- Tham gia
- 17/12/2011
- Bài viết
- 5.437
Diễn văn như 'gáo nước lạnh'
Năm 2012, phát biểu tại lễ tốt nghiệp của học sinh lớp 12 trường Trung học Wellesley High bang Massachusetts Hoa Kỳ, giáo viên tiếng Anh David McCollough Jr gây sốc cho toàn thể học sinh và giáo viên bằng bài diễn thuyết như "gáo nước lạnh".
Không nói những lời tung hô sáo mòn, McCollough truyền tới cảm hứng về một "thế giới thực", một cuộc đời mà ở đó, các em học sinh không có gì đặc biệt. “Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37.000 trường trung học trên toàn quốc. Nếu cả triệu người mới có một người như các em thì trên thế giới 6,8 tỉ dân này sẽ có tới gần 7.000 người như các em.
Hãy nhìn toàn cảnh. Hành tinh của chúng ta không phải là trung tâm Hệ mặt trời, Hệ mặt trời không phải là trung tâm Ngân hà, Ngân hà cũng chẳng phải là trung tâm vũ trụ. Các nhà thiên văn đã khẳng định vũ trụ không có trung tâm đâu, do đó các em không thể là “cái rốn” của vũ trụ. Ngay cả tỉ phú Mỹ nổi tiếng Donald Trump cũng chẳng là “cái đinh” gì”.
McCollough chia sẻ với học trò: Hãy dũng cảm nhìn thẳng về phía trước. Ảnh Janice.
Hàng trăm học sinh đang hân hoan trong bộ quần áo tốt nghiệp sửng sốt nhìn thầy giáo McCollough. Những lời lẽ có thể "lạ lùng" này họ chưa từng nghe ở đâu nhưng đó là sự thật, dù phũ phàng nhưng sức mạnh to lớn. Bài diễn thuyết này ngay lập tức đã lan đi khắp thế giới, đón nhận hàng nghìn lượt bình luận.
"Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn", thầy McCollough khẳng định.
Bài diễn văn nhấn mạnh đến ý thức giáo dục một thế hệ trẻ thường xuyên đọc sách, dám ước mơ, có cá tính và biết khẳng định mình, làm việc chăm chỉ, tư duy độc lập, yêu những người mình yêu hết mình. Các bạn trẻ cần hiểu "một cách nhanh chóng, mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực, chứ không phải là thứ từ trên trời rơi xuống vì các em là người tốt hay vì cha mẹ đưa đến tận tay các em".
Tuổi trẻ cần sự nỗ lực, đừng "nằm ườn một chỗ xem mấy trò nhảm nhí trên Youtube. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến với các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê và hãy giữ chắc nó bằng cả hai bàn tay”.
Trả lời phỏng vấn tờ Fox News, McCollough nhấn mạnh rằng, ông muốn học sinh mình hiểu, để thành công trong cuộc đời, cần phải có sự nỗ lực một cách nghiêm túc. Sự vĩ đại hay lạ lùng, niềm vui ngọt ngào chỉ đến khi các em không thổi phồng bản thân mình, hay nhận ra mình chẳng có gì đặc biệt.
3 câu chuyện thú vị từ diễn văn của Steve Jobs
Steve Jobs - nhà sáng lập kiêm CEO hãng công nghệ Apple năm 2005 được mời tham dự lễ trao bằng tốt nghiệp cho SV trường ĐH Stanford. Tại đây, ông có bài diễn văn dài không đến 15 phút, nhưng là sự chắt lọc cả cuộc đời đầy những biến cố, thăng trầm, vinh quang và cay đắng.
Đó lần đầu tiên, ông chia sẻ về lý do tại sao mình bỏ học. Steve Jobs nói: 17 tuổi, ông vào ĐH. Việc lựa chọn ngôi trường đắt đỏ đến mức bố mẹ đã phải dốc hết giọt tiền tiết kiệm cuối cùng cho ông là một sai lầm. Vì thế, Steve Job quyết định nghỉ học. Ông theo đuổi trường Reed và học nghệ thuật viết chữ đẹp. Có cảm giác như ông học thừa. Nhưng 10 năm sau, chính nhờ môn học mang tính nghệ thuật, lịch sử ấy mà ông thiết kế thành công thế hệ đắt tiền của máy tính Machintosh.
Điều Steve Jobs rút ra cho các bạn trẻ là: Những sự kiện xảy ra trong cuộc đời luôn ẩn chứa một sứ mệnh đặc biệt, bạn cần phải có niềm tin vào vận mệnh, cuộc sống, nhân quả và sự quyết tâm.
Năm 30 tuổi, ông bị công ty Apple sa thải. Còn gì đau xót hơn khi bị chính nơi mà bạn tạo dựng từ những ngày đầu tiên quay lưng lại? Tuy thế, ông đã đứng lên được sau vấp váp đó. Bằng chứng là ông bắt đầu xây dựng công ty Next và một công ty khác tên là Pixar. Pixar trở thành xưởng phim hoạt hình thành công nhất trên thế giới sau này. Next làm ăn hiệu quả, và Steve Jobs quay trở lại làm CEO của Apple.
"Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm", Steve Jobs nói.
"Điều duy nhất để thành công thực sự là các bạn hãy làm những công việc các bạn yêu quý. Nếu chưa tìm thấy nó, bạn có thể tiếp tục tìm kiếm. Cũng như bất kỳ mối quan hệ nào, đều sẽ tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ".
Câu chuyện thứ ba của vị "thuyền trưởng" Apple đến từ bệnh tật của ông. Năm 2004, ông bị chẩn đoán ung thư. Thời điểm đó, Steve Jobs đã vô cùng hoảng loạn như bao nhiêu người sắp phải đối mặt cái chết. Mỗi buổi sáng ngủ dậy, tôi luôn nhìn vào gương và tự hỏi: Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời mình? Tôi sẽ làm gì? Tất cả mọi việc, từ niềm tự hào, xấu hổ hay thất bại... đều sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết". Đó là lý do, từ năm 17 tuổi, Steve Jobs luôn nghĩ về cái chết để động viên bản thân tạo ra cơ hội lớn cho cuộc đời mình.
Hãy dũng cảm đi theo sự mách bảo của trái tim và trực giác của mình, ông chủ hãng Apple chia sẻ. Thời gian của các bạn là có hạn, vì thế đừng lãng phí để sống cho một cuộc đời ai đó. Đừng sống bằng suy nghĩ của những người khác. Đừng để quan điểm của những người khác làm mờ nhạt đi quan điểm của chính bản thân bạn.
Suốt 56 năm qua, có một câu nói luôn đi theo Steve Jobs suốt cuộc đời, đó là “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ". Vì chỉ điều đó mới giúp các bạn làm chủ cuộc đời mình.
Diễn văn ngợi ca loài chó
Một bài diễn văn chỉ vỏn vẹn 375 chữ, được diễn thuyết trong một phiên tòa, nhưng chính nó đã giúp George Graham Vest trở thành nhân vật nổi tiếng nhất lịch sử nước Mỹ.
Khi còn là một luật sư, nhờ bài nói này, ông giúp người thợ săn thắng kiện một người chăn cừu đã giết chết chó của ông ta. Lý lẽ hoàn toàn thuyết phục của George Graham đã chinh phục hội thẩm đoàn và bài diễn văn của ông trở thành bất hủ. Tờ New York Times cũng bình chọn, đây là bài diễn văn hay nhất trong lịch sử 1000 năm qua. Tại trụ sở tòa án Warrensburg, bang Missouri, người ta lập nên bức tượng con chó kèm theo dòng chữ “A Tribute to the Dog” để đánh dấu sự kiện lịch sử này.
Bài diễn văn về loài chó
Thưa hội thẩm đoàn,
Người bạn tốt nhất mà ta có được trên đời này có thể quay lưng chống lại ta và biến thành kẻ thù của ta.
Con cái mà ta hằng yêu thương chăm sóc có thể trở thành những đứa vô ơn bạc nghĩa.
Những người gần gũi và thân thiết với ta nhất, những người mà ta tin tưởng đem giao phó hạnh phúc và danh dự của mình, một ngày nào đó có thể trở thành những kẻ phản bội.
Tiền bạc mà ta có được có thể sẽ mất đi, mất ngay vào lúc ta cần nó nhất.
Danh tiếng của con người có thể tiêu tan trong khoảnh khắc vì một hành vi nông nổi.
Những kẻ từng quỳ gối tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể trở thành những kẻ đầu tiên ném vào ta hòn đá hiểm độc khi bóng mây sa cơ lỡ vận phủ xuống đầu ta.
Trên thế gian vụ lợi ích kỷ này, con người chỉ có thể có được một người bạn vô tư không điều kiện, một người bạn không bao giờ rời bỏ ta, không bao giờ vô ơn bạc nghĩa, không bao giờ phản bội, đó là con chó của ta.
Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta, dù ta giàu sang hay ta nghèo khó, dù ta khỏe mạnh hay ta ốm đau bệnh tật.
Nó ngủ dưới nền đất lạnh, bất chấp giá rét mùa đông hay bão tuyết, miễn sao được ở gần ta.
Nó vẫn hôn vào bàn tay ta dù ta không còn thức ăn gì cho nó.
Nó liếm vào những vết thương và những chỗ ta đau đớn khi va chạm với sự tàn bạo của cuộc đời.
Nó canh giấc ngủ cho ta khi ta là kẻ cùng khốn cũng giống như khi ta là một ông hoàng.
Khi tất cả bạn bè đều rời xa ta, riêng con chó thì ở lại.
Khi ta mất hết của cải, thân bại danh liệt, thì tình yêu thủy chung của con chó đối với ta vẫn ngời sáng như ánh mặt trời xuyên thấu chín tầng mây.
Nếu chẳng may ta bị cuộc đời ruồng bỏ, rơi vào cảnh không bạn bè không nhà cửa, thì đối với con chó trung thành, không có một đặc ân nào cao hơn là được ở bên cạnh ta, để bảo vệ ta chống lại những hiểm nguy, chống lại kẻ thù.
Và đến lúc đời ta kết thúc, Thần chết rước ta đi và thân xác ta nằm dưới lòng đất lạnh, khi người thân bạn bè đưa tiễn đã quay về để tiếp tục bận rộn với cuộc sống của họ, thì con chó cao quý vẫn còn nằm bên nấm mồ ta, đầu gục xuống giữa hai chân, đôi mắt đau buồn nhưng vẫn mở to cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã chết.
Năm 2012, phát biểu tại lễ tốt nghiệp của học sinh lớp 12 trường Trung học Wellesley High bang Massachusetts Hoa Kỳ, giáo viên tiếng Anh David McCollough Jr gây sốc cho toàn thể học sinh và giáo viên bằng bài diễn thuyết như "gáo nước lạnh".
Không nói những lời tung hô sáo mòn, McCollough truyền tới cảm hứng về một "thế giới thực", một cuộc đời mà ở đó, các em học sinh không có gì đặc biệt. “Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37.000 trường trung học trên toàn quốc. Nếu cả triệu người mới có một người như các em thì trên thế giới 6,8 tỉ dân này sẽ có tới gần 7.000 người như các em.
Hãy nhìn toàn cảnh. Hành tinh của chúng ta không phải là trung tâm Hệ mặt trời, Hệ mặt trời không phải là trung tâm Ngân hà, Ngân hà cũng chẳng phải là trung tâm vũ trụ. Các nhà thiên văn đã khẳng định vũ trụ không có trung tâm đâu, do đó các em không thể là “cái rốn” của vũ trụ. Ngay cả tỉ phú Mỹ nổi tiếng Donald Trump cũng chẳng là “cái đinh” gì”.
McCollough chia sẻ với học trò: Hãy dũng cảm nhìn thẳng về phía trước. Ảnh Janice.
"Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn", thầy McCollough khẳng định.
Bài diễn văn nhấn mạnh đến ý thức giáo dục một thế hệ trẻ thường xuyên đọc sách, dám ước mơ, có cá tính và biết khẳng định mình, làm việc chăm chỉ, tư duy độc lập, yêu những người mình yêu hết mình. Các bạn trẻ cần hiểu "một cách nhanh chóng, mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực, chứ không phải là thứ từ trên trời rơi xuống vì các em là người tốt hay vì cha mẹ đưa đến tận tay các em".
Tuổi trẻ cần sự nỗ lực, đừng "nằm ườn một chỗ xem mấy trò nhảm nhí trên Youtube. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến với các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê và hãy giữ chắc nó bằng cả hai bàn tay”.
Trả lời phỏng vấn tờ Fox News, McCollough nhấn mạnh rằng, ông muốn học sinh mình hiểu, để thành công trong cuộc đời, cần phải có sự nỗ lực một cách nghiêm túc. Sự vĩ đại hay lạ lùng, niềm vui ngọt ngào chỉ đến khi các em không thổi phồng bản thân mình, hay nhận ra mình chẳng có gì đặc biệt.
3 câu chuyện thú vị từ diễn văn của Steve Jobs
Steve Jobs - nhà sáng lập kiêm CEO hãng công nghệ Apple năm 2005 được mời tham dự lễ trao bằng tốt nghiệp cho SV trường ĐH Stanford. Tại đây, ông có bài diễn văn dài không đến 15 phút, nhưng là sự chắt lọc cả cuộc đời đầy những biến cố, thăng trầm, vinh quang và cay đắng.
Đó lần đầu tiên, ông chia sẻ về lý do tại sao mình bỏ học. Steve Jobs nói: 17 tuổi, ông vào ĐH. Việc lựa chọn ngôi trường đắt đỏ đến mức bố mẹ đã phải dốc hết giọt tiền tiết kiệm cuối cùng cho ông là một sai lầm. Vì thế, Steve Job quyết định nghỉ học. Ông theo đuổi trường Reed và học nghệ thuật viết chữ đẹp. Có cảm giác như ông học thừa. Nhưng 10 năm sau, chính nhờ môn học mang tính nghệ thuật, lịch sử ấy mà ông thiết kế thành công thế hệ đắt tiền của máy tính Machintosh.
Điều Steve Jobs rút ra cho các bạn trẻ là: Những sự kiện xảy ra trong cuộc đời luôn ẩn chứa một sứ mệnh đặc biệt, bạn cần phải có niềm tin vào vận mệnh, cuộc sống, nhân quả và sự quyết tâm.
Năm 30 tuổi, ông bị công ty Apple sa thải. Còn gì đau xót hơn khi bị chính nơi mà bạn tạo dựng từ những ngày đầu tiên quay lưng lại? Tuy thế, ông đã đứng lên được sau vấp váp đó. Bằng chứng là ông bắt đầu xây dựng công ty Next và một công ty khác tên là Pixar. Pixar trở thành xưởng phim hoạt hình thành công nhất trên thế giới sau này. Next làm ăn hiệu quả, và Steve Jobs quay trở lại làm CEO của Apple.
"Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm", Steve Jobs nói.
"Điều duy nhất để thành công thực sự là các bạn hãy làm những công việc các bạn yêu quý. Nếu chưa tìm thấy nó, bạn có thể tiếp tục tìm kiếm. Cũng như bất kỳ mối quan hệ nào, đều sẽ tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ".
Câu chuyện thứ ba của vị "thuyền trưởng" Apple đến từ bệnh tật của ông. Năm 2004, ông bị chẩn đoán ung thư. Thời điểm đó, Steve Jobs đã vô cùng hoảng loạn như bao nhiêu người sắp phải đối mặt cái chết. Mỗi buổi sáng ngủ dậy, tôi luôn nhìn vào gương và tự hỏi: Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời mình? Tôi sẽ làm gì? Tất cả mọi việc, từ niềm tự hào, xấu hổ hay thất bại... đều sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết". Đó là lý do, từ năm 17 tuổi, Steve Jobs luôn nghĩ về cái chết để động viên bản thân tạo ra cơ hội lớn cho cuộc đời mình.
Hãy dũng cảm đi theo sự mách bảo của trái tim và trực giác của mình, ông chủ hãng Apple chia sẻ. Thời gian của các bạn là có hạn, vì thế đừng lãng phí để sống cho một cuộc đời ai đó. Đừng sống bằng suy nghĩ của những người khác. Đừng để quan điểm của những người khác làm mờ nhạt đi quan điểm của chính bản thân bạn.
Suốt 56 năm qua, có một câu nói luôn đi theo Steve Jobs suốt cuộc đời, đó là “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ". Vì chỉ điều đó mới giúp các bạn làm chủ cuộc đời mình.
Diễn văn ngợi ca loài chó
Một bài diễn văn chỉ vỏn vẹn 375 chữ, được diễn thuyết trong một phiên tòa, nhưng chính nó đã giúp George Graham Vest trở thành nhân vật nổi tiếng nhất lịch sử nước Mỹ.
Khi còn là một luật sư, nhờ bài nói này, ông giúp người thợ săn thắng kiện một người chăn cừu đã giết chết chó của ông ta. Lý lẽ hoàn toàn thuyết phục của George Graham đã chinh phục hội thẩm đoàn và bài diễn văn của ông trở thành bất hủ. Tờ New York Times cũng bình chọn, đây là bài diễn văn hay nhất trong lịch sử 1000 năm qua. Tại trụ sở tòa án Warrensburg, bang Missouri, người ta lập nên bức tượng con chó kèm theo dòng chữ “A Tribute to the Dog” để đánh dấu sự kiện lịch sử này.
Bài diễn văn về loài chó
Thưa hội thẩm đoàn,
Người bạn tốt nhất mà ta có được trên đời này có thể quay lưng chống lại ta và biến thành kẻ thù của ta.
Con cái mà ta hằng yêu thương chăm sóc có thể trở thành những đứa vô ơn bạc nghĩa.
Những người gần gũi và thân thiết với ta nhất, những người mà ta tin tưởng đem giao phó hạnh phúc và danh dự của mình, một ngày nào đó có thể trở thành những kẻ phản bội.
Tiền bạc mà ta có được có thể sẽ mất đi, mất ngay vào lúc ta cần nó nhất.
Danh tiếng của con người có thể tiêu tan trong khoảnh khắc vì một hành vi nông nổi.
Những kẻ từng quỳ gối tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể trở thành những kẻ đầu tiên ném vào ta hòn đá hiểm độc khi bóng mây sa cơ lỡ vận phủ xuống đầu ta.
Trên thế gian vụ lợi ích kỷ này, con người chỉ có thể có được một người bạn vô tư không điều kiện, một người bạn không bao giờ rời bỏ ta, không bao giờ vô ơn bạc nghĩa, không bao giờ phản bội, đó là con chó của ta.
Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta, dù ta giàu sang hay ta nghèo khó, dù ta khỏe mạnh hay ta ốm đau bệnh tật.
Nó ngủ dưới nền đất lạnh, bất chấp giá rét mùa đông hay bão tuyết, miễn sao được ở gần ta.
Nó vẫn hôn vào bàn tay ta dù ta không còn thức ăn gì cho nó.
Nó liếm vào những vết thương và những chỗ ta đau đớn khi va chạm với sự tàn bạo của cuộc đời.
Nó canh giấc ngủ cho ta khi ta là kẻ cùng khốn cũng giống như khi ta là một ông hoàng.
Khi tất cả bạn bè đều rời xa ta, riêng con chó thì ở lại.
Khi ta mất hết của cải, thân bại danh liệt, thì tình yêu thủy chung của con chó đối với ta vẫn ngời sáng như ánh mặt trời xuyên thấu chín tầng mây.
Nếu chẳng may ta bị cuộc đời ruồng bỏ, rơi vào cảnh không bạn bè không nhà cửa, thì đối với con chó trung thành, không có một đặc ân nào cao hơn là được ở bên cạnh ta, để bảo vệ ta chống lại những hiểm nguy, chống lại kẻ thù.
Và đến lúc đời ta kết thúc, Thần chết rước ta đi và thân xác ta nằm dưới lòng đất lạnh, khi người thân bạn bè đưa tiễn đã quay về để tiếp tục bận rộn với cuộc sống của họ, thì con chó cao quý vẫn còn nằm bên nấm mồ ta, đầu gục xuống giữa hai chân, đôi mắt đau buồn nhưng vẫn mở to cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã chết.
Theo Ione