nhatanhauto
Thành viên
- Tham gia
- 8/7/2014
- Bài viết
- 1
Bài viết này chia sẽ với các bạn kinh nghiệm xây nhà thiết kế nhà phố vừa đẹp vừa tiết kiệm. Hi vọng sẽ giúp được những ai đã, đang và sẽ có dự định xây nhà. Chúc bạn sẽ tiết kiệm được chi phí khi xây nhà, hoàn thành được một ngôi nhà rẻ đẹp, phù hợp với khả năng kinh tế của mình
1. Tìm hiểu về lĩnh vực xây dựng thiết kế nhà ở
Kiến thức không bao giờ là dư thừa trong bất cứ lĩnh vực xa lạ nào mà bạn muốn dấn thân. Đừng để bản thân như người mù, nghe lời người khác và tới đâu thì tới. Nhờ những hiểu biết của mình, bạn mới có thể hoạch định trong đầu được mẫu nhà, phương hướng xây dựng nhà đẹp và dự trù chi phí. Bạn có thể tham khảo những điều này ở internet, những người quen vừa xây xong nhà, hoặc xin ý kiến cụ thể từ các chuyên gia.
2. Hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân
Bạn muốn xây nhà ít tiền mà vẫn đẹp? Vậy bạn phải cụ thể ít tiền là bao nhiêu tiền, như vậy mới có phương hướng lựa chọn xây dựng căn nhà tương thích với số tiền bạn đang có. Trước khi xây nhà, hãy tổng hợp mọi nguồn lực tài chính của mình, nắm chắc đồng tiền trong tay bạn rồi hãy bắt đầu. Nên nhớ, con số phải thật sự cụ thể, tránh sự ước lượng, mơ hồ, hoặc nếu có, hãy tính dư ra, nếu không, bạn sẽ có thể sẽ gặp những chuyện dở khóc dở cười như đang xây nhà mà…hết vốn, hoặc sau khi xây xong vẫn còn dư khá nhiều tiền nhưng chất lượng, ngoại hình ngôi nhà bạn lại không ưng ý.
3. Lựa chọn mảnh đất dễ xây nhà
Trừ những trường hợp bạn có sẵn đất, còn nếu không, muốn tiết kiệm chi phí xây nhà, bạn hãy chú ý những điều sau khi đi mua đất:
– Chọn mảnh đất có hình dáng vuông vứt, bằng phẳng, cao ráo. Tránh những nơi thấp, dễ ngập úng, bạn sẽ tốn thêm chi phí cho việc xây nền cao.
– Tham khảo chuyên gia hoặc những người có hiểu biết về địa chất, tránh mua phải những nơi đất sét, đất nhão, đất địa tầng yếu. Trường hợp rủi ro, bạn sẽ tốn một khoảng chi phí không nhỏ (tăng dao động từ 20-30% so với đất tốt) cho việc gia cố móng như ép cọc, khoan nhồi, đóng cừ tràm. Nếu sau này có ý định sửa nhà, phần móng cũng sẽ lại tiếp tục “ngốn” tiền của bạn.
– Nhớ xem xét kĩ hệ thống thoát nước của khu vực xung quanh, tránh phát sinh chi phí làm cống, ống dẫn.
4. Quyết định phong cách trang trí nhà phù hợp
Việc trang trí căn nhà giai đoạn cuối sẽ là phần phát sinh chi phí của bạn nhiều nhất. Để hạn chế điều đó, hãy chọn phương án trang trí tối ưu ngay từ đầu. Đối với những căn nhà chi phí thấp, đừng hướng đến những phong cách quá quý tộc, cầu kì. Hãy lựa chọn phong cách hiện đại, tối giản, phần mái vuông vức và cửa sổ kính cường lực, tập trung tiềm lực tài chính vào sơn tường, chống thấm và hệ thống đèn. Đó sẽ là một ngôi nhà đơn giản, đẹp với chi phí tiết kiệm nhất có thể. Đồng thời, khoan đầu tư quá nhiều tiền vào nội thất sau khi xây nhà xong, hãy sắm sửa từ từ từng ít một, tập trung vốn cho việc hoàn thành căn nhà.
1. Tìm hiểu về lĩnh vực xây dựng thiết kế nhà ở
Kiến thức không bao giờ là dư thừa trong bất cứ lĩnh vực xa lạ nào mà bạn muốn dấn thân. Đừng để bản thân như người mù, nghe lời người khác và tới đâu thì tới. Nhờ những hiểu biết của mình, bạn mới có thể hoạch định trong đầu được mẫu nhà, phương hướng xây dựng nhà đẹp và dự trù chi phí. Bạn có thể tham khảo những điều này ở internet, những người quen vừa xây xong nhà, hoặc xin ý kiến cụ thể từ các chuyên gia.
2. Hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân
Bạn muốn xây nhà ít tiền mà vẫn đẹp? Vậy bạn phải cụ thể ít tiền là bao nhiêu tiền, như vậy mới có phương hướng lựa chọn xây dựng căn nhà tương thích với số tiền bạn đang có. Trước khi xây nhà, hãy tổng hợp mọi nguồn lực tài chính của mình, nắm chắc đồng tiền trong tay bạn rồi hãy bắt đầu. Nên nhớ, con số phải thật sự cụ thể, tránh sự ước lượng, mơ hồ, hoặc nếu có, hãy tính dư ra, nếu không, bạn sẽ có thể sẽ gặp những chuyện dở khóc dở cười như đang xây nhà mà…hết vốn, hoặc sau khi xây xong vẫn còn dư khá nhiều tiền nhưng chất lượng, ngoại hình ngôi nhà bạn lại không ưng ý.
3. Lựa chọn mảnh đất dễ xây nhà
Trừ những trường hợp bạn có sẵn đất, còn nếu không, muốn tiết kiệm chi phí xây nhà, bạn hãy chú ý những điều sau khi đi mua đất:
– Chọn mảnh đất có hình dáng vuông vứt, bằng phẳng, cao ráo. Tránh những nơi thấp, dễ ngập úng, bạn sẽ tốn thêm chi phí cho việc xây nền cao.
– Tham khảo chuyên gia hoặc những người có hiểu biết về địa chất, tránh mua phải những nơi đất sét, đất nhão, đất địa tầng yếu. Trường hợp rủi ro, bạn sẽ tốn một khoảng chi phí không nhỏ (tăng dao động từ 20-30% so với đất tốt) cho việc gia cố móng như ép cọc, khoan nhồi, đóng cừ tràm. Nếu sau này có ý định sửa nhà, phần móng cũng sẽ lại tiếp tục “ngốn” tiền của bạn.
– Nhớ xem xét kĩ hệ thống thoát nước của khu vực xung quanh, tránh phát sinh chi phí làm cống, ống dẫn.
4. Quyết định phong cách trang trí nhà phù hợp
Việc trang trí căn nhà giai đoạn cuối sẽ là phần phát sinh chi phí của bạn nhiều nhất. Để hạn chế điều đó, hãy chọn phương án trang trí tối ưu ngay từ đầu. Đối với những căn nhà chi phí thấp, đừng hướng đến những phong cách quá quý tộc, cầu kì. Hãy lựa chọn phong cách hiện đại, tối giản, phần mái vuông vức và cửa sổ kính cường lực, tập trung tiềm lực tài chính vào sơn tường, chống thấm và hệ thống đèn. Đó sẽ là một ngôi nhà đơn giản, đẹp với chi phí tiết kiệm nhất có thể. Đồng thời, khoan đầu tư quá nhiều tiền vào nội thất sau khi xây nhà xong, hãy sắm sửa từ từ từng ít một, tập trung vốn cho việc hoàn thành căn nhà.