- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Một hôm, Hà đi đâu về thấy chiếc gương của mình bị vỡ mới thắc mắc hỏi mọi người trong phòng.
Trong khi đó mọi người trong phòng đều biết chị Hằng sơ ý làm vỡ gương của Hà nhưng không dám nhận khiến Hà bực bội, cằn nhằn mãi, Hà còn nói bóng nói gió rằng: “Chắc chắn phải có người làm vỡ chứ không tự nhiên mà vỡ được”
Lần khác, trưa hôm ấy, mọi người ăn cơm, rửa bát xong đều đi nghỉ hết chỉ còn Hường về muộn nên vẫn lục đục dưới bếp. Đến chiều mọi người xuống bếp mới phát hiện bếp bị ngập do không khóa vòi nước. Nhưng cũng như những lần trước, chẳng ai chịu đứng ra nhận trách nhiệm, khiến cho người trực nhật hôm đó bực bội vì phải vất vả dọn dẹp, còn những người khác thì tiếc của vì đã để nước chảy suốt mấy tiếng đồng hồ. Và hậu quả là một trận cãi vã lại nổ ra.
Sáng sớm hôm ấy, tôi đang ngủ thì nghe loáng thoáng cô Tâm thắc mắc: “Chẳng biết ai vứt vỏ chanh dưới bếp nhỉ?”. Chẳng ai nói gì nên cô vẫn tiếp tục cằn nhằn: “Mỗi người phải có ý thức một chút chứ, ai lại bày bừa ra thế!”. Lúc ấy tôi mới nhớ ra, tối hôm trước tôi định bụng rửa bát xong sẽ đem vứt vỏ chanh đi nhưng chẳng hiểu đãng trí thế nào lại quên mất. Nhưng câu nói của cô khiến tôi cảm thấy rất khó chịu.
Lại nhớ, hồi nhỏ có lần tôi mang cặp nhiệt độ của mẹ ra chơi rồi cũng bày đặt vẩy vẩy chiếc cặp nhiệt độ như mẹ vẫn thường làm. Chẳng may va phải thành gi.ường làm cho chiếc cặp nhiệt độ vỡ tan. Tôi không dám khai thật với mẹ vì sợ mẹ mắng khiến tôi nơm nớp lo sợ mấy ngày liền. Đến khi phát hiện ra chiếc cặp nhiệt độ bị vỡ, tôi không thể lẩn tránh được nữa, đành phải nhận lỗi với mẹ. Sau đó mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ nhắc nhở: “Lần sau không được tự tiện lấy đồ ra nghịch nhé!”. Tôi thở phào nhẹ nhõm vì không ngờ việc nhận lỗi lại đơn giản đến như vậy.
Từ đó mỗi khi sơ ý làm vỡ bát, làm mất áo mưa hay để quên sách vở ở lớp tôi đều thành thật khai báo với mẹ. Mẹ không mắng tôi mà chỉ dặn tôi lần sau phải cẩn thận hơn. Cũng có lúc mẹ tôi cũng đồng cảm với tôi rằng: “Ai cũng có lúc mắc lỗi nhưng quan trọng là phải biết nhận lỗi và rút kinh nghiệm”
Đến lúc này, tôi mới can đảm đứng ra nhận lỗi với cô Tâm. Tôi nhổm dậy, gãi đầu gãi tai: “Dạ, hôm qua cháu quên đấy cô ạ” nên cô mới thôi không nói nữa.
Xem ra việc tự giác nhận lỗi là một hành động khôn ngoan đấy chứ! Nếu không nhận lỗi thì chắc chắn hậu quả cũng giống như những lần trước, mọi người lại nghi ngờ, đổ lỗi cho nhau, nói bóng nói gió và thậm chí là phải đối mặt với những trận cãi vã mà cảm giác phải nghe những lời cằn nhằn thì cũng chẳng có gì dễ chịu.
Vì vậy các bạn hãy can đảm tự giác đứng ra nhận lỗi, chắc chắn mọi người sẽ thông cảm với chúng ta thôi vì ai cũng có lúc mắc lỗi mà. Nhận lỗi nhưng mà đừng “vâng” để đấy mà hãy rút kinh nghiệm cho những lần sau nhé!
Trong khi đó mọi người trong phòng đều biết chị Hằng sơ ý làm vỡ gương của Hà nhưng không dám nhận khiến Hà bực bội, cằn nhằn mãi, Hà còn nói bóng nói gió rằng: “Chắc chắn phải có người làm vỡ chứ không tự nhiên mà vỡ được”
Lần khác, trưa hôm ấy, mọi người ăn cơm, rửa bát xong đều đi nghỉ hết chỉ còn Hường về muộn nên vẫn lục đục dưới bếp. Đến chiều mọi người xuống bếp mới phát hiện bếp bị ngập do không khóa vòi nước. Nhưng cũng như những lần trước, chẳng ai chịu đứng ra nhận trách nhiệm, khiến cho người trực nhật hôm đó bực bội vì phải vất vả dọn dẹp, còn những người khác thì tiếc của vì đã để nước chảy suốt mấy tiếng đồng hồ. Và hậu quả là một trận cãi vã lại nổ ra.
Sáng sớm hôm ấy, tôi đang ngủ thì nghe loáng thoáng cô Tâm thắc mắc: “Chẳng biết ai vứt vỏ chanh dưới bếp nhỉ?”. Chẳng ai nói gì nên cô vẫn tiếp tục cằn nhằn: “Mỗi người phải có ý thức một chút chứ, ai lại bày bừa ra thế!”. Lúc ấy tôi mới nhớ ra, tối hôm trước tôi định bụng rửa bát xong sẽ đem vứt vỏ chanh đi nhưng chẳng hiểu đãng trí thế nào lại quên mất. Nhưng câu nói của cô khiến tôi cảm thấy rất khó chịu.
Lại nhớ, hồi nhỏ có lần tôi mang cặp nhiệt độ của mẹ ra chơi rồi cũng bày đặt vẩy vẩy chiếc cặp nhiệt độ như mẹ vẫn thường làm. Chẳng may va phải thành gi.ường làm cho chiếc cặp nhiệt độ vỡ tan. Tôi không dám khai thật với mẹ vì sợ mẹ mắng khiến tôi nơm nớp lo sợ mấy ngày liền. Đến khi phát hiện ra chiếc cặp nhiệt độ bị vỡ, tôi không thể lẩn tránh được nữa, đành phải nhận lỗi với mẹ. Sau đó mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ nhắc nhở: “Lần sau không được tự tiện lấy đồ ra nghịch nhé!”. Tôi thở phào nhẹ nhõm vì không ngờ việc nhận lỗi lại đơn giản đến như vậy.
Đến lúc này, tôi mới can đảm đứng ra nhận lỗi với cô Tâm. Tôi nhổm dậy, gãi đầu gãi tai: “Dạ, hôm qua cháu quên đấy cô ạ” nên cô mới thôi không nói nữa.
Xem ra việc tự giác nhận lỗi là một hành động khôn ngoan đấy chứ! Nếu không nhận lỗi thì chắc chắn hậu quả cũng giống như những lần trước, mọi người lại nghi ngờ, đổ lỗi cho nhau, nói bóng nói gió và thậm chí là phải đối mặt với những trận cãi vã mà cảm giác phải nghe những lời cằn nhằn thì cũng chẳng có gì dễ chịu.
Vì vậy các bạn hãy can đảm tự giác đứng ra nhận lỗi, chắc chắn mọi người sẽ thông cảm với chúng ta thôi vì ai cũng có lúc mắc lỗi mà. Nhận lỗi nhưng mà đừng “vâng” để đấy mà hãy rút kinh nghiệm cho những lần sau nhé!
Theo Mực Tím