thanhhuongng
Thành viên
- Tham gia
- 11/9/2017
- Bài viết
- 0
Nếu bạn có dự định mở cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị mini thì bài viết này sẽ rất hữu ích cho bạn đấy. Cùng theo dõi nhé
1. Xây dựng mô hình phù hợp với nguồn vốn
Có 2 trường hợp xảy ra khi bạn có ý định kinh doanh riêng:
+ Trường hợp 1: Khi bạn chưa có mặt bằng, với số vốn trong tay thì cần phải chủ động xây dựng mô hình phù hợp với số vốn đó, nhất là yếu tố thuê mặt bằng kinh doanh, tránh việc phải thuê quá rộng dẫn đến chi phí tăng cao, giảm hiệu quả kinh doanh. Ví dụ như bạn có số vốn 500 triệu thì chỉ nên thuê mặt bằng 50 m2( ở trung tâm thành phố) và 60 m2 ở nông thôn.
+ Trường hợp 2: Trong trường hợp bạn đã có mặt bằng hoặc đã thuê được mặt bằng rồi thì cần xác định lượng vốn phù hợp với mặt bằng đó, cũng giống như trường hợp thứ nhất, nếu có mặt bằng 50 m2 thì bạn cần có lượng vốn đầu tư cơ bản từ 450 triệu trở lên.
2. Chuẩn bị sẵn tâm lý thất bại
Đã có rất nhiều người sau thời gian ngắn cửa hàng đi vào hoạt động thấy chán nản, thất vọng về mô hình này, bởi những gì diễn ra thực tế khác xa so với kế hoạch được vẽ trên giấy hoặc từ những thông tin thu thập được nhất là giai đoạn đầu thông thường doanh thu thấp.
Nhưng nếu bạn đủ tự tin, đủ kiến thức và tìm thấy cơ hội tiềm năng, chắc chắn tình hình kinh doanh sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực.
3. Kiến thức là vô tận
Việc tìm tòi, bổ sung thêm kiến thức là việc cần thiết phải làm, nhất là từ những người đi trước để tránh được những rủi ro không đáng có.
Rủi ro ở đây như việc mất những khoản chi phí không đáng có xuất phát từ: Lừa đảo, đầu tư sai lầm, nhập hàng số lượng nhiều, hoặc nhập hàng không bán được sau này thành chậm hoặc hết date, tổn thất nhất là những người phải chuyển nhượng thanh lý cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thường mất khoảng 25-30% số vốn đầu tư.
4. Bản kế hoạch kinh doanh
Một bản kế hoạch kinh doanh cần phải có những thông tin cơ bản như:
+ Mục tiêu kinh doanh của bạn.
+ Kế hoạch xây dựng & phát triển.
+ Chiến lược quản lý nhân sự & hoạt động.
+ Kế hoạch tài chính.
+ Phân tích thị trường.
+ Kế hoạch marketing & kế hoạch bán hàng.
5. Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp
Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh rất quan trọng, cũng không nên lựa chọn khu vực quá vắng vẻ dân cư, sức mua sẽ thấp.
Đối với cá nhân có mặt bằng kinh doanh là của nhà mình đó là một lợi thế vô cùng lớn, ngoài việc giảm thiểu chi phí thuê mặt bằng mà có thể tránh được những rủi ro trong việc thuê mặt bằng kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini.
6. Thiết kế cửa hàng
Tiếp theo bạn cần có bản vẽ sơ bộ mô hình kinh doanh cửa hàng , sau đó lên danh sách và tìm kiếm thông tin cung cấp thiết bị và các nguồn cung cấp hàng tạp hóa, siêu thị mini.
7. Lắp đặt các thiết bị bán hàng
Bạn cần phải có các thiết bị, công cụ hỗ trợ cho việc bán hàng như: Phần mềm bán hàng; Máy in phiếu bán hàng; Đầu đọc mã vạch; Máy in tem mã vạch; Máy tính.
8. Lên danh mục, sắp xếp, định giá hàng hóa
Lên danh mục, sắp xếp hàng hóa và cách định giá bán là bước quan trọng nhất, hãy sử dụng Phần mềm bán hàng - đây chính là vũ khí lợi hại sẽ giảm thiểu tối đa thời gian cho bạn và hỗ trợ bạn rất hiệu quả trong vấn đề quản lý cửa hàng sau này.
Việc định giá bán phụ thuộc vào những yếu tố sau
+ Vị trí cửa hàng đó kinh doanh
+ Chi phí hoạt động của cửa hàng
+ Mô hình kinh doanh của cửa hàng
+ Dịch vụ tập trung của cửa hàng
+ Khách hàng tập trung của cửa hàng
9. Phân tích cạnh tranh hiện thời và xu hướng cạnh tranh
Cần có cuộc khảo sát để đo được mức độ cạnh tranh hiện thời tại khu vực mình đang kinh doanh như nào? Việc xuất hiện thêm một quầy hàng mới chắc chắn khiến không ít các chủ cửa hàng cũ đang kinh doanh tại đó không hài lòng, do đó trong ngắn hạn thì đối với cửa hàng mới cũng cần có những biện pháp để đối đầu với những chiến thuật giữ khách của những cửa hàng cũ.
Hy vọng bài viết của Open24 sẽ giúp ích cho các bạn muốn mở cửa hàng tạp hóa và siêu thị mini. Chúc các bạn kinh doanh thành công.
>> Nguồn: https://open24.vn/tin-tuc/mo-cua-hang-tap-hoa-sieu-thi-mini-130328.html
1. Xây dựng mô hình phù hợp với nguồn vốn
Có 2 trường hợp xảy ra khi bạn có ý định kinh doanh riêng:
+ Trường hợp 1: Khi bạn chưa có mặt bằng, với số vốn trong tay thì cần phải chủ động xây dựng mô hình phù hợp với số vốn đó, nhất là yếu tố thuê mặt bằng kinh doanh, tránh việc phải thuê quá rộng dẫn đến chi phí tăng cao, giảm hiệu quả kinh doanh. Ví dụ như bạn có số vốn 500 triệu thì chỉ nên thuê mặt bằng 50 m2( ở trung tâm thành phố) và 60 m2 ở nông thôn.
+ Trường hợp 2: Trong trường hợp bạn đã có mặt bằng hoặc đã thuê được mặt bằng rồi thì cần xác định lượng vốn phù hợp với mặt bằng đó, cũng giống như trường hợp thứ nhất, nếu có mặt bằng 50 m2 thì bạn cần có lượng vốn đầu tư cơ bản từ 450 triệu trở lên.
2. Chuẩn bị sẵn tâm lý thất bại
Đã có rất nhiều người sau thời gian ngắn cửa hàng đi vào hoạt động thấy chán nản, thất vọng về mô hình này, bởi những gì diễn ra thực tế khác xa so với kế hoạch được vẽ trên giấy hoặc từ những thông tin thu thập được nhất là giai đoạn đầu thông thường doanh thu thấp.
Nhưng nếu bạn đủ tự tin, đủ kiến thức và tìm thấy cơ hội tiềm năng, chắc chắn tình hình kinh doanh sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực.
3. Kiến thức là vô tận
Việc tìm tòi, bổ sung thêm kiến thức là việc cần thiết phải làm, nhất là từ những người đi trước để tránh được những rủi ro không đáng có.
Rủi ro ở đây như việc mất những khoản chi phí không đáng có xuất phát từ: Lừa đảo, đầu tư sai lầm, nhập hàng số lượng nhiều, hoặc nhập hàng không bán được sau này thành chậm hoặc hết date, tổn thất nhất là những người phải chuyển nhượng thanh lý cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thường mất khoảng 25-30% số vốn đầu tư.
4. Bản kế hoạch kinh doanh
Một bản kế hoạch kinh doanh cần phải có những thông tin cơ bản như:
+ Mục tiêu kinh doanh của bạn.
+ Kế hoạch xây dựng & phát triển.
+ Chiến lược quản lý nhân sự & hoạt động.
+ Kế hoạch tài chính.
+ Phân tích thị trường.
+ Kế hoạch marketing & kế hoạch bán hàng.
5. Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp
Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh rất quan trọng, cũng không nên lựa chọn khu vực quá vắng vẻ dân cư, sức mua sẽ thấp.
Đối với cá nhân có mặt bằng kinh doanh là của nhà mình đó là một lợi thế vô cùng lớn, ngoài việc giảm thiểu chi phí thuê mặt bằng mà có thể tránh được những rủi ro trong việc thuê mặt bằng kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini.
6. Thiết kế cửa hàng
Tiếp theo bạn cần có bản vẽ sơ bộ mô hình kinh doanh cửa hàng , sau đó lên danh sách và tìm kiếm thông tin cung cấp thiết bị và các nguồn cung cấp hàng tạp hóa, siêu thị mini.
7. Lắp đặt các thiết bị bán hàng
Bạn cần phải có các thiết bị, công cụ hỗ trợ cho việc bán hàng như: Phần mềm bán hàng; Máy in phiếu bán hàng; Đầu đọc mã vạch; Máy in tem mã vạch; Máy tính.
8. Lên danh mục, sắp xếp, định giá hàng hóa
Lên danh mục, sắp xếp hàng hóa và cách định giá bán là bước quan trọng nhất, hãy sử dụng Phần mềm bán hàng - đây chính là vũ khí lợi hại sẽ giảm thiểu tối đa thời gian cho bạn và hỗ trợ bạn rất hiệu quả trong vấn đề quản lý cửa hàng sau này.
Việc định giá bán phụ thuộc vào những yếu tố sau
+ Vị trí cửa hàng đó kinh doanh
+ Chi phí hoạt động của cửa hàng
+ Mô hình kinh doanh của cửa hàng
+ Dịch vụ tập trung của cửa hàng
+ Khách hàng tập trung của cửa hàng
9. Phân tích cạnh tranh hiện thời và xu hướng cạnh tranh
Cần có cuộc khảo sát để đo được mức độ cạnh tranh hiện thời tại khu vực mình đang kinh doanh như nào? Việc xuất hiện thêm một quầy hàng mới chắc chắn khiến không ít các chủ cửa hàng cũ đang kinh doanh tại đó không hài lòng, do đó trong ngắn hạn thì đối với cửa hàng mới cũng cần có những biện pháp để đối đầu với những chiến thuật giữ khách của những cửa hàng cũ.
Hy vọng bài viết của Open24 sẽ giúp ích cho các bạn muốn mở cửa hàng tạp hóa và siêu thị mini. Chúc các bạn kinh doanh thành công.
>> Nguồn: https://open24.vn/tin-tuc/mo-cua-hang-tap-hoa-sieu-thi-mini-130328.html