Tuyên bố lịch sử của LHQ ủng hộ người đồng tính
Lần đầu tiên, Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã tán thành quyền đồng tính nam, đồng tính nữ và chuyển giới.
Lần đầu tiên, Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã tán thành quyền đồng tính nam, đồng tính nữ và chuyển giới vào thứ Sáu, thông qua một nghị quyết được Mỹ và các nước hậu thuẫn khác đặc biệt hoan nghênh trong khi bị chỉ trích bởi các quốc gia Châu Phi và Hồi giáo.
Bản tuyến bố dùng lời lẽ cẩn thận, bày tỏ mối quan tâm nghiêm túc về nạn lạm dụng giới tính và đưa ra một báo cáo toàn cầu về sự phân biệt đối xử với người đồng tính.
Tuy nhiên các nhà hoạt động chính trị gọi đây là một dịch chuyển quan trọng về vấn đề gây chia rẽ toàn cầu hàng thập kỷ, và họ khen ngợi chính quyền của ông Obama đã thúc đẩy quyền của người đồng tính ở trong nước cũng như nước ngoài.
“Đây là một bước ngoặt lịch sử của thực trạng lạm dụng và vi phạm nhân quyền mà người đồng tính nam, nữ, lưỡng tính và chuyển đối giới tính khắp thế giới phải đối mặt khi người ta chỉ dựa trên họ là ai và yêu ai”. Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Rodham Clinton phát biểu trong bản tuyên bố.
Tiếp theo những tranh luận căng thẳng, các thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ trụ sở tại Geneva đã bỏ phiếu ủng hộ bản tuyên bố theo đề nghị của Nam Phi, với kết quả là 23 phiếu thuận và 19 phiếu chống.
Những nước ủng hộ gồm Mỹ, Liên minh Châu Âu, Braxin và các quốc gia Mỹ-latinh. Những nước chống gồm Nga, Ả rập xê út, Nigeria và Pakistan. Trung Quốc, Burkina Faso và Zambia bỏ phiếu trắng, Kyrgyzstan không bỏ phiếu.
Nghị quyết bày tỏ mối quan tâm nghiêm túc về đạo luật vi phạm nhân quyền và phân biệt đối xử ở tất cả các khu vực trên thế giới, phạm tội với những cá nhân chỉ vì giới tính của họ.
Quan trọng hơn hết, các nhà hoạt động chính trị cho biết, nó còn thiết lập một quy trình chính thức cho LHP trong việc soạn thảo các bộ luật chống phân biệt đối xử và đạo luật nhân quyền với người đồng tính. Theo Luật Ân xá quốc tế, các mối quan hệ liên ứng cùng giới là bất hợp pháp ở 76 quốc gia trên thế giới, trong khi sự ức hiếp và phân biệt đối xử với người đồng tính lại phổ biến trong nhiều quốc gia hơn.
Nghị quyết này đã phá vỡ sự im lặng âm ỉ trong một thời gian dài, John Fisher của tập đoàn luật sư quyền đồng giới ARC International nhận định.
Nghị quyết đã kêu gọi những thảo luận tiếp theo trên tinh thần đối thoại mang tính xây dựng, thông tin rõ ràng và minh bạch về bộ luật và thông lệ phân biệt đối xử cũng như đạo luật về xâm phạm người đồng tính nam, đồng tính nữ và chuyển đổi giới tính.
Chính quyền Obama đã thúc đẩy quyền đồng giới cả ở trong nước lẫn quốc tế. Vào tháng 3, Mỹ đã ban hành một bản tuyên bố không ràng buộc về quyền đồng giới qua đó đã được hơn 80 quốc gia hậu thuẫn trước LHQ.
Khi đặt câu hỏi nghị quyết của LHQ sẽ mang lại lợi ích gì cho người đồng tính tại những quốc gia chống đối nghị quyết, Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ Daniel Baer nói rằng nó giúp người đồng tính hiểu rằng vẫn có nhiều người trong cộng đồng quốc tế đứng về phía họ và ủng hộ họ.
Nghị quyết bị phản đối dữ dội
Nigeria lên án đề xuất này đi ngược lại với mong muốn của hầu hết quốc gia Châu Phi. Một nhà ngoại giao từ quốc gia Tây Bắc Châu Phi là Mauritania gọi nghị quyết là “một nỗ lực thay thế quyền tự nhiên của con người với một quyền trái với tự nhiên.”
Boris Dittrich của chương trình quyền đồng tính nam, đồng tính nữ và chuyển đổi giới tính tại Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền nói rằng điều quan trọng đối với Mỹ và Tây Âu là thuyết phục được Nam Phi đi tiên phong trong nghị quyết nhằm hạn chế những quốc gia không phải phương Tây khác cho rằng Phương Tây đang áp đặt những giá trị của nó. Đồng thời, ông lưu ý thêm rằng LHQ không có quyền hạn để hậu thuẫn nghị quyết trên.
Lần đầu tiên, Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã tán thành quyền đồng tính nam, đồng tính nữ và chuyển giới.
Lần đầu tiên, Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã tán thành quyền đồng tính nam, đồng tính nữ và chuyển giới vào thứ Sáu, thông qua một nghị quyết được Mỹ và các nước hậu thuẫn khác đặc biệt hoan nghênh trong khi bị chỉ trích bởi các quốc gia Châu Phi và Hồi giáo.
Bản tuyến bố dùng lời lẽ cẩn thận, bày tỏ mối quan tâm nghiêm túc về nạn lạm dụng giới tính và đưa ra một báo cáo toàn cầu về sự phân biệt đối xử với người đồng tính.
Tuy nhiên các nhà hoạt động chính trị gọi đây là một dịch chuyển quan trọng về vấn đề gây chia rẽ toàn cầu hàng thập kỷ, và họ khen ngợi chính quyền của ông Obama đã thúc đẩy quyền của người đồng tính ở trong nước cũng như nước ngoài.
“Đây là một bước ngoặt lịch sử của thực trạng lạm dụng và vi phạm nhân quyền mà người đồng tính nam, nữ, lưỡng tính và chuyển đối giới tính khắp thế giới phải đối mặt khi người ta chỉ dựa trên họ là ai và yêu ai”. Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Rodham Clinton phát biểu trong bản tuyên bố.
Tiếp theo những tranh luận căng thẳng, các thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ trụ sở tại Geneva đã bỏ phiếu ủng hộ bản tuyên bố theo đề nghị của Nam Phi, với kết quả là 23 phiếu thuận và 19 phiếu chống.
Những nước ủng hộ gồm Mỹ, Liên minh Châu Âu, Braxin và các quốc gia Mỹ-latinh. Những nước chống gồm Nga, Ả rập xê út, Nigeria và Pakistan. Trung Quốc, Burkina Faso và Zambia bỏ phiếu trắng, Kyrgyzstan không bỏ phiếu.
Nghị quyết bày tỏ mối quan tâm nghiêm túc về đạo luật vi phạm nhân quyền và phân biệt đối xử ở tất cả các khu vực trên thế giới, phạm tội với những cá nhân chỉ vì giới tính của họ.
Quan trọng hơn hết, các nhà hoạt động chính trị cho biết, nó còn thiết lập một quy trình chính thức cho LHP trong việc soạn thảo các bộ luật chống phân biệt đối xử và đạo luật nhân quyền với người đồng tính. Theo Luật Ân xá quốc tế, các mối quan hệ liên ứng cùng giới là bất hợp pháp ở 76 quốc gia trên thế giới, trong khi sự ức hiếp và phân biệt đối xử với người đồng tính lại phổ biến trong nhiều quốc gia hơn.
Nghị quyết này đã phá vỡ sự im lặng âm ỉ trong một thời gian dài, John Fisher của tập đoàn luật sư quyền đồng giới ARC International nhận định.
Nghị quyết đã kêu gọi những thảo luận tiếp theo trên tinh thần đối thoại mang tính xây dựng, thông tin rõ ràng và minh bạch về bộ luật và thông lệ phân biệt đối xử cũng như đạo luật về xâm phạm người đồng tính nam, đồng tính nữ và chuyển đổi giới tính.
Chính quyền Obama đã thúc đẩy quyền đồng giới cả ở trong nước lẫn quốc tế. Vào tháng 3, Mỹ đã ban hành một bản tuyên bố không ràng buộc về quyền đồng giới qua đó đã được hơn 80 quốc gia hậu thuẫn trước LHQ.
Khi đặt câu hỏi nghị quyết của LHQ sẽ mang lại lợi ích gì cho người đồng tính tại những quốc gia chống đối nghị quyết, Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ Daniel Baer nói rằng nó giúp người đồng tính hiểu rằng vẫn có nhiều người trong cộng đồng quốc tế đứng về phía họ và ủng hộ họ.
Nghị quyết bị phản đối dữ dội
Nigeria lên án đề xuất này đi ngược lại với mong muốn của hầu hết quốc gia Châu Phi. Một nhà ngoại giao từ quốc gia Tây Bắc Châu Phi là Mauritania gọi nghị quyết là “một nỗ lực thay thế quyền tự nhiên của con người với một quyền trái với tự nhiên.”
Boris Dittrich của chương trình quyền đồng tính nam, đồng tính nữ và chuyển đổi giới tính tại Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền nói rằng điều quan trọng đối với Mỹ và Tây Âu là thuyết phục được Nam Phi đi tiên phong trong nghị quyết nhằm hạn chế những quốc gia không phải phương Tây khác cho rằng Phương Tây đang áp đặt những giá trị của nó. Đồng thời, ông lưu ý thêm rằng LHQ không có quyền hạn để hậu thuẫn nghị quyết trên.