- Tham gia
- 16/11/2011
- Bài viết
- 14.548
(Dân trí) - Tăng quyền tự chủ cho các trường đại học là xu hướng tất yếu để giáo dục đại học Việt Nam dần tháo gỡ được những rào cản về cơ chế và phát triển, bắt kịp trình độ của khu vực cũng như thế giới. Bộ GD-ĐT đã giao thí điểm tự chủ ở 6 trường đại học là ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Hà Nội, ĐH Mở TP.HCM và Viện ĐH Mở Hà Nội. Sau hơn 4 năm thực hiện, các đơn vị này đã đạt được những thành công nhất định nhưng vẫn còn nhiều bất cập về cơ chế cần tháo gỡ.
Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá của PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ, Phó giám đốc ĐHQG Hà Nội, mức độ tự chủ đại học công lập Việt Nam hiện vẫn còn rất thấp, trong khu vực Đông Á chỉ hơn được duy nhất Campuchia.
Xu hướng chung trong khu vực và trên thế giới là tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học và mỗi nước thực hiện theo các cách khác nhau, phù hợp với điều kiện xã hội, giáo dục, kinh tế của từng nước. Theo PGS.TS Phùng Xuân Nhạ, Việt Nam không nên “bê nguyên” một mô hình nào nhưng hoàn toàn có thể rút ra những đặc điểm làm bài học cho mình.
Xu hướng tăng quyền tự chủ cho các trường ĐH công lập
Nhật Bản đẩy mạnh quyền tự chủ tài chính các trường đại học sau khi có luật cải cách giáo dục 7/2003 với sự khuyến khích kiểu doanh nghiệp đại học. Bắt đầu từ năm 2004, các trường đại học quốc gia tại xứ “Mặt trời mọc” lần đầu tiên được nhận kinh phí trọn gói để chi tiêu.
Singapore, nước được xếp vào hàng có thu nhập cao và nền giáo dục ĐH phát triển nhất ở Đông Nam Á, cho phép các trường đại học được tự chủ và khuyến khích các trường tìm kiếm các nguồn vốn khác, đặc biệt là doanh nghiệp kể từ năm 2006.
Từ năm 2008, Hàn Quốc cũng đã thí điểm việc tăng cường tự chủ nói chung và tự chủ tài chính nói riêng cho các trường đại học. Một số đại học lớn như ĐH Seoul được trao quyền nhiều hơn trong các quyết định tài chính của họ.
Không cho phép tự chủ hoàn toàn tất cả các mặt
Ở Nhật, tuy Bộ GD và ĐT vẫn quy định mức học phí tiêu chuẩn hàng năm nhưng đã cho phép các cơ sở giáo dục đại học nâng mức học phí lên 20% nếu muốn.
Hongkong (Trung Quốc) áp dụng tự chủ tài chính một phần trong giáo dục đại học. Các cơ sở có thể sở hữu, bán nhà cửa được hiến tặng hay tự đầu tư. Các trường đại học được vay vốn từ ngân hàng thương mại và thị trường tài chính. Tuy nhiên, các trường đại học chỉ được quyền tự ấn định mức học phí cho những chương trình trường tự đầu tư.
Một nước ở Đông Á có nền giáo dục đại học phát triển là Hàn Quốc lại có cơ chế khác. Các trường công ở nước này vẫn tiếp tục chịu sự hạn chế trong những lĩnh vực tài chính, mặc dù đã có một loạt cải cách diễn ra từ năm 2005. Ngược lại, các trường đại học tư thục lại được mở rộng tự chủ về tài chính.
Với Lào, nước được xếp vào nhóm có thu nhập thấp như Việt Nam, trường đại học quốc gia Lào được trao quyền tự chủ một phần. Cơ chế tài chính được thiết lập cho phép trường tự quản lý nguồn thu dưới sự giám sát của Hội đồng trường.
Tự chủ không có nghĩa là Nhà nước chấm dứt cấp kinh phí
Tại Singapore, chính phủ vẫn cam kết là chủ thể cấp ngân sách chính cho giáo dục đại học, các trường được tự định mức học phí và được trao quyền tự chủ hoàn toàn về nguồn nhân lực, kể cả ấn định mức lương.
Với các nước có thu nhập trung bình ở Đông Á như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia..., chính phủ trao quyền tự chủ tài chính cho một số trường đại học, dưới dạng phân bổ ngân sách công theo cơ chế tài trợ trọn gói, và cho phép cơ sở giáo dục linh hoạt hơn trong ấn định mức học phí cho một số chương trình và trong một số trường hợp.
Các trường còn được điều chỉnh mức lương cơ bản của cán bộ. Tuy nhiên, kể cả những cơ sở tự chủ vẫn bị hạn chế trong việc vay vốn thương mại và sở hữu tài sản.
Ví dụ như ở Thái Lan, các trường đại học tự chủ nhận ngân sách nhà nước thông qua chế độ phân bổ kinh phí trọn gói, được tự chủ trong xác định cơ chế quản lý và sử dụng nhân sự. Các trường này cũng được quyền quản lý, sử dụng tài sản công.
Tương tự, các trường đại học tự chủ ở Indonesia cũng được hưởng quyền tự chủ như ở Thái Lan. Về mặt pháp lý, các trường đại học tự chủ của Indonesia cũng đã thành công trong việc áp dụng một số loại hình ngân sách cạnh tranh, ngoài các trường đại học tự chủ. Ở Malaysia, các cơ sở giáo dục đại học nước này cũng nhận ngân sách nhà nước thông qua kinh phí cấp trọn gói.
Tuy nhiên, dù là tự chủ hoàn toàn hay một phần, điều quan trọng là giao quyền tự chủ phải gắn với việc tăng cường trách nhiệm giải trình của các trường, tăng cường giám sát của nhà nước và cộng đồng với các trường qua các tiêu chí cụ thể và minh bạch, ông Nhạ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá của PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ, Phó giám đốc ĐHQG Hà Nội, mức độ tự chủ đại học công lập Việt Nam hiện vẫn còn rất thấp, trong khu vực Đông Á chỉ hơn được duy nhất Campuchia.
Xu hướng chung trong khu vực và trên thế giới là tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học và mỗi nước thực hiện theo các cách khác nhau, phù hợp với điều kiện xã hội, giáo dục, kinh tế của từng nước. Theo PGS.TS Phùng Xuân Nhạ, Việt Nam không nên “bê nguyên” một mô hình nào nhưng hoàn toàn có thể rút ra những đặc điểm làm bài học cho mình.
Giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn vướng nhiều rào cản cơ chế để phát triển
Xu hướng tăng quyền tự chủ cho các trường ĐH công lập
Nhật Bản đẩy mạnh quyền tự chủ tài chính các trường đại học sau khi có luật cải cách giáo dục 7/2003 với sự khuyến khích kiểu doanh nghiệp đại học. Bắt đầu từ năm 2004, các trường đại học quốc gia tại xứ “Mặt trời mọc” lần đầu tiên được nhận kinh phí trọn gói để chi tiêu.
Singapore, nước được xếp vào hàng có thu nhập cao và nền giáo dục ĐH phát triển nhất ở Đông Nam Á, cho phép các trường đại học được tự chủ và khuyến khích các trường tìm kiếm các nguồn vốn khác, đặc biệt là doanh nghiệp kể từ năm 2006.
Từ năm 2008, Hàn Quốc cũng đã thí điểm việc tăng cường tự chủ nói chung và tự chủ tài chính nói riêng cho các trường đại học. Một số đại học lớn như ĐH Seoul được trao quyền nhiều hơn trong các quyết định tài chính của họ.
Không cho phép tự chủ hoàn toàn tất cả các mặt
Ở Nhật, tuy Bộ GD và ĐT vẫn quy định mức học phí tiêu chuẩn hàng năm nhưng đã cho phép các cơ sở giáo dục đại học nâng mức học phí lên 20% nếu muốn.
Hongkong (Trung Quốc) áp dụng tự chủ tài chính một phần trong giáo dục đại học. Các cơ sở có thể sở hữu, bán nhà cửa được hiến tặng hay tự đầu tư. Các trường đại học được vay vốn từ ngân hàng thương mại và thị trường tài chính. Tuy nhiên, các trường đại học chỉ được quyền tự ấn định mức học phí cho những chương trình trường tự đầu tư.
Một nước ở Đông Á có nền giáo dục đại học phát triển là Hàn Quốc lại có cơ chế khác. Các trường công ở nước này vẫn tiếp tục chịu sự hạn chế trong những lĩnh vực tài chính, mặc dù đã có một loạt cải cách diễn ra từ năm 2005. Ngược lại, các trường đại học tư thục lại được mở rộng tự chủ về tài chính.
Với Lào, nước được xếp vào nhóm có thu nhập thấp như Việt Nam, trường đại học quốc gia Lào được trao quyền tự chủ một phần. Cơ chế tài chính được thiết lập cho phép trường tự quản lý nguồn thu dưới sự giám sát của Hội đồng trường.
Tự chủ không có nghĩa là Nhà nước chấm dứt cấp kinh phí
Tại Singapore, chính phủ vẫn cam kết là chủ thể cấp ngân sách chính cho giáo dục đại học, các trường được tự định mức học phí và được trao quyền tự chủ hoàn toàn về nguồn nhân lực, kể cả ấn định mức lương.
Với các nước có thu nhập trung bình ở Đông Á như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia..., chính phủ trao quyền tự chủ tài chính cho một số trường đại học, dưới dạng phân bổ ngân sách công theo cơ chế tài trợ trọn gói, và cho phép cơ sở giáo dục linh hoạt hơn trong ấn định mức học phí cho một số chương trình và trong một số trường hợp.
Các trường còn được điều chỉnh mức lương cơ bản của cán bộ. Tuy nhiên, kể cả những cơ sở tự chủ vẫn bị hạn chế trong việc vay vốn thương mại và sở hữu tài sản.
Ví dụ như ở Thái Lan, các trường đại học tự chủ nhận ngân sách nhà nước thông qua chế độ phân bổ kinh phí trọn gói, được tự chủ trong xác định cơ chế quản lý và sử dụng nhân sự. Các trường này cũng được quyền quản lý, sử dụng tài sản công.
Tương tự, các trường đại học tự chủ ở Indonesia cũng được hưởng quyền tự chủ như ở Thái Lan. Về mặt pháp lý, các trường đại học tự chủ của Indonesia cũng đã thành công trong việc áp dụng một số loại hình ngân sách cạnh tranh, ngoài các trường đại học tự chủ. Ở Malaysia, các cơ sở giáo dục đại học nước này cũng nhận ngân sách nhà nước thông qua kinh phí cấp trọn gói.
Tuy nhiên, dù là tự chủ hoàn toàn hay một phần, điều quan trọng là giao quyền tự chủ phải gắn với việc tăng cường trách nhiệm giải trình của các trường, tăng cường giám sát của nhà nước và cộng đồng với các trường qua các tiêu chí cụ thể và minh bạch, ông Nhạ nhấn mạnh.
Mạnh Hải (lược ghi)