Tư vấn thủ tục, quy trình kháng nghị giám đốc thẩm

gvlawyers

Thành viên
Tham gia
28/4/2020
Bài viết
2
TƯ VẤN THỦ TỤC KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM
Kháng nghị giám đốc thẩm là hành vi tố tụng của chủ thể đương sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự yêu cầu Tòa án xem xét lại những bản án, quyết định sau khi xét xử đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ theo quy định của pháp luật bất cứ lúc nào khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.

Chủ thể đương sự có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm được pháp luật giới hạn trong phạm vi nhất định.

1.jpg
– Chủ thể kháng nghị : được quy định tại điều 285 của Bộ luật tố tụng dân sự

“1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao , Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp , trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

2. Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền “kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện”

Căn cứ để các chủ thể này kháng nghị là dựa vào công tác giám đốc thẩm của ngành tòa án , khiếu nại của đương sự , tổng kết của nghành , công tác giám sát của Nhà nước , cơ quan tư pháp và từ các phương tiện thông tin đại chúng.

Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị nhằm tránh những hậu quả không thể khắc phục được . Thời hạn hoãn thi hành án không quá 3 tháng kể từ ngày ra văn bản yêu cầu hoãn thi hành án.
XEM THÊM: https://gvlawyers.com.vn/tu-van-thu-tuc-khang-nghi-giam-doc-tham/?lang=vi
 
×
Quay lại
Top Bottom