- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Hạn chót tuyển sinh 2012, hàng loạt trường đại học, nhất là trường dân lập vẫn không tuyển đủ người học. Một số ngành có khả năng phải đóng cửa.
Thí sinh dự thi đại học, cao đẳng 2012. (Ảnh: Hồ Thu)Kỳ tuyển sinh kỳ lạ?
Có ý kiến cho rằng, mùa tuyển sinh năm nay khá bí ẩn bởi đến phút chót các trường vẫn không hiểu vì sao năm nay nhiều trường khó tuyển sinh đến vậy.
Ông Trần Văn Hào, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Hà Hoa Tiên (Hà Nam), cho rằng: do các trường công lập năm nay hạ điểm sàn khiến các trường tốp dưới không có người học. Ông Hào dẫn ví dụ, có trường ĐH công lập năm ngoái gọi 4.000 thì năm nay gọi 6.000 người.
Ông Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng trường ĐH dân lập Phương Đông cho biết, năm nay là năm đầu tiên trường này không tuyển đủ người học mặc dù trường đã ổn định mấy năm trở lại đây.
Năm 2012 trường này chỉ tuyển được khoảng 65% chỉ tiêu. “Tuyển sinh được hơn nửa như trường tôi là còn may mắn, có trường thiếu nhiều, thiếu khủng khiếp! Không hiểu vì sao!”, ông Dụ nói.
Một số ý kiến còn cho rằng, tuyển sinh gặp khó là do thông tin không nhất quán như: thay đổi điểm chuẩn hạ dưới sàn, ưu tiên thêm vùng, hạn tuyển sinh kéo dài và số lượng nguyện vọng “vô hạn”…
Ông Bùi Thiện Dụ nêu lý do, các trường công lập ở các địa phương gần Hà Nội cũng tuyển bằng điểm sàn thì đương nhiên thí sinh phải chọn trường công lập để học vì học phí thấp hơn.
Ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó GĐ ĐHQG TP HCM khẳng định: Nguồn vào khá nhiều nhưng số trường tăng và chỉ tiêu các trường cũng tăng. Có không ít trường tư thục có cả ngàn chỉ tiêu nhưng đội ngũ giáo viên chưa theo kịp và học phí cao…
Theo ông Nghĩa, trong tình hình các trường cạnh tranh gay gắt, nhất là khối kinh tế, tài chính, ngân hàng thì chỉ có những trường uy tín, chỉ tiêu ổn định; ngành không “đụng hàng”... thì mới có thể tuyển đủ người học.
Cần được tính lại!
Ngành GD&ĐT lại đang rục rịch chuẩn bị cho mùa thi 2013. Ông Hoàng Xuân Quảng, Phó Hiệu trưởng ĐH An Giang nói: Những việc năm nay Bộ đổi mới như: cho mở rộng thời gian tuyển sinh, không hạn chế nguyện vọng, hạ điểm sàn… là giải pháp tình thế.
Có những trường chỉ tuyển được 20%-30% hoặc 50 %, thí sinh không muốn vào học thì có hạ điểm thí sinh cũng không vào học.
Thí sinh tại kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2012. (Ảnh: Xuân Phú)Nói về giải pháp cho kỳ thi tuyển sinh 2013, ông Nguyễn Hội Nghĩa đề nghị, chỉ tiêu của các trường thường là năm sau không thua năm trước vì vậy điều cần làm là kiên quyết giữ chỉ tiêu, không nên tăng nữa.
Việc thứ hai là cần điều chỉnh cơ cấu ngành các khối kinh tế, tài chính giảm xuống vì đã bắt đầu có sự dư thừa và thất nghiệp ở các ngành này.
Về điểm sàn cũng nên nghiên cứu và cân nhắc cẩn trọng để giải toán bài toán phức tạp hơn liên quan các yếu tố địa phương, cơ cấu ngành nghề, số trường ĐH, CĐ trên toàn quốc.
Ông Hoàng Xuân Quảng đề nghị, cần xác định điểm sàn phù hợp cho các trường tốp dưới và xem lại một số chủ trương xem có phù hợp hay không như: kéo dài thời gian tuyển sinh, không hạn chế nguyện vọng…
Tiền Phong
Thí sinh dự thi đại học, cao đẳng 2012. (Ảnh: Hồ Thu)
Có ý kiến cho rằng, mùa tuyển sinh năm nay khá bí ẩn bởi đến phút chót các trường vẫn không hiểu vì sao năm nay nhiều trường khó tuyển sinh đến vậy.
Ông Trần Văn Hào, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Hà Hoa Tiên (Hà Nam), cho rằng: do các trường công lập năm nay hạ điểm sàn khiến các trường tốp dưới không có người học. Ông Hào dẫn ví dụ, có trường ĐH công lập năm ngoái gọi 4.000 thì năm nay gọi 6.000 người.
Ông Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng trường ĐH dân lập Phương Đông cho biết, năm nay là năm đầu tiên trường này không tuyển đủ người học mặc dù trường đã ổn định mấy năm trở lại đây.
Năm 2012 trường này chỉ tuyển được khoảng 65% chỉ tiêu. “Tuyển sinh được hơn nửa như trường tôi là còn may mắn, có trường thiếu nhiều, thiếu khủng khiếp! Không hiểu vì sao!”, ông Dụ nói.
Một số ý kiến còn cho rằng, tuyển sinh gặp khó là do thông tin không nhất quán như: thay đổi điểm chuẩn hạ dưới sàn, ưu tiên thêm vùng, hạn tuyển sinh kéo dài và số lượng nguyện vọng “vô hạn”…
Ông Bùi Thiện Dụ nêu lý do, các trường công lập ở các địa phương gần Hà Nội cũng tuyển bằng điểm sàn thì đương nhiên thí sinh phải chọn trường công lập để học vì học phí thấp hơn.
Ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó GĐ ĐHQG TP HCM khẳng định: Nguồn vào khá nhiều nhưng số trường tăng và chỉ tiêu các trường cũng tăng. Có không ít trường tư thục có cả ngàn chỉ tiêu nhưng đội ngũ giáo viên chưa theo kịp và học phí cao…
Theo ông Nghĩa, trong tình hình các trường cạnh tranh gay gắt, nhất là khối kinh tế, tài chính, ngân hàng thì chỉ có những trường uy tín, chỉ tiêu ổn định; ngành không “đụng hàng”... thì mới có thể tuyển đủ người học.
Cần được tính lại!
Ngành GD&ĐT lại đang rục rịch chuẩn bị cho mùa thi 2013. Ông Hoàng Xuân Quảng, Phó Hiệu trưởng ĐH An Giang nói: Những việc năm nay Bộ đổi mới như: cho mở rộng thời gian tuyển sinh, không hạn chế nguyện vọng, hạ điểm sàn… là giải pháp tình thế.
Có những trường chỉ tuyển được 20%-30% hoặc 50 %, thí sinh không muốn vào học thì có hạ điểm thí sinh cũng không vào học.
Thí sinh tại kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2012. (Ảnh: Xuân Phú)
Việc thứ hai là cần điều chỉnh cơ cấu ngành các khối kinh tế, tài chính giảm xuống vì đã bắt đầu có sự dư thừa và thất nghiệp ở các ngành này.
Về điểm sàn cũng nên nghiên cứu và cân nhắc cẩn trọng để giải toán bài toán phức tạp hơn liên quan các yếu tố địa phương, cơ cấu ngành nghề, số trường ĐH, CĐ trên toàn quốc.
Ông Hoàng Xuân Quảng đề nghị, cần xác định điểm sàn phù hợp cho các trường tốp dưới và xem lại một số chủ trương xem có phù hợp hay không như: kéo dài thời gian tuyển sinh, không hạn chế nguyện vọng…
Tiền Phong