- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Hơn 1.500 học sinh lớp 12 của TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk có mặt tại buổi Tư vấn mùa thi, do Báo TN phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức chiều 23.2, đã đặt rất nhiều câu hỏi về học phí, học bổng và các chế độ ưu đãi dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Học sinh TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tham gia chương trình Tư vấn mùa thi diễn ra hôm qua - Ảnh: Nguyễn Tập
Không đủ tiền đóng học phí, làm sao ?
Ngay đầu chương trình, học sinh Trương Thùy Mỹ Duyên, lớp 12A3 Trường THPT Hồng Đức, tâm tư: “Em có một người chị đang theo học tại một trường ĐH nhưng hết học kỳ 1 thì phải bỏ học vì không đủ tiền đóng học phí. Bởi lúc đầu chị không biết trường phải đóng học phí mỗi năm bao nhiêu để xem đủ khả năng trả hay không. Vậy em mong các thầy cô cho biết mức học phí hiện tại của các trường ĐH và mỗi năm học phí có tăng hay không?”. Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, cho biết: “Tại các trường công lập, mức học phí dao động từ 4 đến 8 triệu/năm. Đối với các trường tư thục hay dân lập, học phí dao động từ 8 triệu đến 30 triệu, tùy theo mỗi ngành. Mức này thường giữ nguyên suốt khóa học”.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Giám đốc cơ sở 5 Trường ĐH Mở TP.HCM, cho biết thêm: “Với những trường đào tạo theo tín chỉ, mức học phí phụ thuộc vào số lượng tín chỉ mà các em đăng ký. Trường có liên kết với một số ngân hàng hỗ trợ sinh viên vay tiền đóng học phí để đảm bảo không có sinh viên nghèo nào phải nghỉ học. Bên cạnh đó, mỗi năm trường dành ra 2,5 tỉ đồng để trao học bổng cho các em có lực học khá, giỏi”.
Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, thông tin thêm ngoài học bổng khuyến khích học tập trích từ nguồn thu của mỗi trường, nhiều trường ĐH, CĐ còn có nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp dành cho sinh viên giỏi hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Không chỉ quan tâm tới học phí, nhiều học sinh còn lo lắng phải đóng thêm những khoản thu khác ngoài học phí. Thạc sĩ Ngô Thị Hồng Đào, trưởng cơ sở Trường ĐH Công nghiệp tại Quảng Ngãi, thông tin: “Ngoài học phí, thì khi nhập học các em phải đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm th.ân thể (không bắt buộc), khám sức khỏe. Trong năm học cuối, khi làm chuyên đề tốt nghiệp thì sinh viên phải tự mua thiết bị làm đồ án, tài liệu…”. Thạc sĩ Nguyễn Trọng Thể, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng giáo dục Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho hay khi sinh viên đi thực tập ở các tỉnh xa sẽ phải đóng một khoản nhỏ để phụ trường trong việc di chuyển và ăn ở.
Lo học sư phạm không có việc làm
Nguyễn Thu Hương, học sinh Trường THPT Chu Văn An, mong ước trở thành cô giáo. Tuy nhiên, Hương tâm sự: “Em muốn học ngành sư phạm để trở về quê hương dạy nhưng hiện nay một số anh chị học ngành này ra trường tìm việc khá khó khăn. Mong các thầy cô tư vấn cho em”. Bà Lê Thị Kim Oanh, Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD-ĐT Đắk Lắk, cung cấp thông tin: “Hiện nay nhu cầu nguồn nhân lực viên chức giáo viên trong tỉnh có phần giảm đi. Năm 2012 chỉ tuyển gần 200 chỉ tiêu trên hơn 1.000 hồ sơ đăng ký dự tuyển. Năm 2014, trong 2 đợt xét tuyển giáo viên chỉ cần gần 150 chỉ tiêu nhưng có đến gần 600 hồ sơ dự tuyển. Nhu cầu tuyển dụng đang giảm rất nhiều. Tuy nhiên nếu các em yêu thích ngành sư phạm thì vẫn có thể có sự lựa chọn sau khi cân nhắc kỹ”.
Tại khu vực Tây nguyên, ĐH Tây nguyên hiện đang đào tạo 10 ngành sư phạm. Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết: “Năm 2013, Bộ yêu cầu giảm chỉ tiêu các ngành sư phạm, nên trường chỉ tuyển 60 chỉ tiêu mỗi ngành. Năm nay, Bộ tiếp tục giảm nữa, nên số lượng chỉ còn 55 chỉ tiêu mỗi ngành. Tuy nhiên, nếu có ước mơ làm giáo viên, thì các em cứ đăng ký. Quan trọng là trong quá trình học phải nỗ lực rất nhiều để nếu ra trường có được tấm bằng giỏi thì các em sẽ được ưu tiên tuyển dụng nhiều hơn”.
Hôm nay (24.2), chương trình tiếp tục chuỗi tư vấn lớp ở các trường THPT tỉnh Đắk Lắk.
Muốn học ngành thế mạnh của địa phương
Lê Văn Hiển, học sinh Trường THPT Hồng Đức, hỏi: “Đắk Lắk là tỉnh phát triển mạnh về cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu… Em rất mong muốn học ngành kinh tế nông lâm để về phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp tại địa phương. Cho em hỏi ngành cơ khí nông lâm có thi khối A1 hay không? Nếu có thì điểm chuẩn của 2 khối có bằng nhau?”. Thạc sĩ Nguyễn Trọng Thế giải đáp: “Với ngành này, từ năm 2013 trở về trước, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM chỉ tyển khối A, nhưng năm nay trường bổ sung thêm khối A1. Hai khối này thi chung đợt, điểm chuẩn như nhau. Điểm chuẩn ngành cơ khí nông lâm năm 2013 là 15”. Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa thông tin thêm, ĐH Tây Nguyên có ngành chế biến nông lâm sản. Ngành này cùng với ngành cơ khí sẽ cung cấp kiến thức chế biến tại chỗ những sản phẩm nông nghiệp như cao su, cà phê điều, tiêu…
Cùng đó, học sinh Lưu Hữu Tuấn cũng muốn học ngành thiết kế cảnh quan để trở về làm việc tại thành phố Buôn Ma Thuột. Thạc sĩ Vũ Thu Hương cho biết học xong ngành này sinh viên có thể thiết kế quang cảnh của một công trình nhà ở, công viên, khu du lịch, khu dân cư.
Học sinh TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tham gia chương trình Tư vấn mùa thi diễn ra hôm qua - Ảnh: Nguyễn Tập
Không đủ tiền đóng học phí, làm sao ?
Ngay đầu chương trình, học sinh Trương Thùy Mỹ Duyên, lớp 12A3 Trường THPT Hồng Đức, tâm tư: “Em có một người chị đang theo học tại một trường ĐH nhưng hết học kỳ 1 thì phải bỏ học vì không đủ tiền đóng học phí. Bởi lúc đầu chị không biết trường phải đóng học phí mỗi năm bao nhiêu để xem đủ khả năng trả hay không. Vậy em mong các thầy cô cho biết mức học phí hiện tại của các trường ĐH và mỗi năm học phí có tăng hay không?”. Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, cho biết: “Tại các trường công lập, mức học phí dao động từ 4 đến 8 triệu/năm. Đối với các trường tư thục hay dân lập, học phí dao động từ 8 triệu đến 30 triệu, tùy theo mỗi ngành. Mức này thường giữ nguyên suốt khóa học”.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Giám đốc cơ sở 5 Trường ĐH Mở TP.HCM, cho biết thêm: “Với những trường đào tạo theo tín chỉ, mức học phí phụ thuộc vào số lượng tín chỉ mà các em đăng ký. Trường có liên kết với một số ngân hàng hỗ trợ sinh viên vay tiền đóng học phí để đảm bảo không có sinh viên nghèo nào phải nghỉ học. Bên cạnh đó, mỗi năm trường dành ra 2,5 tỉ đồng để trao học bổng cho các em có lực học khá, giỏi”.
Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, thông tin thêm ngoài học bổng khuyến khích học tập trích từ nguồn thu của mỗi trường, nhiều trường ĐH, CĐ còn có nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp dành cho sinh viên giỏi hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Không chỉ quan tâm tới học phí, nhiều học sinh còn lo lắng phải đóng thêm những khoản thu khác ngoài học phí. Thạc sĩ Ngô Thị Hồng Đào, trưởng cơ sở Trường ĐH Công nghiệp tại Quảng Ngãi, thông tin: “Ngoài học phí, thì khi nhập học các em phải đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm th.ân thể (không bắt buộc), khám sức khỏe. Trong năm học cuối, khi làm chuyên đề tốt nghiệp thì sinh viên phải tự mua thiết bị làm đồ án, tài liệu…”. Thạc sĩ Nguyễn Trọng Thể, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng giáo dục Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho hay khi sinh viên đi thực tập ở các tỉnh xa sẽ phải đóng một khoản nhỏ để phụ trường trong việc di chuyển và ăn ở.
Lo học sư phạm không có việc làm
Nguyễn Thu Hương, học sinh Trường THPT Chu Văn An, mong ước trở thành cô giáo. Tuy nhiên, Hương tâm sự: “Em muốn học ngành sư phạm để trở về quê hương dạy nhưng hiện nay một số anh chị học ngành này ra trường tìm việc khá khó khăn. Mong các thầy cô tư vấn cho em”. Bà Lê Thị Kim Oanh, Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD-ĐT Đắk Lắk, cung cấp thông tin: “Hiện nay nhu cầu nguồn nhân lực viên chức giáo viên trong tỉnh có phần giảm đi. Năm 2012 chỉ tuyển gần 200 chỉ tiêu trên hơn 1.000 hồ sơ đăng ký dự tuyển. Năm 2014, trong 2 đợt xét tuyển giáo viên chỉ cần gần 150 chỉ tiêu nhưng có đến gần 600 hồ sơ dự tuyển. Nhu cầu tuyển dụng đang giảm rất nhiều. Tuy nhiên nếu các em yêu thích ngành sư phạm thì vẫn có thể có sự lựa chọn sau khi cân nhắc kỹ”.
Tại khu vực Tây nguyên, ĐH Tây nguyên hiện đang đào tạo 10 ngành sư phạm. Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết: “Năm 2013, Bộ yêu cầu giảm chỉ tiêu các ngành sư phạm, nên trường chỉ tuyển 60 chỉ tiêu mỗi ngành. Năm nay, Bộ tiếp tục giảm nữa, nên số lượng chỉ còn 55 chỉ tiêu mỗi ngành. Tuy nhiên, nếu có ước mơ làm giáo viên, thì các em cứ đăng ký. Quan trọng là trong quá trình học phải nỗ lực rất nhiều để nếu ra trường có được tấm bằng giỏi thì các em sẽ được ưu tiên tuyển dụng nhiều hơn”.
Hôm nay (24.2), chương trình tiếp tục chuỗi tư vấn lớp ở các trường THPT tỉnh Đắk Lắk.
Muốn học ngành thế mạnh của địa phương
Lê Văn Hiển, học sinh Trường THPT Hồng Đức, hỏi: “Đắk Lắk là tỉnh phát triển mạnh về cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu… Em rất mong muốn học ngành kinh tế nông lâm để về phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp tại địa phương. Cho em hỏi ngành cơ khí nông lâm có thi khối A1 hay không? Nếu có thì điểm chuẩn của 2 khối có bằng nhau?”. Thạc sĩ Nguyễn Trọng Thế giải đáp: “Với ngành này, từ năm 2013 trở về trước, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM chỉ tyển khối A, nhưng năm nay trường bổ sung thêm khối A1. Hai khối này thi chung đợt, điểm chuẩn như nhau. Điểm chuẩn ngành cơ khí nông lâm năm 2013 là 15”. Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa thông tin thêm, ĐH Tây Nguyên có ngành chế biến nông lâm sản. Ngành này cùng với ngành cơ khí sẽ cung cấp kiến thức chế biến tại chỗ những sản phẩm nông nghiệp như cao su, cà phê điều, tiêu…
Cùng đó, học sinh Lưu Hữu Tuấn cũng muốn học ngành thiết kế cảnh quan để trở về làm việc tại thành phố Buôn Ma Thuột. Thạc sĩ Vũ Thu Hương cho biết học xong ngành này sinh viên có thể thiết kế quang cảnh của một công trình nhà ở, công viên, khu du lịch, khu dân cư.
Theo thanhnien