Có lẽ mẹ bầu nào bị động thai, dọa sảy thai cũng biết cần nằm yên giữ thai, an thai và dưỡng thai. Nhưng khi bị động thai nên nằm tư thế nào thì rất ít mẹ biết cách nằm đúng, an toàn nhất cho thai nhi. Tư thế nằm rất quan trọng đối với việc giúp thai nhi trở về trạng thái ổn định. Hãy cùng tìm hiểu ngay những tư thế nằm cho mẹ bầu khi bị động thai trong bài viết sau đây nhé.
Tại sao bị động thai nên nằm đúng tư thế
Rất nhiều mẹ bầu đợi đến khi bị động thai hay dọa sảy mới tìm hỏi bác sĩ bị động thai nên nằm tư thế nào. Trong khi, theo các nhà nghiên cứu, nằm đúng tư thế khi mang thai là điều mà các mẹ luôn phải chú ý để thực hiện trong suốt thai kì. “Nằm dưỡng thai” là thuật ngữ chung được sử dụng khi bác sĩ muốn mẹ hạn chế các hoạt động trong thời gian mang thai. Khi mang thai cơ thể người mẹ phải chịu sức ép vô cùng lớn từ bào thai. Nếu không nằm đúng tư thế, có thể gây ảnh hưởng đến khung xương cũng như có thể gây chèn ép thai nhi dẫn đến sảy thai.
Có khoảng 20% các trường hợp mang thai bị động thai nhưng lại không biết động thai nên nằm tư thế nào cho đúng và càng làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Thực tế, các bác sỹ không khuyến khích biện pháp nằm dưỡng thai truyền thống. Lý do vì không có bằng chứng nào cho thấy biện pháp này thật sự giúp đề phòng hoặc chữa trị các biến chứng thai kỳ.
Tùy thuộc vào lời khuyên của bác sĩ mà các hoạt động của bạn có thể hạn chế từ làm việc nhà nặng cho đến luôn ở trên gi.ường trừ khi tắm và sử dụng nhà vệ sinh trong một thời gian ngắn hoặc thậm chí trong suốt của thai kỳ. Mẹ bầu cần nằm dưỡng thai để tránh mắc phải những tình trạng dưới đây:
» Cao huyết áp (tiền sản giật và sản giật)
» Chảy máu âm đạo hoặc các vấn đề với nhau thai
» Sinh non
» Thiếu năng cổ tử cung – tình trạng cổ tử cung có thể mở sớm
» Bất túc cổ tử cung – là tình trạng cổ tử cung quá yếu để mang thai
» Mệt mỏi khi mang đa thai – mang thai hai hoặc nhiều hơn
» Biến chứng trước thai kỳ gồm sảy thai, sinh thai chết hoặc sinh non
» Phát triển chậm của thai nhi
Đặc biệt khi bị động thai, chị em nên kiêng hoạt động và nằm yên một chỗ, hạn chế đi lại, làm việc,.. gây nguy hiểm cho thai nhi. Nhưng vấn đề tư thế nằm cho bà bầu cũng rất đặc biệt. Nhất là khi bị động thai mẹ càng phải chú ý tư thế nằm đúng cách để bảo vệ thai nhi. Vậy động thai nên nằm tư thế nào? Cách nằm dưỡng thai cho mẹ bầu dưới đây sẽ phần nào giúp mẹ có thêm kiến thức mang thai cho bản thân.
Động thai nên nằm tư thế nào để dưỡng thai
Động thai và nằm dưỡng thai
Mẹ bầu khi bị động thai sẽ được các bác sĩ yêu cầu an thai bằng cách nằm yên trên gi.ường để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Biết được bị động thai nên nằm tư thế nào sẽ là mấu chốt quyết định, nếu không thau đổi sẽ đặt áp lực của tử cung lên các tĩnh mạch, đẩy lượng máu ở phần dưới cơ thể chảy ngược về tim. Cho đến khi thai ổn định, mẹ đỡ mệt mỏi thì có thể hoạt động nhẹ nhàng, có thể làm một số việc miễn sao không quá nặng, không nên nằm một chỗ quá lâu cũng không tốt cho sức khỏe.
Tư thế nằm khi bị động thai
Khi bị động thai, bà bầu nên nằm yên trên gi.ường và nằm nghiêng về bên trái để hạn chế áp lực lên thai nhi. Tư thế nghiêng bên trái và chân trái duỗi, chân phải gấp lại là tư thế tốt nhất cho cả quá trình mang thai. Tư thế này giúp tim hoạt động dễ dàng hơn bởi nó giúp cho sức nặng của thai nhi không đè lên các tĩnh mạch vận chuyển máu từ chân trở về tim, cũng như lưu thông máu dễ dàng đến dạ con, bào thai và thận. Giúp thai nhi thoải mái, phát triển ổn định, giúp mẹ hạn chế bị động thai.
Khi nằm nghiêng, mẹ bầu có thể kê thêm một chiếc gối phía dưới chân để gác sẽ khiến mẹ thoải mái hơn. Còn nếu khi nằm nghiêng mẹ cảm thấy khó chịu thì có thể dùng gối kê dưới phần lưng, làm cho lưng lệch 1 góc 30 độ so với phương nằm sẽ giúp cải thiện tình hình. Ngoài ra, mẹ bầu nên đặt một chiếc gối giữa 2 chân khi ngủ để tạo khoảng cách giữa 2 chân, giúp làm giảm áp lực lên các khớp của xương chậu. Điều này giúp cho thai nhi “nghe lời” hơn.
Tư thế nằm treo chân
Tư thế này chủ yếu dành cho mẹ bầu sử dụng các biện pháp khoa học để mang thai như thụ tinh nhân tạo, cấy t.inh tr.ùng thì thường phải nằm tư thế treo chân và dưới sự theo dõi của bác sĩ thường xuyên.
Tư thế nằm theo mỗi giai đoạn để hạn chế động thai
Các mẹ nên nhớ là không chỉ cần tìm hiểu động thai nên nằm tư thế nào mà còn phải biết nằm thế nào để phòng ngừa động thai nữa.
Giai đoạn đầu tiên - 3 tháng đầu mang thai
• Đây là khoảng thời gian mà bà bầu hay bị động thai nhất nên hơn bao giờ hết các mẹ cần một tư thế nằm thật thoải mái. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi chưa quá lớn, xương châu của mẹ vẫn chưa bị tác động nhiều, có nhưng cũng không đáng kể nên mẹ có thể nằm ở mọi tư thế, miễn sao cảm thấy dễ chịu là được. Nhưng các mẹ nhớ rằng không nên nằm sấp vì sẽ chèn ép phần bụng và ngực, không tốt cho sức khỏe.
Giai đoạn 2- 3 tháng giữa thai kỳ
• Trải qua 3 tháng đầu thì giai đoạn 2 này mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Tuy tình trạng động thai ít xảy ra hơn nhưng đối với một số bà bầu có cơ địa yếu thì có thể kéo dài đến tuần thai thứ 20. Vì vậy, lúc này mẹ bầu vẫn cần một tư thế nằm dưỡng thai khoa học.
• Trong giai đoạn này, các mẹ cần chú ý bảo vệ bụng của mình vì bụng đã nhô ra khá lớn, tránh va đập từ bên ngoài, bà bầu nên nằm nghiêng, tư thế này giúp bà bầu ngủ thoải mái và dễ chịu, không gây áp lực lên thai nhi.
Giai đoạn cuối - 3 tháng cuối thai kỳ
• Tư thế nằm phòng ngừa bị động thai của bà bầu trong giai đoạn này rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và thoải mái của thai nhi. Trong những tháng cuối của thai kỳ, tử cung thường xoay về phía bên phải, vì thế bà bầu cần nằm nghiêng về bên trái để giảm bớt áp lực lên động mạch cản trở lưu thông máu đến thai nhi và vùng xương chậu. Trong giai đoạn này, nếu có sự cản trở lưu thông máu sẽ giảm sự cung cấp dưỡng chất từ mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
• Bên cạnh đó, khi nằm nghiêng sẽ giúp mẹ bầu giảm hiện tượng phù chân khi mang thai. Trong giai đoạn đầu thai kỳ còn có thể giúp mẹ bầu giảm cơn ốm nghén vào buổi sáng một cách hiệu quả.( Các mẹ không nên nằm gi.ường cứng, không kê đầu quá cao, không nên nằm quá thẳng lưng, ngủ phải có màn)
Ngoài việc chú ý động thai nên nằm tư thế nào, thì các mẹ cũng nên thường xuyên tận dụng công dụng của củ gai an thai và trà củ gai để dưỡng thai ngay từ những tuần đầu của thai kì nhé.
Tại sao bị động thai nên nằm đúng tư thế
Rất nhiều mẹ bầu đợi đến khi bị động thai hay dọa sảy mới tìm hỏi bác sĩ bị động thai nên nằm tư thế nào. Trong khi, theo các nhà nghiên cứu, nằm đúng tư thế khi mang thai là điều mà các mẹ luôn phải chú ý để thực hiện trong suốt thai kì. “Nằm dưỡng thai” là thuật ngữ chung được sử dụng khi bác sĩ muốn mẹ hạn chế các hoạt động trong thời gian mang thai. Khi mang thai cơ thể người mẹ phải chịu sức ép vô cùng lớn từ bào thai. Nếu không nằm đúng tư thế, có thể gây ảnh hưởng đến khung xương cũng như có thể gây chèn ép thai nhi dẫn đến sảy thai.
Có khoảng 20% các trường hợp mang thai bị động thai nhưng lại không biết động thai nên nằm tư thế nào cho đúng và càng làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Thực tế, các bác sỹ không khuyến khích biện pháp nằm dưỡng thai truyền thống. Lý do vì không có bằng chứng nào cho thấy biện pháp này thật sự giúp đề phòng hoặc chữa trị các biến chứng thai kỳ.
Tùy thuộc vào lời khuyên của bác sĩ mà các hoạt động của bạn có thể hạn chế từ làm việc nhà nặng cho đến luôn ở trên gi.ường trừ khi tắm và sử dụng nhà vệ sinh trong một thời gian ngắn hoặc thậm chí trong suốt của thai kỳ. Mẹ bầu cần nằm dưỡng thai để tránh mắc phải những tình trạng dưới đây:
» Cao huyết áp (tiền sản giật và sản giật)
» Chảy máu âm đạo hoặc các vấn đề với nhau thai
» Sinh non
» Thiếu năng cổ tử cung – tình trạng cổ tử cung có thể mở sớm
» Bất túc cổ tử cung – là tình trạng cổ tử cung quá yếu để mang thai
» Mệt mỏi khi mang đa thai – mang thai hai hoặc nhiều hơn
» Biến chứng trước thai kỳ gồm sảy thai, sinh thai chết hoặc sinh non
» Phát triển chậm của thai nhi
Đặc biệt khi bị động thai, chị em nên kiêng hoạt động và nằm yên một chỗ, hạn chế đi lại, làm việc,.. gây nguy hiểm cho thai nhi. Nhưng vấn đề tư thế nằm cho bà bầu cũng rất đặc biệt. Nhất là khi bị động thai mẹ càng phải chú ý tư thế nằm đúng cách để bảo vệ thai nhi. Vậy động thai nên nằm tư thế nào? Cách nằm dưỡng thai cho mẹ bầu dưới đây sẽ phần nào giúp mẹ có thêm kiến thức mang thai cho bản thân.
Động thai nên nằm tư thế nào để dưỡng thai
Động thai và nằm dưỡng thai
Mẹ bầu khi bị động thai sẽ được các bác sĩ yêu cầu an thai bằng cách nằm yên trên gi.ường để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Biết được bị động thai nên nằm tư thế nào sẽ là mấu chốt quyết định, nếu không thau đổi sẽ đặt áp lực của tử cung lên các tĩnh mạch, đẩy lượng máu ở phần dưới cơ thể chảy ngược về tim. Cho đến khi thai ổn định, mẹ đỡ mệt mỏi thì có thể hoạt động nhẹ nhàng, có thể làm một số việc miễn sao không quá nặng, không nên nằm một chỗ quá lâu cũng không tốt cho sức khỏe.
Tư thế nằm khi bị động thai
Khi bị động thai, bà bầu nên nằm yên trên gi.ường và nằm nghiêng về bên trái để hạn chế áp lực lên thai nhi. Tư thế nghiêng bên trái và chân trái duỗi, chân phải gấp lại là tư thế tốt nhất cho cả quá trình mang thai. Tư thế này giúp tim hoạt động dễ dàng hơn bởi nó giúp cho sức nặng của thai nhi không đè lên các tĩnh mạch vận chuyển máu từ chân trở về tim, cũng như lưu thông máu dễ dàng đến dạ con, bào thai và thận. Giúp thai nhi thoải mái, phát triển ổn định, giúp mẹ hạn chế bị động thai.
Khi nằm nghiêng, mẹ bầu có thể kê thêm một chiếc gối phía dưới chân để gác sẽ khiến mẹ thoải mái hơn. Còn nếu khi nằm nghiêng mẹ cảm thấy khó chịu thì có thể dùng gối kê dưới phần lưng, làm cho lưng lệch 1 góc 30 độ so với phương nằm sẽ giúp cải thiện tình hình. Ngoài ra, mẹ bầu nên đặt một chiếc gối giữa 2 chân khi ngủ để tạo khoảng cách giữa 2 chân, giúp làm giảm áp lực lên các khớp của xương chậu. Điều này giúp cho thai nhi “nghe lời” hơn.
Tư thế nằm treo chân
Tư thế này chủ yếu dành cho mẹ bầu sử dụng các biện pháp khoa học để mang thai như thụ tinh nhân tạo, cấy t.inh tr.ùng thì thường phải nằm tư thế treo chân và dưới sự theo dõi của bác sĩ thường xuyên.
Tư thế nằm theo mỗi giai đoạn để hạn chế động thai
Các mẹ nên nhớ là không chỉ cần tìm hiểu động thai nên nằm tư thế nào mà còn phải biết nằm thế nào để phòng ngừa động thai nữa.
Giai đoạn đầu tiên - 3 tháng đầu mang thai
• Đây là khoảng thời gian mà bà bầu hay bị động thai nhất nên hơn bao giờ hết các mẹ cần một tư thế nằm thật thoải mái. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi chưa quá lớn, xương châu của mẹ vẫn chưa bị tác động nhiều, có nhưng cũng không đáng kể nên mẹ có thể nằm ở mọi tư thế, miễn sao cảm thấy dễ chịu là được. Nhưng các mẹ nhớ rằng không nên nằm sấp vì sẽ chèn ép phần bụng và ngực, không tốt cho sức khỏe.
Giai đoạn 2- 3 tháng giữa thai kỳ
• Trải qua 3 tháng đầu thì giai đoạn 2 này mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Tuy tình trạng động thai ít xảy ra hơn nhưng đối với một số bà bầu có cơ địa yếu thì có thể kéo dài đến tuần thai thứ 20. Vì vậy, lúc này mẹ bầu vẫn cần một tư thế nằm dưỡng thai khoa học.
• Trong giai đoạn này, các mẹ cần chú ý bảo vệ bụng của mình vì bụng đã nhô ra khá lớn, tránh va đập từ bên ngoài, bà bầu nên nằm nghiêng, tư thế này giúp bà bầu ngủ thoải mái và dễ chịu, không gây áp lực lên thai nhi.
Giai đoạn cuối - 3 tháng cuối thai kỳ
• Tư thế nằm phòng ngừa bị động thai của bà bầu trong giai đoạn này rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và thoải mái của thai nhi. Trong những tháng cuối của thai kỳ, tử cung thường xoay về phía bên phải, vì thế bà bầu cần nằm nghiêng về bên trái để giảm bớt áp lực lên động mạch cản trở lưu thông máu đến thai nhi và vùng xương chậu. Trong giai đoạn này, nếu có sự cản trở lưu thông máu sẽ giảm sự cung cấp dưỡng chất từ mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
• Bên cạnh đó, khi nằm nghiêng sẽ giúp mẹ bầu giảm hiện tượng phù chân khi mang thai. Trong giai đoạn đầu thai kỳ còn có thể giúp mẹ bầu giảm cơn ốm nghén vào buổi sáng một cách hiệu quả.( Các mẹ không nên nằm gi.ường cứng, không kê đầu quá cao, không nên nằm quá thẳng lưng, ngủ phải có màn)
Ngoài việc chú ý động thai nên nằm tư thế nào, thì các mẹ cũng nên thường xuyên tận dụng công dụng của củ gai an thai và trà củ gai để dưỡng thai ngay từ những tuần đầu của thai kì nhé.