- Máy chấm công là thiết bị dùng để ghi nhận và đánh dấu thời gian ra vào làm việc của các nhân viên.
- Với máy chấm công thì các nhà quản lý sẽ tiết kiệm được rất nhiều như: chi phí nhân công, thời gian, công sức.... Các nhà quản lý không phải chi trả thêm tiền cho nhân viên chấm công hàng tháng. Và đặc biệt là có thể kiểm soát và quản lý nhân viên của mình từ xa. Các nhà quản lý có thể làm được các việc khác và đồng thời vẫn biết được nhân viên của mình đi làm giờ giấc thế nào…
2. Các loại máy chấm công
Từ khi bắt đầu ra đời máy chấm công cho đến ngày nay. Thì máy chấm công có 3 loại chính:
a. Máy chấm công cơ học
- Đây là máy chấm công đầu tiên được sử dụng hay nói cách khác nó là tiền thân của các dòng máy chấm công sau này.
- Máy chấm công này sử dụng các thẻ giấy để ghi nhận và đánh dấu thời gian làm việc của từng nhân viên.
- Với máy chấm công này thì dữ liệu sẽ được lưu trên thẻ giấy. Để xử lý dữ liệu người dùng cần phải tự thêm data vào dữ liệu máy. Chính vì điều này mà dòng máy chấm công cơ học không còn được ưa chuộng và sử dụng nhiều. Do tính linh hoạt và xử lý của máy không cao.
b. Máy chấm công silicon
- Dòng máy này thì được sử dụng cho hệ thống nhân sự tân tiến. Ở Việt Nam thì dòng máy chấm công này cực hiếm vì ít đơn vị nào có nhu cầu sử dụng tới chúng.
- Máy chấm công silicon sử dụng bộ vi xử lý Arm9 cùng chip Cmos và bộ nhớ Flash lớn. giúp máy xử lý dữ liệu cực nhanh chóng và chuẩn xác dựa trên nền tảng Atmel.
c. Máy chấm công điện tử
- Máy chấm công điện tử là thế hệ phát triển tân tiến sau này của máy chấm công thẻ giấy. Là thế hệ thay thế và đi sau nên nó có rất nhiều cải tiến mới. Tính ứng dụng linh hoạt và xử lý dữ liệu nhanh chóng hiệu quả mang lại nhiều sự tiện dụng cho người dùng.
- Máy chấm công điện tử cũng được chia ra làm 5 loại như sau:
- Máy chấm công bằng vân tay ( Xem thêm: máy chấm công AIKYO)
- Máy chấm công thẻ từ ( Xem thêm: máy chấm công RONALD JACK)
- Máy chấm công thẻ cảm ứng
- Máy chấm công khuôn mặt
- Máy chấm công password
- Máy chấm công gồm 2 bộ phận: máy chấm công và phần mềm xử lý dữ liệu ( với máy chấm công thẻ thì có thêm các tấm thẻ)
- Máy chấm công liên kết với máy tính thông qua phần mềm xử lý được cài đặt trên máy tính. Người quản lý chỉ việc điều chỉnh, xử lý, lấy dữ liệu…. hoàn toàn trên phần mềm cài ở máy tính.
- Máy chấm công có tích hợp tính năng đóng mở cửa ra vào thì khi dữ liệu được đưa đến phần mềm sẽ xử lý. Nếu đúng cửa sẽ mở và nếu sai sẽ không thực hiện được thao tác mở cửa. Nên rất an toàn và bảo mật cho người dùng.