- Tham gia
- 11/12/2023
- Bài viết
- 322
Như PLO đã đưa tin, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 8 người về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Kết quả điều tra xác định, từ tháng 8-2021 đến nay, các bị can trên đã thành lập 2 công ty để sản xuất, kinh doanh 573 nhãn hiệu sữa bột các loại và đã bán ra thị trường với doanh thu gần 500 tỉ đồng.
Ngay sau thông tin này, cộng đồng mạng đã "réo tên" rất nhiều nghệ sĩ, KOLs... Một vài người đã lên tiếng xin lỗi về việc quảng cáo sữa nói chung và hứa sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc.
Dù chưa có kết luận nào từ phía cơ quan chức năng rằng ai đã quảng cáo các loại sữa giả trong đường dây trên. Tuy nhiên, bạn đọc đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm pháp lý của những người tham gia quảng cáo sữa và sau đó bị cơ quan chức năng xác định đó là hàng giả (nếu có).
Trao đổi với PLO, Luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, trường hợp có kết luận chính thức từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định sản phẩm xuất hiện trong quảng cáo là hàng giả thì việc quảng cáo là vi phạm pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo, hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về chất lượng, giá, công dụng... là hành vi bị nghiêm cấm.
Người thực hiện hành vi trên sẽ bị phạt tiền 60-80 triệu đồng theo khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021. Ngoài ra, buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo và buộc cải chính thông tin.
Trường hợp hành vi quảng cáo gian dối gây hậu quả nghiêm trọng và người thực hiện đã bị xử phạt hành chính hoặc kết án trước mà vẫn tái phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội quảng cáo gian dối theo Điều 197 BLHS.
Một vấn đề khác cũng được nhiều bạn đọc quan tâm đó là: Một người nổi tiếng được nhãn hàng mời chào quảng cáo sản phẩm. Họ đã kiểm tra các giấy tờ về việc sản phẩm đã được cấp phép lưu hành và không thể biết trong sản phẩm thiếu các thành phần hoặc không có thành phần như trên giấy tờ thì họ có phải chịu trách nhiệm hay không khi cơ quan chức năng kết luận đó là hàng giả?
Về vấn đề này, LS Mạch cho biết, Điều 22 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng.
Theo đó, những người nổi tiếng như nghệ sĩ, KOL... khi tham gia quảng cáo sản phẩm được xem là bên thứ ba và phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ:
Thứ nhất, bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp và chương trình đánh giá, xếp hạng liên quan cho người tiêu dùng.
Thứ hai, yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện để chứng minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Nghĩa là kiểm chứng, xác minh tính chính xác của thông tin.
Thứ ba, chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Như vậy, trong trường hợp nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm giả mạo mà không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kiểm chứng, họ vẫn có thể bị xử lý theo các chế tài hành chính, yêu cầu bồi thường dân sự hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào hậu quả thực tế.
Từ nội dung phân tích, LS Mạch cho rằng nghệ sĩ không chỉ đơn thuần là người đóng vai trò quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng mà còn là chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý độc lập nếu vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi quảng cáo.
Việc không biết sản phẩm là hàng giả không tự động loại trừ trách nhiệm (trừ khi nghệ sĩ chứng minh được đã thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm chứng trước khi quảng cáo), dù pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về căn cứ, tiêu chí nhận diện, xác định biện pháp nghệ sĩ thực hiện để kiểm chứng, nhưng trong quá trình giải quyết, cơ quan chức năng sẽ xem xét và đánh giá toàn diện để xác định lỗi cố ý hay vô ý, mức độ lỗi, hành vi, hậu quả xảy ra.
ĐỌC TIẾP
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM
Kết quả điều tra xác định, từ tháng 8-2021 đến nay, các bị can trên đã thành lập 2 công ty để sản xuất, kinh doanh 573 nhãn hiệu sữa bột các loại và đã bán ra thị trường với doanh thu gần 500 tỉ đồng.
Ngay sau thông tin này, cộng đồng mạng đã "réo tên" rất nhiều nghệ sĩ, KOLs... Một vài người đã lên tiếng xin lỗi về việc quảng cáo sữa nói chung và hứa sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc.
Dù chưa có kết luận nào từ phía cơ quan chức năng rằng ai đã quảng cáo các loại sữa giả trong đường dây trên. Tuy nhiên, bạn đọc đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm pháp lý của những người tham gia quảng cáo sữa và sau đó bị cơ quan chức năng xác định đó là hàng giả (nếu có).
Trao đổi với PLO, Luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, trường hợp có kết luận chính thức từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định sản phẩm xuất hiện trong quảng cáo là hàng giả thì việc quảng cáo là vi phạm pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo, hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về chất lượng, giá, công dụng... là hành vi bị nghiêm cấm.
Người thực hiện hành vi trên sẽ bị phạt tiền 60-80 triệu đồng theo khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021. Ngoài ra, buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo và buộc cải chính thông tin.
Trường hợp hành vi quảng cáo gian dối gây hậu quả nghiêm trọng và người thực hiện đã bị xử phạt hành chính hoặc kết án trước mà vẫn tái phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội quảng cáo gian dối theo Điều 197 BLHS.
Một vấn đề khác cũng được nhiều bạn đọc quan tâm đó là: Một người nổi tiếng được nhãn hàng mời chào quảng cáo sản phẩm. Họ đã kiểm tra các giấy tờ về việc sản phẩm đã được cấp phép lưu hành và không thể biết trong sản phẩm thiếu các thành phần hoặc không có thành phần như trên giấy tờ thì họ có phải chịu trách nhiệm hay không khi cơ quan chức năng kết luận đó là hàng giả?
Về vấn đề này, LS Mạch cho biết, Điều 22 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng.
Theo đó, những người nổi tiếng như nghệ sĩ, KOL... khi tham gia quảng cáo sản phẩm được xem là bên thứ ba và phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ:
Thứ nhất, bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp và chương trình đánh giá, xếp hạng liên quan cho người tiêu dùng.
Thứ hai, yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện để chứng minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Nghĩa là kiểm chứng, xác minh tính chính xác của thông tin.
Thứ ba, chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Như vậy, trong trường hợp nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm giả mạo mà không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kiểm chứng, họ vẫn có thể bị xử lý theo các chế tài hành chính, yêu cầu bồi thường dân sự hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào hậu quả thực tế.
Từ nội dung phân tích, LS Mạch cho rằng nghệ sĩ không chỉ đơn thuần là người đóng vai trò quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng mà còn là chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý độc lập nếu vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi quảng cáo.
Việc không biết sản phẩm là hàng giả không tự động loại trừ trách nhiệm (trừ khi nghệ sĩ chứng minh được đã thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm chứng trước khi quảng cáo), dù pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về căn cứ, tiêu chí nhận diện, xác định biện pháp nghệ sĩ thực hiện để kiểm chứng, nhưng trong quá trình giải quyết, cơ quan chức năng sẽ xem xét và đánh giá toàn diện để xác định lỗi cố ý hay vô ý, mức độ lỗi, hành vi, hậu quả xảy ra.
ĐỌC TIẾP
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM