- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
“Chủ trương không mở rộng tuyển mới các ngành khối kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh của Bộ GD&ĐT là đúng" - Ông Đặng Kim Vui, Giám đốc ĐH Thái Nguyên nói. Tuy nhiên, ông Trần Việt Hoàng, Phó Ban tài chính, ĐHQG TPHCM cho rằng, có thể trong tương lai sẽ thiếu nhân lực các ngành này.
Các trường tiếp tục tăng chỉ tiêu
Ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu Trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho hay: Năm 2012, trường này tuyển sinh 4.300 chỉ tiêu cho 2 hệ ĐH và CĐ. Năm 2013, trường này dự kiến tuyển tăng gần 20%.
Mặc dù trong 14 ngành đào tạo của trường này, các ngành không khuyến khích đào tạo chiếm một nửa tổng chỉ tiêu nhưng ông Hóa cho rằng, trong xu thế khủng hoảng của các ngành công nghiệp, ngân hàng chỉ tạm thời co lại.
Cơ sở giáo dục ĐH thứ hai không bị chủ trương mới của Bộ GD&ĐT tác động là Học viện Bưu chính Viễn thông. Học viện có 3 ngành thuộc khối kinh tế quản trị kinh doanh, kế toán và năm nay mở thêm ngành marketing.
Ông Lê Hữu Lập, Phó GĐ Học viện Bưu chính Viễn thông cho biết, năm nay Học viện sẽ tuyển 3.100 chỉ tiêu, tăng gần 1.000 so với năm trước. Trong đó chỉ tiêu hệ ĐH tăng nhiều và học viện sẽ không đào tạo liên thông chính quy nữa.
Ông Lập lý giải lý do mở ngành mới marketing là kinh tế đang đi xuống, hàng hóa ứ đọng, phải có người rao bán. Còn theo ông Đặng Văn Tùng, Phó Ban đào tạo của Học viện, chủ trương của Bộ chỉ liên quan định hướng xác định chỉ tiêu của các trường để cân bằng lại sau khi các ngành ở mức “báo động đỏ” chiếm tới 60% cơ cấu ngành nghề vào năm 2012 mà không tác động đến sự lựa chọn của thí sinh.
Còn ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội khuyến cáo: Trong tình hình nhiều trường đào tạo các ngành giống nhau, tốt nhất thí sinh nên lượng sức và chọn những trường có uy tín.
Trường dân lập sẽ còn khó tuyển
Đó là dự báo của ông Trần Hồng Quân Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Ngoài công lập (NCL).
Ông Quân cho biết, khu vực này vừa đề nghị Bộ thực hiện giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ NCL khi Luật GD ĐH có hiệu lực và được Bộ trả lời: Sẽ thực hiện theo lộ trình và trước mắt, trường nào đủ điều kiện, lập phương án và Bộ GD&ĐT xem xét duyệt để đảm bảo chất lượng.
Ông Quân nói: Như vậy là rất khó, vì có những điều kiện trường NCL và cả CL không thể đáp ứng như diện tích và đội ngũ cơ hữu.
Theo ông Quân, các trường NCL hay tập trung đến khu vực đào tạo các ngành tài chính và kinh tế là do đào tạo các ngành này không đòi hỏi quá lớn về đầu tư cơ sở vật chất hoặc công nghệ! Ông dự báo: Khối NCL và các trường địa phương sẽ khó tuyển sinh hơn!
Tuy nhiên, ông nói: Sẽ có khoảng 20 trường NCL có uy tín trên tổng số 81 trường ĐH, CĐ NCL có khả năng tuyển đủ. (số trường NCL chiếm 1/5 tổng số các trường ĐH, CĐ trên cả nước và chiếm 14,7% số lượng người học).
|
Ngành kinh tế, tài chính được cho là đang thừa nhân lực nhưng sẽ thiếu trong tương lai, điều này tùy thuộc chỉ tiêu tuyển sinh ĐH hàng năm. Ảnh: Hồng Vĩnh. |
Ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu Trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho hay: Năm 2012, trường này tuyển sinh 4.300 chỉ tiêu cho 2 hệ ĐH và CĐ. Năm 2013, trường này dự kiến tuyển tăng gần 20%.
Mặc dù trong 14 ngành đào tạo của trường này, các ngành không khuyến khích đào tạo chiếm một nửa tổng chỉ tiêu nhưng ông Hóa cho rằng, trong xu thế khủng hoảng của các ngành công nghiệp, ngân hàng chỉ tạm thời co lại.
Cơ sở giáo dục ĐH thứ hai không bị chủ trương mới của Bộ GD&ĐT tác động là Học viện Bưu chính Viễn thông. Học viện có 3 ngành thuộc khối kinh tế quản trị kinh doanh, kế toán và năm nay mở thêm ngành marketing.
Ông Lê Hữu Lập, Phó GĐ Học viện Bưu chính Viễn thông cho biết, năm nay Học viện sẽ tuyển 3.100 chỉ tiêu, tăng gần 1.000 so với năm trước. Trong đó chỉ tiêu hệ ĐH tăng nhiều và học viện sẽ không đào tạo liên thông chính quy nữa.
Ông Lập lý giải lý do mở ngành mới marketing là kinh tế đang đi xuống, hàng hóa ứ đọng, phải có người rao bán. Còn theo ông Đặng Văn Tùng, Phó Ban đào tạo của Học viện, chủ trương của Bộ chỉ liên quan định hướng xác định chỉ tiêu của các trường để cân bằng lại sau khi các ngành ở mức “báo động đỏ” chiếm tới 60% cơ cấu ngành nghề vào năm 2012 mà không tác động đến sự lựa chọn của thí sinh.
Còn ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội khuyến cáo: Trong tình hình nhiều trường đào tạo các ngành giống nhau, tốt nhất thí sinh nên lượng sức và chọn những trường có uy tín.
Trường dân lập sẽ còn khó tuyển
Đó là dự báo của ông Trần Hồng Quân Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Ngoài công lập (NCL).
Ông Quân cho biết, khu vực này vừa đề nghị Bộ thực hiện giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ NCL khi Luật GD ĐH có hiệu lực và được Bộ trả lời: Sẽ thực hiện theo lộ trình và trước mắt, trường nào đủ điều kiện, lập phương án và Bộ GD&ĐT xem xét duyệt để đảm bảo chất lượng.
Ông Quân nói: Như vậy là rất khó, vì có những điều kiện trường NCL và cả CL không thể đáp ứng như diện tích và đội ngũ cơ hữu.
Theo ông Quân, các trường NCL hay tập trung đến khu vực đào tạo các ngành tài chính và kinh tế là do đào tạo các ngành này không đòi hỏi quá lớn về đầu tư cơ sở vật chất hoặc công nghệ! Ông dự báo: Khối NCL và các trường địa phương sẽ khó tuyển sinh hơn!
Tuy nhiên, ông nói: Sẽ có khoảng 20 trường NCL có uy tín trên tổng số 81 trường ĐH, CĐ NCL có khả năng tuyển đủ. (số trường NCL chiếm 1/5 tổng số các trường ĐH, CĐ trên cả nước và chiếm 14,7% số lượng người học).
Theo Tienphong