- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Tự ái là do quá đề cao “cái tôi” của bản thân mà cảm thấy giận dỗi, khó chịu khi bị đánh giá thấp hoặc coi thường.
Có lần, tôi được nghe bác cùng phòng kể về con trai bác. Bác bảo trước đây nhà bác rất nghèo, quanh năm chân lấm tay bùn với đồng ruộng mà vẫn chẳng đủ ăn. Cậu con trai bác học hết cấp 3, không thi đỗ đại học nên ở nhà phụ giúp bố mẹ việc đồng áng. Thương tình, người anh họ khi ấy là chủ một doanh nghiệp nhỏ đưa cậu ấy vào miền Nam làm việc. Hồi đầu mới đến làm, vì chưa thạo công việc nên cậu ấy được anh họ chỉ bảo rất tận tình. Nhưng nhiều lúc cậu ấy mải chơi, bê trễ công việc khiến anh họ tức giận mắng: “Cậu muốn làm thì làm cho cẩn thận, không thì đi chỗ khác mà làm”. Câu nói của người anh họ khiến cậu ấy tự ái, cho rằng anh họ xúc phạm mình nên ngay đêm hôm đó, cậu ấy thu dọn đồ đạc bỏ nhà đi.
Khi nghe xong câu chuyện của bác, tất cả mọi người trong phòng đều thở dài. Hầu như ai cũng đồng tình với quyết định của cậu con trai bác. Người thì bảo: “Nếu là tôi, tôi cũng không cần”, người thì bảo: “Đã nói thế thì có các vàng tôi cũng không thèm ở lại”....
Cho đến một ngày....
Hôm ấy, nhóm tôi tổ chức nấu cơm chay từ thiện cho bệnh nhân nghèo. Bạn trưởng nhóm có mời một anh “thủ lĩnh” dày dặn kinh nghiệm đến để “quân sư” cho nhóm. Anh ấy ngồi ngoài và bao quát toàn bộ công việc của nhóm, lúc thì anh chạy sang nhắc các bạn luộc rau vừa chín tới để rau không bị nát, lúc thì chạy ra nhắc nhở mọi người gói nem sao cho vừa đủ suất ăn. Anh ấy nhắc nhở nhiều đến nỗi khiến cho mọi người trong nhóm hết sức căng thẳng.
Kết thúc buổi nấu cơm, anh phê bình món canh không ngon vì hơi nhạt, phê bình chúng tôi gói nem thừa quá nhiều thành ra lãng phí. Khi bạn trưởng nhóm phát biểu tổng kết chương trình thì anh chen ngang: “Bắt đầu buổi họp thì phải làm gì nào?”. Bạn trưởng nhóm ấp úng: “Dạ , phải giới thiệu thành phần tham gia buổi họp và giới thiệu chủ đề buổi họp ạ”. Rồi anh hỏi đến bản báo cáo dự trù kinh phí và bản kê khai tài chính khiến bạn trưởng nhóm rất lúng túng vì chưa kịp chuẩn bị chu đáo từ trước. Anh bảo, việc minh bạch tài chính là điều hết sức quan trọng trong các chương trình từ thiện. Sau đó anh làm một bài giáo huấn khiến mọi người ngán ngẩm.
Tưởng là sau vụ đó bạn trưởng nhóm cạch mặt anh “quân sư” hắc xì dầu đó. Nhưng không ngờ, hai anh em vẫn bám nhau như hình với bóng. Khi được hỏi thì bạn trưởng nhóm vui vẻ trần tình: “Tuy anh ấy hơi khó tính nhưng anh ấy là một thủ lĩnh dày dặn kinh nghiệm, mình cần phải học hỏi anh ấy nhiều”. Cuối cùng bạn ấy chốt lại một câu: “Một khi tham gia công tác tình nguyện thì không được tự ái, nếu tự ái thì chẳng thể làm gì được đâu”.
Hồi trước, gần nhà tôi có cửa hàng khung nhôm kính. Ông chủ cửa hàng là người rất khó tính, mấy anh thợ mà làm sai một chút là bị mắng ngay lập tức. Một hôm, có anh thợ sang quán nhà tôi uống nước, mọi người liền đổ xô vào nói: “Mày bị mắng thế mà cũng chịu được à? Nếu là tao, tao bỏ lâu rồi”, người thì khuyên: “Thiếu gì chỗ làm mà phải làm ở đó”... Nghe mọi người nói anh chỉ cười, rồi giải thích: “Chú ấy tuy hơi khó tính nhưng chú ấy là thợ giỏi, với lại chú ấy dạy bảo nhiệt tình lắm!”. Anh ấy bảo: “Đi làm mà tự ái thì làm sao mà giỏi được”
Từ đó tôi mới hiểu thế nào là tự trọng? Thế nào là tự ái? Tự trọng nghĩa là giữ gìn phẩm chất, nhân cách và danh dự của bản thân tránh để người khác xúc phạm. Còn tự ái là do quá đề cao “cái tôi” của bản thân mà cảm thấy giận dỗi, khó chịu khi bị đánh giá thấp hoặc coi thường. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau bởi tự trọng là đức tính tốt, còn tự ái là một đức tính xấu. Như cậu con trai của bác cùng phòng tôi, chính vì tự ái cho rằng anh họ xúc phạm mình nên đã bỏ nhà đi, bản thân cậu ấy rất vất vả khi phải tự ra ngoài bươn chải, làm thuê kiếm sống, không những thế còn làm mất đi tình cảm anh em bấy lâu nay vun đắp. Còn bạn trưởng nhóm, sau khi được “quân sư” chỉ bảo tận tình cũng đã rút ra nhiều bài học bổ ích cho bản thân, còn anh thợ ở cửa hàng khung nhôm kính gần nhà tôi chắc cũng chẳng mấy chốc trở thành thợ giỏi và có thể tự mở một cửa hàng cho riêng mình.
Tự trọng và tự ái khác nhau nhưng lại có sự liên quan mật thiết với nhau. Để giữ được lòng tự trọng thì trước tiên chúng ta phải biết kìm chế lòng tự ái, tiếp thu lời khuyên của mọi người để bản thân ngày một hoàn thiện hơn. Đến lúc đó, mọi người chẳng có lý do gì để chê trách chúng ta nữa, phải không các bạn?
Có lần, tôi được nghe bác cùng phòng kể về con trai bác. Bác bảo trước đây nhà bác rất nghèo, quanh năm chân lấm tay bùn với đồng ruộng mà vẫn chẳng đủ ăn. Cậu con trai bác học hết cấp 3, không thi đỗ đại học nên ở nhà phụ giúp bố mẹ việc đồng áng. Thương tình, người anh họ khi ấy là chủ một doanh nghiệp nhỏ đưa cậu ấy vào miền Nam làm việc. Hồi đầu mới đến làm, vì chưa thạo công việc nên cậu ấy được anh họ chỉ bảo rất tận tình. Nhưng nhiều lúc cậu ấy mải chơi, bê trễ công việc khiến anh họ tức giận mắng: “Cậu muốn làm thì làm cho cẩn thận, không thì đi chỗ khác mà làm”. Câu nói của người anh họ khiến cậu ấy tự ái, cho rằng anh họ xúc phạm mình nên ngay đêm hôm đó, cậu ấy thu dọn đồ đạc bỏ nhà đi.
Khi nghe xong câu chuyện của bác, tất cả mọi người trong phòng đều thở dài. Hầu như ai cũng đồng tình với quyết định của cậu con trai bác. Người thì bảo: “Nếu là tôi, tôi cũng không cần”, người thì bảo: “Đã nói thế thì có các vàng tôi cũng không thèm ở lại”....
Hôm ấy, nhóm tôi tổ chức nấu cơm chay từ thiện cho bệnh nhân nghèo. Bạn trưởng nhóm có mời một anh “thủ lĩnh” dày dặn kinh nghiệm đến để “quân sư” cho nhóm. Anh ấy ngồi ngoài và bao quát toàn bộ công việc của nhóm, lúc thì anh chạy sang nhắc các bạn luộc rau vừa chín tới để rau không bị nát, lúc thì chạy ra nhắc nhở mọi người gói nem sao cho vừa đủ suất ăn. Anh ấy nhắc nhở nhiều đến nỗi khiến cho mọi người trong nhóm hết sức căng thẳng.
Kết thúc buổi nấu cơm, anh phê bình món canh không ngon vì hơi nhạt, phê bình chúng tôi gói nem thừa quá nhiều thành ra lãng phí. Khi bạn trưởng nhóm phát biểu tổng kết chương trình thì anh chen ngang: “Bắt đầu buổi họp thì phải làm gì nào?”. Bạn trưởng nhóm ấp úng: “Dạ , phải giới thiệu thành phần tham gia buổi họp và giới thiệu chủ đề buổi họp ạ”. Rồi anh hỏi đến bản báo cáo dự trù kinh phí và bản kê khai tài chính khiến bạn trưởng nhóm rất lúng túng vì chưa kịp chuẩn bị chu đáo từ trước. Anh bảo, việc minh bạch tài chính là điều hết sức quan trọng trong các chương trình từ thiện. Sau đó anh làm một bài giáo huấn khiến mọi người ngán ngẩm.
Tưởng là sau vụ đó bạn trưởng nhóm cạch mặt anh “quân sư” hắc xì dầu đó. Nhưng không ngờ, hai anh em vẫn bám nhau như hình với bóng. Khi được hỏi thì bạn trưởng nhóm vui vẻ trần tình: “Tuy anh ấy hơi khó tính nhưng anh ấy là một thủ lĩnh dày dặn kinh nghiệm, mình cần phải học hỏi anh ấy nhiều”. Cuối cùng bạn ấy chốt lại một câu: “Một khi tham gia công tác tình nguyện thì không được tự ái, nếu tự ái thì chẳng thể làm gì được đâu”.
Hồi trước, gần nhà tôi có cửa hàng khung nhôm kính. Ông chủ cửa hàng là người rất khó tính, mấy anh thợ mà làm sai một chút là bị mắng ngay lập tức. Một hôm, có anh thợ sang quán nhà tôi uống nước, mọi người liền đổ xô vào nói: “Mày bị mắng thế mà cũng chịu được à? Nếu là tao, tao bỏ lâu rồi”, người thì khuyên: “Thiếu gì chỗ làm mà phải làm ở đó”... Nghe mọi người nói anh chỉ cười, rồi giải thích: “Chú ấy tuy hơi khó tính nhưng chú ấy là thợ giỏi, với lại chú ấy dạy bảo nhiệt tình lắm!”. Anh ấy bảo: “Đi làm mà tự ái thì làm sao mà giỏi được”
Từ đó tôi mới hiểu thế nào là tự trọng? Thế nào là tự ái? Tự trọng nghĩa là giữ gìn phẩm chất, nhân cách và danh dự của bản thân tránh để người khác xúc phạm. Còn tự ái là do quá đề cao “cái tôi” của bản thân mà cảm thấy giận dỗi, khó chịu khi bị đánh giá thấp hoặc coi thường. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau bởi tự trọng là đức tính tốt, còn tự ái là một đức tính xấu. Như cậu con trai của bác cùng phòng tôi, chính vì tự ái cho rằng anh họ xúc phạm mình nên đã bỏ nhà đi, bản thân cậu ấy rất vất vả khi phải tự ra ngoài bươn chải, làm thuê kiếm sống, không những thế còn làm mất đi tình cảm anh em bấy lâu nay vun đắp. Còn bạn trưởng nhóm, sau khi được “quân sư” chỉ bảo tận tình cũng đã rút ra nhiều bài học bổ ích cho bản thân, còn anh thợ ở cửa hàng khung nhôm kính gần nhà tôi chắc cũng chẳng mấy chốc trở thành thợ giỏi và có thể tự mở một cửa hàng cho riêng mình.
Tự trọng và tự ái khác nhau nhưng lại có sự liên quan mật thiết với nhau. Để giữ được lòng tự trọng thì trước tiên chúng ta phải biết kìm chế lòng tự ái, tiếp thu lời khuyên của mọi người để bản thân ngày một hoàn thiện hơn. Đến lúc đó, mọi người chẳng có lý do gì để chê trách chúng ta nữa, phải không các bạn?
Theo Mực Tím