- Tham gia
- 18/9/2016
- Bài viết
- 3.813
Đây là những kĩ năng mình thu thập được trong quá trình viết/đọc review, những thứ được mình-đánh-giá-là-quan-trọng, nên đưa vào bài chứ không phải tiêu chuẩn của một bài review hoàn chỉnh.
Đừng bó hẹp bài review của bạn trong bất kì một tiêu chuẩn hay bài mẫu cụ thể nào. Hãy cứ nói ra cảm nhận của chính bạn.
I. Review là gì?
Review được hiểu nôm na là bình phẩm, nêu cảm nhận, nhận xét, đánh giá về một tác phẩm, một cuốn sách sau khi đọc.
II. Một vài kinh nghiệm nhỏ lúc viết review.
Làm thế nào để có một bài review thuyết phục?
1. Trình bày đẹp = Tạo thiện cảm.
Không chỉ riêng review đâu, mà truyện cũng thế. Nhìn những bài review có font nhảy loạn xạ là mình click back ngay. Việc không chăm chút hình thức sẽ khiến người ta có cảm giác bạn viết bài rất ẩu.
2. Đừng bỏ quên thông tin của tác phẩm.
Tác giả, thể loại truyện, link truyện,... là những thứ cần thiết cho phần mở đầu bài review của bạn.
3. Có thể đọc nhận xét của người khác trước khi đọc tác phẩm hay review tác phẩm đó, nhưng đừng ghi nhớ ý nghĩ của họ vào đầu.
Muốn review tốt, phải tự cảm nhận. Người A, B, C,... thấy hay không có nghĩa là bạn thấy hay. Dù họ có là tổng thống hay gì đi chăng nữa.
Mỗi người có một cảm nhận, suy nghĩ và hướng tư duy khác nhau. Vì review là nhận xét, đánh giá của bạn nên hãy suy nghĩ độc lập và dùng tư duy của chính bạn.
4. Đừng gạt cảm xúc.
Review là bình phẩm mà, vậy nên đừng chỉ bó gọn cảm xúc của bạn trong hai ba câu chữ hời hợt. Cần đặt "tình" vào đó, nói lên cảm nhận của bạn về những câu trích dẫn, về nội dung, tác giả, hình tượng nhân vật,... sẽ giúp bạn đưa truyện đến gần với người đọc hơn.
5. Việc nêu trích dẫn rất quan trọng trong review.
Nói có sách, mách có chứng. Bạn khen một câu chuyện tốt thì cần chỉ ra nó tốt ở đâu, bạn ấn tượng về một tác phẩm thì cần chỉ ra thứ khiến bạn ấn tượng.
Tất nhiên, không trích cũng không sao cả. Nhưng với mình thì một đoạn không có trích dẫn trong tác phẩm khiến mình không ấn tượng với tác phẩm đó.
Tuy nhiên, đừng tham lam, trích quá nhiều và quá dài. Việc này khiến người đọc cảm thấy cả truyện và bài review của bạn rất đều đều, không có trọng tâm. Việc trích nhiều khiến sự tiếp thu trở nên "quá tải" và khó làm người đọc ấn tượng.
Có bạn hỏi mình bao nhiêu là đủ? Phần này còn tùy thuộc vào độ dài bài review của bạn. Với riêng mình, khi viết review mình chỉ dùng từ 1 đến 2, cùng lắm là 3 trích dẫn để lấy cốt, bám vào đó viết cảm nhận. Độ dài của các đoạn trích dẫn phụ thuộc vào số lượng trích dẫn. Số lượng càng nhiều thì nên để độ dài càng ngắn.
6. Đừng quên so sánh.
Đặt tác phẩm mà bạn đang viết bài review “bên cạnh” những tác phẩm khác, so sánh những điểm mạnh, điểm yếu giữa các tác phẩm để người đọc có một cái nhìn tổng thể.
Điều này cũng giúp cho người đọc biết rằng bạn đã thật sự nghiên cứu, bạn có kiến thức rộng trong truyện. Đây cũng là cách để bạn tạo dựng niềm tin với người đọc và ngầm gợi ý cho họ về những tác phẩm khác.
Những người lần đầu tiên đi tìm hiểu truyện đặc biệt thích sự so sánh này.
7. Đọc kĩ và nghiên cứu tác phẩm, tác giả.
Đọc kĩ sẽ giúp cho từng câu chữ của tác giả in sâu vào đầu bạn, giúp bạn dễ dàng lia bút hơn. Nếu thân quen và chăm theo dõi các tác phẩm của tác giả, bạn sẽ dễ dàng so sánh tác phẩm hiện tại với một số tác phẩm khác.
8. Bài review là bình phẩm, cảm nhận.
Tuyệt đối không trích nguyên tác phẩm, hay trích một đoạn quá dài của tác phẩm ra bài review. Cần chọn lọc những đoạn hay của tác giả để bài review có tính thuyết phục.
Đừng bó hẹp bài review của bạn trong bất kì một tiêu chuẩn hay bài mẫu cụ thể nào. Hãy cứ nói ra cảm nhận của chính bạn.
I. Review là gì?
Review được hiểu nôm na là bình phẩm, nêu cảm nhận, nhận xét, đánh giá về một tác phẩm, một cuốn sách sau khi đọc.
II. Một vài kinh nghiệm nhỏ lúc viết review.
Làm thế nào để có một bài review thuyết phục?
1. Trình bày đẹp = Tạo thiện cảm.
Không chỉ riêng review đâu, mà truyện cũng thế. Nhìn những bài review có font nhảy loạn xạ là mình click back ngay. Việc không chăm chút hình thức sẽ khiến người ta có cảm giác bạn viết bài rất ẩu.
2. Đừng bỏ quên thông tin của tác phẩm.
Tác giả, thể loại truyện, link truyện,... là những thứ cần thiết cho phần mở đầu bài review của bạn.
3. Có thể đọc nhận xét của người khác trước khi đọc tác phẩm hay review tác phẩm đó, nhưng đừng ghi nhớ ý nghĩ của họ vào đầu.
Muốn review tốt, phải tự cảm nhận. Người A, B, C,... thấy hay không có nghĩa là bạn thấy hay. Dù họ có là tổng thống hay gì đi chăng nữa.
Mỗi người có một cảm nhận, suy nghĩ và hướng tư duy khác nhau. Vì review là nhận xét, đánh giá của bạn nên hãy suy nghĩ độc lập và dùng tư duy của chính bạn.
4. Đừng gạt cảm xúc.
Review là bình phẩm mà, vậy nên đừng chỉ bó gọn cảm xúc của bạn trong hai ba câu chữ hời hợt. Cần đặt "tình" vào đó, nói lên cảm nhận của bạn về những câu trích dẫn, về nội dung, tác giả, hình tượng nhân vật,... sẽ giúp bạn đưa truyện đến gần với người đọc hơn.
5. Việc nêu trích dẫn rất quan trọng trong review.
Nói có sách, mách có chứng. Bạn khen một câu chuyện tốt thì cần chỉ ra nó tốt ở đâu, bạn ấn tượng về một tác phẩm thì cần chỉ ra thứ khiến bạn ấn tượng.
Tất nhiên, không trích cũng không sao cả. Nhưng với mình thì một đoạn không có trích dẫn trong tác phẩm khiến mình không ấn tượng với tác phẩm đó.
Tuy nhiên, đừng tham lam, trích quá nhiều và quá dài. Việc này khiến người đọc cảm thấy cả truyện và bài review của bạn rất đều đều, không có trọng tâm. Việc trích nhiều khiến sự tiếp thu trở nên "quá tải" và khó làm người đọc ấn tượng.
Có bạn hỏi mình bao nhiêu là đủ? Phần này còn tùy thuộc vào độ dài bài review của bạn. Với riêng mình, khi viết review mình chỉ dùng từ 1 đến 2, cùng lắm là 3 trích dẫn để lấy cốt, bám vào đó viết cảm nhận. Độ dài của các đoạn trích dẫn phụ thuộc vào số lượng trích dẫn. Số lượng càng nhiều thì nên để độ dài càng ngắn.
6. Đừng quên so sánh.
Đặt tác phẩm mà bạn đang viết bài review “bên cạnh” những tác phẩm khác, so sánh những điểm mạnh, điểm yếu giữa các tác phẩm để người đọc có một cái nhìn tổng thể.
Điều này cũng giúp cho người đọc biết rằng bạn đã thật sự nghiên cứu, bạn có kiến thức rộng trong truyện. Đây cũng là cách để bạn tạo dựng niềm tin với người đọc và ngầm gợi ý cho họ về những tác phẩm khác.
Những người lần đầu tiên đi tìm hiểu truyện đặc biệt thích sự so sánh này.
7. Đọc kĩ và nghiên cứu tác phẩm, tác giả.
Đọc kĩ sẽ giúp cho từng câu chữ của tác giả in sâu vào đầu bạn, giúp bạn dễ dàng lia bút hơn. Nếu thân quen và chăm theo dõi các tác phẩm của tác giả, bạn sẽ dễ dàng so sánh tác phẩm hiện tại với một số tác phẩm khác.
8. Bài review là bình phẩm, cảm nhận.
Tuyệt đối không trích nguyên tác phẩm, hay trích một đoạn quá dài của tác phẩm ra bài review. Cần chọn lọc những đoạn hay của tác giả để bài review có tính thuyết phục.