Tư vấn nghề nghiệp: Sức nóng của ngành quản trị mạng hiện nay
Bạn có nghe đến và muốn tìm hiểu về nghề quản trị mạng, nhưng bạn chưa biết khi làm công việc đó, mình thực sự sẽ làm những gì, và cơ hội cho nghề nghiệp là như thế nào, có phải là ngành HOT hay không… nếu vậy, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các vấn đề đó.
Công việc quản trị mạng thông thường sẽ bao gồm các nhiệm vụ sau:
- Tham gia điều hành, thiết lập, kiểm tra, bảo trì hệ thống máy chủ và các thiết bị bổ trợ.
- Tham gia khắc phục các sự cố về mạng
- Nghiên cứu các công nghệ và thiết bị mới để áp dụng cho công việc.
- Hỗ trợ các bộ phận khác giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ, mạng máy tính.
- Quản trị hệ thống mạng, bảo mật, máy chủ, lưu trữ, thay đổi tài khoản người dùng và mật khẩu, backup lớn của khách hàng.
- Nâng cấp, thay đổi, sửa chữa và xử lý các sự cố phát sinh trên hệ thống mạng – bảo mật, máy chủ, lưu trữ, backup…
- Phát triển và tiêu chuẩn hóa hệ thống tài liệu kỹ thuật mạng bảo mật, máy chủ, lưu trữ, backup.
- Nâng cấp, cài đặt và Troubleshoots mạng kết nối, mạng thiết bị phần cứng và phần mềm.
- Duy trì kiểm kê thiết bị và dự phòng cũng như các tài liệu hoạt động nhà cung cấp.
- Sửa chữa khắc phục sự cố liên quan tới máy chủ.
- Phân quyền và cấp tài khoản cho nhân viên từng phòng ban
- Phổ biến chính sách IT cho nhân viên.
Quản trị mạng được xem là nghề của những thủ lĩnh công nghệ thông tin
Doanh nghiệp nào cũng cần
Đối với các doanh nghiệp hiện nay, internet và máy tính chính là những vật dụng sống còn. Từ các đơn vị lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không… đến các công ty truyền thông, quảng cáo nhỏ, tất cả đều cần một hệ thống máy tính. Và điều này kéo theo việc, nhân sự quản trị mạng trong mỗi công ty là cần thiết hơn bao giờ hết, họ ít nhất cần từ 1-2 người với công ty nhỏ, 5-7 người thậm chí có cả một phòng chuyên trách quản trị mạng hệ thống với công ty lớn.
Đặc biệt, với sự hội nhập và phát triển của ngành công nghiệp CNTT như hiện nay, doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, kéo theo số lượng công ty cũng tăng lên theo cấp số nhân thì nỗi lo thất nghiệp với các ứng viên quản trị mạng dường như là không có.
Tiềm năng từ thị trường lao động
Nằm trong top những công việc có sức thu hút lớn đối với giới trẻ, quản trị mạng đang nhanh chóng trở thành nghề nghiệp dành cho những năng động, có tố chất và say mê công nghệ thông tin.
Thị trường có nhu cầu rất cao đối với nghề quản trị mạng. Càng lúc, công việc này càng chứng tỏ được nó không thể thiếu và vai trò thì ngày càng cao trong thế giới thông tin rộng lớn. Nhiều người nhận định quản trị mạng là một nghề “có quyền lực” trong hệ thống mạng. Sự hấp dẫn bởi tương lai tươi sáng lạng đang mở lối cho nhiều bạn trẻ trước lựa chọn nghề nghiệp của mình.
Mức lương cao hơn mặt bằng chung của các ngành nghề khác
Mỗi công việc sẽ có các đặc thù khác nhau, và để nói về quản trị mạng thì đó là luôn vận động, thay đổi. Thực tế, mỗi nhân viên quản trị mạng sẽ làm việc trong một môi trường trẻ, hiện đại, linh động và luôn luôn đòi hỏi cái đầu của bạn phải nảy sinh những ý tưởng mới. Công nghệ thay đổi liên tục, đòi hỏi bạn phải luôn quan tâm và cập nhật kiến thức mới.
Theo đánh giá của những người trong ngành công nghệ thông tin, vị trí quản trị mạng luôn có mức lương cao các vị trí khác. Với một nhân thử việc hoặc mới ra trường, lương khởi điểm từ 200 – 250 USD/ tháng, khi đã trở thành nhân viên chính thức, con số này có thể gấp 2 đến gấp 3 lần. Với một nhân viên quản trị mạng có vài năm kinh nghiệm với số lương trên 1.000 USD/tháng cũng là chuyện không có gì đáng ngạc nhiên. Đây chính là động lực và cũng là mục tiêu cho rất nhiều người muốn chọn quản trị mạng là nghề nghiệp để theo đuổi.
Nghề quản trị mạng có nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Mỗi công việc sẽ có các đặc thù khác nhau, và để nói về quản trị mạng thì đó là luôn vận động, thay đổi. Thực tế, mỗi nhân viên quản trị mạng sẽ làm việc trong một môi trường trẻ, hiện đại, linh động và luôn luôn đòi hỏi cái đầu của bạn phải nảy sinh những ý tưởng mới. Đặc thù của ngành CNTT là công nghệ mới thay đổi với tốc độ chóng mặt, ngành mạng máy tính không phải ngoại lệ. Nhân lực trong ngành ngoài việc phải hiểu được các công nghệ, kỹ thuật đang sử dụng thì phải liên tục cập nhật các công nghệ mới trên thế giới mới đưa ra. Do còn nhiều trở ngại về phương pháp học, môi trường học tập nên dù nhân lực trong ngành mạng này khá nhiều tuy nhiên số lượng nhân sự chất lượng cao thì lại rất ít. Đây là một hiện thực đáng buồn.
Học quản trị mạng bắt đầu từ đâu?
Khóa học CCNA, khóa học về quản trị thiết bị mạng của hãng Cisco và MCSA, khóa học quản trị hệ thống của Microsoft là những khóa học nên học khi bắt đầu vào quản trị mạng, tuy được xem là bước nhập môn nhưng thực chất những khóa này cung cấp gần như gầy đủ kiến thức để một cá nhân có thể đảm nhiệm vị trí quản trị viên mạng cho một doanh nghiệp.
Học quản trị mạng ở đâu?
Bạn có thể tự học vì trên Internet vì ở trên đó có gần như đầy đủ các kiến thức bạn cần. Tuy nhiên, nhược điểm của tự học là không biết nên học theo tài liệu nào, không có động lực và khi gặp vấn đề khó khăn thì không biết hỏi ai. Vì vậy, theo học quản trị mạng tại các trung tâm đào tạo quản trị mạng (ví dụ trung tâm quản trị mạng PNH, BKCAD...) sẽ dễ dàng hơn cho bạn rất nhiều.
Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam cách đây khoảng hơn chục năm nhưng với những ưu điểm về thu nhập, tiềm năng thị trường lao động và môi trường làm việc công nghệ hiện đại, nghề quản trị mạng thực sự là lối đi tươi sáng cho những ai lựa chọn công nghệ thông tin trong thời điểm hiện nay.
Bạn có nghe đến và muốn tìm hiểu về nghề quản trị mạng, nhưng bạn chưa biết khi làm công việc đó, mình thực sự sẽ làm những gì, và cơ hội cho nghề nghiệp là như thế nào, có phải là ngành HOT hay không… nếu vậy, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các vấn đề đó.
Công việc quản trị mạng thông thường sẽ bao gồm các nhiệm vụ sau:
- Tham gia điều hành, thiết lập, kiểm tra, bảo trì hệ thống máy chủ và các thiết bị bổ trợ.
- Tham gia khắc phục các sự cố về mạng
- Nghiên cứu các công nghệ và thiết bị mới để áp dụng cho công việc.
- Hỗ trợ các bộ phận khác giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ, mạng máy tính.
- Quản trị hệ thống mạng, bảo mật, máy chủ, lưu trữ, thay đổi tài khoản người dùng và mật khẩu, backup lớn của khách hàng.
- Nâng cấp, thay đổi, sửa chữa và xử lý các sự cố phát sinh trên hệ thống mạng – bảo mật, máy chủ, lưu trữ, backup…
- Phát triển và tiêu chuẩn hóa hệ thống tài liệu kỹ thuật mạng bảo mật, máy chủ, lưu trữ, backup.
- Nâng cấp, cài đặt và Troubleshoots mạng kết nối, mạng thiết bị phần cứng và phần mềm.
- Duy trì kiểm kê thiết bị và dự phòng cũng như các tài liệu hoạt động nhà cung cấp.
- Sửa chữa khắc phục sự cố liên quan tới máy chủ.
- Phân quyền và cấp tài khoản cho nhân viên từng phòng ban
- Phổ biến chính sách IT cho nhân viên.
Quản trị mạng được xem là nghề của những thủ lĩnh công nghệ thông tin
Doanh nghiệp nào cũng cần
Đối với các doanh nghiệp hiện nay, internet và máy tính chính là những vật dụng sống còn. Từ các đơn vị lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không… đến các công ty truyền thông, quảng cáo nhỏ, tất cả đều cần một hệ thống máy tính. Và điều này kéo theo việc, nhân sự quản trị mạng trong mỗi công ty là cần thiết hơn bao giờ hết, họ ít nhất cần từ 1-2 người với công ty nhỏ, 5-7 người thậm chí có cả một phòng chuyên trách quản trị mạng hệ thống với công ty lớn.
Đặc biệt, với sự hội nhập và phát triển của ngành công nghiệp CNTT như hiện nay, doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, kéo theo số lượng công ty cũng tăng lên theo cấp số nhân thì nỗi lo thất nghiệp với các ứng viên quản trị mạng dường như là không có.
Tiềm năng từ thị trường lao động
Nằm trong top những công việc có sức thu hút lớn đối với giới trẻ, quản trị mạng đang nhanh chóng trở thành nghề nghiệp dành cho những năng động, có tố chất và say mê công nghệ thông tin.
Thị trường có nhu cầu rất cao đối với nghề quản trị mạng. Càng lúc, công việc này càng chứng tỏ được nó không thể thiếu và vai trò thì ngày càng cao trong thế giới thông tin rộng lớn. Nhiều người nhận định quản trị mạng là một nghề “có quyền lực” trong hệ thống mạng. Sự hấp dẫn bởi tương lai tươi sáng lạng đang mở lối cho nhiều bạn trẻ trước lựa chọn nghề nghiệp của mình.
Mức lương cao hơn mặt bằng chung của các ngành nghề khác
Mỗi công việc sẽ có các đặc thù khác nhau, và để nói về quản trị mạng thì đó là luôn vận động, thay đổi. Thực tế, mỗi nhân viên quản trị mạng sẽ làm việc trong một môi trường trẻ, hiện đại, linh động và luôn luôn đòi hỏi cái đầu của bạn phải nảy sinh những ý tưởng mới. Công nghệ thay đổi liên tục, đòi hỏi bạn phải luôn quan tâm và cập nhật kiến thức mới.
Theo đánh giá của những người trong ngành công nghệ thông tin, vị trí quản trị mạng luôn có mức lương cao các vị trí khác. Với một nhân thử việc hoặc mới ra trường, lương khởi điểm từ 200 – 250 USD/ tháng, khi đã trở thành nhân viên chính thức, con số này có thể gấp 2 đến gấp 3 lần. Với một nhân viên quản trị mạng có vài năm kinh nghiệm với số lương trên 1.000 USD/tháng cũng là chuyện không có gì đáng ngạc nhiên. Đây chính là động lực và cũng là mục tiêu cho rất nhiều người muốn chọn quản trị mạng là nghề nghiệp để theo đuổi.
Nghề quản trị mạng có nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Mỗi công việc sẽ có các đặc thù khác nhau, và để nói về quản trị mạng thì đó là luôn vận động, thay đổi. Thực tế, mỗi nhân viên quản trị mạng sẽ làm việc trong một môi trường trẻ, hiện đại, linh động và luôn luôn đòi hỏi cái đầu của bạn phải nảy sinh những ý tưởng mới. Đặc thù của ngành CNTT là công nghệ mới thay đổi với tốc độ chóng mặt, ngành mạng máy tính không phải ngoại lệ. Nhân lực trong ngành ngoài việc phải hiểu được các công nghệ, kỹ thuật đang sử dụng thì phải liên tục cập nhật các công nghệ mới trên thế giới mới đưa ra. Do còn nhiều trở ngại về phương pháp học, môi trường học tập nên dù nhân lực trong ngành mạng này khá nhiều tuy nhiên số lượng nhân sự chất lượng cao thì lại rất ít. Đây là một hiện thực đáng buồn.
Học quản trị mạng bắt đầu từ đâu?
Khóa học CCNA, khóa học về quản trị thiết bị mạng của hãng Cisco và MCSA, khóa học quản trị hệ thống của Microsoft là những khóa học nên học khi bắt đầu vào quản trị mạng, tuy được xem là bước nhập môn nhưng thực chất những khóa này cung cấp gần như gầy đủ kiến thức để một cá nhân có thể đảm nhiệm vị trí quản trị viên mạng cho một doanh nghiệp.
Học quản trị mạng ở đâu?
Bạn có thể tự học vì trên Internet vì ở trên đó có gần như đầy đủ các kiến thức bạn cần. Tuy nhiên, nhược điểm của tự học là không biết nên học theo tài liệu nào, không có động lực và khi gặp vấn đề khó khăn thì không biết hỏi ai. Vì vậy, theo học quản trị mạng tại các trung tâm đào tạo quản trị mạng (ví dụ trung tâm quản trị mạng PNH, BKCAD...) sẽ dễ dàng hơn cho bạn rất nhiều.
Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam cách đây khoảng hơn chục năm nhưng với những ưu điểm về thu nhập, tiềm năng thị trường lao động và môi trường làm việc công nghệ hiện đại, nghề quản trị mạng thực sự là lối đi tươi sáng cho những ai lựa chọn công nghệ thông tin trong thời điểm hiện nay.