » rồi « tất cả các kiểu lễ nghi xử án dường như diễn ra phía ngoài người liên quan chủ yếu, khoảng cách giữa cách viết, ý nghĩ với chất liệu đặc biệt xúc cảm của đề tài ».
Mạch thứ nhất từ đầu cho đến chương XXI (với một quãng dứt nhỏ ở giữa) được viết vào đêm trước, gần rạng sáng ngày xử tử (khi đó nhân vật chưa biết rằng đây là ngày cuối cùng của mình), bao trùm những sự kiện quá khứ, gần như một hiện tại : phiên tòa, nhà giam Bixêtrơ..., và những sự việc tiến hành tại chỗ : việc quan sát cuốn sách trên tường nhà giam và giấc mơ về những người cụt đầu...
Mạch giữa từ chương XXII đến XLVIII là phần quan trọng nhất của tác phẩm không phải chỉ do dung lượng sự kiện xảy ra trong thời gian bảy tiếng đồng hồ, mà còn vì ở đây đã tiềm ẩn hầu hết các môtip về đề tài và hình lượng của các tác phẩm quan trọng nhất của Huygô sau này. Ở chương XVIII, câu chuyện của tên cướp bị kết án tử hình – truyện kể cài trong truyện kể – đã là tóm tắt cốt truyện của Clôt Gơ, của cả Gavrôsơ và Giăng Van Giăng gộp lại, với những suy nghĩ bước đầu của tác giả về tiếng lóng (đề tài đã phần nào được đề cập đến ở chương V). Ở chương XLI, ám ảnh về cái chết sẽ là nội dung nhiều bài thơ sau này của Huygô, đồng thời báo hiệu trực tiếp nguồn cảm hứng của bài thơ dài Cái chết của Xaving sẽ được viết từ 1854 đến 1861. Lồng vào âm điệu hài hước về cuộc gặp gỡ với nhà kiến trúc và anh lính gác mê tin, là âm điệu trữ tình về những ngày hè diễm do của thời thơ ấu và về mối tình đầu (sẽ được kể lại tỉ mỉ trong cuốn hồi ký Huygô kể lại, viết trong thời gian lưu vong). Cũng trong những trang này của tác phẩm đã thấp thoảng hiện ra môtip về Pari của « những phố cũ ngoằn ngoèo » và về Nhà thờ Đức Bà « xanh mờ mờ trong sương Pa-ri » với gác chuông lớn của nó.
Mạch thứ ba từ chương XLIV đến cuối, bao gồm các sự kiện cuối cùng : « trang phục», để lên đoạn đầu đài (trong phần này, tên đao phủ và hai tên giúp việc đã có dáng dấp vừa lịch sự, vừa ma quái của hai tên đao phủ xuất hiện cuối tác phẩm Vụ án của Kapka) ; cuộc du hành đến chỗ hành hình, các chi liết quan sát tỉnh táo và chi li về Pari vùng ven sông Xen với «bến Hoa thơm ngát » và các cửa hiệu nối đuôi nhau, rồi cơn hoảng loạn (1) cuối cùng khiến cho giọng của người kể và của nhân vật không trùng được với nhau nữa mà phải tách ra.
Ngay từ cuối thế kỷ XIX, khi viết tác phẩm « Người ở tầng hàn», Đôxtôépxki đã chỉ ra phát kiến về thể loại mà Huygô đã đạt đến trong « kiệt tác Ngày cuối cùng của người bị kết án ». Cho rằng « âm át trên bình diện nghệ thuật » phải là sự tự khám phá qua hình thải « Confession » (2) Đôxtôépxki xác nhận rằng nếu Huygô không tự cho phép mình làm cái việc « hoang đường » là để một người bị kết án viết hồi ký của mình cho đến giây phút cuối cùng thì « bản thân tác phẩm của ông, tác phẩm hiện thực và giống như thật nhất, sẽ không thể ra đời được ».
Trong Toàn tập mới nhất về sáng tác của Huygô ( một công trình đồ sộ kéo dài suốt những năm 70 ở Pháp) Giăng Maxanh, người chủ biên toàn tập đã viết một bài giới thiệu rất công phu về Ngày cuối cùng. Hầu như không có tình tiết cốt truyện, sự kiện đóng khung trong một ngày, diễn ra dưới cái nhìn của một nhân vật (do đó rất nhiều các từ kiểu « dường như » « hình như », « có vẻ »...), được viết chủ yếu ở thì Hiện tại, Thức Trình bày (khác với truyện kể Pháp thường được viết ở thì Quá khứ đơn), khiến cho sự kiện là của « một hiện tại dày đặc », như không di động, nhưng vẫn trôi, « bị ám ảnh bởi tiếng chuông giờ », cắt đứt khỏi một quá khứ đã bị tách rời và đóng kín, khỏi một tương lai khẳng định là sẽ không có..., bấy nhiêu đặc trưng tưởng cũng quá đủ đề tác phẩm viết vào đầu thế kỷ XIX này gần gụi với những tác phẩm hiện đại của thế kỷ XX. Ấy là chưa kể những mộng mị, đề tài ưa thích của giới phê bình tâm phân học.
Nhưng có lẽ thành tựu quan trọng nhất của tác phẩm chính là ở giọng điệu.
« Một ảo tượng rất sâu, gắn chặt với một thực tế rất thời sự ». Hầu hết các nhà nghiên cứu về Huygô đều thống nhất với nhận định trên của Môrông (3) đề nhìn thấy ở tác phẩm này sự đan chéo giữa hai yếu tố đối lập vốn là phương thức biểu hiện thích hợp nhất với thực tế xã hội phương Tây hiện đại: «Ảo giác và thái độ khách quan », « hiện thực và ấn lượng », « chất thơ và sự ghê rợn », mầu thuẫn giữa cái « phát biểu » và cái « biểu hiện » (những lời than vãn rền rĩ về cái chết và bút pháp miêu tả lạnh lùng và chi li).... Điều chắc chắn là bức tranh tàn ác vì bộ máy luật pháp tư sản sẽ không sắc sảo đến như thế nếu nó không được lồng vào những liên tưởng,« những arabexk biến diễn không ngừng » tưởng như chỉ có thể này sinh nguyên vẹn từ trí tưởng tượng hoang đường của nhà thơ. Đó có thể là một trong những ý định của Huygô khi ông tìm cách «hướng nội » đến như vậy, trên bình diện biểu hiện, một đề tài hoàn toàn có tính chất xã hội.
(1) Cơn hoảng loạn này cũng là lý do cho phép người bị kết án hoãn việc hành hình lại trong chốc lát và viết những trang cuối cùng của tác phẩm.
(2) Lời tâm sự, lời thú tội.
(3) Nhà nghiên cứu hiện đại Pháp, thường sử dụng phương pháp tiếp cận phân tâm học.
LỜI GIỚI THIỆU
Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Huygô, tác phẩm văn xuôi không dài này thuộc vào giai đoạn sáng tác thứ nhất vốn được coi như không quan trọng bằng giai đoạn thứ hai. Mặc dù vậy Ngày cuối cùng của người bị kết án vẫn đang được nhiều nhà nghiên cứu Pháp về Huygô quan tâm như một tác phẩm tiêu biểu của ông, không phải do mức độ hoàn chỉnh về sự phát triển tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện, mà do ý nghĩa khai phá, báo hiệu và cách tân cho giai đoạn sáng tác sau này của ông, phần nào cho thể loại văn xuôi thế kỷ XIX.
Nguồn cảm hứng của tác phẩm này ít nhiều cũng gắn bó với khái niệm bác ái về « sự chuộc tội » : « Mỗi cá nhân phạm lội đều có thể được dẫn trở về với xã hội ». Nhưng ở Huygô, không một khái niệm triết học và đạo đức nào lại không gắn với mối quan tâm xã hội của ông. Năm 1820, Huygô dự cuộc hành quyết Luven là người đã giết quận công Beri ; năm 1825, ông nhìn thấy một người phạm tội giết cha, bị hành quyết bằng rìu ; năm 1828 ông cùng với bạn bè chứng kiến cảnh tù khổ sai bị đóng đinh bịt sắt để đưa đi Tulông. Mùa thu năm 1828, tác phẩm này ra đời không mang tên tác giả. Năm 1832, tác phẩm được tái bản : trong Bài tựa, Huygô đã nói cho độc giả rõ rằng việc đấu tranh chống án tử hình của ông qua tác phẩm này không có gì chung với ý định giả dối của Viện Nguyên lão, một lúc nào đó trong năm 1830, đa muốn « chay làng » cho bốn thượng thư – « bốn người của giới thượng lưu như ông và như tôi» - can tội ác lớn, thoát khỏi án tử hình. Ngược lại, ông chống lại việc hành hình « những người khốn khổ », những người mà « tuổi thơ rách rưới đã chạy chân không trong vũng bùn của các ngã ba... những kẻ đáng thương mà đói đẩy tới ăn cắp, ăn cắp tới mọi cái khác....., mà nhà trừng giới lấp vào lúc 12 tuổi, nhà tù khổ sai lúc 18 và máy chém lúc 40 tuổi ». Câu kết luận của bài Tựa là một lời buộc tội đối với bộ máy luật pháp tư sản.
« Một trong những chia khóa mở ra sự nghiệp sáng tác của Huygô trên cả hai bình diện tâm lý và mỹ học» : nhận định này của một nhà huygôliêng nổi tiếng được chứng minh rất rõ khi ta nghiên cứu kết cấu tác phẩm. Khi đọc Ngày cuối cùng, giống như đối với tác phẩm Người lạ của Camuy (1), người đọc muốn tìm xem nhân vật - người bị kết án, đã viết nhật ký này trong những thời điểm nào của ngày, nghĩa là tác giả đã tổ chức việc kể chuyện của mình ra sao để đảm bảo được sự « hợp lý thẩm mỹ ». Ta có thể thấy rằng cuốn nhật ký được viết theo ba mạch, với những chương hồi thường không thề hiện trình tự thời gian mà những đoạn mạch suy nghĩ và xúc cảm.
(1) Nhà văn Pháp hiện đại Rôgiê Boócđiê trong bài tựa toàn tập tiểu thuyết Huygô (1971) đã đề cập đến “ biết bao nhiêu sự giống nhau ” giữa hai tác phẩm:“Cũng cách kể chuyện lạnh lùng ở ngôi thứ nhất, cũng giọng điệu vừa khắc nghiệt, vừa dồn nén, cũng tình huống rất tri tuệ của người bị kết án tử hình đợi ngày xử » rồi « tất cả các kiểu lễ nghi xử án dường như diễn ra phía ngoài người liên quan chủ yếu, khoảng cách giữa cách viết, ý nghĩ với chất liệu đặc biệt xúc cảm của đề tài ».
Mạch thứ nhất từ đầu cho đến chương XXI (với một quãng dứt nhỏ ở giữa) được viết vào đêm trước, gần rạng sáng ngày xử tử (khi đó nhân vật chưa biết rằng đây là ngày cuối cùng của mình), bao trùm những sự kiện quá khứ, gần như một hiện tại : phiên tòa, nhà giam Bixêtrơ..., và những sự việc tiến hành tại chỗ : việc quan sát cuốn sách trên tường nhà giam và giấc mơ về những người cụt đầu...
Mạch giữa từ chương XXII đến XLVIII là phần quan trọng nhất của tác phẩm không phải chỉ do dung lượng sự kiện xảy ra trong thời gian bảy tiếng đồng hồ, mà còn vì ở đây đã tiềm ẩn hầu hết các môtip về đề tài và hình lượng của các tác phẩm quan trọng nhất của Huygô sau này. Ở chương XVIII, câu chuyện của tên cướp bị kết án tử hình – truyện kể cài trong truyện kể – đã là tóm tắt cốt truyện của Clôt Gơ, của cả Gavrôsơ và Giăng Van Giăng gộp lại, với những suy nghĩ bước đầu của tác giả về tiếng lóng (đề tài đã phần nào được đề cập đến ở chương V). Ở chương XLI, ám ảnh về cái chết sẽ là nội dung nhiều bài thơ sau này của Huygô, đồng thời báo hiệu trực tiếp nguồn cảm hứng của bài thơ dài Cái chết của Xaving sẽ được viết từ 1854 đến 1861. Lồng vào âm điệu hài hước về cuộc gặp gỡ với nhà kiến trúc và anh lính gác mê tin, là âm điệu trữ tình về những ngày hè diễm do của thời thơ ấu và về mối tình đầu (sẽ được kể lại tỉ mỉ trong cuốn hồi ký Huygô kể lại, viết trong thời gian lưu vong). Cũng trong những trang này của tác phẩm đã thấp thoảng hiện ra môtip về Pari của « những phố cũ ngoằn ngoèo » và về Nhà thờ Đức Bà « xanh mờ mờ trong sương Pa-ri » với gác chuông lớn của nó.
Mạch thứ ba từ chương XLIV đến cuối, bao gồm các sự kiện cuối cùng : « trang phục», để lên đoạn đầu đài (trong phần này, tên đao phủ và hai tên giúp việc đã có dáng dấp vừa lịch sự, vừa ma quái của hai tên đao phủ xuất hiện cuối tác phẩm Vụ án của Kapka) ; cuộc du hành đến chỗ hành hình, các chi liết quan sát tỉnh táo và chi li về Pari vùng ven sông Xen với «bến Hoa thơm ngát » và các cửa hiệu nối đuôi nhau, rồi cơn hoảng loạn (1) cuối cùng khiến cho giọng của người kể và của nhân vật không trùng được với nhau nữa mà phải tách ra.
Ngay từ cuối thế kỷ XIX, khi viết tác phẩm « Người ở tầng hàn», Đôxtôépxki đã chỉ ra phát kiến về thể loại mà Huygô đã đạt đến trong « kiệt tác Ngày cuối cùng của người bị kết án ». Cho rằng « âm át trên bình diện nghệ thuật » phải là sự tự khám phá qua hình thải « Confession » (2) Đôxtôépxki xác nhận rằng nếu Huygô không tự cho phép mình làm cái việc « hoang đường » là để một người bị kết án viết hồi ký của mình cho đến giây phút cuối cùng thì « bản thân tác phẩm của ông, tác phẩm hiện thực và giống như thật nhất, sẽ không thể ra đời được ».
Trong Toàn tập mới nhất về sáng tác của Huygô ( một công trình đồ sộ kéo dài suốt những năm 70 ở Pháp) Giăng Maxanh, người chủ biên toàn tập đã viết một bài giới thiệu rất công phu về Ngày cuối cùng. Hầu như không có tình tiết cốt truyện, sự kiện đóng khung trong một ngày, diễn ra dưới cái nhìn của một nhân vật (do đó rất nhiều các từ kiểu « dường như » « hình như », « có vẻ »...), được viết chủ yếu ở thì Hiện tại, Thức Trình bày (khác với truyện kể Pháp thường được viết ở thì Quá khứ đơn), khiến cho sự kiện là của « một hiện tại dày đặc », như không di động, nhưng vẫn trôi, « bị ám ảnh bởi tiếng chuông giờ », cắt đứt khỏi một quá khứ đã bị tách rời và đóng kín, khỏi một tương lai khẳng định là sẽ không có..., bấy nhiêu đặc trưng tưởng cũng quá đủ đề tác phẩm viết vào đầu thế kỷ XIX này gần gụi với những tác phẩm hiện đại của thế kỷ XX. Ấy là chưa kể những mộng mị, đề tài ưa thích của giới phê bình tâm phân học.
Nhưng có lẽ thành tựu quan trọng nhất của tác phẩm chính là ở giọng điệu.
« Một ảo tượng rất sâu, gắn chặt với một thực tế rất thời sự ». Hầu hết các nhà nghiên cứu về Huygô đều thống nhất với nhận định trên của Môrông (3) đề nhìn thấy ở tác phẩm này sự đan chéo giữa hai yếu tố đối lập vốn là phương thức biểu hiện thích hợp nhất với thực tế xã hội phương Tây hiện đại: «Ảo giác và thái độ khách quan », « hiện thực và ấn lượng », « chất thơ và sự ghê rợn », mầu thuẫn giữa cái « phát biểu » và cái « biểu hiện » (những lời than vãn rền rĩ về cái chết và bút pháp miêu tả lạnh lùng và chi li).... Điều chắc chắn là bức tranh tàn ác vì bộ máy luật pháp tư sản sẽ không sắc sảo đến như thế nếu nó không được lồng vào những liên tưởng,« những arabexk biến diễn không ngừng » tưởng như chỉ có thể này sinh nguyên vẹn từ trí tưởng tượng hoang đường của nhà thơ. Đó có thể là một trong những ý định của Huygô khi ông tìm cách «hướng nội » đến như vậy, trên bình diện biểu hiện, một đề tài hoàn toàn có tính chất xã hội.
ĐẶNG THỊ HẠNH
(1) Cơn hoảng loạn này cũng là lý do cho phép người bị kết án hoãn việc hành hình lại trong chốc lát và viết những trang cuối cùng của tác phẩm.
(2) Lời tâm sự, lời thú tội.
(3) Nhà nghiên cứu hiện đại Pháp, thường sử dụng phương pháp tiếp cận phân tâm học.